|
Gấu, nhà văn
" A book is the writer's
secret life, the dark twin of a man: you can't reconcile them."
William
Faulkner: Mosquitoes [1927] (1)
Một cuốn sách
là cuộc đời bí ẩn của nhà văn, cái thằng anh em sinh đôi
u tối của hắn ta: bạn đừng hòng hoà giải hai thằng chả này.
(1) Coetzee
trích dẫn trong bài viết trên tờ Điểm sách Nữu Ước, Thời Vô
Song
*
Thời gian là
chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là
một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được.
Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những
cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải
bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng
và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự
thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực
ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng
đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện
này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.
William
Faulkner đọc Con
Đường
Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque,
trong W.
Faulkner: Tiểu luận,
Diễn văn, Công
Thư [Public
Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản
2004.
Tôi đọc những
dòng mở ra bài điểm sách trên, mà cứ tưởng tượng ra rằng
thì là, đây là những lời tưởng niệm, ở một bãi biển có những cái
thuyền, cái bè tị nạn người Việt đã từng ghé. NQT
Ba mươi năm
rồi, có vẻ như chúng ta, những người Việt đã từng bỏ chạy
quê hương Miền Nam, đã cảm nhận ra, cái gọi là sự chiến thắng vượt quá
sự thất trận, mà những kẻ thắng trận chẳng thể nào hiểu nổi, hay tiên
đoán ra được.
Có khi bây
giờ, chúng đã hiểu ra điều này, khi cố tình cho hạ những tấm
bia tưởng niệm?
Anh
em nhà Gấu @ Đền
Hùng, Tháng Sáu, 2001
Gấu
em nghiêm túc hơn, lúc nào cũng bỏ áo vô thùng,
nhưng cái dây nịt, [thắt lưng], Gấu
anh mang về.
Mặt nghệt ra như mất sổ gạo.
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô để
dành
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu anh có cái quần
đùi hoa
[Năm yêu anh có cái dây nịt quần Cà na đa!]
Con người và tư tưởng thời bao
cấp
|