Tại sao mà
anh cay đắng mãi
như thế?
[Trích mail riêng].
*
Bất hạnh lớn của Trần Dần là NVGP, nhưng bất hạnh còn lớn hơn của ông
là ông đã quẳng gánh NVGP từ lâu lại sau lưng, còn người đời thì vẫn è
lưng ra gánh mãi.
PTH
Tình cờ đọc những dòng trên - trong bài Thủ Lĩnh Trong Bóng
Tối, trên tờ Văn Học, của NMG, không phải trên talawas, và lạ lùng sao,
có vẻ
như nó đã tiên tri ra được, cái gánh nặng, cái cay đắng mà nhân dân ta
cứ è cổ
ra gánh mãi, về một NVGP, về một talawas, đúng ra, về lời giới thiệu
của nó,
‘có thể bị cấm truy cập’ - cùng lúc, với bài viết của Phan Nhiên Hạo,
mới đây
trên talawas.
Đây là bài viết đầu tiên của tác giả, mà Gấu này ‘đành phải
miễn cưỡng’ gật gù, được, được lắm!
Gấu đọc tay này, từ những ngày cùng viết chung cho trang
VHNT trên lưới của PCL, và nói thực, chịu không nổi, cái vẻ trang
trọng, nghiêm
trọng, cả về thơ, về văn, và có thể, [vì chưa từng gặp] cả về con người
ngoài
đời. Đọc và cứ gật gù tiêng tiếc, thêm tí hài vô đi, cha nội!
*
Về bức hình của tay ký giã Mẽo làm cho AP, và những
lời sám
hối của ông, Gấu này không có ý kiến, nhưng chỉ thêm vô chút cảm tưởng
kèm kỷ
niệm, về tướng Loan, và về chính bức hình.
Gấu là một trong những người đầu tiên, được nhìn thấy bức
hình đó, khi nó được đem lên Đài VTĐ thoại quốc tế, thuộc Bưu Điện Sài
Gòn, số
5 Phan Đình Phùng, kế ngay bên Đài Phát Thanh, số 3, và được ông Hưng,
AP
radiophoto operator, chuyển đi bằng phương pháp vô tuyến viễn ảnh.
Chuyển một
bức hình theo kiểu đó, trung bình là mất 15 phút, không như bây giờ,
bạn đọc
tin mà còn được coi video, cứ như là tận mắt chứng kiến tại chỗ.
Ông H. trong khi gửi hình, nói nhỏ vào tai Gấu, không phải
thằng chả chụp đâu.
Tay ký giả Eddie Adams, tuy sau này
sám hối về bức hình,
nhưng chưa hề nói, ai là tác giả, thành thử Gấu nghi, có thể ông H.
cũng chỉ
phỏng đoán thôi.
Bởi vì vào thời kỳ đó, có những bức hình, do ký giả, nhiếp
ảnh viên Việt chụp, nhưng chỉ có mỗi một cách an toàn bảo đảm cho bản
thân và
gia đình, là đem bán cho một tay ký giả Mẽo, lấy tí tiền còm rồi quên
luôn nó
đi.
Giới ký giả Việt Nam, chắc còn nhiều người nhớ cảnh tướng
Loan, một tay cầm chai bia, tay kia để nhẹ lên khẩu súng lục ‘bá vàng,’
lừng
lững, khốc liệt bước vô Hạ Viện, nơi mấy nhà dân biểu VNCH đang bỏ
phiếu, chứng
tỏ, ai là người của Thiệu, của Kỳ, chẳng có ai của VNCH, và có lẽ,
chẳng có ai,
của Miền Nam, lại càng chẳng có ai, của Việt Nam.
Tướng Loan là người của Kỳ, xin đi một đường tiểu chú.
Giả như, đúng như những lời sám hối của anh ký giả Mẽo, về
Loan, về tay VC, thì càng không thể nào xẩy ra cái cảnh Loan xử bắn như
thế.
Đây là lý do tại sao ‘nhân loại’ không thể chịu đựng được,
bức hình, dù giải thích, dù biện minh, dù sám hối cỡ nào.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, không phải Adams,
mà là một tên Mít, tác giả bức hình, thì sao?
*
Lại càng chẳng có ai, của Việt Nam.
Khó, khó lắm, là toan tính, tự đồng nhất chính mình, vừa là
nạn nhân của VC, vừa là… VC!
(Mô phỏng W.G. Sebald, khi ông đọc Die Ermittlung, The
Investigation, Cuộc điều tra, của Peter Weiss:…
[That relationship dictated] his attempt to identify with both the
murder
victims and the murderers.)
*
Thêm một tí hài, bất giác Gấu nhớ tới nhà văn Nga, Isac
Babel, sau khi từ biệt vợ, trên đường đi đến nhà tù, ông quay qua tên
mật vụ,
trông đồng chí có vẻ hốc hác, chắc là đêm qua không ngủ đẫy giấc?
Ngày mai nhớ ngủ bù nghe!
*
Tướng Loan,
nghe nói, sau cái vụ xử bắn VC ngay tại trận
tiền, gặp khá nhiều khó khăn, với “nhân loại tiến bộ”: Chẳng một nước
văn minh
nào muốn nhận một tên sát nhân. Gấu có biết một trường hợp, hơi tương
tự, nhưng bi hài hơn nhiều, khi còn ở trại tị nạn.
Một ông sĩ quan VNCH và một hai ộng bạn cùng dựng một kịch bản
trốn trại, để cùng đậu thanh lọc. Để cho thật chắc ăn, họ bèn thịt một
anh VC gác
trại, và ông sĩ quan bèn tình nguyện, tao sẽ dùng viên gạch
đập bể đầu
thằng VC gác cổng đó. Xen này hình như đã từng xẩy ra trong phim
Chúng
tôi muốn
sống?
Cả bọn đậu thanh lọc, đúng như kịch bản. Nhưng đến lúc gặp
phái đoàn, xin định cư thì chẳng nước nào dám nhận cái ông sát nhân đó
cả!
Ông này, một trong những học trò học tiếng Anh của Gấu, khi ở
trại chuyển tiếp, Transit Camp, ở Panat Nikhom. Thái Lan, bèn năn nỉ
ông thầy
tiếng Anh trình bầy tình cảnh tình ngay lý gian, sát nhân tưởng tượng
của ông
ta cho phái đoàn Úc, vì có thân nhân tại nước này. Nhưng cho đến lúc
Gấu rời trại,
ông vẫn còn ở đó.
NQT