Tạp Ghi
1
2
3
4
5
|
Gấu có nhớ xứ
Đoài không?
Bùi Minh Quốc
Hai câu thơ của Chế Lan Viên và chút trải nghiệm riêng của tôi
Khi ta ở chỉ là
nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn
(Chế Lan Viên – Ánh sáng và phù sa)
Hồi còn là sinh
viên, tôi mê hai câu thơ này của Chế Lan Viên lắm, lâu lâu lại khẽ ngâm
ngợi
một mình, rất lấy làm tâm đắc. Chắc ai yêu thơ Chế Lan Viên cũng đều có
cùng sự
tâm đắc như tôi. Hai câu thơ nói được cái tâm trạng thường có ở con
người, ghim
vào lòng ta bằng hai biểu cảm tương phản đất ở và đất đã hoá tâm hồn,
câu trên
dẫn dụ ta bằng một ý hiển nhiên, câu dưới là một sự bùng nổ của cảm xúc
và tứ
thơ.
Gần 1200 năm
trước, Giả Đảo đời Đường bên Trung Quốc đã có một bài với cảm xúc và
cấu tứ na
ná thế, ai đọc thơ Đường đều nhớ mãi, rung động mãi:
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô đoan cánh độ Tang Càn thuỷ
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương
Tản Đà dịch:
Tinh Châu đất
khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê
Giả Đảo thời trẻ
đã từng đi tu, rồi hoàn tục, đi thi nhiều lần mới đỗ, lúc làm quan thì
bị dèm
pha, bị biếm đi những chốn xa xôi. Thân phận ông thế thì ông coi những
nơi ông
ở chỉ như đất khách, là chuyện dĩ nhiên, ấy vậy mà đối với cái đất
khách Tinh
Châu, khi vừa rời xa, ông liền cảm thấy nó đã thành cố hương. Tâm trạng
này
trong đời sống bình thường ai cũng có đôi lần trải nghiệm, và sau Giả
Đảo gần
1200 năm lại được nói hộ một lần nữa qua hai câu thơ Chế Lan Viên.
Thế rồi, sự tâm đắc buổi đầu của tôi đối với hai câu thơ Chế Lan Viên
dần dần
không còn nữa, khi đời sống tôi đã khác, tâm trạng tôi đã khác, trải
nghiệm của
tôi đã khác, ấy là khi tôi vào chiến trường khu 5, chiến trường Quảng
Nam, thời
chống Mỹ.
Tại chiến trường, ở bất cứ vùng đất nào, tôi cũng mang tâm trạng đêm
nằm, năm
ở. Mà có khi chả đến một đêm. Chỉ vài giờ, thậm chí vài phút, tấp vào
núp một
căn hầm nào đó cho qua trận pháo, qua cơn sốt, được một bà mẹ, một cô
em nào đó
rót cho bát nước, được một bàn tay mẹ, bàn tay em đặt lên vầng trán
nóng như
lửa với tiếng thở dài đầy lo lắng… Cho nên, không một vùng đất nào
khiến tôi
cảm thấy chỉ là đất khách, đất ở, mà bất cứ nơi nào tôi đặt chân tới,
ngay phút
đầu đã cảm thấy đất hóa tâm hồn. Bởi bất cứ giờ phút nào, ở bất cứ nơi
nào cũng
có những con người cưu mang đùm bọc tôi, sẵn sàng đổ máu bảo vệ tôi, và
chính
tôi bất cứ giờ phút nào cũng có thể thình lình ngã xuống nằm lại đó
vĩnh viễn.
Tự nhiên, hai câu thơ Chế Lan Viên rung lên trong tôi một cảm xúc khác,
một
tình tự khác, gần như ngược lại, cũng với nhạc điệu ấy:
Khi ta ở đâu chỉ là đất ở
Máu thiêng rơi đất trĩu nợ tâm hồn.
Đất
Việt của
tôi, thời tôi, chứ không phải đất Tàu, thời Giả Đảo.
talawas
*
Bàn góp:
Cũng ý đó, Garcia Marquez đẩy lên thêm một tí.
Bếp lửa trong văn chương
Buendia,
trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất
lành
khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một
người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một
cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ
oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình
làm sao
ngủ yên ?...
