[theo truyền thuyết thì
làng Tiên Cát xin cụ là thành hoàng sống từ khi
ít tuổi]
Ông thành hoàng sống đời thứ 14 mang họa đến cho cả họ.
"Cái
họa của gia đình mày là do trong dòng họ đã có một người được thờ làm
Thành Hoàng sống", Bà Trẻ có lần nói. "Theo như kể lại, vùng đất khi đó
xẩy ra bệnh dịch, người chết như rạ. Sau cùng phải hỏi nguồn cơn ở cõi
âm. Cô Đồng cho biết phải nhờ một người có đủ đức độ, có chức sắc, võng
lọng của nhà vua ban cho, cầu xin người đó làm Thành Hoàng sống, chấp
nhận lễ bái phẩm vật, rồi nhờ cái đức của người đó trấn áp, quỷ ma mới
không làm nguỵ." "Chẳng biết trận dịch có lui không...", Bà Trẻ buồn
rầu nói tiếp, "nhưng hình như bao nhiêu tai họa của cả một vùng đất,
của bao nhiêu con người, đều dồn vào dòng họ mày, con trai đều bất đắc
kỳ tử. Ông Giáo Dương, bố mày chết lúc hăm mấy tuổi. Ngày xưa đúng ra
là... Em mày, thằng Sĩ chết năm hai lăm, hai sáu tuổi gì đó phải không,
hình như trước Mậu Thân một năm. Nếu có may mắn sống sót như mày thì
cũng sống một cách khốn khổ khốn nạn... Nhiều lần lẩn thẩn suy nghĩ,
tao vẫn tự hỏi hay đây cũng là số phận chung cho cả... "
Tự
Truyện
Ngày Bố Gấu mất: 4-2-1946.
Mùng Ba Tết, Bính Tuất.
Ông Chú Tam của Gấu, tướng VC,
học viện xe tăng Mali nốp ky,
tiếp quản Dinh Tổng Thống
[Không thấy chữ Ngụy, sau chữ Tổng Thống].
Chấp nhận cho DVM đầu hàng, là BT,
không phải ông chú Tam của Gấu, xin nhấn mạnh. NQT
*
Nhà Hội
Lần ở trại cải tạo PVC, thực
sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi
tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu
chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm
nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên
thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn,
hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố
trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào,
bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy
qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm
chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác
xã.