Triết gia Kim
Định từ trần
Linh mục Lương
Kim Định đã từ trần hôm thứ Ba 25 Tháng Ba vừa qua (1997) tại dưỡng
đường Dòng Công,
Missouri, Hoa Kỳ. Ông sinh ngày 15.6.1915 tại Nam Định, thụ phong linh
mục năm
1943. Sau khi tốt nghiệp tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert Le
Grand, linh
mục dậy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu từ 1943-46. Sau đó, ông
qua Pháp
du học 10 năm nghiên cứu văn chương Pháp, xã hội học, triết học, và Nho
học tại
Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Trung Hoa. Trở về nước năm 1957, dậy Triết Đông
tại
trường Lê Bảo Tịnh, rồi Đại Học Văn Khoa Sài Gòn từ 1960, Đại Học Vạn
Hạnh từ
1967. Trong các bài giảng cũng như trong các sách xb sau đó, tư tưởng
chủ yếu
của Linh mục là Nho giáo, trước tiên, [theo Linh mục], là của Việt Nam,
sau đó,
Trung Hoa tiếp thu hệ thống tư tưởng Nho học này và hoàn bị nó. Linh
mục Kim
Định sang Mỹ năm 1975, lúc đầu định cư tại San Jose,
Bắc California,
tại đây ông đã thành lập Hội An Việt. Năm 1991, linh mục bị bán thân
bất toại
do đứt mạch máu não, và được dưỡng bệnh tại dưỡng đường Đồng Công, ở Missouri.
Trước
1975, một số tác phẩm của Linh mục đã ảnh hưởng lớn đến giới sinh viên
trí
thức, như Cửa Khổng, Triết Lý Cái Đình, Chữ Thời, Sứ Điệp Trống
Đồng, Hồn
Nước Với Lễ Gia Tiên, Nhân Bản, Định Hướng Văn Học, Tâm Tư, Việt Lý Tố
Nguyên,
Hiến Chương Giáo Dục… Tại Mỹ, các tổ chức An Việt và Thanh Niên
Quốc Gia
đã tái bản hầu hết các sách của Linh mục, và ảnh hưởng của ông
thật lớn
lao đối với rất nhiều hội đoàn hoạt động chính trị lấy niềm tin tự hào
dân tộc
làm vũ khí đấu tranh.
*
Đoạn trên của toà soạn báo Văn Học, số 133, Tháng 5, 1997, là phần tài
liệu bổ
túc cho bài tưởng niệm thầy Kim Định, một trong những ông thầy dậy
chứng chỉ Dự
Bị Triết tại Văn Khoa, Sài Gòn. Nay, 2007, post lại trên Tin Văn, như
một tưởng
nhớ Linh Mục, nhân tình cờ đọc lại bài trên, và nhân đọc bài phỏng vấn
vị con
trai của Nguyễn Đình Thi, cũng một ông thầy của Gấu, vào thời kỳ mới
lớn đó,
trên talawas.
Ông con trai NĐT không coi ông thân sinh, một triết gia, và chỉ coi
những tác
phẩm triết học của bố như một thứ tài liệu dậy học. Dẫn lời bố, Việt Nam không có trí thức lớn, trí thức
Việt Nam
như những
con tầu đi theo đường ray… ông cho biết thêm, NĐT không đam mê triết
học.
Nếu như thế, liệu có thể coi Kim Định, và “tiện thể”, NĐT, những triết
gia,
những nhà trí thức lớn, của Việt Nam?
*
Năm 1958, khi học Đệ Nhất, ban B [Toán] tại trường Chu Văn An, tôi được
học với
thầy Vũ Khắc Khoan, môn Sử. Một tuần một giờ. Cả thầy lẫn trò đều biết,
sử là
môn phụ, chỉ thoáng qua ở kỳ vấn đáp. Thầy họa hoằn ghé lớp. Và bởi vì
lớp B8
của chúng tôi ở ngay cổng trường, có khi thầy chỉ đảo một vòng chiếc
solex qua
cửa lớp, nói vội một câu, hômnay nghỉ, rồi tà tà theo cây vợt cầm sẵn
trên tay.
Những giờ học thật họa hoằn thì cũng không phải để học, để bàn, về sử,
mà về
kịch, hoặc về một câu mà thầy đang tâm đắc, thí dụ “Chúng ta đã xuống
thuyền”
[Pascal, hình như vậy].
