TẠP GHI
|
Absalom, Absalom!
…
and he would seem to listen to two
separate Quentins now - the
Quentin Compson preparing for Harvard in the
South, the deep South dead since
1865
and peopled with garrulous outraged
baffled ghosts, listening, having
to
listen, to one of the ghosts which had refused to
lie still even longer
than most had,
telling him about old ghost-times; and the Quentin Compson who was still too young to
deserve yet
to be a ghost but nevertheless
having to be one for all that, since he was born and bred in the deep
South the same as she was - the two separate Quentins now
talking to one another in the long silence of
notpeople in notlanguage…
"Because you
are going away to attend
the college at
Harvard they tell me," she said. "So I
dont imagine
you will ever come back here and settle down as a country lawyer
in a little town like Jefferson
since Northern people have already seen to it
that there is little left in the South for a young man. So maybe you
will
enter the literary profession as so many Southern gentlemen and
gentlewomen too are doing now
and maybe some day you will remember this and write about it. You will
be
married then I expect and perhaps your wife will want a new gown or a
new chair for the
house and you can write this and submit it to the magazines. Perhaps
you will even
remember kindly then the old woman who made you spend a whole afternoon
sitting indoors
and listening while she talked about people and events you were
fortunate enough to
escape yourself when you wanted to be out among young friends of your
own age."
"Yessum,"
Quentin said. Only
she dont mean that
he
thought. It's because
she wants it told.
William
Faulkner: Absalom,
Absalom!
Đoạn thứ nhất, trích Absalom,
Absalom!,
là do đọc mấy bài viết,
về một thứ ngôn ngữ, tiếng Việt của Miền Nam trước 1975, in the long
silence of
notpeople in notlanguage…, đã đi mò tôm theo ông Diệm, sau thống nhất
đất nước,
đốt sách chôn học trò, chỉ còn một thứ chữ của Tân Tần Thuỷ Hoàng!
Và
nhân đọc những bài viết của một số
tác giả Miền Nam, như Đỗ
Long Vân, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, và nhất là, bài Một Bông Hồng của Nguyên
Sa.
Cụm từ có tên Viên Linh, nhắm nhắc tới
bài viết Thằng Lùn
Nhà Thơ Đức Bà, của VL đập tay VC nằm vùng Vũ Hạnh, nhưng thực sự là để
đánh tên
lùn Gấu!
Về chuyện đánh hai nhà thơ nổi tiếng
Miền Nam thời đó, Vũ
Hoàng Chương và Đinh Hùng, như là một cách để đưa mình lên, theo thiển
ý, là
nhắm xỏ xiên một nhà thơ mà Nguyên Sa không ưa, và đã từng gọi là Đông
Phương
Bất Bại, cũng như Gấu được ông ban cho nick là Tên Sa Đích văn nghệ.
Nguyên Sa cũng đã từng phạng Phạm Công
Thiện, không thuộc
giới khoa bảng. PCT, ngay khi đó, có lên tiếng trả lời. Như Gấu còn nhớ
được, PCT,
có than giùm NS, [tại sao thi sĩ trong một thời khốn khổ như thế này,
và,] tại
sao thi sĩ lại vướng vào chốn tục lụy như thế?
NS cũng là người khui ra vụ tờ Sáng
Tạo nhận tiền của Mẽo,
theo như Gấu còn nhớ.
Một lần, ngồi cà phê
Factory, ở
Sài Gòn Nhỏ, có NMT, cũng thi sĩ, phê bình gia, ông trách Gấu này, NS
đã mất,
tại sao còn đem ba cái chuyện lẩm cẩm ra nói?
Chi tiết lẩm cẩm mà ông muốn nói tới, là kỷ niệm một lần Gấu
ngồi cà phê Quán Chùa với ông anh nhà thơ, sau khi vụ đụng độ giữa ông
và NS -
mà nguyên nhân có thể là do Gấu gây ra một phần, khi đọc tập truyện
ngắn Mây
Bay
Đi của NS - đã chìm vào quên lãng. Ông anh nhà thơ mơ màng nhớ lại ngày
mới
quen NS, khi ông vừa từ Tây về, và gia nhập nhóm Sáng Tạo. Ông nhắc tới
hình
ảnh một NS trẻ trung, nhanh nhẹn, đạp xe đạp, với cái nón sau trở thành
“thương
hiệu” của NS, tới thăm ông, tại căn nhà ở Xóm Gà.
Như thế, nhà thơ đâu có thù hằn gì NS.
Gấu có nghe nói, tuy không được đọc, trong hồi ký, Nguyên Sa
có vẻ như ân hận về những sự đụng độ trên. Thành thử cái vụ cho đăng
lại bài
viết Một Bông Hồng, có được sự đồng ý của người đã khuất hay không.
*
Đoạn
thứ hai, trích Absalom, Absalom!,
là để cho thấy, Gấu này
đã từng tập viết văn, bằng cách đọc, và thuổng, văn Faulkner.
