Thù Ngụy Một,
Thù Đệ Tứ, Mười
Ý tưởng viết "To the
Finland Station", ("Tới Ga Phần Lan", một cuốn sách về chủ nghĩa CS),
đến với Edmund Wilson, khi ông đang trên đường xuống phố, vào đúng lúc
Cơn Suy Thoái lớn về kinh tế đang ở đỉnh cao. Ông khi đó đang ở cuối
tuổi "tam thập nhi lập", đã có được tí tên tuổi, như phê bình gia và
phóng viên nhà báo, đã cho ra lò hai tác phẩm, một, về mấy ông nhà văn
hiện đại (Axel’s Castle, 1931), và một, những chuyến đi thực tế vùng
xưởng, mỏ (The American Jitters, 1932). Tham vọng của ông lớn hơn
nhiều: phải cho ra lò một cuốn tiểu thuyết!
Trước đó, vào năm
1929, ông đã thử tay nghề, với cuốn "Tôi nghĩ về Daisy", nhưng chẳng ma
nào thèm đọc (not a success). Thành thử, ông ngạc nhiên với chính mình,
cớ sao lại tham vọng cùng mình, dám đụng tới - những nhân vật lịch sử
như là... Quang Trung, Nguyễn Huệ - ấy chết xin lỗi - vị cha già của
chủ nghĩa CS, Lê nin, và xuyên xuốt cuộc đời cha già, là cả một thời kỳ
lịch sử nóng bỏng của tư tưởng CS, từ Cách Mạng Pháp tới Cách Mạng Nga.
Nhưng ông thấy mờ mờ hiện ra, sau bức màn hoành tráng của lịch sử đó,
là hình ảnh của... một cuốn tiểu thuyết! "Tôi quýnh lên, vì cuộc thách
đố" (I found myself excited by the challenge),
ông cho biết sau đó. Chút men say – của cuộc thánh đố – như sôi lên
cùng
câu văn bỗng hiện ra ở trong đầu Wilson, "I go to encounter for the
millionth
time the reality of experience and to forge in the smithy of my soul
the
uncreated conscience of my race." (Câu nói của Dedalus, ở cuối cuốn
Chân
Dung, của Joyce, tạm dịch: Tôi tới chỗ hẹn lần thứ một triệu, với thực
tại
kinh nghiệm, và trong cái lò cừ là linh hồn tôi, rèn đúc ý thức nòi
giống
của mình, vốn chưa từng được tạo ra). Còn cái tựa đề (như một ẩn dụ nói
lên
Ngày Mai Ca Hát?), mượn đỡ tên một tác phẩm của người đẹp thành London,
Virginia
Woolf, "To the Lighthouse" (Tới Ngọn Hải Đăng).
Đã từng có kinh
nghiệm từ
những chuyến đi thăm công nhân mỏ tại vùng Appalachia và Detroit, (Do
an
ủi, và tiếp tế lương thực cho những người thợ đình công tại Pineville,
Kentucky,
ông đã bị nhà cầm quyền địa phương cầm lá chuối lót tay, đá đít, cấm
cửa),
Cơn Suy Thoái làm ông mừng (Cho chết mẹ mày, hỡi con quái vật nhà máy
tư
bản chủ nghĩa!). Mặc dù hoài nghi Đảng CS, ông hân hoan hồ hởi ôm lấy
Chủ
nghĩa Mác. Ông bỏ phiếu cho ứng cử viên CS, William Z. Foster, trong
cuộc
bầu cử tổng thống năm 1932, và cùng năm, ký tên vào bản tuyên ngôn kêu
gọi
"một chính sách độc tài tạm thời có tính giai đoạn của những công nhân
có
ý thức giai cấp" ("a temporary dictatorship of the class-conscious
workers.")
Tuy chẳng bao giờ thò
bút ký đơn xin gia nhập Đảng, nghĩa là chẳng bao giờ là một tay CS,
nhưng ông tin tưởng, chỉ những người CS mới thực tình giúp đỡ giai cấp
công nhân. Vào năm 1935, khi bắt đầu lao vào việc viết "To the Finland
Station", ông còn cố dụ khị ông bạn của mình là nhà văn Dos Passos,
rằng Stalin đúng là một tay CS thứ thiệt, "làm việc cho chủ nghĩa xã
hội tại Nga Xô" (a true Marxist, "working for socialism in Russia.").