Rồi thi đậu, ghi danh học Đại Học Khoa Học. Đói, bỏ ngang, thi vô
trường Quốc
Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập. Ra trường. Làm công chức Bưu Điện.
“Đành”
ghi danh học Văn Khoa, theo kiểu hàm thụ, chứng chỉ Dự Bị Triết, với
những ông
thầy như Kim Định, Lê Tôn Nghiêm… Nhờ bạn bè lấy bài học [cours] giùm.
Chẳng
bao giờ tới lớp. Cho đến bây giờ tôi không hề biết mặt thầy Kim Định.
Và như
thế, sẽ chẳng bao giờ biết mặt thầy, có chăng chỉ là tình cờ, trên mặt
sách
báo. Những môn đệ như tôi, chắc là cũng nhiều. Cũng nhiều, là những độc
giả của
ông. Đủ mọi tầng lớp, tuổi tác. Còn cả, những hội đoàn chính trị nữa,
coi Việt
học như là một vũ khí văn hóa chống chủ nghĩa Cộng Sản.
Riêng với lớp học trò như chúng tôi, Thầy đúng là ý thức đạo đức của
một thời,
“thời của chúng tôi”, những đứa trẻ hai mươi tuổi vào những năm 1960,
1970.
*
(1) Claude-Lévi Strauss phân chia lịch sử ra những thời kỳ nóng, thời
kỳ lạnh.
Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo dài nhiều thế kỷ, nó chẳng đẻ ra
được một ý
thức, một tư tưởng, một ý thức hệ, một triết lý lớn lao nào.
“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu
luận đang ở
đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết của
Lacan, Chữ
và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland
Barthes,
Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện
vào năm 1966. Năm sau
1967, là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của
Claude-Lévi
Strauss: Từ mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò
lẩm cẩm
muỗng nĩa, dao kéo.. ở bàn ăn [L’origine des manières de table],1968,
Con người trần trụi, L’Homme nu, 1971.
Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả
lời,
bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể
được,
không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo,
về biến
cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình
thành
một vũ khí chính trị.
Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam.
Cùng với
276 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.
Cần phải xác định thời của chúng tôi, Chữ Thời, bằng những sự kiện như
thế, mới
nhận ra vóc dáng khổng lồ của những bậc thầy tư tưởng Đông Phương như
Kim Định,
khi họ cố tìm cho ra một giải pháp, và cùng với nó, một thực hành, thí
dụ như
Cú Tháng Nnăm 1968, như của nước Pháp, cho một “thời khốn khổ của chúng
tôi”.
Và nếu đúng như Claude –Lévi Strauss khẳng định, tất cả văn hóa đều có
thể coi
như là một bộ của những hệ thống biểu tượng, thầy Lê Tôn Nghiêm, thầy
Kim Định,
cho thấy, chúng ta cũng có riêng những bộ hệ thống biểu tượng. Thầy Lê
Tôn
Nghiêm đã tìm thấy một “logos của phương Đông” trong khi đào bới những
di chỉ
của Khổng giáo. Thầy Kim Định, trong Việt Lý Tố Nguyên, Triết Lý
Cái Đình.
Tất cả những ông thầy tư tưởng, Đông hay Tây, đều tìm
một thứ đức hạnh mới.
Với Lacan, là một “đức hạnh của ước muốn” [éthique du désir], với
Foucault:
“đức hạnh của sự giải phóng”, với Kinh Định, đó là một đạo hạnh trong
sự cố
gắng tìm kiếm và bảo tồn những di chỉ của một nền văn minh Việt Nam, mà
những
đệ tử của ông coi đây là hang rào cuối cùng chống lại chủ nghĩa cộng
sản.
Thầy Kim Định, chúng con xin vĩnh biệt Thầy. NQT
*
Về tính triết gia, tính sáng tạo của những trí thức lớn như Kim Định,
Nguyễn
Đình Thi, Trần Đức Thảo, hai ông sau, ông con của NĐT đã có lời phán,
nghe cũng
hữu lý. Riêng với Kim Định, và nền triết học Việt Học, xin nêu ở đây, ý
kiến
của Tạ Chí Đại Trường, trong bài viết “Đọc muộn: The Birth of Vietnam”,
của
Keith Weller Taylor, đăng trên báo Văn Học, Cali, số tháng 11 năm 1997.