Khi
anh định viết về những chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu
thương một người đàn bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái),
và như một kinh nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và
ngưỡng mộ (W. Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút
nợ, hay để mua cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi
giầy, đôi dép cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh
viết. Tất cả những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương,
và cũng chẳng liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã
trải qua đó, đã xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ
một cuộc vui, một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước
(cái không khí túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến
rũ), đã cho anh thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết
bết, chống lại sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về
những gì thật nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về
đời sống, cái chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm
thường giản dị, và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
Mộ
Tuyết
*
Hai anh chàng Quentin, một sửa soạn vô Đại học, đang ngồi
nghe một bà miệt vườn, kể chuyện về một Miền Nam Sâu Thẳm, đã chết từ
1865
[này, đừng loạng quạng viết thành 1975].
*
The basic idea for the book remained constant: traumatic events from
the last century would be recovered, retold, and confronted in
the early part of the 20th
century by Quentin Compson.
Ý tưởng làm nền cho cuốn Absalom,
Absalom thì luôn
luôn được giữ nguyên, không đổi: những sự kiện đau thương từ cuối thế
kỷ
vừa qua, được lưu giữ, cưu mang, kể lại, và đối đầu, ở đầu thế kỷ 20
bởi Quentin
Compson
Jay Parini: One Matchless Time: A Life of William Faulkner.
[Thời Vô Song: Cuộc đời W. Faulkner]
*
Nơi dòng sông chảy về
phiá Nam.
Uncivil Wars.
Rivers of brown water, rundown mansions, black slaves, equestrian wars
– lazy
and cruel: the peculiar world of The Unvanquisted is
consanguineous with
the America
and its history.
Jorges Luis Borges đọc The Unvanquited của W. Faulkner
Jay Parini trích dẫn, trong Thời Vô Song.
*
“Như” Brodsky,
tiếng Anh của Gấu là tự học. Và ‘như’ bất cứ
một người viết, những bài viết, kiểu viết như tạp ghi, tiểu luận, điểm
sách,
phê bình.. đều tự học. Khi viết chúng, Gấu chẳng có một bài mẫu nào ở
trong
đầu.
Nếu có, thì
thường là một… ‘viễn ảnh’. Nhìn thấp thoáng đâu
đó, bài viết sẽ chấm dứt như thế nào, nghĩa là: nó, chắc chắn sẽ mở ra
một bài
viết khác. Khi nào Gấu cũng, chỉ, có thể kết thúc một bài viết từ một
viễn ảnh
đó.
Thành thử,
chưa từng có người nào khen Gấu tuyệt như là ‘bà chủ quán’,
tại một
‘chợ cá’: Anh chỉ cho tôi thấy, một bài viết nào của anh, mà anh cho
là… hoàn
tất?
Mấy anh chê
Gấu, viết chẳng giống ai, đều đếch biết viết
văn, làm thơ. Thực sự là vậy. Có ông chê Gấu, anh không biết chấm câu!
Cái dấu
phẩy anh dùng kỳ quá !
Có một nhà văn
thành thực nói, lần đầu đọc bài ông viết về
VP, nhà văn Bình Định, cứ nghĩ, thằng cha này đang viết một bài, lộn
qua một
bài khác. Nhưng đọc kỹ, mới nhận ra cái bố cục ‘xen lẫn’ của nó.
Thật sự, đây
cũng là từ Faulkner. Gấu nhớ, lần khoe với ông
anh, Gấu khám phá ông thầy của mình, và cuốn sách gối đầu giường của
Gấu, cuốn
Absalom, Absalom!, ông gật gù, tao khoái cuốn Les Palmiers Sauvages,
Những Cây
Sồi Dại, hơn. Cuốn này quái dị lạ, là hai cuốn, chẳng mắc mớ gì với
nhau, vậy
mà viết song song, in chung trong một cuốn.
Tất cả những
bài viết của Gấu là mong được như thế, nó luôn
luôn có phần âm bản của nó, hoặc chưa viết, hoặc viết song song, hoặc
chẳng bao
giờ viết, nhưng vẫn có nó đâu đó, như là một ‘viễn ảnh’.
Về cái sự tự
học của Brodsky, Coetzee, thật thú
vị, khi nhận xét những bài tiểu luận của nhà thơ Nga.
Liệu mấy ông
phê bình gia có bằng cấp học được gì ở Brodsky?
Tôi [Coetzee]
sợ không.
Để thao tác
[operate] ở mức độ như ông, người ta phải sống kề cận
vói những nhà thơ lớn lao của quá khứ, và có lẽ, còn được Nữ Thần Thi
Ca thăm
viếng nữa.
Liệu Brodsky
học được gì ở họ?
Chắc có đấy.
Đừng có viết tùm
lum tà la như… thằng cha Gấu (1).
(1): Nguyên
văn: not to publish your lecture notes verbatim,
unrevised, and uncondensed, quips and asides included. The lectures on
Frost,
Hardy, and Rilke could with advantage be cut by ten pages each.
[Đừng cho in
ba cái notes chưa được coi lại. Những bài về
Frost, Hardy và Rilke hay hơn nhiều nếu thiến đi mỗi bài chừng 10
trang].
|
|