*
Nhưng phải đến khi đọc Rilke, Gấu mới "ngộ"
"We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it
is
only gradually that we compose, within ourselves, our true place of
origin, so
that we may be born there retrospectively."
Rilke
Chúng ta sinh ra theo kiểu dự phòng, thì cứ nói như thế, bởi thế, sinh
ra ở đâu
đâu có quan trọng. Ấy là nhẩn nha, dần dần mà chúng ta cấu thành, ở bên
trong
chúng ta, cái nơi chốn thực thụ của cội nguồn của chúng ta, và như thế,
chúng
ta sinh ra ở nơi đó, theo kiểu nhìn lại, hồi tưởng.
Hoặc:
Sinh ký, tử qui, thì cứ nói như vậy, thành thử sinh ở đâu, thì cũng
được thôi.
Cứ dần dà, cứ nhẩn nha, vừa sống, chúng ta vừa chiêm nghiệm, và sau
cùng chọn
ra được nơi chốn mình ra đời...
Bữa đó, BMQ nhường sơn nữ cho
Gấu,
ngồi kế anh bạn họa sĩ
@ Quán thịt rừng, Hà Nội cc 2001
*
Tại sao Cách Mạng
chết?
'Why Revolutions Die'.
Đó là câu
hỏi thật sự, mà những anh VC nằm
vùng phải đặt ra, phản tỉnh hay không phản tỉnh
*
Dispatches
from the heart of the revolution
Andreï Makine confirms his status
as a major novelist in this moving tale of an African Marxist
Stephanie
Merritt
Sunday June 22, 2008
The Observer
Human Love
Andreï Makine
Sceptre £12.99, pp249
In Andreï
Makine's version of history, a fragment is found among Che Guevara's
notebooks
after his death entitled 'Why Revolutions Die'. Makine's 11th novel is
an
extended answer to Guevara's query, and to the related question of what
revolutions are for in the first place. 'For what is the point of such
liberating turmoil,' asks Elias Almeida, the African revolutionary
whose story
is narrated here, 'if it does not radically change the way we
understand and
love our fellow human beings?'
Makine
is not greatly
celebrated in this country but in his adopted homeland of France, where he has lived and written
in French
since seeking political asylum from Russia in 1987, he is
considered
one of the leading contemporary European novelists. Much of his fiction
has
focused on Russian lives lived in the shadow of the Soviet experiment
and
sustained by dreams of the West. In Human Love he turns his attention
to the
failure of the Marxist ideal in another context: the Soviet-backed
revolutions
in Africa
and their aftershocks that rumble on into the present.
Bản
tin từ trái tim của cách mạng chuyển đi:
Tại sao Cách Mạng chết bất đắc kỳ tử ngay sau khi thành công?
Tại sao VC nằm vùng biến thành ruồi?
Tại sao Yankee mũi tẹt biến thành bọ?
*
Hãy tìm đọc Tình Người, tác phẩm thứ 11 của Andrei Makine, nhà
văn lưu
vong Nga.
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm thấy ở trong
Sổ Ghi
của Che, sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm
của Che,
và cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái
quái gì,
nếu nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu những
Tây phương
vẫy gọi
Chuyện tình
"Làm
cho văn chương trở thành điếm đàng là một
tội ác chống lại nhân loại".
Có lẽ anh Tường nghĩ công chúng
Huế xứng
đáng được hưởng nhiều hơn những gì anh Sơn đã đưa đến cho họ, hoặc
ngược lại,
anh Sơn phải được công chúng Huế đón chào nồng nàn hơn thế nữa.
Nguồn
Cái
vụ TCS về lại Huế, đi
cùng HPNT, ra mắt dân Huế lần đầu sau "Cách Mạng", chỉ hát một bài
hát vô nghĩa [Em là bông hồng nhỏ], và, sự kiện, HPNT khóc, cho
thấy,
hậu quả của vụ Tết Mậu Thân.
Gấu không tin, dân Huế tha thứ cho cả hai ông này, khác hẳn dân Sài
Gòn, qua sự
kiện, khi TCS mất đi và được hàng ngàn người đưa tiễn.
