|
Gấu,
nhà văn
Gấu & Lao Kids Dec 2006
Về nhà
Nhớ một giai thoại về Hemingway,
chẳng nhớ ai hỏi ông câu gì,
nhưng ông nói: “Thì đi về để treo cái mũ.”
Có những câu văn phải nhờ cơ may mới hoàn tất nổi.
Thí dụ như câu này, nửa đầu, viết lúc nằm tù nhà tù quốc
tế Bangkok, cùng với ông bạn vừa nằm xuống, Nguyễn Phước.
*
Bạn
không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok,
tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan"
tới… Sài Gòn!
Câu
văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng
dậy, bắt
phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn
đang ngủ
trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa
thành phố London:
"Trong
tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui,
tuồn từ
chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An
toàn, vì
không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân
Đôn…"
(He
felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband,
smuggled from
his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal:
it was
his ghost that ranged the London
streets….)
Những
từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng
thái chập
chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê
hương.
Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc…
cứ thế,
một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ:
Trong
những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là
hồn ma của
chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma
của mình,
mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi
ráp lại:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc
ở
trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên
những đường
phố cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải
tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc
nổi câu
văn:
"Trong
những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong
tôi,
tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những
nẻo đường
xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái
phần đời
đó mới đáng kể."
Một
thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
Đêm Thánh Vô Cùng
*
Hay câu này.
Mãi sau này, khi vô tình nghe bản nhạc Kẻ Ở Miền Xa, Gấu
mới nhận ra một trong những song sinh của nó.
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng
cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng
hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với
tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu.
Cái nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái
chết, thì có khác chi:
Ngoài kia súng nổ đốt lửa
đêm đen, tầm đạn thay [cho] tiếng em?
*
2. Sự lầm lẫn thứ hai là cái thích
những câu văn vẻ. Tôi bị ảnh hưởng tai hại của sự học ở nhà trường của
văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy (quãng 1922 -
1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối
(nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ cốt viết ra những câu như thế và
cho ngay là truyện của tôi hay.
Thí dụ như câu cuối cùng trong truyện Nắng mới trong rừng xuân:
"Đôi bạn tay cầm tay, nhìn nhau yên lặng, trên đầu gió
rì rào trong cành thông như tiếng than vãn của buổi chiều". Tuy câu
ấy không phải hoàn toàn dở nhưng bây giờ đọc lại tôi vẫn ao ước rằng
không có thì hơn, hoặc có nhưng đừng "văn vẻ", "sáo" quá như thế, giản
dị hơn như những câu trong các tiểu thuyết sau này của tôi, viết chỉ
cốt tả đúng cảm giác, đúng những nhận xét của mình; điều cần không phải
là câu văn hay mà ở chỗ cảm giác, nhận xét của mình có gì hay không,
đặc biệt không.
Nhất Linh: Viết và đọc tiểu thuyết.
*
Những câu văn ở trên, bảo rằng văn vẻ quá, và là một lầm lẫn thì...
sai. Cái văn vẻ của nó, là do đời sống [theo nghĩa "cơ may"] ban cho.
Giả như Gấu không nhớ cô bạn đến như thế, giả như không có những tiếng
xèo xèo của những trái hoả tiễn bay ngang đầu như thế, làm sao có câu
văn trên ?
*
- Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía
sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi
bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi
biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp
tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc
đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải
vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu
thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt,
trở
về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau
nói về người
đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ
hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
*
Đoạn ngay trên, về chủ nghĩa Mác, về nước Nga, về thế kỷ hung bạo, qua
hình ảnh của Lara,
mà chẳng tuyệt vời sao?
Tôi hay lui tới khu nhà kia và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một
thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt
nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của
thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi
thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều
được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn
giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể
nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông
phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ
giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ
lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc
tội thế kỷ".
*
Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc
Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà
của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát
quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ
ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy
chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai
Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối
cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ
trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
Sống ở trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù, là vậy.
Không thèm, không làm sao nhớ ra tên của Cô Hồng Con.
*
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời
thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!
*
Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ
có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
Vĩnh Biệt
*
Tôi hay lui
tới khu nhà kia
và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một
thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt
nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của
thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi
thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều
được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn
giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể
nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông
phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ
giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ
lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc
tội thế kỷ".
*
Milosz, trong một bài viết về
Pasternak, cho rằng, người đọc thật khó cưỡng lại ham muốn trộn lẫn số
phận của hai nhà thơ Nga, Mandelstam và Pasternak, một chết trong trại
tập trung và một sau cùng sống sót. Một may, một rủi. Nhưng, chữ tài
liền với chữ tai, theo Milosz, trong thơ Mandelstam, có một cái gì
giống như tiếng đàn của Thuý Kiều, đã tiên đoán phần số của ông.
[Có một cái gì đó, trong thơ Mandelstam, được cấu trúc một cách thật là
trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên nhà thơ. And yet there is something in
Mandelstam's poetry, intellectually structured, that doomed him in
advance].
