|
Tôi làm báo
Hồi ký
Tạ Quang
Khôi
Tạ Quang
Khôi dưới mắt họa sĩ Đằng Giao.Thời Nhật báo Tự Do
Cuối tháng 8
năm 1954, tôi theo gia đình bà chị ruột di cư vào Nam, trong khi bố mẹ
tôi còn ở
lại Nam Định. Vào đến Saigon, tôi phải tìm cách sống tự lập ngay. Một
số bạn học
cũ ở Chu Văn An Hà Nội rủ tôi xuống Tây Ninh dạy học cho một trường
trung học của
Cao Đài. Tôi đang phân vân vì không muốn xa Saigon thì một nhóm nhà văn
miền Bắc
cũng mới di cư họp nhau xuất bản tờ nhật báo Tự Do. Để việc in báo được
độc lập,
họ mua một máy in riêng đặt ngay trong tòa báo.
Sau khi đến
Hoa Kỳ định cư, dù khá bận rộn với công việc làm nhưng ông vẫn tìm thời
gian để
sáng tác với nhiều thể loại khác nhau; ông đã cống hiến cho nền văn
chương hải
ngoại một số truyện ngắn, cũng như một số bài nghiên cứu văn học thật
sâu sắc
và rất được ưa chuộng.
Ông đã và
đang cộng tác, điều hợp nhiều tờ báo văn học tại hải ngoại. Tuy thế,
ông vẫn
không nghĩ mình là một nhà văn chuyên nghiệp.
Nhóm chủ
trương tờ Tự Do mới đầu gồm có: Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong,
Đinh Hùng
và Vũ Khắc Khoan. Ông Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, ông Mặc Thu làm quản
lý và
ông Như Phong làm thư ký tòa soạn. Khi bắt đầu có nhà in, họ cần một
thư ký và
tôi được mướn. Lương tháng là 1,500 đồng. Có việc làm ở ngay Saigon là
tôi mừng
rồi, bất chấp lương cao thấp. Ngoài công việc nhà in, tôi vẫn giúp thầy
cò
(correcteur) sửa bản vỗ của thợ xếp chữ. Nhờ thế, tôi liên lạc thân mật
với các
nhân viên tòa soạn.
Báo được dân
Bắc di cư ủng hộ nhiệt liệt nên số phát hành tăng nhanh mỗi ngày. Thế
là nhóm
chủ trương quyết định ra thêm một tờ tuần báo lấy tên là Văn Nghệ Tự Do.
Các bài
đăng
trong tờ nhật báo gồm có: “Chuyện hàng ngày” (film du jour) do ông Tam
Lang phụ
trách; ông thi sĩ Đinh Hùng viết một truyện dài dã sử “Kỳ Nữ Gò Ôn
Khâu” với
bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang, một bài thơ châm biếm “Đàn Ngang Cung” với
bút hiệu
Thần Đăng và tranh hí họa chống cộng; ông Như Phong, ngoài công việc
thư ký tòa
soạn, còn viết một truyện dài tên là “Một Triệu Đồng”.
Khi nhóm chủ
trương mở rộng, có thêm ba người: Nguyễn Hoạt, Bùi Xuân Uyên và họa sĩ
Phạm
Tăng. Ông Nguyễn Hoạt, ngoài việc giúp ông Như Phong về tòa soạn, còn
viết một
truyện dài hàng ngày, tên là “Trăng Nước Đồng Nai”. Vì làm việc quá
hăng say,
ông Như Phong bị lao phổi. Ông phải nghỉ nhà để chữa bệnh. Việc tòa
soạn do ông
Nguyễn Hoạt tạm thay thế. Đáng lẽ khi ông Như Phong nghỉ, truyện dài
“Một Triệu
Đồng” cũng phải tạm ngưng, nhưng tòa soạn lại quyết định tiếp tục. Ông
Nguyễn Họat
yêu cầu mỗi người viết một đoạn để chờ ông Như Phong đi làm lại. Ông
Đinh Hùng
là người đang viết nhiều bài nhất cũng phải viết giúp. Nhưng rồi vẫn
không thấy
ông Như Phong trở lại làm việc, những người viết thay không chịu viết
tiếp nữa.
Bỗng một hôm ông Nguyễn Hoạt nói với tôi: “Anh viết giúp cho một vài kỳ
đi, Như
Phong cũng sắp đi làm rồi.” Tôi rất ngạc nhiên về đề nghị ấy vì chưa
bao giờ
tôi dám mơ tưởng đến việc viết truyện dài đăng báo. Thỉnh thoảng tôi
chỉ làm một
bài thơ loại cóc chết hoặc viết một truyện ngắn vớ vẩn. Bây giờ viết
truyện
dài, dù chỉ vài kỳ, tôi cũng nghĩ rằng tôi không đủ khả năng. Không
những thế,
tôi đâu có phải là nhân viên tòa báo, chỉ là một thư ký quèn của nhà in
thôi.
