|
Gấu,
nhà văn
Nhà văn Việt không nên thoả
mãn với văn chương mạng mà bỏ qua những vận
động thúc đẩy tự do xuất bản trong nước. Điều nghịch lý là hiện nay,
chuyện này chỉ có thể làm tốt nhất thông qua những trang mạng như
talawas.
Phan Nhiên Hạo
Nguồn
Theo tôi, những trang văn chương mạng Việt Nam chưa làm được điều cần
làm: Làm điều nhà nước cấm làm, ở trong nước, cả ở trên mạng lẫn ở dưới
đất.
Đúng, văn chương mạng không làm sao thay văn chương giấy, nhưng điều mà
văn chương mạng Việt Nam phải làm là thay thế, cả hai thứ văn chương
mạng và giấy, cho trong nước, trong khi chờ tự do ngôn luận, bãi bỏ
kiểm duyệt.
Đó là vinh quang của nó, nếu thực hiện được điều mơ ước trên.
Trong bài viết Chúc Mừng 5 năm
talawas tôi đã nhận ra điều này, và cho
rằng talawas đã không đạt được mục tiêu của nó, qua tuyên ngôn mở ra
diễn đàn, không những thế, còn tạo ảo tưởng cho những nhà văn ở trong
nước, hễ có bài đăng trên talawas, là cái vòng kim cô ở trên đầu dãn ra
được một tí.
Nhờ cái câu chào hàng: Có thể bị cấm truy cập ở Việt Nam!
Nhưng, một cách nào đó, talawas đâu phải trang mạng!
Gấu nhớ, trong một dịp một nhà văn trong nước mất, có cả một "đảng"
talawas đi đám tang, có cả vòng hoa phúng điếu nữa !
Một thực thể. Đâu phải đồ ảo!
Đó mới là nghịch lý của talawas, không phải của văn chương mạng Việt
Nam.
Gọi nghịch lý, sợ không đúng. Muợn một câu nói của chính bà chủ quán,
ngửi khói nhà hàng xóm đủ no, viết làm gì, "lấy điểm" để mà làm gì ?
Nói chuyện 'lấy điểm': Vực dậy cả một nền văn học 'bị bức tử', -
điều mà chính người của nền văn học đó, được hỗ trợ của cả 'viện trợ
Mẽo', của văn chương giấy, không làm được, - được tin cậy để làm điều
này.... vậy cũng bảnh lắm rồi !
*
Vào thời đại
net như hiện nay, bất cứ một người viết nào ở hải ngoại, nếu có chút ý
thức, là đều hiểu, mình còn có bạn đọc ở trong nước. Rằng, họ đang đọc
mình. Theo thiển ý, hãy viết thế nào để cho họ đừng tủi thân, nếu không
đến nỗi phải văng tục.
Cuộc sống được
bảo đảm, cơm no dậm dật, tự do viết, vô tư viết, hết phiếm về lông lại
về tóc, như vậy
liệu có thể coi đây cũng thuộc phạm trù "sự tầm phào của cái ác"?
*
Gấu này, có
lần vô trang nhà của một ông biếm văn số một hải ngoại, chuyên viết về
những chuyện ở bên trên đầu gối một tí, nhưng lại hay khoe, đọc báo này
báo nọ của Mẽo của Miếc. Bực quá, Gấu viết mail phạng, ông ta trả lời,
những báo nổi tiếng mà tôi đang đọc, anh dám nói là báo lá cải?
Gấu, vì lịch
sự, lại phải phúc đáp: Những báo Ngài đọc đó, không phải là báo lá cải,
nhưng, những bài mà Ngài đọc ở báo đó, là bài lá cải. Có khi ở báo đó,
bài đó, không phải cải, nhưng, một khi Ngài lấy về, là nó thành cải !
*
Riêng về thứ truyện chớp, phát kiến mới nhất của văn
chương mạng, như PNH cho biết, sự thực, xưa lắm rồi, và thuộc văn
chương bình dân Việt
Nam. Chắc nhiều người còn nhớ bài thơ vịnh bạch mã, cái gì gì... 'phi
đến đít [đích] mà cái đít của bà chủ tui chưa kịp khít [khép]....'
*
Vui thôi mà,
nói theo Đặng Tiến.
Dọn cứt thôi
mà, nói theo Pinter.
Chúc
mừng 5 năm talawas
*
Nói chuyện ngửi khói bếp nhà hàng xóm đủ no.
