TẠP GHI
|
Tơ nhện thiên đường
Chả thế mà
nhà văn
Nam Cao phải thốt lên “Tiên sư anh Tào Tháo!”.
Nguồn Talawas, thư độc giả Hà Minh
So sánh những
người như Nguyễn Hữu Đang với một nhân vật như Dương Tu,
thì hơi bị nhảm.
Ông Đang đã
từng tay đã nhúng chàm, tiếp tay với cái ác, khác Dương Tu.
Giai thoại Kê
Cân đâu có thú bằng giai thoại, "mày mới là thằng ngủ
mê", khi Tào Thào giả ngủ mê, đạp mền ra khỏi giường, rồi sau đó chém
tên lính hầu tính nâng bi Người.
Một cách nào
đó, NHĐ cũng đã từng nâng bi cái ác.
Hiểu họ, không
dễ.
Như Steiner đã
từng cố hiểu một người có thể coi là đại sư phụ của NHĐ,
Lukacs, và bị ông "mắng cho": Mi không thể hiểu được lũ chúng ông!
*
Ở trong căn
phòng của
Lukacs, là ở trung tâm trận bão của
thế kỷ chúng ta. Ông bị quản thúc tại gia, khi tôi tới gặp ông ở Budapest. Tôi
thì còn quá
trẻ, và sướt mướt không thể tin được, và khi tôi phải rời đi, nước mắt
tôi ràn
rụa: ông bị quản thúc tại gia còn tôi thì đi về với an toàn, với tiện
nghi ở
Princeton hay bất cứ một thứ gì. Tôi phải đưa ra một nhận xét nào đó,
và sự
khinh miệt hằn trên khuôn mặt ông. Ông nói, "Bạn chẳng hiểu gì hết, về
mọi
điều chúng ta nói. Trong cái ghế này, chỉ ba mươi phút nữa thôi, sẽ là
Kadar," tên độc tài đã ra lệnh quản thúc tại gia đối với ông.
"Hắn ta
là sinh viên của tôi. Chúng tôi đã cùng làm việc, qua từng câu, từng
câu, cuốn
Hiện Tượng Luận của Hegel. Bạn không hiểu được đâu."
Thực như vậy,
tôi
đã
không hiểu, tôi "đã" đã không hiểu. Chỉ mỗi câu chuyện này không thôi
đã cải tạo tôi về cái thế giới mê cung kỳ quái của tầng lớp trí thức
Mác-xít,
và sự độc ác, và tính nghiêm trọng theo đó mọi trò như thế này diễn ra.
Nguyễn Hữu Đang, hẳn đã thấm đòn,
Phỏng
Vấn Steiner I
*
Nguyễn
Hữu Đang, hẳn đã thấm đòn, như Văn Cao thấm
đòn [khi viết di chúc "Tại Sao Tiến Quân Ca"], như bài thơ gửi Vũ Hoàng
Chương cho thấy. "Máu đẫm tay người ngập phím tơ", là "nói giùm" Văn
Cao, và cho chính ông; "Tơ nhện thiên đường dệt giấc mơ", là cho cả "lũ
chúng ông"!
*
Tơ nhện?
Dostoevsky
cũng đã sử dụng hình ảnh này, chắc là từ Phật Giáo, câu
chuyện, một bữa Phật tình cờ ngó xuống địa ngục, và thấy một tên Đại Ác
đang chịu hình phạt. Phật thả xuống một sợi tơ nhện, tên Đại Ác bèn leo
lên, nhìn ngoái lại, thấy mấy tên khác cũng tranh nhau leo, bèn đạp lấy
đạp để, thế là Phật lắc đầu bỏ đi, và sợi tơ nhện cũng... bỏ đi theo
Phật.
*
Gửi nhà thơ
Đạo học, là theo nghĩa đó.
Còn kèm nghĩa,
"lũ chúng tôi" (1) là những kẻ trầm luân, "sầu oán vùi
tâm thức", chỉ nhà thơ
là đã ngộ Đạo.
"Bước chân
lịch sử đi không vội" chửi Mác xít. muốn làm Cách Mạng: Lăn
nhanh bước xe lịch sử. Revolution vs Evolution.
Tuyệt!
(1) Thơ VHC:
Lũ chúng ta
lạc loài năm
bẩy đứa
Bị quê
hương ruồng bỏ,
giống nòi khinh.
Quán trọ hành tinh
Gửi Vũ
Hoàng Chương, nhà
thơ Đạo học
Nguyễn Hữu Đang
Anh “đến nhân
gian lạc bến bờ
Tìm sông lưu
lạc, núi bơ vơ ” (1)
Biết chăng sầu
oán vùi tâm thức
Máu đẫm tay
người ngập phím tơ
Bước chân lịch
sử đi không vội
Tơ nhện thiên
đường dệt giấc mơ
Ngày đêm vô
vạn hành tinh vỡ
Lặng ngắt
thinh không vũ trụ mờ
Yên Bái, 1960
N. H. Đ.
(1) Lời thơ Vũ
Hoàng Chương:
“Ta đến nhân gian lạc bến bờ
Tìm sông lưu lạc,
núi bơ vơ” (NHĐ)
[Trích talawas]
*
Tơ
nhện thiên đường dệt giấc mơ.