Gấu có ông bạn quí, cũng quen TCS, sau 1975, có gặp, nghe TCS than, ở
ngoài ấy
khó thở quá, ông bạn quí của Gấu bèn biểu, thì lại vô đây, [Lưu Kim
Cương không
còn, thì còn.. tao, khúc này Gấu phịa ra, nhưng nghe nói, sau ông bạn
quí có
lần tính thoi TCS, may quá, có người can, khúc này thì có thiệt, vì
người can
hai bên, là một họa sĩ, bạn của Gấu, bạn thiệt, bạn thường, không phải
bạn
quí.]->
Những ngày TCS
Tưởng niệm TCS
*
Hồi
này trai gái 16 tuổi
trở lên đều vào dân quân, đêm nào cũng tập trung ngủ một chỗ, sẵn sàng
chiến
đấu. Con trai ngủ ngoài đồng, con gái ngủ ở nhà kho hợp tác. Làng Đông
Dương có
ba đội, ba nhà kho đêm nào con gái cũng sắp hàng ngủ cả dãy dài.
Nguồn (1)
(1)
Tay chủ blog đang bị CA
làm thịt trên net, chắc blog không thọ, mạn phép ông, Gấu khuân một số
bài viết
có vấn đề vô đây
*
Đọc, nhớ Brodsky,
những ngày ông bị lưu
đầy nội xứ, tại vùng Hắc Hải, và cuộc sống của dân làng ở vùng này.
Có
một cái gì đó rất đỗi tương tự giữa tâm hồn Nga, và tâm hồn Yankee mũi
tẹt,
trong cuộc sống theo kiểu bộ lạc thời tiền sử, khi đọc những dòng trên,
và
mường tượng ra. Đây có thể là lý do tại sao Miền Bắc rất mê văn học
Nga?
Nhưng,
Brodsky vẫn nhìn ra chất người ở những nơi chốn cái ác chỉ chờ dịp để
xổng chuồng… This is sad, of course, and horrendous, but, on the other
hand, at
least, there is something human left in people.
Trò
chuyện với Brodsky, của Volkov, chương
Lưu
đầy xứ Bắc
*
Nào
bây giờ hãy nói về chuyến lưu đầy xứ Bắc của ông đi.
Không
đúng thứ Russian North người ta thường nói tới trong văn chương nghệ
thuật, cái xứ Bắc Nga mà dân Nga có học mê như điên đâu, tuy vẫn là nó.
...
Volkov:
Còn sex, thì sao? [What about sex life?]
Brodsky:
Làm gì có thứ của quí ở đó [None whatsoever].
Sao?
Làm sao ông trải qua một năm rưỡi ở đó?
-Cũng
cỡ đó, năm rưỡi. Thì cũng nhờ Chị Năm thôi [My hands went into
action].... Nói chung, loạn luân là chính, bởi vì chỉ có chừng một số
gia đình
ở cái làng nhỏ xíu đó. Mọi người đều là bà con với nhau, cách này cách
nọ.
Trong khi ông chồng đang làm ở ngoài đồng, thì ông chủ tịch bèn viện cớ
này, cớ
nọ, chạy vội về nhà để gặp bà vợ của cái ông đang làm ngoài đồng kia.
Mọi người
đều biết rõ điều này....
*
Người
làm Gấu ngộ ra được, khi đọc những bản văn của Kafka, mà trước đó, mù
tịt, là nhà văn Do Thái, Amos Oz, trong bài viết của ông, trên tờ
Partisan
Review, khi ông đọc song song, một truyện ngắn của Chekhov, và một của
Kafka: Y
Sĩ Đồng Quê.
Gấu
đã từng đọc Y Sĩ Đồng Quê. Tờ Văn, trước 1975, đã từng đi một số đặc
biệt
về nhà văn này, trong số đó có bản dịch Y Sĩ Đồng Quê của Nguyễn Mạnh
Côn. Ông
Côn viết, đại khái, dịch thì dịch nhưng chẳng hiểu thằng chả nói gì!
Đọc
bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết dưới
bóng tối Lò Thiêu, [khi đó chưa xẩy ra], Gấu đọc ông, dưới bóng tối Lò
Cải Tạo.
