Gấu, nhà văn
Phần
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Phần Ba
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Oanh kích
vs Pháo
kích
|
Gấu, nhà văn
Nhân chuyện
học, ở trong nước, mới có một em được điểm 10 cao
quí nhất của môn văn, là nhờ nhớ như in, một bài văn mẫu!
Đây là một
trường hợp quá tuyệt vời của kiểu giáo dục 100 năm trồng
người. Thành công một trăm phần trăm! Trồng sao, thì quả vậy.
Gấu bỗng nhớ,
một trường hợp y chang, nhưng hơi bị ngược lại, của học
sinh Miền Nam. Chuyện này hoàn toàn "non-fiction", không phải giả
tưởng, vì xẩy ra với một người học trò của Gấu: Cô con gái của ông Chú
của Gấu, mà Gấu khi đó làm nghề kèm trẻ tại gia. Ông chú này Gấu đã
nhắc tới nhiều lần, thí dụ như trong Tên
của
cuộc chiến.
Năm đó, cô học
thi lấy bằng tiểu học. Bài luận văn trong kỳ thi y hệt
một bài cô đã từng được Gấu dậy. Nghĩa là trúng tủ. Và thế là đậu.
Lạ một điều,
là thi vô Đệ Thất trường công, cũng một bài luận văn tương
tự. Cô gái về nhà mếu máo, bài thi y hệt bài cũ, đã ra thi kỳ thi tiểu
học vừa rồi, em không dám lập lại bài thầy đã dậy, vì nghĩ, như vậy là
không được đàng hoàng!
Một cách nào
đó, cô gái mơ hồ hiểu ra cái gọi là học. Học, cũng chẳng
khác gì sáng tạo, nghĩa là không hề lập lại,
ngay chính mình.
Ôi chao, tại
sao lại có một cách dậy học sinh tuyệt vời đến như thế,
tại sao lại có những người học sinh tuyệt vời đến như thế!
Vậy mà tụi
khốn nạn làm hư hỏng hết, thê thảm chưa!
Không chỉ một,
mà, chẳng biết, bao nhiêu thế hệ.
Như vậy mà
không đau, không xót, không chửi?
*
Gấu may toàn
gặp Thầy, chưa từng gặp một ông không xứng đáng để gọi
bằng Thầy.
Giả như lỡ có
gặp thì đành... lảng, như trường hợp đụng đầu ông
thầy ở Văn Khoa, năm ghi danh học chứng chỉ triết Tây, ngay giờ đầu
tiên, là đánh bài chuồn.
Sau này, nhớ,
có lần kể chuyện này, cho một người quen, người đó hết
sức ngạc nhiên, mình học cho mình, mình cần cái bằng, chứ đâu cần ông
Thầy!
Câu của người
đó, rất có lý, vào thời điểm đó. Trước 1975, học vấn là
một trong những cơ may, để sống sót cuộc chiến.
Đám
tinh anh Miền Nam đi du học, sở dĩ bợ đít VC, một trong những lý do
'tiềm ẩn' của sự chọn lựa mang tính cứu rỗi này, là, họ đã bị mặc cảm.
Theo Gấu.
Sẵn tư
chất thông minh, họ cố học giỏi, đậu cao để được đi du
học. Làm như thế, trước tiên, là để trốn lính. Và do trốn lính, nên có
mặc cảm. Thành thử chọn đứng về phiá nhân loại tiến bộ, còn giải tỏa
cho họ mặc cảm trên. Theo cái kiểu suy nghĩ, tụi tao đâu có hèn nhát,
tụi tao tởm cuộc chiến đó, tởm cái đám tôi mọi, nô lệ ngoại bang, hết
bồi Tây lại bồi Mẽo đó, tụi tao kết án chiến tranh, tụi tao 'êu' hòa
bình!
