Đúng hơn, dịch
Faulkner, nhưng, do viết văn, cho nên bị ảnh hưởng. Trong “Tại sao đọc
cổ điển”
của Italo Calvino có 1 bài thần sầu về ông. Gấu tính dịch hoài, quên
hoài.
Tay Pavese
này bảnh hơn Gấu nhiều lắm, ổng dám đi luôn, còn Gấu, xin làm đệ tử Cô
Ba, mấy
lần năn nỉ, xin cho theo hầu luôn, cổ lắc đầu, mi còn phải trả nợ nhiều
lắm,
chưa đi được.
“Trăng &
Lửa” có lẽ là cuốn tiểu thuyết “Mẽo ơi là Mẽo”, the most American
novel, đã được
viết bởi một ngôn ngữ nước ngoài.
Mẽo nhất, Mẽo
ơi là Mẽo, 1 phần là nhờ Faulkner.
TV sẽ đi bài của Italo Calvino. Tuyệt.
Hé tí, sơ sơ,
theo kiểu sex appeal:
Mỗi cuốn
tiểu thuyết của Pavese thì lòng dòng [resolve] quanh 1 đề tài ẩn
[hidden
theme], một điều gì không nói ra, và đúng là điều ông
muốn nói, và điều này chỉ có thể diễn tả bằng cách đừng nhắc đến […
which
can be expressed only by not mentioning it]
Nơi chốn
không làm sao sống nổi là nơi chốn con người cảm thấy hạnh phúc!
Một lý do tốt
lành để tự tử thì không hiếm hoi ở bất cứ một con người
Nỗi buồn lớn
lao nhất một con người cảm thấy, đó là khi những lý tưởng thất bại
của người
đó, biến thành hiện thực!
Những nhà văn
trở thành huyền hoặc thì ít khi hạnh phúc. Vào năm 1950, khi đợp giải
Strega nhờ
"Trăng & Lửa", và xb cuốn tự thuật, Nghề sống, Cesare Pavese bèn tự làm
thịt
chính mình…. Điều mà Nhật Ký
của Kafka giáng lên văn hóa Đức, thì cũng là điều
Pavese mang tới cho văn hóa Ý.