Nguyễn Hữu Đang
Thú thực, Gấu
chưa từng thấy ai sử dụng hình ảnh, ẩn dụ, tư
tưởng... như Nguyễn Hữu Đang, như trên, để nói về giấc
mơ khi còn là trai trẻ của ông, hay của Nguyễn Đình Thi.
Với NĐT, ông
nhìn thấy giấc mơ của mình đong đưa giữa hai bờ tĩnh động.
Một cách nào
đó, đây cũng là giấc mơ của anh chàng Lịch trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, khi tìm
cách chuyển Kinh Dịch vào Duy Vật Biện Chứng.
Nhưng phải tới
NHĐ, khi đưa được vào trong đó, hình ảnh sợi tơ nhện của
Phật, thì chúng ta mới ngộ ra được rằng, vẫn chỉ là Cái Ác, ở trung tâm
của lý tưởng "cứu độ" Cộng Sản: Chúng ta cứ thử tưởng tượng bức tranh
toàn cảnh thiên đường Cộng Sản được dệt bằng những sợi tơ nhện của
Phật, và ở mỗi sợi là cảnh "đạp lấy đạp để", là cuộc chiến ai thắng
ai...
Gấu tui tin
rằng, Văn Cao, khi viết di chúc Tại Sao Tiến Quân Ca, là
cũng mặc khải ra được chân lý "tơ nhện thiên đường".
Nhưng, với
ông, thay vì sợi tơ nhện, thì là hình ảnh một bát cơm nóng
hổi!
*
1. Trong bài
Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca, lý do tôi [Văn Cao] viết, là do đói quá.
Thí dụ đoạn Văn Cao và Vũ Quí gặp nhau ở tiệm cơm, và sau đó, ông này
dẫn đến cơ sở cách mạng, ra lệnh nấu cơm tháng cho Văn Cao. Chính vì
vậy, nên trong nước đã có lần hô hào phải đổi quốc ca, theo tôi.
Chẳng lẽ bài
quốc ca của cả nước, mà lại được viết ra, vì là do tác giả của nó, đói
quá, được tổ chức hứa cho ăn, và sau đó, ra lệnh đi giết người?
2. Trong bài
trả lời Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đăng trên Hợp Lưu, và cùng với nó, là
lý do tại sao suốt cuộc chiến sau đó, ông không viết nhạc có lời nữa.
Trả lời HPNT,
Văn Cao cho biết, lúc đó, ông không phải nhận lệnh viết quốc ca nhưng
mà nhận lệnh đi giết người.
Cú giết người của ông đó khiến ông sau này không làm nhạc ca ngợi được
nữa, cho tới Mùa Xuân Đầu Tiên, “từ đây người biết quên Người” [chữ
người đầu không viết hoa, chữ sau bắt buộc phải viết hoa], ‘từ đây
người biết yêu Đời” [yêu Đời cho nên không giết người nữa].
Việc giết ĐĐP
đó, theo thiển ý của tôi, giống như trong tổ chức Mafia, ai đã đọc Bố
Già thì biết, nó gọi là đầu danh trạng. Muốn gia nhập tổ chức, là phải
lập tí công đầu, là giết người.
Nó còn là bản án treo lửng trên đầu tay găng tơ, mày mà phản, là tao
gửi ngay cái này tới nơi cần gửi.
Trường hợp
Văn Cao
Mới đây, tình
cờ đọc lại Thuỷ Hử, mới
thấy nguồn gốc của từ "đầu danh trạng".
Hóa ra đây
cũng là luật của anh hùng Lương Sơn Bạc.
*
Tơ
nhện thiên đường dệt giấc mơ.
Nguyễn Hữu Đang
Sử dụng chất
liệu, những sợi tơ nhện của Đức Phật, để dệt thiên đường
Cộng Sản: Tuyệt! Xứng đáng Trùm Nhân Văn Giai Phẩm!
*
Note: Có thể
NHĐ không hề có trong đầu, hình ảnh sợi tơ nhện của Đức
Phật, như qua Dostoevsky diễn tả, nhưng đâu cần. Lá diêu bông nào cũng
là lá diêu bông cả! (1)
(1) Nghe nói,
Hoàng Cầm đã từng nhắn nhủ Phạm Duy, khi nhà đại nhạc sĩ
này chưa bị chiêu hồi, anh chẳng hiểu gì về lá diêu bông của tôi, anh
hiểu sai bét.
Gấu nghe, thấy
thật buồn cười, nghĩ đến một ông bạn quí hóa, mi chẳng
biết viết essay, viết essay là phải như thế này này!
|