Ngoài
ra, biết VC thể nào cũng thắng, chọn VC
là còn hy vọng sau này, thành tài, về xây dựng đất nước, xây dựng cái
nhà Việt Nam, trong có cái nhà của mình, tất nhiên, to lớn đàng
hoàng hơn mười
lần trước.
Có ông còn
mong hoà bình kịp đến, ngay trong đời mình, để còn kịp về,
mà hưởng hòa bình, thế là bèn làm chó săn cho VC!
Gấu
cũng đã
từng được một ông Thầy, dậy Pháp văn, những năm học Trung
Học, để
ý,
thương tình, và khuyên bảo, cố đậu cao, Thầy lo cho đi du học. Ông khi
đó làm ở
Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Nói ra thì có
vẻ "hơi bị quá phách lối", nhưng sự kiện, Gấu học, chỉ
cần
đậu, không
cần đậu cao, một phần do không muốn giống mấy tay chạy làng kia!
Đúng
ra, chọn
lựa ở lại của Gấu cũng có lý do 'tiềm ẩn' của nó: Gấu quá
thù ghét, quá tởm lợm cuộc chiến, đến không thể bỏ chạy!
Phách lối chưa!
Nhưng, đó là
do cái chết của ông bố mà ra.
*
Vả chăng, do
nhà nghèo, phải bỏ học ngang đi làm, nhưng, là chuyên viên
kỹ
thuật, "tối cần thiết", Gấu được hoãn
dịch vì lý do công vụ.
Giả như cần
mảnh bằng, để được hoãn dịch, và làm cần câu cơm, không
hiểu Gấu có đành nhắm
mắt nhắm mũi học với ông thầy đó không? Ông này, sau này, ở hải
ngoại, có lần, qua một bài viết, nhắc đến Gấu, chê chẳng hiểu
gì triết học hiện sinh, [Gấu không đọc, nhưng một anh bạn cho biết].
Gấu cứ lẩn thẩn tự hỏi, hay ông ta
biết, Gấu không chịu học ông ta?
Bởi, nếu học
ta, gọi ta bằng Thầy, thì đã hiểu rồi!
*
Nhắc đến mấy
ông 'VC một nửa', là nhân đọc mấy bài trên một diễn đàn
trên lưới. Và cũng nhân cái vụ đọc đó, nhớ tới một ông bạn.
NMG, trong một
lần nói chuyện, cũng cùng gật gù với Gấu, ông bạn này
quả là
một kỳ nhân trong làng văn. Đọc khủng khiếp, nhưng không hề viết,
ngoài vài bài làm xàm. Ông biểu Gấu, tao sợ nhất, viết, mà lầm, thì cái
hại không thể nào lường được!
Ông bạn thành
thực tin như vậy, và Gấu,
cũng đã từng có thời, thành thực tin như vậy. Đủ hiểu biển học của ông
bạn bao la biết là dường nào!
Tinh anh của
tinh anh của Miền Nam, như thế, làm sao đí lính? Tao mà đi
lính hả? Lỡ chết, là Miền Nam mất một thiên tài ! Ông đã từng nói
với Gấu, không với thứ ngôn ngữ tách bạch, phách lối như vậy,
nhưng 'thực chất' thì nó là như thế !
Và thế là, ông
trốn quân dịch. Gấu, đến bây giờ vẫn còn tự hỏi, biển
học bao la như ông, sao không có một tí bằng cấp lận lưng, để bị bắt đi
lính, đơ dèm củ bắp, và trốn, bị đưa ra tòa án quân sự, bị đưa đi
lao công
chiến trường, tải đạn cho thằng khác bắn, cho thằng khác giết người.
Người đầy đọa ông, tếu thay, cũng là bạn của Gấu. Chính ông có lần cho
biết.
Có thể thế
thực, vì một trong 'Thất Hiền',
là Uỷ Viên
Chính Phủ tại Toà Án Mặt Trận.
Thế là ông thù
VNCH đến điên lên, và lẽ dĩ nhiên, mê VC, cũng đến
điên lên!
