|
The destruction of someone's
native land is as one with that person's destruction. Séparation
becomes déchirure [a rendingl, and there can be no new homeland. "Home
is the land of one's childhood and youth. Whoever has lost it remains
lost himself, even if he has learned not to stumble about in the
foreign country as if he were drunk." The ‘mal du pays’ to which Améry
confesses, although he wants no more to do with that particular pays—in
this connection he quotes a dialect maxim, "In
a Wirthaus, aus dem ma aussigschmissn worn is, geht ma nimmer eini"
("When you've been thrown out of an
inn you never go back")—is, as Cioran commented, one of the most
persistent symptoms of our yearning for security. "Toute nostalgie," he
writes, "est un
dépassement du présent. Même sous la forme du regret, elle prend un
caractère dynamique: on veut forcer le passé, agir rétroactivement,
protester contre l'irréversible." To that
extent, Améry's homesickness was of course in line with a wish to
revise history.
Sebald viết về Jean Améry: Chống Bất
Phản Hồi: Against The Irreversible.
[Sự huỷ
diệt quê nhà của ai đó thì là một với sự huỷ diệt chính ai đó.
Chia lìa là tan hoang, là rách nát, và chẳng thể nào có quê mới, nhà
mới. 'Nhà là mảnh đất thời thơ ấu và trai trẻ của một con người.
Bất cứ ai mất nó, là tiêu táng thòng, là ô hô ai tai, chính bất cứ ai
đó.... ' Cái gọi
là 'sầu nhớ xứ', Améry thú nhận, ông chẳng muốn sầu với cái xứ sở đặc
biệt này - ông dùng một phương ngữ nói giùm: 'Khi bạn bị người ta đá
đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại' - thì,
như Cioran phán, là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của
chúng ta, chỉ để mong có được sự yên tâm, không còn sợ nửa đêm có thằng
cha công an gõ cửa lôi đi biệt tích. 'Tất cả mọi hoài nhớ', ông viết,
'là
một sự vượt thoát cái hiện tại. Ngay cả dưới hình dạng của sự
luyến tiếc, nó vẫn có cái gì hung hăng ở trong đó: người ta muốn thọi
thật mạnh quá khứ, muốn hành động theo kiểu phản hồi, muốn chống cự lại
sự bất phản hồi'. Tới mức độ đó, tâm trạng nhớ nhà của
Améry, hiển nhiên, cùng một dòng với ước muốn xem
xét lại lịch sử].
L'homme
a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la
douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến
khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng. Léon Bloy.
W.G.
Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết "Sự Hối Hận Của Con Tim: Về
Hồi Ức và Sự Độc Ác trong Tác Phẩm của Peter Weiss", The Remorse of the
Heart: On Memory and Cruelty in the Works of Peter Weis, trong
"Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, On the natural history of destruction",
nhà xb Vintage Canada, Anthea Bell dịch, từ tiếng Đức.
-Ai di truoc, nguoi con lai se phai lo
trang TV. How?
-Gau chet la Tin Van chet. Amen.
Tác giả bức hình về Việt
Nam năm 2000, chắc bức hình được chụp thời gian này.
Trông hình vẫn
thiên đường thuở ấy của Gấu .
So vị
trí, chắc phiá bên này sông là khu Cột Cờ Thủ Ngữ, hoặc xế xuống chút
nữa, ngang cầu Khánh Hội.
Cột Cờ Thủ Ngữ
là nơi có bến đò Thủ Thiêm, nhà hàng Point des Blageurs,
nhà
hàng nổi Mỹ Cảnh, trước 1975.
Sau 1975, có
bến đò đưa thân nhân đi thăm
tù cải tạo tại trại Đỗ Hải, Cần Giờ.
Mỗi tháng,
thường là bà cụ Gấu ghé đây,
xuống đò, đi tới gần trưa thì tới một bến đò. Xuống, đi thuyền nhỏ, qua
sông. Bên kia sông là trại cải tạo Đỗ Hải ở giữa một vùng rừng tràm
đước, bao quanh là sông rạch, vô phương trốn thoát. Đám tù cải tạo, có
lần buổi sáng đi lao động, chìm đò, chết mấy chục mạng.