Đừng
nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê, rồi
tưởng
tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu, anh cu Sài,
thí dụ,
trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay nữ văn công kiêm nhà
văn DTH,
mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê của Kafka, nghe báo động hoảng,
có bệnh
nhân thập tử nhất sinh, vượt mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên
giường bệnh,
thì mới biết là mình bị bịp.
Đâu
có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
Anh
Sài của Lê Lựu làm gì có cái bát dành cho Miền Nam!
Chỉ
có vài cái ba lô mang sẵn từ Miền Bắc, để nhét chiến lợi phẩm!
*
Nhưng
đọc Brodsky, nhất là thời thơ ấu, mới lớn của ông, ở trong thành phố
St.
Petersburg, thì Gấu mới thấy thấm thía những năm tháng Bắc Kỳ của thằng
Mõ Phố
mắt lác, là Gấu ngày nào!
*
Thứ
đó khiến mùa thi đại học, thí sinh ngoại tỉnh lên Hà Nội tìm trường
thi, hỏi
thăm nên rẽ đường nào mà cũng bị người ta bắt trả tiền. Trả tiền thì
mới chỉ
đường cho! Đó là thứ nhân khi người ta ngã đập đầu xuống đường thì xông
tới
cướp tiền bạc đồng hồ điện thoại túi xách kể cả xe máy của nạn nhân.
Chỉ thèm
được hôi của mà không thấy cần cứu người. Đó là thứ khiến những người
rải đinh
trên đường cao tốc không ghê tay, không run sợ đời mình kiếp mình hay
chính con
trai mình có ngày cán vào đinh mài mặt xuống đường mà chết thảm. Đơn
giản nhẹ nhõm
nhất là khiến người ta chen ngang không xếp hàng mọi lúc mọi nơi. Nặng
nề nhất bỏ
thuốc độc vào thức ăn hàng ngày của người khác, mọi loại thức ăn, từ
tươi sống
tới bàn tiệc, bao gồm cả thuốc sâu, tăng trọng, phóc-môn thậm chí ngay
cả mì
chính. Lãng mạn hơn thì là hình ảnh nhà thơ B. hí hửng bẻ được cành hoa
anh đào
ở Lễ hội hoa anh đào vừa rồi. Bức ảnh được chụp cho lên mạng mà không
ai dám
sửa thơ "Thêm một bông bị bẻ. Thế là thành nhà thơ!" vì căn bản không
ai dám tin gương mặt quen thuộc đó lại là...
*
Profile
Information
About
Me: Xã hội sẽ tiến lên nhờ những cá nhân xuất sắc, lao động vượt trội
và
dám thay đổi hiện trạng, chứ không phải nhờ một bầy đàn tập hợp hô hào
chào cờ
trên mạng.
Blog
Trang Hạ
*
Băng
hoại của xã hội Miền Bắc, có lần Gấu được nghe một ông Yankee mũi
tẹt giải thích, là do bị Miền Nam hủ hoá. Trước 1975, Miền Bắc thấy của
rơi
ngoài đường không ai dám lượm. Do lấy được Miền Nam mà thành hư. Mấy
trò tham nhũng
hối lộ là do Miền Nam
đưa ra Miền Bắc!
Gấu
nghe, lại nghĩ đến câu chuyện tiếu lâm đen, người Đức thù Do Thái vì vụ
Lò
Thiêu.
*
Gấu
có nhớ nhà
không?
Thời
gian với lời xin lỗi lạ kỳ của nó
Đã tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho Paul Claudel
Tha thứ cho ông ta, vì viết bảnh quá.
Auden: In
Memory of W.
B. Yeats
Timothy
Garton Ash trích dẫn trong bài viết về Grass: The Road from Danzig
NYRB
số đề ngày 16 Tháng Tám 2007
*
Đúng
sinh nhật Gấu: 16 Tháng Tám.
*
Thời
gian sẽ tha thứ cho mi,
Vì mi viết bảnh quá!
*
Ui
chao, lại "nghe ra" nụ cười, và chiếc răng khểnh của BHD:
Ta
thương mi, vì mi muốn điều bất khả!
Je t'aime parce que tu veux l'impossible!