Milosz, trong Obligations,
[Bổn phận, trách nhiệm...], trong
Milosz's ABC, kể chuyện Kostek, một anh chàng thuỷ thủ, trong
cuốn tiểu thuyết của Czeslaw Straszewicz, Tourists from Storks' Nests, đi
khắp nơi, lúc nào cũng khư khư cuốn dậy nấu bếp, thấy mình ở Nam Mỹ, và
cảm thấy bảnh hơn thổ dân, ấy là bởi vì họ không biết ăn những món ăn
Ba Lan.
Bản thân Milosz, ông "tự thú trước bàn thờ", rất tởm văn hóa Ba Lan:
Tôi [Milosz] nghĩ dân ca của Ba Lan thật đáng thương ba thứ
nhẩy múa krakowiak và oberek làm tôi cười hô hố.
Chopin làm tôi bực mình bởi vì bất cứ dịp nào cũng lôi ông ta
ra, và, tôi chỉ khoái nhạc cổ điển. Nhưng tôi là tên hầu trung thành
của tiếng Ba Lan, và tin vào tương lai nó đem lại, và vì thế, có một
vai trò, a
role, ở nơi tôi: Nếu bạn không thể với nó, thì hãy vì nó [if you
cannot with them, at least be for them].
Và đây là cái điều mà Milosz tin vào cái gọi là văn chương không biên
giới, nếu có thể gọi như vậy:
So what should I do? How should I "sanctify"? I think Polish folk music
is pitiful, the krakowiak and oberek dances make me laugh,
Chopin
irritates me because he is dragged out for every occasion, and also
because my tastes run to classical music. Those are sufficient reasons
not to participate in various ceremonial occasions. But I have been a
faithful servant of the Polish language, and of what it will carry
into the future. And so a role has been imposed on me (and I am not the
first to whom this has been done): if you cannot be with them, at least be for them. It is unfortunate,
but
even Pikudski defined it this way in the end. I respect those who chose
to act within the fold of the Polish diaspora, but that was not my
place. I preferred to discover if it was possible to remain oneself
without currying favor from the West and yet succeeding on one's own
terms. Condemned to reach my audience through translations into
English, I felt an obligation to "Polish culture," but not to that
crippled one which was divided into exquisite refinement and
boorishness.
*
Chẳng lẽ cục kít Việt Nam, thí dụ như câu sau đây, cũng bắt người hàng
xóm hửi?
Mời bạn bước vào thế giới văn chương Phi châu, như một cuộc
tìm kiếm viên huyền ngọc trong rừng rậm, một hành trình vô tận đầy hứng
khởi.
Welcome to the world of African Literature, an eternally
inspiring expedition into the heart of the jungle, hunting for a
precious black
pearl.
Nguồn
Đâu có phải cục kít Việt, được dịch sang tiếng Tây, thì nó biến thành
kít Tây, và xóa biên giới giữa các nền văn chương đâu!
*
Trường hợp ngược lại cũng đúng luôn.
Có những ông thợ dịch, dịch xong bèn nuốt liền tù tì cục kít Tây, giấu
biệt nguyên bản.
*
Thú thực Gấu ngu này không thể hiểu được tại sao lại có những kẻ ngu
hơn cả Gấu, khi cứ nằng nặc đòi văn chương không biên giới!
Bởi vì giả như chỉ có một thứ văn chương, tức một thứ chữ thôi, thì
thật khốn khổ khốn nạn.
Steiner đã từng cám ơn nhân loại lia lịa, về cái chuyện, không
làm sao xây xong Tháp Babel.
*
Làm gì còn huyền ngọc ở Phi Châu? Đám
thực dân Âu Châu vét sạch rồi,
ngay từ thời Conrad lận !
*
Đầu
tháng Tám, 1890, con tầu Vua Người Bỉ bắt đầu chuyến
ngược dòng Congo.
Thuyền trưởng, Konrad Korzeniowski, gốc Ba-lan, mới tới Congo, một
thuộc địa mà
Leopold II, vua nước Bỉ vừa chiếm đoạt được, cho riêng mình, ngay tại
giữa
Phi-châu. Muốn tìm hiểu con sông, trong nhật ký của thuyền trưởng, là
chi tiết
tỉ mỉ chuyến đi, cả những gì không liên quan đến ngành hàng hải. Một
tháng sau,
khi chuyến đi chấm dứt, Conrad, bị sốt rét, thổ tả, và với một cõi lòng
tan nát
khi tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của đám da trắng chung quanh, ông bỏ
việc,
trở lại Âu-châu.