Chẳng bao lâu liền
sau đó,
ông "bèn" đi Nga. Và sau đó, viết về những chuyến đi thăm Quê Người,
xen
lẫn những chuyến đi thăm Quê Mình (Mỹ), nhan đề đầy ấn tượng, "Những
chuyến
đi giữa Hai Nền Dân Chủ" "Travels in Two Democracies." Tuy nhiên, ông
đã
tự kiểm duyệt, bỏ những chi tiết ghi trong nhật ký về nỗi sợ và sự áp
bức,
kìm kẹp mà ông chứng kiến tại Liên Bang Xô Viết. Và đến năm 1938, ông
đành
không cho phép mình giả đò nữa, và cho lật tẩy con bài xã hội chủ
nghĩa:
Họ chẳng những chưa bắt đầu xây dựng những định chế dân chủ. Chưa kịp
bắt
đầu thì đã trật đường rầy rồi", ông thú nhận với một người bạn. "Họ có
sự
thống trị mang tính toàn trị, bởi một bộ máy chính trị" ("They have
totalitarian
domination by a political machine."). Ông hiểu rõ, cuốn sách của mình
sẽ
rất "đoạn trường". Vào tháng Mười 1939 ông buồn bã báo cho Louise
Bogan,
"Liên Xô đang tính nuốt Phần Lan, còn tôi đang cố tới đó, (cố kết thúc
cuốn
sách).
To the Finland
Station được
nhà Harcourt Brace xuất bản tháng Chín, 1940. Không đúng thời điểm tốt
đẹp
cho một cuốn sách với nhân vật chính của nó là Vladimir Lenin. Một
tháng trước
đó, tại Mexico, ông trùm của Đệ Tứ Quốc Tế, Leon Trotsty bị chẻ đôi cái
đầu
bằng một cái dìu chặt đá lạnh (ice axe). Một năm trước đó, Liên Bang Xô
Viết
đã ký với Đức Nazi bản hiệp ước bất tương xâm, mặc nhiên cho phép
Hitler
xâm lăng Ba Lan. Năm năm trước đó, Stalin đã đi một đường quét dọn sạch
sẽ
đối lập chính trị bên trong Liên Bang Xô Viết. Cuộc dọn sạch cỏ "dại"
này,
là tiếp nối của chương trình tập thể hóa mà hậu quả của nó là cái chết
của
trên năm triệu người. Vào năm 1940, trí thức Tây Phương kể như vỡ mộng
chủ
nghĩa CS. Andre Gide, George Orwell, và Dos Passos đã viết những bản
kết
toán mới tinh (firsthand accounts) về sự tàn bạo và đạo đức giả của chủ
nghĩa
CS đương thời – Gide và Dos Passos, sau khi đi Nga về, Orwell, sau khi
chiến
đấu cùng với những phần tử Loyalists tại Tây ban Nha. Tạp chí Partisan
Review
(Mỹ), trở thành "tiền đồn" chống Cộng.
Vào tháng Giêng,
1947, "Tới
Ga Phần Lan" chỉ bán được 4,527 bản. Nhà xb Doubleday mua lại bản
quyền, và
tái xuất bản cùng năm, nhưng sách bán ra chỉ lèo tèo. Số mệnh chỉ mỉm
cười
với nó, với ấn bản bìa mỏng, và cũng là cuốn đầu tiên của nhà sách
Anchors, vào năm 1953. Mãi lực khá hẳn ra, vào thập niên 1960, vào năm
1972, tức là năm Wilson từ giã cõi đời, nhà sách Farrar, Straus &
Giroux cho ra lò một ấn bản mới, với lời tựa của chính tác giả, "Nhìn
Lại Những Trang Viết Cũ", đúng ra là nhìn lại Chủ Nghĩa Cộng Sản Xô
Viết. "Cuốn sách của tôi," ông giải thích, "cho thấy, qua nó, là một
bước tiến bộ quan trọng đã được thực hiện, một ‘đột phá’ đã xẩy ra, và
lịch sử nhân loại chẳng còn như
trước nữa. Có điều, tôi không ngửi ra được, mùi của thảm họa, rằng Liên
bang Xô Viết sẽ trở nên một trong những chế độ bạo tàn ghê tởm nhất của
nhân loại, và Stalin, một trong những hoàng đế độc ác nhất, và không hề
có mảy may tính người, của nước Nga. Cuốn sách của tôi do đó, có thể
đọc,
như là một bản kết toán khả dĩ tin cậy được, nếu nói về cơ bản, về
điều, mà
những nhà cách mạng nghĩ rằng, họ đang làm, là vì những quyền lợi cho
một
thế giới ‘tốt đẹp hơn’."
[Với cuộc chiến Iraq
hiện đang nóng bỏng, khét lẹt, liệu, những "nhìn lui" của Wilson, là
những "nhìn tới", của chúng ta?].