[Đọc muộn, và đứng ngoài lề học giới nghiêm túc một chút cũng có lợi,
TCĐT
viết. Đọc muộn là đọc lệch, cái lệch về thời gian khoả lấp được cái
lệch về
kiến thức, thông tin.]
TCĐT phê bình trường phái Việt nho: người ta [Kim Định] mập mờ dựa vào
“huyền
sử” để chiếm đoạt các thành quả văn hóa Trung Hoa đổ về cho dân Việt,
một thứ
Việt (Nam) chưa được chính danh, cũng mập mờ, huyền sử không kém. Với
các đồng
chí, hay đệ tử của ông, do phong trào di tản sau 1975, có dịp tiếp xúc
với thế
giới to rộng, thì nền văn hiến Việt của chúng ta của những người này,
không chỉ
lấn lướt Trung Hoa mà còn muốn chiếm đoạt cả thế giới trong một mớ ngôn
từ uyên
áo quá đà tới mức muốn nói gì thì nói, lần này, có các giảng đường đại
học,
ngôn ngữ ngoại quốc, các hội nghị quốc tế đẩy mạnh thêm uy thế. Có
điều, ta
không biết sự khoa đại ấy có thực sự được trình ra với người nước
ngoài, như đã
xuất hiện trong ngôn ngữ dân tộc, dành cho đám di tản hay không?
*
Như thế, với triết gia Kim Định, và Việt học của ông, là một khoa
trương quá
mức, thì, với, Nguyễn Đình Thi, qua ông con của ông, có một sự khiêm
nhường quá
mức: Bởi vì, chỉ với cuốn Triết Học Nhập Môn của ông thôi, cũng đủ để
coi ông,
là một “triết gia” Mác xít theo nghĩa, một người quá thấu đáo duy vật
biện
chứng pháp, và duy vật lịch sử, và đã diễn giải nó, bằng một tinh thần
Đông
Phương, qua ý niệm tĩnh động, một thứ ‘dịch cân kinh”, [đọc ‘trại’, đọc
lệch,
từ ngữ Kinh Dịch], của riêng NĐT, nhằm giải thích tiến trình lịch sử
của con
người. Chính từ ý niệm này, ông là một người Mác xít, tin tưởng vào chủ
nghĩa
đó, và tin tưởng chủ nghĩa Mác xít sẽ làm được điều phi thường: xóa
sạch vong
thân, “làm ra” [create], con người hoàn toàn, l’homme total, theo quan
niệm của
Marx Trong mớ sách Miền Nam bị phần thư, và đang được thu vén tro than,
và giải
mã, bắt buộc phải có cuốn Triết Học Nhập Môn của ông.
Cuốn này, đối với riêng Gấu tui, nó còn có giá trị của một thứ thuốc
giảm đau,
do hai trái mìn clay more của mấy ông biệt động thành ban cho, trong vụ
nổ Mỹ Cảnh.
Gấu đã kể ra vụ này, lai rai vài lần rồi, trong những bài tạp ghi. Nếu
Henri Lefèbvre
được coi là một ông tổ sư của môn phái Mác Xít, thì NĐT thật xứng đáng
được coi
là một Mác Học, có phần thực tập kèm theo, không chỉ lý thuiyết xuông.
Gấu, trong những ngày nằm bệnh viện Grall, sau vụ nổ, đã say sưa đọc,
cùng lúc,
ba tác giả, Kim Dung, Henri Lefèbvre, và Nguyễn Đình Thi, để cho quên
cái đau,
và để chờ tới giờ BHĐ đến thăm, và, khi em xuất hiện, là quẳng cả ba
ông, giả
đò nhăn nhó, đi bên em giữa những luống hoa trong khuôn viên nhà thương.
Cái ông bác sĩ Daney, người sau đó thực hiện ca mổ, đã hơi sững người,
khi nhìn
thấy cuốn của Henri Lefèbvre. Ông cầm lên, đọc vài hàng rồi bỏ xuống,
ngó thằng
Gấu, tò mò thì nhiều, và tự hỏi, tại sao.
Tại
sao đọc nó? Vào lúc này? Chắc vậy.