Tới Phi châu, mục đích chính là để tìm kiếm một thế giới xa
lạ (exotic), của những giấc mơ ấu thời; ông trở về với một giấc mơ mới:
viết
Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness, điều được ông mô tả: cuộc tranh giành
của cải
xấu xa, ghê tởm nhất, làm méo xệch lịch sử lương tâm nhân loại (that
ever
disfigured the history of human conscience).
Ông là Đồ
Phổ
Nghĩa, tôi đoán thế?
Bao nhiêu nước chẩy qua cầu, người dân Phi Châu sau cùng khám phá ra
một sự thực, sống dưới sự cai trị của thực dân còn đỡ hơn là của những
ông độc tài bản xứ.
*
Cuộc hành trình vô tận đầy hứng khởi ? Làm sao 'hứng khởi ' hơn, so với
cuộc hành trình của
một ông
nhà văn, dưới đây.
Có vẻ như ông Mít viết những dòng trên cũng thuộc loại nhà văn hề tuồng
NHL?
*
Mầu da của con người, cũng như tiếng nói của nó, là một cái chi thiêng
liêng, đâu có phải chuyện so bì hơn thiệt, đứng núi này trông núi nọ,
phải chi mình da trắng, phải chi mình đừng da mầu. Ngay cả chuyện đem
nó ra để chứng tỏ, tao da mầu bảnh hơn da trắng, cũng là một chuyện tởm
lợm.
Hồi chiến tranh Việt Nam, bất cứ một con người bình thường nào, cũng
cảm thấy gai gai, như giẫm phải đống cứt, khi nghe mấy ông nhà văn, nhà
thơ, mhạc sĩ than
van thân phận da vàng, nhược tiểu. Bây giờ, ai còn nghe ca khúc da vàng
của TCS ? Những bản nhạc phản chiến nhất của ông, ỉa vào mặt chiến
tranh, là những bản nhạc tình. "Tình Nhớ mà liên can chi tới phản
chiến" [ĐT]? Liên quan quá đi chứ. Chỉ cần bạn hát lên, chỉ một câu
thôi, là đám nhân loại ưa làm thịt nhau cảm thấy nhục nhã, xấu hổ !
Đó là Gấu diễn giải, ý của một ông yankee mũi tẹt, trên đường xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu
nước, lén lút mở đài Sài Gòn, tình cờ nghe được một khúc nhạc TCS, và
trở thành... nhà văn, và bài viết đầu tiên ra hồn của ông, là kể
lại kỷ niệm
trên, khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất.
Và sau đó tịt luôn, lại trở lại là một anh yankee mũi tẹt!
Trong số
những nhà văn ly
khai, phản kháng, đến phải lưu vong, chưa ông nào số phận thê lương như
tác giả cuốn trên, Wizard of the Crow. Trở về thăm quê hương, ông bị
công an mật vụ giả làm kẻ cướp phá cửa vô, hành hạ chồng và hãm hiếp
vợ. (1)
(1) On August 8, 2004, Ngũgĩ ended his exile to return
to Kenya as part of a month-long tour of East Africa. On August 11,
robbers broke into his apartment: they stole money and a computer,
brutalised the professor, and raped his wife.
Wikipedia
Đám người
tấn công dùng thuốc lá đốt mặt ông. Bà vợ bị hãm hiếp. Ông tin đây là
do chính trị. Chắc thế. Tại Phi Châu, những đại gia đâu thèm để ý đến
chuyện bị nhạo báng. [Người Kinh Tế đọc
Wizard of the Crow]
*
Thư tín
Date: Sat, 10
Mar 2007 07:35:17 -0800 (PST)
From:
Subject: Ve
cai ten "Da Mau"
To:
Chào bác,
"Mầu
da của con người, cũng như tiếng nói của nó, là một cái chi thiêng
liêng, đâu có phải chuyện so bì hơn thiệt, đứng núi này trông núi nọ,
phải chi mình da trắng, phải chi mình đừng da mầu. Ngay cả chuyện đem
nó ra để chứng tỏ, tao da mầu bảnh hơn da trắng, cũng là một chuyện tởm
lợm." (1)
Đọc bài của bác thấy đúng quá, nên
viết ít giòng chia sẻ ý kiến của
tôi. Tôi thấy mấy người lấy cái tên "da mầu" mà xấu hổ dùm cho họ. Tại
sao họ lại tự động nhét mình vào một cái identity
của ai đấy đặt cho mình ?