Những nhìn lại của
Wilson thực ra cũng chưa "tới đâu vào đâu" cả, với chỉ một độc giả
"thường thường bậc trung", là chúng ta bi giờ. Nói rõ hơn, Wilson biết,
chuyện gì xẩy ra tại Liên Bang Xô Viết vào thập niên 1930, như những
trang của ông về Stalin ở trong "To the Finland Station" cho thấy.
Nhưng vấn đề, không với Stalin, mà là với Lênin: típ người lý tưởng
dâng hết đời mình cho nghĩa cả, người của hành động, đúng như định
nghĩa của Marx, đừng giải thích, hãy thay đổi thế giới. Khi vẽ chân
dung Lênin, Wilson thừa nhận ông dựa vào tài liệu của Đảng và Nhà Nước,
(vào thời kỳ này, đã có những tài liệu "ngoài luồng", thí dụ như cuốn
"Lenin" của Mark Landau-Aldanov, một di dân, do Dutton xuất bản, 1922).
Lênin có thể gây ấn tượng, như là một người dâng hết đời mình cho
nghĩa cả, (cho lòng nhân từ quên cả thân mình), nhưng ông còn là một
chính
trị gia thủ đoạn tàn nhẫn, hay dùng từ của nhà văn Nga, Vladimir
Nabokov, vào năm 1940, trong một lá thư gửi cho Wilson, ngay sau khi
đọc xong cuốn sách của bạn mình, "To the Finland Station": a "pail of
milk of human kindness with a dead rat at the bottom" (một xô sữa, tức
cái chất người ‘người ơi là người’, với một con chuột chết ở dưới đáy".
Trong lời tựa, cho ấn
bản 1972, tác giả Wilson cũng đưa ra một cái nhìn về con chuột chết đó.
Nhưng ông vờ đi, một thực tại hiển nhiên, rằng, hầu hết những nét nổi
cộm nhất của chế độ Stalin – sử dụng khủng bố, trình diễn những tòa án
nhân dân, và những trại tập trung cải tạo - đều do Lênin đầu têu, và
khánh thành. "To the
Finland Station" bắt đầu với sự phản bội những nguyên lý, những lý
tưởng Cách
Mạng Pháp, của Napoleon, nó phải "nên" chấm dứt với sự phản bội của
Lênin,
với Chủ Nghĩa Xã Hội của Âu Châu. Wilson tin rằng, ông đang viết về sự
thành
công của những tư tưởng trong hành động ["tri" biến thành "hành", ideas
in
action], về sự chuyển dịch cái tưởng (tượng) thành cái thực. Dựa vào
câu
nói của Vico, như là điểm mở ra tác phẩm của ông, "thế giới xã hội là
tác
phẩm của con người" ("the social world is the work of man"), thì, câu
chuyện
ông chọn lựa, là một câu chuyện về sự thất bại.
Sự thực, theo như
người viết hiểu, Wilson không phải là đảng viên CS, nhưng ông rất mê CS
Đệ Tứ, của Trotsky, chứ không phải Đệ Tam. Bà vợ của ông, Mary
McCarthy, theo Đệ Tứ. Và tờ Partian Review có khuynh hướng Đệ Tứ, chứ
không phải tiền đồn chống Cộng. Trotsky thường vẫn cho rằng, mình trung
thành với chủ nghĩa CS, của Lênin. Thành thử Wilson không thể nào nói
ngược về Lênin được. Thất bại của cuốn sách còn là ở chỗ đó.
Về câu nói của
Nabokov, và hình ảnh, "xô sữa với một con chuột chết ở dưới đáy". Theo
như người viết được nghe kể lại, Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình,
thuộc nhóm Hàn Thuyên, [với những thành viên như Trương Tửu, Đặng Thai
Mai], theo Đệ Tứ, khi chạy trốn Đệ Tam (bỏ đất bắc vào nam, từ trước
1954), cũng đã từng so sánh Quốc Gia và Cộng Sản, bằng một hình ảnh khá
tương tự, [tôi tin rằng ông chưa
hề đọc câu của Nabokov]: Cộng Sản giống như một bát cơm gạo tám thơm,
nhưng
trộn thuốc độc, còn Quốc Gia, một bát cơm gạo hẩm, mốc, mà còn có vị
thum
thủm, vì trộn phẩn ở trỏng! Sở dĩ miền nam có được sự cởi mở, so với
miền
bắc, ngay cả ở những người theo CS, là do ảnh hưởng Đệ Tứ, với hai lãnh
tụ
nổi cộm là Hồ Hữu Tường và Nguyễn Đức Quỳnh (những người đã mất không
nói
tới, thí dụ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. Nguyễn An Ninh không theo
nhưng
có cảm tình với Đệ Tứ). Ngoài ra còn những người nổi tiếng khác, như
Trần
Văn Ân, Tam Ích chẳng hạn. Nên nhớ, cái chất văn nghệ tự do của miền
nam,
không phải đợi tới Ngô Đình Diệm hoặc chính thể Cộng Hòa, mới có, mà là
có
công lao của những người Cộng Sản Đệ Tứ. Chúng ta hiểu tại sao người
Cộng
Sản ở trong nước thù ngụy thì một, mà thù Đệ Tứ, thì mười, là vậy.
