*

TẠP GHI





**
[Điểm Sách Nữu Ước, số 1, Tháng Hai, 1996. (1) Bài của Coetzee sau được in trong Stranger Shores, tiểu luận]
Ông [Brodsky] chọn tiếng Anh để viết thư cho cha mẹ,
hai ông bà già người Nga không hề biết tiếng Anh], bởi vì như ông nói,
để vinh danh họ trong một ngôn ngữ của tự do.
(1) 1996: Như vậy là đã trên 10 năm trời Gấu đăng ký dài hạn báo này!
…. Anh Trần Văn Lục ạ, có lẽ tôi sẽ lấy làm mừng nếu tôi có thể đạt tới mức độ tối nghĩa của Roland Barthes, của Gilles Deleuze, Foucault, Kristeva… Đến giờ này tôi vẫn không thể nói rằng tôi đã hiểu hết những tác giả này. Chỉ có điều tôi cũng không thể bắt họ viết đơn giản hơn cho tôi hiểu được. Chỉ có một cách là cố gắng mà hiểu họ thôi. Và tôi mơ ước một ngày có thể viết được như họ.
Nhưng tôi biết rõ không bao giờ tôi có thể đạt tới mức độ «tối nghĩa» như của họ. Và còn lâu mới có một người Việt
Nam đạt tới trình độ ấy. Không chỉ vì dân tộc chúng ta chưa đến lúc sản sinh ra được những đầu óc như thế, và còn bởi vì đại đa số người Việt Nam chúng ta không ủng hộ cho những đầu óc như thế. Thay vì cố gắng để vươn tới sự phức tạp trong tư duy, chúng ta luôn đòi hỏi phải đơn giản hoá, phải làm cho sự việc trở nên dễ hiểu ở mức tối đa.
Nguồn
Sau "An Nam ta cái gì cũng cười", đây có lẽ là phát giác tuyệt vời nhất về Người Việt xấu xí.
Theo Gấu, vấn đề, là, người Việt lười suy nghĩ, dễ chấp nhận một lời giải thích, khi nó có vẻ có lý, có vẻ hiển nhiên.
Cuộc chiến xẩy ra, "nhiều phần" là do nó. Cái thằng Yankee mũi lõ, từ đâu tới nước mình, thì phải đánh cho nó cuốn gói chạy dài, chứ còn oong đơ gì nữa!
Nghe đồn, chính vì quá sợ cuộc chiến nên NĐN mới phải cho người ra Bắc, xin xỏ Cụ Hồ, để yên cho Miền Nam làm ra của cải tiền bạc, moi tiền tụi Mẽo, tụi tư bản, tụi đế quốc, rồi Miền Bắc muốn nhiêu, tụi này lén đưa ra, chứ đánh Miền Nam một cái, là thằng Mẽo nhẩy vô, kẹt lắm!
Nếu Cụ cần, con cho mấy đứa con của con vượt Trường Sơn ra ngoài Bắc làm... hostage!
Gần đây nhất, là cái vụ Nguyễn Duy. Cứ ngây thơ tin vô mấy dòng chữ, của một ông Mẽo, dịch một câu phán của ND, rồi la làng, mà không chịu đọc thơ... ND.
Thơ của ông này chẳng hề có cái giọng hách xì xằng về một thứ ngôn ngữ thuần chất Việt.
Gấu này tí nữa cũng dính vô, nhưng may quá, cuối cùng, ngửi không nổi câu tuyên bố, thành ra đâm nghi, rồi tự nhủ, thôi, đã nghi, thì... bỏ.. thùng rác!
Thế đấy.
Một cái thằng làm thơ, mà đòi thuần chất ngôn ngữ thì đúng là chuyện bố nếu bố náo rồi.
Thảo nào ông này đếch chịu lên tiếng, đến lúc cực chẳng đã, thấy cả một lũ ngu quá, đành tặc lưỡi, thôi dậy bảo tụi nó một tí, cho chừa đi!
Nhân tiện, nhắn mấy ông ăn mày văn chương. Mấy bài thơ của Nguyễn Duy, có "nỗi" chính tả.
Nhìn từ xa Tổ Quớc – De loin, ma Patrie.
Ôi chaoTổ Quớc  thì cũng giống Tổ Kò !], sửa đi rồi hãy dịch, nếu không, bản tiếng Tây cũng sai theo luôn, thì lại khổ cho ông thi sĩ , mất công giải thích lần nữa!
Mấy câu này nữa:
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
va vết rạn địa tầng
Va hay và? 
Nếu là "va" thì khổ lắm đa! NQT
*
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
Où que j'aille, en mon coeur se dresse une frontière
d'amour, de nostalgie, ma Patrie
Từ thương đến nhớ mà dùng hai chữ “de” có lẽ không ngọt lắm. Động từ “se dresser” này theo Gấu cũng hỏng. Ý thơ ND ở đây, khi, nhà thơ bắt buộc phải vạch một biên giới cho Tổ Quốc, thì đành cho nó đi từ yêu thương đến nhớ thương.
Đây là ý tưởng từ chối Tổ Quốc - theo nghĩa Quốc Gia  - mà Steiner, hay Rushdie sử dụng.
Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].
Có lẽ dùng "aller", thay cho "se dresser", "de... à", thay cho hai chữ "de", thì hay hơn.
Đúng là rách việc!
Nhưng "
en mon coeur se dresse...", "Ở ngay tim tôi dựng sừng sững một cái cột biên giới", thì đáng sợ quá!
Vả chăng, chỉ có quỉ Dracula mới bị đóng cọc vào tim mà thôi!
*
Hay... chính những câu thơ như vầy cần phải hơi bị được đóng cọc vào tim?
Bởi vì sa sẩy một chút là nó biến thành "đường ra trận mùa này đẹp lắm" liền tù tì.
Bất giác Gấu lại nhớ đến Bông Hồng Đen, và câu tỏ tình trứ danh của Gấu. (1)
Và Gấu nghe như Tổ Quốc phán: Mi thương nhớ ta thì cũng dzừa dzừa thui!
Yêu nhiều mệt lắm!
(1) Anh không sợ chúng ta không thương yêu nhau,