Gấu ở đây hình
như trên hai niên, về, ra Bưu Điện viết mướn trở
lại, đến 1985, gặp Châu Văn Nam, nhiếp ảnh viên UPI, anh thực hiện
chuyến
vượt
biên đúng vào năm kỷ niệm 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân, cho Gấu cùng đi.
Xuất phát đêm 23 Tháng Chạp, bãi Vàm Láng, ra cửa biển Vũng Tầu, bị
bão, rạt trở lại. Bị bắt, vô nhà tù Mỹ Tho ăn Tết. Sau Tết án cải tạo
tập trung hai niên, trại Bà Bèo, Mỹ Tho, may được ông Cậu Tư, phía bên
vợ, xin cho về.
Châu Văn Nam ở
lâu hơn. Ra tù, anh tìm đường đi Lào, có ông anh ở bên
đó. Trở về Việt Nam trở lại, kéo Gấu đi nữa. Gấu qua Lào, qua Thái, vô
trại tị nạn, tới 1994, được phái đoàn Canada nhận.
Hắn nhấp nháy con mắt [lé]
nhiều
hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi.
Nhưng cô
thư ký mới vào nghề khâm phục hắn,
và luôn gọi
hắn là "Gấu cưng" của
tôi.
Call For
The Dead
Có thể mượn,
tên một tác phẩm của nhà thơ Hung Faludy vừa
mới mất, để gọi quãng thời gian hai năm Gấu ở trại Đỗ Hải, nhưng phải
trừ bỏ những ngày đầu tiên, khi chưa liên lạc được với gia đình,
đói, và nhớ nhà quá, trốn, bị bắt, bị tống vô tổ trừng giới.
Những ngày
hạnh phúc của Gấu ở Địa Ngục
*
Lần bị bắt
đúng lúc có chuyến vượt biên đường bộ, ngả Căm Bốt. Gấu Cái
cho thằng lớn đi thế. Gấu được tin, trước khi bị đưa đi tập trung cải
tạo. Bà cụ đi thăm, vừa vui vừa buồn, đưa cái hình thằng lớn chụp trước
Tòa Đô Chính, trước khi từ giã Sài Gòn, nói nhỏ vô tai Gấu, nó đi thoát
rồi.
Nhìn bức hình,
Gấu nhận ra, đúng chỗ đó, nó đã từng chụp hình, bức hình
polaroid có thể nói là đầu tiên tại Miền Nam, do tay Horst Faas chụp,
khi anh chàng Đức này vừa từ trên văn phòng hãng AP, ở phía bên trên
Passage Eden xuống, đang tính thử
cái máy chụp đầu tiên ở Sài Gòn của anh ta.
Hóa ra không.
Thằng nhỏ bị bắt, đưa từ biên giới về Sài Gòn, giam tại
khám Chí Hòa. Lúc Gấu đi Đỗ Hải, là Gấu Cái đang tất tả lo cho nó,
thành thử
chẳng có ai đi thăm, bà cụ đâu biết Đỗ Hải hay Bến Hải hay Cà Mâu, đến
khi hỏi ra, thì đã mấy tháng trời, Gấu vừa đói, vừa lo,
không biết gia đình như thế nào, thế là liều lĩnh vượt trại.
Khi Gấu Cái lên thăm, là lúc Gấu đang ở "tù trong tù."
Cái
hình thằng
lớn, do Faas chụp đó, Gấu nhớ, là vì nó rất tức cười: Anh cu Tuấn - từ
đó, ra nick Tuấn Anh, khi viết Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề.
Anh là tên cô bạn, trong Cõi
khác - do bị sán kim,
đứng đâu thì cũng
thò tay vào trong đáy quần để gãi đít. Có thể, đó
là một trong những tấm hình polaroid đầu tiên của Sài Gòn, và Cu Tuấn
cũng
có thể là đứa con nít đầu tiên ở Sài Gòn có được mấy món đồ chơi điện
tử
remote control, do mấy tay phóng viên UPI đi xả hơi ở Hồng Kông, hay
Tokyo mang về.
Gấu đứng trước
căn nhà ở chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, thời
gian trước Mậu Thân, hình do cô bạn chụp, từ phía trong nhà.
*
Tù trong tù.