*
Ui
chao, cứ mỗi lần còn được hưởng sinh nhật, là một lần nhớ BHD!
*
Sau
đó, nàng lại để một năm, sau bao nhiêu lần hò hẹn, sau nụ hôn đầu ướt
đẫm
những giọt lệ hạnh phúc, sau bao nhiêu lần đi chơi lén lút, sợ hãi tất
cả mọi
người, vì nhìn ai cũng trở thành người thân, hoặc quen biết gia đình
nàng, sau
đúng một năm trời, vào đúng lúc chàng gặp tai nạn, bị thương nặng, xuýt
chết,
sau khi thoát chết, ra khỏi nhà thương lần đầu tiên, vị bác sĩ hẹn hai
tháng
sau trở lại để tháo plâtre và giải phẫu thêm một lần nữa, vào đúng dịp
sinh
nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ
nhất,
nàng nói, "Je serai ta femme."
Lan
Hương
Kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của NMG, đúng ra, phải là của...
Gấu, nếu
Gấu bập vô cái vụ trả lời Nguyên Sa và, liền sau đó, Duyên Anh.
Khi vụ này đã chìm vào quên lãng, một lần gặp nhau ở một bàn xì, hỏi,
tại sao
phạng Gấu ròng rã gần một năm trời trên nhật báo Sống, dưới bút hiệu
Thương
Sinh, khi Gấu không hề có chuyện thất thố với ông nhà văn số 1 viết về
tuổi thơ
Mít, "Mơ làm người hùng Quang Trung", Duyên Anh đã trả lời:
Mày không đụng tao, nhưng đụng NS, là tao đánh. Đây là tinh thần "ê
kíp".
Theo như Gấu hiểu được, Nguyên Sa không hề yêu cầu, hay đề xuất, cái
chuyện
Duyên Anh chửi Gấu. Với tư cách, địa vị của ông, ông không thể làm như
vậy.
Chắc chắn như vậy.
Cái chuyện Duyên Anh chửi Gấu, chắc là do Gấu không hề nhắc đến Duyên
Anh một
lần nào, trước 1975. Chính điều này khiến ông nổi giận. Trong khi Gấu,
ngược
lại, đã đưa mấy ông bạn quí lên tận mây xanh!
Chứng cớ là, sau đó, ông đã order một ông bạn quí của Gấu viết cả một
cuốn sách
thổi ông lên! Cái gì gì "Duyên Anh tuổi trẻ huyền thoại", hình như
vậy?
Cái giá của cuốn sách này là 200, hay 300 ngàn. Chính ông bạn quí của
Gấu nói
cho Gấu biết, nó cũng đâu trả tiền cho tao, mà đưa tao tới gặp một
thằng đầu
nậu sách, hét, phát cho nó mấy trăm ngàn!
*
Sự thực, Gấu không trả lời NS, một phần chưa có dịp, một phần, chẳng có
gì để
mà trả lời, khi Gấu nhận thấy bài viết "gửi Nguyễn Quân" của ông,
trong đó, những vấn đề ông nêu ra, đều không thể trả lời! Gấu chê tập
truyện
của ông, thì có người khác khen. Tại sao cứ bắt Gấu phải khen, trong
khi đọc
chán quá!
Nhưng, điều này mới quan trọng, nếu trả lời NS, liệu có báo nào đăng,
nếu nói
thẳng ra, ông làm thơ thì còn được, chứ viết văn, theo cái kiểu làm thơ
của
ông, thì không đọc được?
Bởi vì nó... vô hại!
Lúc đó, Gấu chưa đọc được Kafka, nhưng sau này, khi khám phá ra ông,
thì đây là
câu trả lời cho NS:
"I think we ought to read only books that bite and sting us. If the
book
we reading doesn't shake us awake like a blow on the skull, why bother
reading
it in the first place? So that it can make us happy, as you put it?
Good God,
we'd be just as happy if we had no books at all; books that make us
happy we
could, in a pinch, also write ourselves. What we need are books that
hit us
like a most painful misfortune, like the death of someone we loved more
than we
love ourselves, that make us feel as thought we had been banished to
the woods,
far from any human presence, like a suicide. A book must be the axe for
the
frozen sea within us. That is what I believe."
"Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng
ta.
Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người,
giống như
bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho
chúng ta
hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì
hết.
Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy.
Sách mà
chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau
đớn
nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả
yêu
chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng
rậm, hẻo
lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái
rìu phá
cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A
History of
Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
Tin Văn
Khi tờ Văn làm số đặc biệt về Nguyễn Du, Gấu mới có dịp để trả lời
Nguyên Sa,
và cùng lúc, nói về thứ văn chương, viết về đêm đen, về hố thẳm, về
"choses nocturnes", và thứ nhà văn, giống như dê tế thần.
*
Gấu này, sở dĩ phải sử dụng đến cái tên cúng cơm [NQT], ngay từ những
ngày nảo
ngày nào, là cũng nhắm, sẽ gặp trường hợp như trên, một khi hung hăng
con bọ
xít, viết ba cái thứ phê bình điểm sách này nọ...
Quả đúng như thế!
Ngay sau bài điểm tập truyện
ngắn Mây Bay
Đi của thi sĩ Nguyên Sa, là Gấu bị hỏi thăm sức khỏe liền tù tì.
Trên tờ nhật báo Sống, nhà thơ đi một đường, cũng thật là lịch sự, gửi
"Nguyễn quân"!
Mới đây thôi, [vậy mà cũng năm, sáu niên rồi], lần về Sài Gòn, gặp lại
HPA, anh
còn nhắc, một câu trong bài viết, mà Gấu này chẳng còn nhớ.
"Mày viết, đại ý như thế này, 'mây bay đi?, thì bay đi cho rồi,
cho
được việc', làm sao ông nhà thơ không tức cho được!"
Thiệt tình, Gấu không thể nhớ, đã viết như vậy.
Tuy nhiên, 'tinh thần' của bài viết là như thế này: Văn của Nguyên Sa,
qua
truyện ngắn, là thứ văn chương 'vui thôi mà', mượn chữ của nhà phê bình
Đặng
Tiến. Thành thử, từ đó, đưa đến kết luận, của bài viết, mà Gấu vẫn còn
nhớ:
Nguyên Sa là một nhà văn dễ dãi và sung sướng!
*
Do 'chưa kịp' trả lời thư NS, gửi 'Nguyễn quân", Thương Sinh, tức Duyên
Anh bèn nhẩy vô, chửi 'thằng NQT là con củ c...' ròng rã chừng hơn nửa
năm,
ngày nào cũng chửi, vì ông có mục viết thuờng xuyên trên báo. Sau DA
tới đích
thị NS, với loạt bài "Một bông hồng cho văn nghệ", "Một mình một
ngựa", phạng tiếp. Ông còn phạng thêm vài người nữa.
*
Khi mọi chuyện đã lắng, trong một bài viết, trong số đặc biệt về Nguyễn
Du của
tờ Văn, Gấu, nhân đó, có bàn về, tại sao Nguyễn Du mong mỏi ba trăm năm
sau có
người nhỏ lệ cho ông.
Gấu còn nhớ, nhà thơ DTL, ngồi Quán Chùa, đọc bài viết, lầu bầu, bài
này là để
trả lời NS!
*
Bài của Gấu, trong số Văn tưởng niệm Nguyễn Du, có nhắc đến ý của
Kafka, theo
đó, nhà văn là một thứ dê tế thần, nhờ họ, mà nhân loại tha hồ 'vui
thôi mà',
nhân đó, bèn phạm đủ thứ tội, mà chẳng cảm thấy lỗi gì ráo. (1)
Làm dê tế thần thì dễ dãi sung
sướng sao
cho nổi!
Chính vì thế mà Nguyễn Du mong, ba trăm năm sau, nếu có người, sau khi
nhờ ông
mà mua vui được một vài trống canh, thì cũng bùi ngùi cho ông, một tí
ti!
(1) Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes it possible
for men
to enjoy sin without guilt, almost without guilt.
Gấu nhà văn
*
Cái thứ văn chương vô hại, hiện nay thì đầy rẫy ở hải ngoại.
Đó chính là thứ văn chương mà Adorno tởm, khi phán:
Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.
|
|