Thi
sĩ phải thôi đi sao?
Lâu
rồi, Gấu tôi coi băng nhạc video Thuý Nga về nhạc sĩ
Tuấn Khanh. Ông cho biết, câu hát mở đầu bài Chiếc Lá Cuối Cùng của ông
thường
bị hát sai. Và cứ mỗi lần có ai hát bài này, là một lần ông hồi hộp,
không hiểu
người đó có diễn tả đúng ý của ông hay là không.
Thú
thực, cho tới bây giờ, Gấu tôi vẫn không hiểu được, đâu
là phần thuận, đâu là phần đảo, của cái định lý nói lên bước đi của
thời gian,
hết đêm là tới ngày, đó, nghĩa là, không hiểu câu hát của nhạc sĩ, nó
như thế
này:
Đêm
qua chưa mà trời sao vội sáng?
Hay
là như thế này:
Đêm
chưa qua mà trời sao vội sáng?
Bài
Tình Khúc Thứ Nhất, theo Nguyễn Đình Toàn, người viết
lời,
"Gió
lú đưa đường mây”, bị, hay được, hát là:
“Gió hú đưa đường
mây”.
Bài thơ phổ nhạc Đêm
Mầu Hồng, của Thanh Tâm Tuyền, câu:
Sớm mai “khuya” thức
nhiều nhớ thương,
theo thi sĩ, là:
Sớm mai “khua” thức
nhiều nhớ thương.
[Câu này, sự thực, đã
bị in sai lần xuất bản đầu].
Đồng ý, chúng ta phải
tôn trọng ý muốn tác giả. Nhưng như thế đâu có nghĩa, “lời đảo” kia,
không có
nghĩa? Và có khi nào, chính cái sự hiểu sai lại có những “hiệu ứng” rất
thơ,
rất nhạc, như một giai thoại tuyệt vời về câu thơ Huy Cận:
“Củi một cành khô lạc
giữa dòng”,
được một ông thợ sắp
chữ sửa là:
Củi một cành khô lạc
mấy dòng”
[Viết theo trí nhớ]
Chuyện “thôi xao”.
Theo
một giai thoại Trần Trọng San kể lại, thi sĩ Trung
Hoa, Giả Đảo (793-865), một lần cưỡi lừa, ngâm thơ, làm được hai câu:
Điểu
túc trì biên thụ,
Tăng
xao nguyệt hạ môn”
[Chim ngủ cây bên ao
Sư gõ cửa dưới
trăng],
đang do dự không biết
nên dùng chữ “thôi” [đẩy] hay “xao” [gõ], vừa đi vừa đưa tay làm điệu
bộ, không
để ý đến xe quan Kinh Triệu doãn đi qua.
Ông này là Hàn Dũ,
cũng một nhà thơ, bèn khuyên nên dùng chữ “xao”..
[Giai thoại không cho
biết tại sao lại “xao”..]
Hay, như là một phụ
nghĩa, hoặc gia nghĩa [connotation], một thứ “giai thoại của giai
thoại”, qua
đó, câu của Steiner:
(Should the poet
cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings
like
beetles and mice, is literate speech, of all things the most human,
still
possible?)
đã được [NQT] dịch:
Thi sĩ phải thôi đi
sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy
nhớ những
dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ
đau của
mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang
tính người
nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
Thi
sĩ phải “thôi đi sao”…
Chúng
ta tự hỏi, bỏ qua trường hợp người hát, người đọc, nhà
phê bình… cố tình hiểu khác đi, liệu có thể xẩy ra, cái việc hát sai,
đọc lầm,
cắt nghĩa lộn… đó, thuộc vô thức, nghĩa là, ca sĩ, độc giả, một cách
nào đó,
muốn tham dự vào việc sáng tạo?