Về già, có vẻ
như ông nhận ra, ông bỏ uổng mất tuổi trẻ của ông. Theo
cả hai nghĩa, sau đây:
There is
moment when youth is lost. It's the moment when one loses
human beings. And one must know how to accept it. But that moment is
hard.
Có lúc, tuổi
trẻ tiêu tùng. Đó là lúc, một người mất mọi [một] người.
Và hắn ta phải hiểu, làm sao chấp nhận [từ lúc đưa em về là biết xa
nghìn trùng]: Khủng khiếp lắm đấy! [Làm sao qua nổi, con trăng này?] (1)
A little pride
helps to maintain one's distance. Do not forget it despite
everything.
Tí kiêu
hãnh [dởm] giúp bạn giữ khoảng cách [với
đồng loại]. Đừng quên điều này, mặc
dù mọi chuyện.
Camus:
Notebooks 1942-1951
[Bản tiếng Anh
do Justin
O'Brien dịch và biên tập, nhà xb Marlowe & Company, New York]
(1): Đây là
lúc mà tuổi trẻ của Gấu bị mất:
.... Khi nàng
đi được một quãng
khá xa,
đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp
nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng nói.
Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn
đánh nàng,
bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên
đường: đầu
tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên
khuôn mặt
hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột
nhiên
có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi
về, tôi
bảo tôi đi về.
Tôi hiểu rằng
tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu Rừng
Trong Đêm
Một thằng bạn
của thằng em trai đã tử trận của Gấu, đọc đoạn trên,
thương hại cho Gấu, nói, đúng ra là anh phải bợp cho nàng một vài cái.
Nếu anh bợp,
chỉ cần một cái, là tuổi trẻ của anh vưỡn còn!
*
Có vẻ như, mấy
ông VC một nửa cũng đau cùng nỗi đau của ông bạn của Gấu.
*
Ý niệm, về
siêu nhân, khởi đi từ đó.
Tuy nhiên,
Nitetzsche, hiểu, khác, về siêu nhân:
"Tout ce qui
ne nous tue pas nous rend plus fort". Ông nói. Tất cả
những gì không giết [nổi] chúng ta, làm chúng ta trở nên mạnh hơn.
Sở dĩ
Nietzsche bị gán dính với Nazi, là do bà chị/em gái. Bà này mê
Nazi. Báo Le Point, số 3
Tháng Tám 2006, đặc biệt về Nietzsche, tiên đoán: Le grand retour de
Nietzsche: Le Philosophe de la vie. Nietz, triết gia của đời sống, nhập
thế trở lại.
Nietzsche, tay bắt chuồn chuồn,
miệng lảm nhảm, trước khi chết, bên cạnh bà chị/em.
Cái tởm nhất, của mấy ông cách mạng, và của mấy ông cách mạng nửa mùa,
theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già,
đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe
ông Víp Va Ka [VVK] phán, chúng ta nhìn vầng trán mấy em
nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá,
thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của Gấu!
Trước
khi bỏ nhà ra đi làm cách mạng, có ai hỏi, tại sao, thì
trích dẫn Những Kẻ Khốn Nạn của Victor Hugo! Về già, bèn viết văn.
Sau những tiến
văn, trọng văn, kiến văn, thượng văn, nay có thêm triết
văn, với những câu văn đầy sũng nước mưa, nước mắt, nước mũi, thí dụ
như "âm điệu tủi thân", "Ở vùng nguội lạnh và
từ trong bóng hình quá khứ", hay giọng hề tuồng,..."khái niệm aufheben
của Hegel rung lên theo hoàn cảnh con người và lịch sử Việt Nam như bây
giờ: Hãy vượt qua quá khứ kiêu hãnh của mình để tìm ra được chính mình,
hỡi những người cộng sản Việt Nam" !