Đó là tình
cảnh Gấu, khi quá nhớ nhà, quá đói, không biết chuyện gì xẩy
ra cho gia đình, không làm sao bắn tin về nhà.... và trong lúc đang lao
động cải tạo, do tuổi già, được phân về tổ công tác trồng rau, đã đột
nhiên phát khùng và cứ thế bỏ chạy về phía ven rừng phiá trước, và vừa
chạy đến ven rừng, là kiệt sức, bèn kiếm một lùm cây khá dầy, nằm lăn
ra thở, chờ mấy anh chàng bảo vệ nông trường cải tạo tới, xách về,
chẳng khác gì một tấm rẻ rách.
Gia đình Gấu
đã biết Gấu bị bắt đưa đi cải tạo tại
Đỗ Hải, do một chú thiếu niên trốn trại, thoát, hai ba tuần trước đó,
thương tình, và nhớ lời dặn, tìm đến nhà đưa tin giùm.
Gấu đang thụ
hình tù trong tù, tại tổ trừng giới, và đang lao động, thì
có tin người nhà lên thăm nuôi.
Cậu thiếu
niên, lạ làm sao, rất khoái Gấu, tin Gấu, nói cho
Gấu biết, cậu sẽ trốn trại, và nếu được, sẽ cho Gấu đi cùng.
Sau đó, cậu
nghĩ ra kế hoạch trốn trại, thật đơn giản, nhưng có cơ may
thành công.
Bữa đó chủ
nhật, không phải đi lao động, kiếm một góc, cậu nói với Gấu,
không thể nào trốn từ đội lao động, mà phải tìm cách để được đưa ra
khỏi đội. Cách tốt nhất, là làm ra bệnh, mà phải là bệnh thiệt, để được
đưa lên khu trạm xá. Từ đó, mới có thể trốn được.
Gấu nói, đúng
như thế, nhưng ra khỏi trại, vẫn không thể nào thoát,
chung quanh rừng, trời, nước mênh mông, làm sao
thoát, thoát đi đâu.
Cậu thiếu niên
nói, phần đó để ông Trời tính.
Quả đúng như
thế, cậu làm ra bệnh ỉa chảy, được cấp tốc cách ly, và
trong đêm trốn trại, được một ghe chài đưa về tận Sài Gòn.
*
Ai đã từng
ở tù VC đều hiểu rõ, một trong những mục tiêu dã man
nhất của nó, không phải là tranh thủ thiện tính của người tù, làm sao
cho người tù yêu VC, yêu quản giáo, mà là, làm sao chuyển hận thù của
tù qua... tù, tức là qua mấy tay được VC ban cho chút quyền lực, làm
đội trưởng, làm bảo vệ, làm đầu bếp... Và người tù, thì bằng mọi cách,
phải tâm niệm, cái thằng ăng ten, chính là mình, nhưng không còn là
mình ! Bạn ở tù VC, và sẽ nhận ra chân lý, VC hiền vô cùng, bao cái ác
của VC, là mấy tay ăng ten, mấy tay được VC cất nhắc, lãnh đủ.
Theo nghĩa đó,
một khi bạn bị đưa vô tổ trừng giới, là VC không còn
nữa, chỉ còn có tù với tù: Chúng mày chơi lẫn nhau đấy nhé ! Đáy địa
ngục, nếu có, là vào những giờ phút này.
Nói như thế,
để bạn hiểu rằng, khi nghe tin có người nhà thăm nuôi,
Gấu chỉ còn có nước than Trời, tại sao lại vào lúc này?
Nông trường
cải tạo Đỗ Hải có hai loại bảo vệ, một của Đội, và một của
Nông Trường. Bảo vệ nông trường là Ông Trời, hách hơn cán bộ VC rất
nhiều, bởi vì cán bộ VC, tức quản giáo ít khi phải ra mặt, chỉ những
dịp lễ lớn, những khai mạc nghị quyết, những huấn dụ...
Đám bảo vệ
nông trường đa số còn trẻ, cũng là tù, nhưng được quản giáo
tin cậy, rút ra làm lực lượng nồng cốt.
Một trong
những tay như thế đó, tới hiện trường lao động, yêu cầu cho
Gấu tới
nhà hội, để gặp người thân.
Gặp rồi, tay
này đưa Gấu về tổ trừng giới, cất ba đồ thăm nuôi, và đưa
Gấu ra hiện trường tiếp tục lao động.
