*

TẠP GHI



Thông báo tin buồn

Thứ Tư, ngày 23 tháng 8, 2006 vừa qua, có một anh em văn nghệ vừa tạ thế tại Việt Nam.

Nhà văn NGUYỄN MAI sinh năm 1944 ( tuổi Thân)
Trước 1975 làm ở Tuổi Ngọc và Thời Tập, sau làm thư ký tuần báo Mây Hồng.
Sau 1975 trôi nổi không định hướng, sống trong cảnh túng thiếu. Cuối cùng lập gia đình với bà Nguyễn Thị Lin, người dân tộc, làm rẫy ở Ban Mê Thuột.
NGUYỄN MAI vừa từ trần tại Ban Mê Thuột, Việt Nam vì chứng ung thư.
Hưởng dương 62 tuổi.
Tác phẩm đã xuất bản: Thời Mù Sương (1972)

Nguyễn Trọng Khôi

Tin Văn & NQT cầu chúc linh hồn bạn Mai sớm siêu thoát.


*

Bản dịch cuốn La Peau, nguyên tác tiếng Ý, của Malaparte. Thời gian làm cho ông Nhàn, với Nguyễn Mai, Nguyễn Trọng Khôi và một tay nổi tiếng, chuyên viết về thiếu nhi, Từ Kế Tường, cùng lo tờ tuần báo Mây Hồng. TKT lúc đó là con cưng của ông Nhàn. Không có TKT là không có tờ Mây Hồng. Gấu thực sự lo chuyện dịch thuật, Khôi lo vẽ. Tờ báo là của TKT. Có lần Gấu đánh lén một đường... tình, ca cẩm về nỗi mất em Bông Hồng Đen, đặt tên là Quán, tức cái nơi chốn thiên đường đã từng ngồi mí em trên đường chở em tới Gia Long.
Báo ra, ông Nhàn đọc, la, báo thiếu nhi mà sao anh viết truyện này?
Bài sau đăng lại trên Tập San Văn Chương, vẫn lấy tên là Quán. Choàng thêm cho nó một vòng hoa, câu của Alain:

Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition

Alain

Thanh Tâm Tuyền biết chuyện, hỏi, cậu có biết Vũ Hoàng Chương về già mà còn có tập thơ đặt tên là Ngồi Quán?
*

Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt. Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...

Lần Cuối Sài Gòn
*

Gấu biết đến ông Nhàn, là do Nguyễn Mai giới thiệu. Gấu biết Nguyễn Mai, là qua nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, khi ông ngưng phụ trách trang VHNT của tờ Tiền Tuyến, giao cho Gấu, kèm một số bài viết của hai người chưa có tên tuổi, nói, sửa, rồi nếu được, đăng cho họ, một trong hai người đó, là Nguyễn Mai.

Chút tình đó khiến anh nghĩ tới Gấu, kêu làm cho ông Nhàn, chủ tờ báo thiếu nhi Mây Hồng và nhà xb Vàng Son.

Còn ông kia, sau là tác giả bản danh sách 12 tên nhà văn phản động, đồi trụy, trong có đủ bộ đám Sáng Tạo, và Gấu, đứng hàng thứ 7.

Cái tít Thượng Đế đã chết, là của ông Nhàn. Ông biểu Gấu, Làn Da  thì làm sao mà ăn khách!

Mấy cuốn trên, nhờ một ông lái sách cho vượt biển cùng với ông, và hiện ông sống dài dài nhờ nó, và nhiều cuốn khác nữa. Gấu thực sự phải cám ơn ông ta, vì nghe nói, cùng quê với bà xã [dân Mỹ Tho], và nếu không có ổng, là không còn một bản nào cuốn đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn.

*

Sự kiện, một ông như ông Nhàn, vốn làm chủ sự phòng kiểm duyệt, sau bỏ sở, ra làm nhà xb dưới bảng hiệu của nhà xb Sống Mới, chọn một cuốn như cuốn La Peau, của Malaparte, và ghê gớm hơn nữa, đổi ra là Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố, liệu ông đã ngửi ra, đã tiên tri ra được, cái chết của Thượng Đế, ở trong một thành phố mang tên là Miền Nam, là Sài Gòn, và cái chết của chính ông, có thể kể như là nạn nhân đầu tiên của chính sách Kinh Tế Mới của VC?

Tiên tri hơn nữa, chính là tác giả cuốn sách, me xừ Malaparte. 

Nguyễn Mai còn nhớ đến Gấu, những ngày sau 1975, khi anh làm thợ sửa mo rát cho nhà xb Văn Học 'ở phía Nam' - thì cứ gọi đại bằng cái tên 'chiến lợi phẩm', mượn chữ của Brodsky - dưới quyền me-xừ nhà thơ, nhà đầu nậu sách Phạm Mạnh Hiên. Khi biết tin nhà xb này tính dịch cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, anh liền bắn tin cho Gấu, hãy mang bản dịch hồi làm với ông Nhàn đến 'đăng ký'!