Gấu tôi đã hơn một
lần bị mắng vốn là “viết” tản mạn quá, (có), “dịch” ẩu quá (có), dốt,
(có) hiểu
sai, tự tung tự tác, nguyên bản không hề có, cứ khơi khơi thêm vào, có
ông/bà
biểu thẳng, tôi rất ư là không chịu cái kiểu mô phỏng, phóng tác, Việt
Nam hoá…
của ông! Dịch là phải bám sát từ, bám sát ý, bám sát nghĩa, trường hợp
không
thể, hãy phóng, phỏng, tản, mác, mạn, hóa…
Nhưng biết đâu, với
những người này, không thể nào có chuyện “không thể bám sát”…
Khổ một nỗi, bản văn,
bất cứ một bản văn, không hề chỉ có một nghĩa duy nhất, không được hiểu
sai đi.
Giả sử có, làm sao nắm được nó, cũng cả một vấn đề. Ở một bản văn cổ
điển, thí
dụ, làm sao biết được, nó là như vậy, hay là khác? Giả sử như nhạc sĩ
Tuấn
Khanh không có dịp lên Paris
by
night, nói cho mọi người biết câu ca của tôi là như thế đó, làm sao
chúng ta
biết, nó là như thế đó? Ông nói ra rồi, mà Gấu tôi vẫn còn ngu si, vẫn
còn tham
lam, muốn ôm cả hai, cả ba, cả bốn….qua chưa, chưa qua, còn lâu mới
qua, còn
dài dài….
Nữa, một người một
lòng một dạ với nguyên tác, có bao giờ tự hỏi, tại sao mình không thể
ưa cả
hai, dịch và phóng tác?
Theo tôi, có những
bản văn, cho dù bạn muốn phóng tác, cũng không thể được. Nhưng có những
bản
văn, khi viết, tác giả của nó hình như đã ngầm “xúi”, mày hãy “phóng
tác” nó,
để nó trở thành một bản văn 100 phần dầu của cái tiếng nói, chữ viết,
của xứ sở
của mày!
Có
những bản văn…
Vâng, quả là có những
bản văn, không những bạn không thể phóng tác, mà bắt buộc phải dịch,
từng chữ
từng chữ, không được thay đổi vị trí của bất cứ một từ, trong câu văn.
Không
được cắt một câu văn trong nguyên tác, thành nhiều câu văn. Dấu phẩy,
dấu chấm
sao, cứ giữ y nguyên như vậy.
Gấu tôi đã gặp một
vài trường hợp.
Như trong khi dịch
truyện cực ngắn của Kafka, Làng Kế Bên. Theo bản tiếng Anh:
The
next village.
My
grandfather used to say: “Life is astoundingly short. To
me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely
understand, for instance, how a young man can decide to ride over to
the next
village without being afraid that – not to mention accidents – even the
span of
a normal happy life may fall far short of time needed for such a
journey”.
Làng kế bên.
Nội
tôi thường nói: “Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại
nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như
chuyện
này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm
rong
ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc
như thế,
cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy.
Không hiểu bản tiếng
Anh có tôn trọng nguyên bản tiếng Đức hay không, nhưng, bản tiếng Việt,
khi Gấu
tôi chuyển cụm từ “bỏ qua chuyện tai nạn” ở giữa câu, lên đầu câu, một
độc giả,
và cũng là một bạn văn, nhận xét: Không được!
Theo ý, Kafka không
hề nhấn mạnh cái chuyện “bỏ qua tai nạn”, ở trong cái cõi nhân sinh
ngắn ngủi
đến nỗi con người không có đủ thì giờ, để làm một chuyến đi nho nhỏ tới
làng kế
bên.
NQT
Chú thích: Còn
chuyện "thôi sao" này nữa:
Một anh đi xe
buýt, xe chật, đứng kế bên một cô gái, anh giở trò mò mẫm. Cô gái bực
lắm, nhưng mắc cỡ, chỉ dám nói:
-Anh làm gì
thế?
Anh chàng tỉnh
bơ:
-Tôi làm nghề
thầy giáo.
Và cứ thế mò
tiếp.
Cô gái nói:
-Anh có thôi
đi không?
Anh ta trả lời:
-Thôi sao
được. Thôi thì đói sao, thưa cô?