Chính những lời chúc mừng, xen lẫn lo sợ cho NHT, khi ông vừa xuất
hiện, như đã tiên đoán, những vùi dập mà ông đang gặp phải. (1)
Chúng ta hãy đọc lại Những Ngọn Gió
Hua Tát, là thấy cái gọi là được
cấu trúc một cách trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên NHT.
Có vẻ như giữa NHT và Nguyễn Chí Thiện, có gì na ná như Mandelstam và
Pasternak. NCT, do lựa chọn vận rủi, là trại tù, nên sau cùng lại sống
sót.
Còn NHT? Số phận nào ông đã lựa chọn cho ông: Thôi đành thuận buồm
thuận gió? Hay là....
Nên nhớ, Milosz, và trước đó, Nabokov, cả hai đều coi Pasternak là một
nhà văn Xô Viết.
(1) Xưa rồi Diễm ơi! NQT
Hà
Nội, Thiệp và Gấu 3
Mẹ tròn con vuông?
DVD ASIA Bốn Mùa mừng Xuân có nhắc đến lời chúc này, nhưng Gấu sợ rằng
cả hai MC,
Nam Lộc và Leyna Nguyễn, đều không hiểu được ý nghĩa của nó.
Theo Gấu, mẹ tròn liên
can
tới chuyện vượt cạn, [đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi
một mình], tức là, cầu mong người mẹ không gặp những nguy hiểm, rủi ro
khi sanh con, con vuông, cầu
mong đứa
bé lành lặn, bình thường như mọi đứa bé khác, không có dị tật.
Nam Lộc, không hiểu có phải cái tay ngày nào làm
chủ Hầm Gió?
Nếu đúng, thì là đàn em của Gấu.
Băng của ông gồm Dương Phục, Phạm Quang Chiêu, Trịnh Ngọc Toản...
và Nguyễn Quốc Sỹ, đứa em trai đã tử trận của Gấu.
Còn Leyna Nguyễn?
Gấu không quen, nhưng thật thân với một người cùng quê của cô.
Người này, nói đặc sệt giọng Quảng Trị, một nữ văn sĩ nổi tiếng ở trong
nước.
Đẹp hơn Leyna Nguyễn, thế mới ác.
Kiêu lắm.
Nhớ lắm! NQT
*
Gấu hiểu nghĩa của cụm từ "con vuông", lần Gấu Cái sinh Gấu con đầu
lòng.
Vừa tỉnh dậy, bà hỏi, thằng bé hả?
Gấu gật đầu. Bà hỏi tiếp, nó sao?
Gấu nói, nó bình thường, OK.
Bà yên tâm, ngủ tiếp.
*
Trong DVD có bài hát Chiếc Lá Cuối Cùng, do Bảo Yến ca. Cô ca đúng như
tác giả bài hát lo sợ, nghĩa là thay vì "đêm qua chưa", thì là "đêm
chưa qua mà trời sao vội sáng". Nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong một chương
trình vinh danh ông do Thúy Nga thực hiện, đã từng ca cẩm, và Gấu cũng
đã từng lèm bèm, về vấn nạn lớn "qua chưa" vs "chưa qua", bữa nào rảnh
tìm lại hầu bạn đọc.
Tuy nhiên, giọng hát của Bảo Yến mới là điều Gấu muốn trình ra ở đây.
Giọng khàn khàn thật hợp với bài hát, và còn làm Gấu nhớ đến lần đầu
tiên được nghe tay ca sĩ Đức Quỳnh [?], chủ phòng trà, ca nhạc, ở bên
trên một rạp ciné ở đường Cao Thắng, phía gần bên Hồng Thập Tự [rạp
Việt Long?], những ngày Gấu mới vô Sài Gòn.
Tay ca sĩ này có một giọng khàn nặng, giống như của một tay bợm nhậu,
hoặc ghiền thuốc lá, hoặc thuốc đen. Giọng hát gằn gằn, "Đệm quạ
chựa... ", Gấu lúc đó còn trẻ măng, nghe rởn tóc gáy!
Liền sau đó, lại hân hạnh được nghe Louis Amstrong thổi kèn đồng, trong
chuyến lưu diễn của ban nhạc Jazz nhằm "cho nước gà nhà", Ngô Đình
Diệm. Mỗi lần
ngưng thổi, sủa giọng khàn khàn, như khạc, như nhổ ra âm thanh. Bạn C
nghe mê quá, về nhà, mỗi lần
tắm là mỗi lần "mô phỏng", bà hàng xóm sang hỏi bà cụ,
cậu Ba hình như bịnh hay sao...
Ôi chao, mới đó mà đã sắp sửa đáp chuyến tầu chót rồi!
Gửi mail, hỏi, "em" trả lời,
của em đó, nhưng em không hiểu, ai đưa nó
ra hải ngoại.
"Truyện của em khác với mấy người kia. Độc giả cũng không ưa...," có
lần mail tâm sự, khi bị gặng hỏi [Có thương ai/anh chưa...]
*
Leyna Nguyễn?
Gấu không quen, nhưng thật thân với một người cùng quê của cô.
Người này, nói đặc sệt giọng Quảng Trị, một nữ văn sĩ nổi tiếng ở trong
nước.
Đẹp hơn Leyna Nguyễn, thế mới ác.
Kiêu lắm.
Nhớ lắm! NQT
|