Tôi tìm lời từ chối khéo, viện cớ không hề đọc truyện “Một Triệu Đồng”
nên có
biết gì đâu mà viết tiếp. Suy nghĩ một chút, ông Họat nói: “Vậy thì hôm
nay tôi
viết, anh cố đọc lại từ đầu truyện, rồi mai anh viết giúp vài kỳ.”
Tuy trong
lòng rất ngại ngùng, nhưng lại không muốn làm ông buồn, tôi đành nhận
lời. Thế
là đêm hôm đó tôi phải thức khuya để đọc truyện “Một Triệu Đồng” của
Như Phong.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu hí hoáy viết. Viết được trang nào tôi đưa
ngay cho
ông Nguyễn Hoạt xem trước. Ông gật gù ra điều đắc ý. Tôi viết được ba
ngày thì
ông Như Phong trở lại làm việc. Tôi mừng húm. Ông Như Phong viết thêm
vài kỳ nữa
thì chấm dứt. Vì ông chấm dứt bất ngờ nên tòa soạn không kịp tìm truyện
khác
thay thế. Ông Nguyễn Hoạt đề nghị với ban chủ trương mời tôi viết trám
chỗ trống
đó. Ông nói với mọi người: “Mấy kỳ anh Khôi viết thay anh Như Phong
thấy cũng
được lắm.” Tòa soạn đồng ý và bảo tôi thử viết một đoạn xem sao. Đêm
hôm đó tôi
thức trắng để cố gắng viết một chương cho truyện dài đầu tay. Đó là
truyện “Vực
Thẳm”. Tôi lấy bút hiệu là Tạ Quang Diễm vì đó là bút hiệu của tôi khi
làm thơ.
Ông Nguyễn Hoạt đọc xong chuyền cho mấy ông trong ban chủ trương. Mọi
người đêu
đồng ý cho đăng truyện “Vực Thẳm”. Ông Vũ Khắc Khoan nói với tôi: “Mày
việc
đ…gì phải lấy bút hiệu, cứ tên thật mà chơi cũng được.” Ông Khoan là
bạn học của
mấy ông anh họ tôi ở Bưởi nên vẫn coi tôi như em. Thế là tôi trở thành
một nhà
văn viết feuilleton.
Nhưng tờ Tự
Do không sống lâu, nội bộ lủng củng rồi…dẹp tiệm.
Tôi không hiểu
truyện “Vực Thẳm” của tôi có ăn khách không, nhưng khi Tự Do đóng cửa,
tôi được
ông Hồ Anh, chủ nhiệm báo Ngôn Luận, mời viết truyện dài cho báo. Sau
này, khi
ông xuất bản tờ tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong tôi cũng viết một truyện
dài.
Trở lại chuyện
nhật báo Tự Do bị đóng cửa.
Việc thứ nhất:
Một hôm ông Tam Lang sai tôi đến một building ở đường Bà Huyện Thanh
Quan để gặp
một đại diện của nhóm Ngân hàng. Nhóm này có ý định lấy tên báo Tự Do
để ra một
tờ báo riêng cho nhóm họ. Điều kiện duy nhất của ông Tam Lang là nhóm
Ngân Hàng
dùng lại cả tòa soạn của Tự Do cũ. Nhưng nhóm này từ chối. Thế là việc
cộng tác
không thành. Sau đó, nhóm Ngân Hàng xuất bản tờ nguyệt san Bách Khoa.
Tờ báo
này có rất nhiều uy tín trong giới văn học.
Việc thứ
hai: Năm 1996, ông Như Phong sang Mỹ theo diện HO, lên Virginia chơi và
ghé
thăm tôi. Trong dịp này, tôi hỏi ông về chuyện lủng củng nội bộ của báo
Tự Do.
Ông cho biết thực sự không có chuyện lủng củng nội bộ. Sở dĩ Tự Do bị
đình bản
vì lý do chính trị. Phủ Tổng thống thấy báo Tự Do được dân Bắc di cư
ủng hộ thì
không vui, vì nhóm chủ trương và nhân viên tòa soạn không ai có đạo
Thiên chúa,
lại không có ai là người Trung. Thế rồi báo đình bản được ít lâu lại
được xuất
bản với chủ nhiệm và quản lý mới. Đó là hai ông Phạm Việt Tuyền và Kiều
Văn
Lân. Hai ông không những theo đạo Thiên chúa mà còn là nhân viên phủ
Tổng thống.
Ông Như Phong vẫn làm thư ký tòa soạn, ông Nguyễn Hoạt vẫn là một nhân
viên tòa
soạn. Ông còn viết thêm mục “Chuyện Hàng Ngày” với bút hiệu Hiếu Chân.
Mục này
được đổi tên là “Nói Hay Đừng”. Ngoài Hiếu Chân còn hai người nữa cũng
viết
trong mục này, là nhà văn đường rừng Tchya Đái Đức Tuấn. Bút hiệu của
ông trong
“Nói Hay Đừng” là Mai Nguyệt. Người thứ ba là Phạm Xuân Ninh, tức Hà
Thượng
Nhân, với bút hiệu Tiểu Nhã. Ông nói lái “Nói Hay Đừng” thành “N… Hay
Đòi”. Mục
này được độc giả rất hâm mộ vì lối viết sắc bén và châm biếm của các
tác giả. Một
lần, Mai Nguyệt viết một bài đụng chạm tới ông Cao Văn Tường, chủ tịch
quốc hội.