Mới đây nhất,
thì có, "Bám chặt vào cái hồn ma quá khứ coi đó là giá
trị quy định cuộc sống hiện tại, sớm muộn cái hồn ma ấy cũng sẽ rù quến
người ta tái hiện lại cuộc đối đầu khốc hại đã xảy ra trên đất nước,
nay đã bị lịch sử chôn vùi". (1)
Đọc mấy câu
trên, lạ một điều Gấu cứ nghĩ đến cái xen ở trong
Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh. Một anh lính sống sót cuộc chiến,
bị một anh ăn mày, cũng sống sót cuộc chiến, xin đểu, cáu quá, chửi:
-Đảng không
dậy mày cách ăn mày, hử?
Gấu cũng muốn
"chửi":
-Bộ mấy cha,
cũng muốn bắt chước Víp Va Ka, hử? Mấy cha học trường
Nguyễn Du hồi nào? Có biết viết văn không? Đã được nhà thơ kiêm nhà
biên khảo Luân Hoán đưa vô cuốn Tác Giả Việt Nam, như "Gấu, nhà văn"
chưa?
Chưa được đưa
vô Tác Giả Việt Nam, chưa có mấy dòng tiểu sử ác liệt của
'bạn ta', là... chưa được!
(1) Những câu
trên, từ một số bài trên talawas. NQT
Sự thực, cái
kiểu viết bắt buộc phải chạy qua cửa hàng nước mắt này,
thấy đầy rẫy, ở, thí dụ, Trần Trung Đạo. Không biết, có thể coi, me-xừ
Nguyễn Kiên Trung, tức Nguyễn Mạnh Côn, là tổ sư của nó, với cuốn Đem
Tâm Tình Viết Lịch Sử?
Chẳng có gì
đáng chê. Viết sao mùi là [v]ăn tiền. Ngay ông Hồ,
trước khi đi tầu suốt, còn cố đi thêm một lần cuối, câu vọng cổ, Miền
Nam ở trong
trái tim tôi, rồi mới chịu đi luôn, nữa là !
Tuy nhiên đọc
những câu phán ngu ngốc của mấy anh VC về Miền Nam Cộng
Hòa, Gấu "thật buồn", bởi vì chẳng biết bao giờ trong nước lại được
hưởng chỉ một tí tí cái không khí an bình, tự do, dân chủ của Miền Nam
ngày nào, khi Miền Bắc chưa phát động cuộc chiến. Và Gấu bỗng nhớ đến
Milosz, khi ông viết về sự ngu ngốc của Tây Phương, đối với Cộng Sản.
Theo ông, đó là do sự tưởng tượng bị hạn chế.
Thành thử, nếu
những
người Miền Nam cứ cố mà nói hay nói tốt, nghĩa là, nói thực, về Miền
Nam
trước 1975, mấy đám ngu ngốc kia cũng đếch chịu tin, do tưởng tượng
bị hạn chế.
Làm gì có
một... thiên đàng như thế ở trên trái đất?
Có thể, chính
mấy anh VC một nửa cũng cảm thấy như vậy, nhưng lại cứ
nhè mấy thằng Chống Cộng điên cuồng để mà phạng !
Cái này thì
không cần viện dẫn Milosz. Các cụ đã từng nói:
Giận CA [cá], chém thớt.
Sức mấy mà dám
đụng vô mấy anh cá VC!
*
Milosz, giải
thích thêm, sự suẩn ngốc còn là hậu quả của
những kinh nghiệm khác nhau, và những quyền lợi khác nhau. Một ông VC
con, bố đang làm lớn, làm sao chấp nhận đa đảng?
*
MY IDEAL
My ideal of virtue: those who served the cause of the mind and
preserved that passion beyond eighty and to the end.
Milosz: Chó Bên Đường
[Lý tưởng về đạo hạnh của tôi là, làm sao phục vụ nghĩa cả,
dai như đỉa, đến tận già, cho đến khi thở hắt ra.]
Cái tởm
nhất, của mấy ông
cách mạng, và cách mạng nửa mùa,
theo Gấu, là, mấy ông này, sau khi thất bại với lý tưởng lớn, về già,
đâm ra hơi bị thèm làm nhà văn.