Nhưng kiếm ở đâu ra bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc của Gấu bây giờ đây?

Khoan nhắc tới cuộc phần thư 30 Tháng Tư, từ những ngày trước đó, Gấu đã chẳng còn giữ được một bản nào, không chỉ nó, mà còn nhiều nó khác nữa. Sau 1975, ngay bản quí, có chữ ký của tác giả, cuốn Một Chủ Nhật Khác, mà còn bị bà Thảo Trần đưa vô lò lửa, ôi dào, củi không có thì đành nó, vừa đưa vô, vừa cố đọc vội vài chữ, trước khi lửa lém sạch.

Tủ sách của Gấu đa số là bị phần thư theo kiểu này, số còn lại đưa ông nhà thơ Trần Tuấn Kiệt đem ra vỉa hè Lê Lợi, bán được cuốn nào ông mua bia cuốn đó.

Người đưa cho Gấu cuốn Mặt Trời Vưỡn Mọc, là bà xã nhà thơ Joseph Huỳnh Văn. Đến lúc đó, ông bạn nhà thơ mới có dịp thưởng thức tài dịch văn của Gấu. Cuốn này, là từ thư viện Gia Long [?], bà xã anh, hay bà con của anh, có người làm tại đây, và mượn giùm cho Gấu.

Về cái vụ này, Gấu có kể sơ trong bài viết.

Không ngờ bài viết mang tính tiên tri, báo trước sự xuất hiện của những nhà văn hiện còn ở trong nước, cộng tác với báo hải ngoại, tuy có chút khác biệt: Mấy ông này viết cho báo 'Ngụy', không phải báo Cách Mạng "Nguỵ Trang", hay Cách Mạng 'Chui', ở hải ngoại. 

Thời gian làm với ông Nhàn, tại nhà in số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Gấu số 29, buổi sáng, những khi túi không tiền, và thường là không tiền, Gấu ghé nhà in, thường cũng đã có mặt, hai ông khác, Nguyễn Mai, Nguyễn Trọng Khôi, túi không tiền, cũng như Gấu, và, cả ba đều đợi, ông Nhàn tới, và, câu đầu tiên của ông là, tụi mình đi ăn sáng.

Quán ăn, đình Tân An gần đó, của một nữ nghệ sĩ cải luơng nổi tiếng: Út Bạch Lan.

Ông Nhàn lúc đó có một cô bồ nhí, và đám chúng tôi, thuờng gọi, cả hai, là, Roméo và Juliette. Không biết bà vợ của ông có biết chuyện, tuy nhiên, trước ngày 30 Tháng Tư, khi Juliette đề nghị hãy đi với nàng, thì Roméo quyết định ở lại với vợ con.

Ở lại, ông Nhàn là một trong những người đầu tiên hưởng ứng chiến dịch Kinh Tế Mới của VC.

Buổi sáng hôm đó, chàng Roméo vác cái cuốc đi làm rẫy, trời còn mù sương, có thể do nghễnh ngãng, có thể do nhớ Juliette, chàng không nghe tiếng gọi "đứng lại" của một ông du kích, thế là ông này đòm một phát.
 

Sau này, đọc Một Chủ Nhật Khác, tới cái đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học nhò nhí Oanh, bò ra ngoài rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình cũng đang ngã xuống, ở nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.

Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.


Ra hải ngoại, sau những ngày tù, vào những ngày cuối đời nơi đất người, đôi khi nhớ lại những ngày làm cho ông Nhàn tại nhà in của Cha Luận, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhớ đến cái chết của ông, Gấu vẫn băn khoăn tự hỏi, ai mách ông cuốn The Skin, La Peau, và ông ngửi thấy gì từ cuốn sách này, và nửa cái tít "Thượng Đế Đã Chết", của Nietzsche, dễ hiểu thôi, nhưng còn cái đuôi, nửa còn lại đó,"Trong Thành Phố", ở đâu ra vậy?

Nhà xb Vàng Son chỉ là một chi nhánh của nhà xb Sống Mới. Ông chủ của nó có rất nhiều nhà xb như của ông Nhàn, thí dụ như một nhà xb của tay viết cuốn Đôi Mắt Người Xưa [Nguyễn Ngọc Linh ?]. Khi Gấu dịch xong, ông Nhàn mang trình xếp Sống Mới, ông Khoái, hay Khoát, ông này đưa cho tay Linh kiểm tra, Gấu nhớ là, tay này rất khoái bản dịch, nhưng than, bỏ nhiều quá, chỉ còn 1/3 cuốn sách, nhưng đây là quyết định của ông Nhàn.

Cuốn Thượng Đế Đã Chết Khủng Khiếp Thật.

Nó nói về Mẽo giải phóng Ý, và nó tiên tri ra hai cuộc giải phóng khác, tại Việt Nam. Gấu lập lại, hai cuộc giải phóng.