Trên đường từ
hiện trường lao động tới nhà hội, tay này căn dặn Gấu,
đại khái như sau, như Gấu còn nhớ được.
Anh đang bị án
tù trong tù. Khi gặp người thân, hãy tranh thủ ăn, còn
bao nhiêu, về Tổ, tụi nó sẽ cướp hết.
Tôi đã kiểm
tra, người nhà của anh giấu mấy trăm đồng ở trong mấy ký
gạo. Lát nữa, anh lấy tiền đó ra, giấu thật kỹ. Số tiền này sẽ cứu mạng
anh đấy.
Tay này, hoá
ra biết Gấu. Sau đó, anh cho biết, có đọc Gấu.
Ôi chao Gấu,
nhà văn, sướng là như thế đấy, sống sót là như thế đấy!
Bạn không thể
tưởng tượng, lần gặp gia đình đó, nó bi hài đến thế nào.
Gấu Cái nói
mặc Gấu Cái, Gấu Cái khóc mặc Gấu Cái, Gấu Đực tranh thủ
nhét đồ ăn ngập miệng.
*
The trusties
"Trusties" là những người tự
cho phép mình có được những việc làm tiêu chuẩn nhè nhẹ ở trong trại.
Những trại
viên khác tởm họ.
Gulag. Chương 9
Một trong
những trusties như thế đó, ở trại Đỗ Hải, theo mãi Gấu, cứ
mỗi lần nghe bản nhạc Chuyến Tầu Hoàng Hôn.
Anh ta lúc nào
cũng ư ử câu này:
Xe lăn
trong tim khuất xa
dần biết đâu tìm.
*
Câu hát đúng
là như vầy:
Xe lăn
trong đêm khuất xa
rồi (1)
(1) DVD
Huyền thoại Lê Minh Bằng: Chuyến
Tầu Hoàng Hôn, lời Hoài Linh, nhạc Minh Kỳ, sáng tác năm 1964.
*
Thằng
chả này độc thật là độc. Khi Gấu, sau 15 phút
gặp Gấu Cái, tại Nhà Hội, xách mấy bịch thăm nuôi về tổ trừng
giới, trong đó có mấy chú cua còn sống, rồi lại ra hiện trường lao
động, khi trở về, Gấu nhìn thấy càng cua, vỏ cua trải dài từ ngoài
đường vô tới tổ. Cả một bọn trusties làm sạch mấy bịch thăm nuôi, chỉ
để lại cho Gấu đâu mấy ký gạo. Và mớ vỏ cua.
Chúng ăn đến
bội thực, nếu không, cũng chẳng còn.
Ngay bữa sau
là Gấu được trả về Đội cũ.
*
Trong Gulag,
Solzhenitsyn kể câu chuyện một anh thợ bị án tù 10 năm
vì tội xúi giục, agitation, phản cách mạng.
How ? Như thế
lào ?
Anh được cách
mạng giao phó, thiết kế công trình sàn, một câu lạc bộ
của nhân dân. Mọi thứ đều được dời đi,
tường trống trơn, không một cái đinh, không một cái móc. Làm sao
treo cái nón, cái áo khoác? Ngó quanh quẩn, chỉ còn độc nhất pho tượng
Lênin, thế là anh treo cái nón lên đầu Lênin, khoác cái áo jacket cho
Lênin, nè Ông Trùm, coi chừng đồ cho ta, để ta phục vụ cách mạng.
Có người
đi qua, ngó thấy, thế là tù.
Câu chuyện thú
vị trên đây làm Gấu nhớ đến câu chuyện của Gấu, liên
quan
tới Bác.
Gấu đã kể một
hai lần, chỉ với những bạn bè thật thân, và ai nghe cũng
lắc đầu, chưa có thằng nào ngu như thằng Gấu. Ở tù VC mà còn dám kể
chuyện tiếu lâm về Bác.
Câu chuyện
này, xẩy ra ngay sau những ngày ra tù nhỏ về lại tù lớn.
Nhà Hội
Lần ở trại cải tạo PVC, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi
tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu
chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm
nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên
thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn,
hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố
trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào,
bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy
qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm
chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác
xã.
|