Ông Tường đòi trừng phạt báo Tự Do. Mai Nguyệt đã không sợ, còn viết
thêm một
bài, gọi ông Cao Văn Tường là “Cao Tặc” (đọc lái là C.. Tao). Câu
chuyện tưởng
sẽ nổ lớn, nhưng nhờ có sự dàn xếp khéo léo của bác sĩ Trần Kim Tuyến
mà được
êm thắm.
Cuối năm
1969, không nhớ chắc vào tháng nào (8 hay 9?) tôi vào nhà thương Saint
Paul
thăm nhà văn Thanh Nam. Ông bị thổ huyết vì lao phổi. Vừa thấy tôi,
Thanh Nam
nói ngay: “Đêm qua tao sợ quá!” Tôi liền nghĩ tới ma quỷ vì tôi vẫn
nghe đồn
phòng nhà thương nào cũng có ma. Bệnh nhân chết trong các phòng nhà
thương
không phải ít. Nhiều linh hồn không siêu thoát được, cứ luẩn quẩn nơi
mình chết.
Nhưng Thanh Nam nói ngay: “Đêm qua, ông Tchya Đái Đức Tuấn chết trong
nhà
thương này. Tao tưởng tao cũng đi theo ổng ngay.” Tôi phì cười trấn an
ông:
“Mày làm sao mà chết được. Bệnh mày chỉ là bệnh ghẻ phổi, chích hết một
série
Streptomycine là khỏi ngay, lại tha hồ đi tán gái.” Quả nhiên, chỉ ít
lâu sau
Thanh Nam được xuất viện, rồi sống cho đến ngày mất vì ung thư cuống
họng ở Mỹ
vào cuối năm 1984.
Trở lại báo
Tự Do. Bà vợ kế của ông Phạm Việt Tuyền là con gái Cụ Đốc Giác, trước
kia ở Hải
Phòng. Cụ Đốc Giác quê ở phủ Xuân Trường, Nam Định, có họ với Trường
Chinh Đặng
Xuân Khu. Vì thế, sau khi miền Nam bị cộng sản chiếm, gia đình ông Phạm
Việt
Tuyền đươc đi Pháp, định cư ở Strasbourg. Sau đó ông Tuyền bị tai biến
mạch máu
não, nằm liệt nhiều năm.
Nhắc đến báo
Tự Do, cả thời Bắc Kỳ di cư lẫn thời phủ tổng thống, người ta không thể
quên
cái công rất lớn của ông Như Phong Lê Văn Tiến. Phải nói là “tuần chay
nào ông
cũng có nước mắt”. Ông luôn luôn hết lòng lo cho tờ báo. Trong cả hai
giai đoạn
ông đều làm thư ký tòa soạn và viết truyện dài hàng ngày. Giai đoạn đầu
ông viết
“Một Triệu Đồng”, sang giai đoạn sau, ông có truyện “Khói Sóng”. Đây là
truyện
ông kể lại hồi còn trẻ đi theo các bậc đàn anh Hoàng Đạo Nguyễn Tường
Long, Nhất
Linh Nguyễn Tường Tam…làm cách mạng, chống cộng sản ở chiến khu Vĩnh
Yên, Việt
Trì. Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, đã phải đeo dây oxy để thở
vì bị
ung thư phổi, ông vẫn nhờ tôi tìm lại truyện “Khói Sóng”. Một nhân viên
trong
thư viên Quốc Hội Mỹ cho biết một thư viện của Hạ Uy Di có đầy đủ báo
Tự Do, tức
là truyện “Khói Sóng” không sót một kỳ. Ông mừng lắm, nhưng chưa kịp
làm gì thì
ông đã ra đi vĩnh viễn. - Trích Hồi Ký Làm Báo
Blog NXH,
VOA
Về Tạ Quang
Khôi
Tạ Quang
Khôi sanh năm 1929 tại Nam Định, Bắc Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại
Học Sư Phạm
ban Việt Hán, ông dạy môn Quốc Văn và nguyên là Tuỳ Viên Văn Hóa tại Bộ
Quốc
Gia Giáo Dục, Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nguyễn Trãi Saigon, Thanh
Tra Trung
Học tại Bộ Giáo Dục VNCH. Hiện ông đang nghĩ hưu và cư ngụ tại tiểu
bang
Virginia, Hoa Kỳ.
Ông theo
nghiệp văn rất sớm, ngay từ lúc còn rất trẻ, cuối thập niên 1940'.
Trước 30
tháng 4 năm 1975, ông viết truyện dài đăng báo hàng ngày và truyện ngắn
cho các
báo hàng tuần, và là biên tập viên Đài Phát Thanh Sài Gòn.
|