1. Quân đội Mẽo tới Miền Nam, nhằm giải phóng miền đất này, thoát cuộc xâm lăng của VC Miền Bắc.

2. VC Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Và xoá sổ nó.

Người của một triệu đề tài tí tí. Như bạch tuộc ngàn tay quơ đề tài, xong, vứt đi, như giấy Kiss Me.

Một Proust của Lò sát sinh Âu Châu. Biết đâu đấy, có thể do ông.

*

Thua ai, thua anh bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!

 Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.

Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!

*

Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người, là làn da của chính anh ta. 

Sau này, mỗi lần đọc Một Chủ Nhật Khác, tới đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học trò nhí Oanh, bò ra ngoài, bò đến rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình đang ngã xuống, nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.

Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.



When Germans become afraid, when that mysterious German fear begins to creep into their bones, they always arouse a special horror and pity. Their appearance is miserable, their cruelty sad, their courage silent and hopeless.
Khi người Đức bắt đầu sợ, khi nỗi sợ bí hiểm Đức đó ăn tới xương, thế là từ họ toát ra nỗi kinh hoàng và sự thương hại đặc biệt. Vẻ ngoài của họ trở nên thê thảm, sự độc ác, buồn lạ chi đâu, và sự can đảm, nín câm và vô vọng.


Malaparte

Gấu này tự hỏi, giá mà anh bộ đội Cụ Hồ, kẻ thù nào cũng đánh thắng, biết sợ, như thế, thì đã không biến thành bọ!
Thảm thay!

Một trang sách Gấu dịch Malaparte.

 

Tự do đắt giá, còn đắt hơn cả nô lệ: Đúng là câu văn mặc khải cho cái số phận bi đát của một miền đất:

Thà nô lệ yankee mũi lõ, còn hơn tự do yankee mũi tẹt!

Ôi chao, trận dịch hạch do giải phóng đem vô khiến mọi người đổ xô chạy ra biển!

* 

Anh T.

TC mới nghe tin ông HAT vừa qua đời tại San Jose. Bạn ta lần lượt rụng như sung.

Tôi đọc tin trên net rồi. Còn một ông nữa. TC khoẻ không?

Ông ĐMN. Chết cùng một tuần với ông Y. nhưng không ai biết. Khi phát giác thì xác đã vữa. Tội quá.

Khoẻ nhưng bận bù đầu. Nghiệp em nặng quá, cố trả kiếp này.

*

Gấu không được quen biết thi sĩ Hoàng Anh Tuấn ở ngoài đời, nhưng có viết chung báo net, với cô con gái của ông, là Hoàng Thu Thuyền, tờ VHNT của Phạm Chi Lan.

Còn Đào Mộng Nam, có gặp lần tới Cali thứ nhất, tại quán cà phê Factory, nhân đó, tặng ông cuốn Lần Cuối Sài Gòn như là cách tự giới thiệu, và làm quen, ông sau nhắc tới nó, trên Tạp Chí Thơ.

Tin Văn xin được gửi tới gia đình, bạn bè của hai ông, những lời chia buồn, và cầu chúc linh hồn hai bạn văn sớm siêu thoát. NQT

*

Nhưng liệu có người nào, đã một lần nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, mà lại nói chưa từng biết đến HAT. Bài hát này, theo Gấu, là bài buồn nhất, thê lương nhất, về Hà Nội. (1)

Bài hát tếu nhất, về nó, là bài nhắc tới 'cơm nguội vàng', của TCS.

Với những câu hỏi ngớ ngẩn của ông: Thành phố, con đường sẽ trả lời cho tôi!

Nhưng ít ra cũng phải có bài này, về Hà Nội, sau Em còn nhớ hay em đã quên, về Sài Gòn.

Bài hay nhất, so với tất cả những bài hát về Sài Gòn.

Gấu đã có lần phải giơ cả hai tay lên trời, chịu thua ông, vì đây là người nhớ Sài Gòn nhiều nhất, dù chẳng bao giờ [dám] rời khỏi thành phố, chỉ để hy vọng, mình sẽ được vĩnh viễn nằm xuống ở đây. (2)

Tuyệt, tuyệt! NQT


(1) Bạn có thể nghe bản nhạc, tại đây: Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội

(2) TCS và cái vụ ôm riết lấy Sài Gòn [Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới, dù chẳng bao giờ rời em ra] làm Gấu nhớ đến Borges, và bài viết tuyệt vời về Kafka, mà Gấu trích đoạn sau đây.

TCS đúng là cả hai huyền thoại cộng lại, chẳng bao giờ rời khỏi Sài Gòn, để mơ tưởng thế gian, và lúc nào cũng nhớ em những ngày sắp tới!

Những ghi nhận của tôi còn hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà. Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời tòa lâu đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét kiệt những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được Carcassonne, mặc dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta dễ dàng nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện thứ nhất, là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng bao giờ tới được.)

Tiền Thân Kafka

Nguyên tác tiếng Ý: La Pelle, 1949. Bản tiếng Việt dịch từ bản tiếng Pháp: La Peau.
[Trên ghi nguyên tác tiếng Pháp. Nay xin đính chính].