mà chỉ sợ chúng ta thương yêu nhau nhiều quá.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Lullaby.
Let nations rage,
Let nations fall.
The shadow of the crib makes an enormous cage
upon the wall.
Ru em
Hãy để cho những nước phát rồ phát dại,
Hãy để cho những nước té chỏng khu.
Bóng của cái nôi vẽ một cái chuồng lớn
ở trên bức tường.
Salman Rushdie: Ghi chú về Viết và Nước [Notes on Writing and the Nation]
Nhật Ký Tin Văn
46

Và Brodsky là người đưa ra tiếng nói tối hậu cho "vấn nạn Nguyễn Duy", khi quyết định viết thư cho ông cụ bà cụ của ông, bằng một thứ tiếng thuần chất Nga: Tiếng Anh!
Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại, dưới “qui tắc ngoại về lương tâm” [a “foreign code of conscience”].
Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra.

Thư Nhà
*
Thảo nào ông này đếch chịu lên tiếng, đến lúc cực chẳng đã, thấy cả một lũ ngu quá, đành tặc lưỡi, thôi dậy bảo tụi nó một tí, cho chừa đi!
Chừa?
Thì chừa cái thói quảng cáo, chào hàng, cho số ra mắt chứ chừa gì?
*
Một tuyệt tác như thế này, thì cần gì quảng cáo?
Kịch Bản
[Post lại từ Da Mầu]
Cái này, thuật ngữ phê bình gọi là kịch ở trong kịch, đời ở trong đời, ngoài kịch có kịch, ngoài trời có trời, thiên ngoại chi thiên. Hay đúng nhất: Tửu trung chi tửu: Bà vợ trong truyện này chẳng tuyệt vời sao trong nghệ thuật uống rượu?
Vả chăng, nếu không có rượu, không thể có truyện này.
Tuyệt, tuyệt!
Thủ pháp này, Tây kêu bằng
"Mise-en-abime".
*
Susan Sontag đọc Don Quixote
"Mise-en-abime" nghĩa là gì?
*
Lần Gấu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, thằng em Út, cũng hơn nửa đời người, vừa mở miệng, Thưa Bác, là Gấu giật bắn người, thấy gai hết mấy đầu ngón tay.
Hơn nửa thế kỷ, chưa từng có ai gọi Gấu bằng tiếng Bác!
*
Khi phải đối chiếu với một "qui tắc ngoại về lương tâm" là  thấy, mọi chuyện Việt đều không thuần chất Việt nữa.