*

TẠP GHI




Văn học Nga

1/ Ivan Bunin là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương, năm 1933 bởi TP “những lối đi dưới hàng cây tăm tối”;
2/ Người đoạt giải thứ hai vào năm 1958 là Boris Pasternak nhờ tác phẩm văn xuôi duy nhất của mình, cuốn”Bác sĩ Zhivago”.
3/ Người thứ ba là nhà văn Mikhail Sholokhov với TP bất hủ “sông Đông êm đềm” đã nhận giải Nobel văn chương vào năm 1965
4/ Nobel thứ tư vào năm 1970 dành cho nhà văn Alexandre Soljenitsyne. Với tác phẩm "Arkhipelag Gulak" - Cực đáng đọc, nhất là những ai thích dòng văn học hơi mang hướng Utopia.
5/ Người thứ năm là Joseph Brodsky đã nhận giải Nobel gần đây nhất năm 1987, Brodsky bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1972, sau này trở thành công dân Mỹ.
Nguồn

Nhân vụ Hữu Thỉnh đạo thơ, nhân mấy dòng trên, bèn đi một đường tiểu chú, Sông Đông Êm Đềm không phải của Sholokhov. Ông này thuổng của người khác.
Solzhenitsyn là một trong những người lên tiếng tố cáo, bài viết của ông sau in trong Những Kẻ Vô Hình. Ngay ở Nga, sau này, cũng xác nhận. Lâu rồi, An Ninh Thế Giới xào lại tin này, từ báo ngoại.
Thuổng mà được thưởng Nobel mới sướng! Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ của Hội Nhà Văn!
*
Tuy nhiên điều quái đản nhất, là những dòng tô mầu, trên:
Cực đáng đọc, nhất là những ai thích dòng văn học hơi mang hướng Utopia. [Không tưởng]
Gấu không hiểu "tác giả" này đã từng đọc Gulag ?
Chẳng cần đọc, chỉ liếc mắt thôi, cũng đủ, để thấy những dòng ở đầu tác phẩm.
I dedicate this
to all those who did not live
     to tell it.
And may they please forgive me
     for not having seen it all
        nor remembered it all,
      for not having divined all of it
Tôi dâng tặng cuốn sách này tới tất cả những người đã không sống để kể nó ra.
Cầu xin họ tha thứ cho tôi
đã không nhìn thấy hết
không nhớ hết
không tiên liệu được tất cả.
*
Author's Note
     In this book there are no fictitious persons, nor fictitious events. People and places are named with their own names. If they are identified by initials instead of names, it is for personal considerations. If they are not named at all, it is only because human memory has failed to preserve their names. But it all took place just as it is here described.
Ghi chú của tác giả
      Trong cuốn sách này không có người giả, sự kiện giả. Người và nơi chốn đều được để y nguyên. Nếu chỉ viết tắt, thì đó là vì những lý do cá nhân. Nếu không nêu tên được tất cả, thì chỉ là vì trí nhớ của con người đã thất bại, không làm được điều này. Nhưng nơi chốn thì đúng như vậy.
Đây là một bộ sách khổng lồ. Vì lý do đó, tác giả cho phép xb một tác phẩm thu gọn.
*
Ông căn dặn độc giả:
Cũng vẫn những bàn tay ngày nào còng bạn, bây giờ, lần tràng hạt, và, đầu gật gù:
Thôi mà, bỏ qua đi, hãy giao lưu hòa giải, đào bới mãi quá khứ, là sẽ bị chột mắt đấy !
Tuy nhiên, có câu cách ngôn:
Quên quá khứ là sẽ mất tiêu luôn cả cặp mắt.
Forget the past and you'll lose both eyes.
*

Đọc mấy ông ở diễn đàn, mới ngớ người, cái một thời và mãi mãi này chỉ có... một nửa văn học Nga.
Hóa ra là văn học Nga cũng bị trong nước, Miền Bắc, trước đây, và cả nước sau này, thiến mất một nửa, quá một nửa.
Quá một nửa, theo nghĩa, có những ông, tuy được dịch và xb ở trong nước, nhưng cứ khúc gân nào ngon ngon một chút, là bị thiến. (1)
Akhmatova ? Bà cả đời chỉ làm thơ ca ngợi tình yêu.
Brodsky ? Tớ là người đầu tiên giới thiệu nhà thơ bị trục xuất này với nhân dân ta !
Tưởng giới thiệu sao, hoá ra biến nhà thơ này thành một anh Yankee mũi tẹt hăm hở xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!
Pasternak ? Nghe nói ông này chỉ có độc một tác phẩm văn xuôi, vậy mà được Nobel. Trong khi, Pasternak đinh ninh là Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển và thế giới, tất nhiên, vì mê thơ của ông mà trao giải Nobel.

(1) Nói về thiến, Gấu còn nhớ, một lần viết về Brodsky, Gấu sử dụng bài viết của Tolstaya, trong có nói tới một tục lệ của người dân Nga, khi trong nhà có người thân ra đi, họ dùng vải phủ kín những tấm gương soi, vì sợ hồn người chết, còn nấn ná, sẽ đau lòng, khi không thấy bóng họ ở trong đó.
NTV, đọc bài viết của Gấu, rồi đọc bài của Tolstaya, bực quá, chửi, mấy thằng dịch, giới thiệu kiểu này khốn nạn quá, cứ khúc ngon là nó đợp, còn chừa cho độc giả không biết tiếng ngoại khúc xương !
Lần đó, Gấu bị oan. Vì cái hình ảnh tuyệt vời kia, Gấu giữ lại để viết về Đỗ Long Vân.

Tatyana Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Tưởng niệm Đỗ Long Vân
*
"Pasternak tới với đời, một cuộc đời riêng của ông, và đứng sừng sững, không chỉ như một nhà thơ lớn, mà còn là lương tâm của nước Nga."
Peter Levi, tác giả một cuốn viết về cuộc đời Pasternak.
Về văn xuôi, ngoài cuốn Bác Sĩ  Zhivago, ông còn một số tác phẩm, mang tính tự thuật [Écrits autobiographiques], như Sauf-Conduit, Hommes et Positions.
*
"Nghệ Thuật, nếu nó là đồng minh của hồi ức và tư tưởng, liệu có được quyền năng, làm sống lại cái đắm, chìm, tiêu, ma, huỷ, diệt? Pasternak tin như vậy, và biến niềm tin thành hành động, dù biết rằng, có thể mất, chính cái mạng của mình, vì nó."
Người, Tự Do, Ánh Sáng
Thì thật gần, nhưng ngay kế bên chân
Ta nghe tiếng bầy chó săn tới gần
Bị bắt giữ, ta tru lên như một con thú cùng đường.
Nhật Ký Tin Văn