Trotsky bị điệp viên
của Stalin làm thịt ngày 20 tháng 8 năm 1940. Trong một bài viết tuyệt
vời về ông, "Trotsky và cơn tưởng bi thương" (Trotsky and the tragic
imagination, in trong Lời và Câm, Language and Silence), George Steiner
mô tả cảnh tượng hùm thiêng khi đã sa cơ vẫn... bảnh như thường:
"Sọ vỡ, mặt bạnh, hùm
nhẩy lên, ném bất cứ thứ gì vớ được vào tên giết người, sách, lọ mực,
luôn máy ghi âm, và sau cùng ném luôn thân hình hùm vào hắn. Chỉ chừng
ba hoặc bốn phút... Cuộc chiến đấu cuối cùng của Trotsky. Ông chiến đấu
như một con
hùm. Ông vật lộn với tên sát nhân, cắn tay hắn, cố giật lấy hung khí,
là
cái rìu phá băng."
"Sách, lọ mực, cái
máy
ghi âm trở thành kho vũ khí của nhà văn"...
Đọc tới đây, tôi chợt
nhớ đến cái chết của Tam Ích, một "Trốt-kít": ông dùng kho vũ khí của
chính
mình, là những cuốn sách, làm bậc thang, trèo lên tới cái thòng lọng,
và
sau khi thò đầu vào trong, ông đạp đổ đống sách....
Jennifer Tran
Tài liệu tham khảo:
-THE HISTORICAL
ROMANCE by LOUIS MENAND
Edmund Wilson’s adventure with
Communism.
Issue of 2003-03-24
Posted 2003-03-17
(Tạp chí Người Nữu
Ước, trên lưới)
-To the Finland
Station, Một Nghiên Cứu về Viết và Hành Lịch sử (A Study in the Writing
and Acting of History). Nhà xb Anchors.
Edmund Wilson sinh
ngày 8 tháng Năm, 1895, tại Red Bank, New Jersey. Học Princeton. Tác
giả những cuốn: I Thought of Daisy (1929), tập truyện ngắn, Memoirs of
Hecate County (1946), một tập thơ, Poets, Farwell (1929), và một số
kịch phẩm. Ông nổi tiếng như là nhà phê bình, với những tác phẩm như
Axel’s Castle (1931), The Triple Thinkers (1938), The Wound and the Bow
(1941)...
***
Mới đây thôi, người
viết thấy trên lưới toàn cầu, bài điếu văn, Magazine’ Farewell, của
Cynthia Ozick, nữ văn sĩ Huê Kỳ, dành cho tờ Partisan Review. Bà nhắc
tới Edmund Wilson, rằng báo chí thì cũng chẳng thể nào tránh nổi những
"hoàn cảnh giới hạn" – chữ của trào lưu hiện sinh - nôm na là "sinh
bệnh lão tử", như bất cứ một sinh vật nào trên thế gian này, tuy nhiên
cái chết của tờ Partian Review,không phải là một cái chết tự nhiên, mà
là bị "bức tử" bởi sở hữu chủ, là John Silber, Chancellor of Boston
University. Và bà tự hỏi, liệu ‘vắng em thì chợ
vẫn đông" và "văn hóa Mẽo vẫn OK như thường" chăng?
Dưới đây là nguyên
văn.
Magazine's Farewell
To the Editor,
Edmund Wison contended in 1935 that
magazines "pass through regular life cycles . . .; they have a youth, a
maturity, and an old age." And then comes death.
This is pretty much
the way the closing of Partisan Review has been represented (Arts
pages, April 17 and 19): as the natural decline of a periodical whose
disappearance is deemed inevitable. Yet this time the diagnosis may
have been falsified — a kind of doctors' plot touted as unanimous
opinion. Partisan didn't expire of itself; it was executed, by fiat, by
John Silber, the chancellor of Boston University, which now owns the
journal.
It has been noted
that Partisan's
variegated intellectual themes have been taken over by other,
later-born,
periodicals, and Partisan is accorded high praise for these influences
even
as it is dismissed as irrelevant in itself. But those whose seemingly
celebratory
elegies blinker the distinction between normal mortality and applied
asphyxiation
might well ask themselves whether American culture is better served by
having
one less magazine dedicated to the cultivation of intelligent discourse.
CYNTHIA OZICK
New Rochelle, N.Y., April 21, 2003