Lần Gấu nghe
ông Víp Va Ka
[VVK] phán, "chúng ta" nhìn vầng trán mấy em
nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ thấy tương lai của đất nước, Gấu hoảng quá,
thôi bỏ mẹ rồi, thằng chả lại tính tranh nghề của mình!
Còn một cái
tởm nữa, ở mấy ông cách mạng một nửa, là, sau này, mấy ông
phản tỉnh, chửi VC chẳng thua gì... Gấu, sợ còn hơn, nhưng chưa hề có
anh nào "phản tỉnh", theo kiểu của Grass, tự chửi mình, mấy thằng trích
máu thì dễ hiểu rồi, vì Đảng bịt mắt tụi nó, nhưng một thằng 'bảnh' như
mình, sống ở 'thiên đường' mà sao chẳng nhận ra? Đây là Gấu muốn nói
tới mấy ông 'nhẩy toán' sau vụ Mậu Thân bị lộ mặt chuột, không phải đám
thiên tả ở hải ngoại.
Quái đản hơn
nữa, cái đám được hưởng ơn mưa móc của chính quyền Miền
Nam, khi cho phép chúng chạy trốn cuộc chiến, tụi hủi này chửi Miền Nam
mới
hơi bị
dữ làm
sao!
Trong những
tay ăn phải bả Cộng Sản nhưng chẳng những phản tỉnh, mà còn
chửi toáng lên, testify, đó là Ignazio Silone. Ông này phải coi
là một trùm CS thì mới đúng. Trùm CS, trùm nhà văn CS luôn, bởi vì đã
từng là đại biểu tham dự hội nghị Thành Đoàn, và cuốn tiểu thuyết của
ông Fontamara đưa ông lên đến
tận đỉnh cao của đỉnh cao văn học CS.
Chuyện xảy ra
trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh
tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một
mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ
ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng
Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
Milosz coi đây là một trong những người bạn Ý lớn lao nhất mà ông đã
từng gặp: Ông ta đối với tôi là tượng trưng của lẽ phải trong mọi tình
huống, và không hề có chuyện mặc cả [uncompromising].
Silone
đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng [famously left the Party], và
nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện, chấp nhận hy sinh
vì Đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo tôi, là một thảm
họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn tôi tới trại tập
trung cải tạo."
Milosz
cho biết, Silone hoàn toàn ý
thức được, mọi chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông, sau khi iả vào mặt Đảng CS.
*
Nói chuyện "Đóng đinh mầu
hồng", The Rosy Crucifixion, chữ của Miller, khó ai hơn nổi
ông này.
[Từ cuốn: Ba
tội ác của những người bạn của tôi].
Simenon, người
của 400 cuốn sách và của 10.000 phụ nữ !
Simenon là một trong những ông
thầy dậy tiếng Tây của Gấu. Ông này quả là một thiên tài văn chương
hình sự học.
Có một cuốn
của ông đọc từ thuở mới lớn, cứ ám ảnh Gấu hoài, đó là cuốn "Người nhìn
xe lửa đi qua". Hồi còn Sài Gòn, Gấu đã từng được coi cuốn phim dựa
trên tác phẩm này.
Gấu đã từng
viết về ông trên Tin Văn.
Niềm bí ẩn đáng sợ.
Nhà văn Pháp, André Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà
thương; ông ghé thăm, và nhận thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể
luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một cuốn truyện của Georges
Simenon!
Simenon,
người Bỉ, viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ
trẻ, ông đã quyết định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ
La Gazette de Liège. Thoạt đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà
ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay, ký tên Georges Sim, ra đời năm
1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”. Dời đi Paris vào
năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu thực sự vào
nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ
(romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt
át… Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn
chuyện kể, và rất nhiều bài báo.
Trong
một cuộc phỏng vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ
người Pháp, Colette. Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè
thử thời vận của mình.