Thật là một sự ngu ngốc thiếu suy nghĩ của
người trí thức.
Đâu phải ai đặt cho mình cái tên nào là mình phải chịu. Bây giờ bọn
trắng đang mạnh thì bọn nó gộp mọi dân khác vào chữ
"da mầu", thế nhỡ mai mốt, dân da đen mạnh lên bá chủ thế giới rồi
lúc đấy, liệt bọn trắng và bọn vàng vào tên gì?
Tên Da Màu không có một ý nghĩa hay ho nào, thế quàng nó vào "thân phận
Việt Nam"
làm gì. Tôi thấy mấy người này nên đóng cửa trang web, đổi tên khác cho
rồi, nhờ bác nói lại với họ như thế.
NTC
(1) Câu trong mail, là câu cũ, "the old version", Gấu đã sửa lại, như
trên.
Thì vẫn cái tật, chưa viết đã hăm he sửa! NQT
Note: Đã tính không post, nhưng mấy
dòng chót của mail khiến không dám phụ lòng độc giả NTC.
NQT
*
Giải Nobel văn chương năm nay được
trao cho Orhan Pamuk,
“người trong khi đi tìm kiếm những linh hồn sầu thảm của thành phố quê
hương
mình đã khám phá được những biểu tượng mới lạ cho những va chạm và đan
kết của
những nền văn hóa” như lời tuyên dương của Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển
NMT
Ông này, theo Gấu, cũng thuộc loại biên khảo gia ẩu tả. Bài viết của
ông là những góp nhặt linh tinh. Ông còn quá ẩu tả, khi dịch, dù chỉ
một câu văn nước ngoài.
Câu của HLV Thuỵ Điển, nguyên văn, bản
tiếng Anh," who in the quest for
the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for
the clash and interlacing of cultures.", [Người
mà, trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của
mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít
lấy nhau của những nền văn hoá."], như thế, có nghĩa,
thành phố
quê hương của ông Pamuk này chỉ có một linh hồn sầu thảm, the
melancolic soul, 'the', không phải 'a'.
Dịch ra tiếng Việt, nó biến thành những linh hồn sầu thảm, thì quái quỉ
thật.
Hồn thiêng thành phố thì "một và chỉ một mà thôi", nếu ai không có thì
không nhớn nổi thành người, là theo nghĩa đó!
*
"Trong những đêm
chập chờn mất
ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây
là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ,
sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời
đó mới đáng kể."
"Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn
tuyệt vọng chạy
đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau
những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám
phá ra đó chính là kẻ thù... "
Lần
Cuối Sài Gòn
Ohran Pamuk
Gấu này đã có lần tỏ ra hồ
nghi, hay là mấy ông Hàn Thụy Điển biết
tiếng Việt, và đã chôm ý tưởng của Gấu!
Bởi vì vòng hoa trao tặng Pamuk của mấy ông, là từ hai câu văn, trên.
*
Có thể có người cho là Gấu này bới bèo ra bọ, nhưng vừa đọc tới chữ
'những', trong 'những linh hồn', trong câu văn của Ngài NMT, là khựng
lại liền. Là ngửi ra có cái mùi gì kỳ kỳ...
Qua giai thoại, Mozart, chưa tới tuổi tin tin [teen], đã làm nhạc
trưởng. Một ông nhạc sĩ trong dàn nhạc tỏ ra nghi ngờ, bèn vặn sai dây
đàn chỉ chừng nửa cung, vậy mà khi cả dàn nhạc tấu lên, cậu bé nhạc
trưởng tí hon bèn chĩa ngay cây đũa thần tới ông nhạc sĩ cà chớn.
Đó là thiên tài. Còn với Gấu, chỉ là thói quen của một anh thợ. Thợ chữ.
Nhưng NMTchưa ghê bằng mấy ông yankee mũi tẹt ở BBC.
Nobel Văn
học công bố lúc nhạy cảm
Orhan Pamuk
được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và
Tây
Giải Nobel
Văn học 2006 đã được trao cho tiểu thuyết
gia Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, người mà Quỹ Nobel nói đã "cống
hiến
cả đời để nghiên cứu sự hòa hợp và đa nguyên."
Nguồn
|