“Ham
làm văn quá” (nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires),
Colette phán. Chỉ một câu đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng
thế giới của mình, bằng những nhân vật bình thường, những ngôn từ bình
thường. Những câu chuyện của ông, cũng bình thường, và có thể xẩy tới,
cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.
Độc
giả người Việt chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam,
để làm một nhịp cầu đi vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu
chuyện một anh chàng nghèo ơi là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi
ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp tiền dầy cộm. Khoảnh khắc
‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà ra về, chơi luôn
cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con người bình
thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí dụ
như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui regardait passer le
train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về
hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền
bạc, trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy
tớ quá thất vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay
đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc
cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.
Anh lần tới,
lạc vào một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư?
Được cung phụng hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao
quên được trần gian cực khổ?
Trần gian khổ
cực, có điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể
bỏ: cứ 5 giờ sáng thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu
chuyện chấm dứt khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa
Ngục, cứ hướng Địa Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng
kiến cảnh tượng anh gối đầu lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành
buổi sáng đang lao tới…
George
Steiner, trong một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi
Simenon là tiểu thuyết gia dị thường nhất của thời đại chúng ta. Ông
phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết mà người ta gọi là lớn, chúng
sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính trí thức. Khá nhiều
tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người Không Phẩm
Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết gia
cũng như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm.
Đừng đòi một chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của
thời đại chúng ta - đừng cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges
Simenon. Tôi có thể lấy trên giá sách của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về
Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10 trang của Balzac, hay 20 trang của
Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy, Balzac cũng vậy): Simenon chỉ
cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với một tiếng ồn lớn.
Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ quán rượu
kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe
giao sữa, tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người
đi vô Khu Cầu Muối (Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló
dạng. Simenon không chỉ đem đến cho bạn một thành phố, không chỉ một
điều không một sử gia nào có thể vượt được, về nước Pháp, nhưng còn
điều này: rằng hai hoặc ba con người liên quan tới câu chuyện, đã sẵn
sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó, Simenon cho bạn nhận ra rằng
những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm cửa, rồi những tiếng
chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế là bạn nhập vô
mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là mysterium tremendum (điều rất thiêng),
về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum,
Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng
sợ, bí mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you
tremble). Cũng trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause
of) Thượng Đế là nguyên nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ muốn ngang hàng với
ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret, viên thanh tra cảnh
sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị thường nhất của thế
kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le Letton”. Được nhà
xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở thành
nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài
tử Jean Gabin. (1)
(1) Bữa
ghé tiệm sách, mua số báo Văn học, Le Mazagine Littéraire, Gấu thấy một
cuốn sách hình, của một tay quá mê ông cò Maigret. Bèn làm một chuyến
đi thăm, và chụp hình tất cả những bót cảnh sát ở Paris !
Như
trên đã nói, Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng
những chữ cầu kỳ, không “cố tình viết văn”, nhờ vậy mà mà Gấu tôi được
hân hạnh làm quen với ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn
ngoại: như một cách học tiếng Tây!
Mai Thảo cũng là một người rất mê Simenon.
Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài Gòn (trước
1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã từng tự
giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm
ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có,
không phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông
nhận lời thách đố của một tờ báo.
Cuốn Maigret sau cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất
hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc
hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái Mari-Jo tự tử, ông ghi
lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires Intimes, Hồi Ký Riêng
(1981).
Simenon mất tại Lausanne vào năm 1989. Cả
đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh, của cõi người,
và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi nỗi đau
của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một
người bạn trai.
Đúng là niềm bí ẩn đáng sợ!
*
Lạ một điều, cái vụ mấy ông VC chiến thắng Miền Nam, và sau đó, bị biến
thành bọ, sao giống y chang cái cảnh anh nhân viên, khi mở cái cà tạp
ra, và thấy tiền ơi là tiền!
Đúng là niềm bí ẩn đáng sợ!
|