Tuổi Thiên Đường
Nhà văn
Nam Phi J. M. Coetzee,
trong bài điểm cuốn tiẻu sử nhà văn Ba Lan, Bruno Schulz (Regions
of Great Heresy: Bruno Schulz, A Biographical Portrait,
nguyên tác tiếng Balan của Jerzy Ficowski; Theodosia Robertson dịch qua
tiếng
Anh, nhà xb Norton, 255 trang, $25.95), đã kể ra một trong những đam mê
từ
những ngày còn con nít của Bruno Schulz, là ngồi lê la trên sàn nhà,
mải mê vẽ,
hết bức họa này tới bức họa khác, trên những tờ báo cũ. Sau này, trong
những
chuyến di chuyển vào thế giới sáng tạo, chỉ là một đứa trẻ vẫn sống cái
"tuổi thiên tài" (the age of genius), vẫn cố – một cách vô thức - tìm
cách tiếp cận cõi huyền đó (the realm of myth). Và hình như, đây là
người đàn
ông mà đứa trẻ ngày xưa đã trở thành. Và tất cả những gì mà người đàn
ông này
hăm hở đòi cho được, chỉ là tái sở hữu những quyền năng đầu đời của
mình, hay
nói một cách khác, là để "trưởng thành ở trong tuổi thơ"
("mature into childhood").
Lần trở về Hà Nội, thằng bé ngày xưa và là tui
ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không phải tuổi thiên tài
như
me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao phen dọ dẫm về
nó.
Trong
một lần dọ dẫm, tôi đã
kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội
học, nhờ
có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.
Tôi
viết, làm me Tây, vì thực
sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương,
họ phải
chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây
trẻ ở
cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa
những ngày
hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn
chục
tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn
tất thủ
tục nhập nước Pháp.
Cái
villa mà hai ông Tây ở
đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi
hỏi thăm
về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông
ghé sát
tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ.
Ngày
xưa, đứng trên đường
Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo
sanh, bên
trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày
xây, đêm
đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều
gây
chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình
nghèo, là một
chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi
xẩy
chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.
Còn
bên trái, là vào những
ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ
Hallais,
ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe
tiếng
người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc
khuất khuất
ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.
Đi
đêm mãi có ngày gặp ma.
Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi
thường leo
vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ
mượn
đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la,
tôi giật
mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi
theo,
chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.
Đúng
là để gieo họa, bởi vì
sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé
bằng
những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu
thì ít,
nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như
cũng
học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận
nhà xin
lỗi.
Bài
học đầu tiên trong đời,
do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã
không học
được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu
ngốc kể
trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay
xin trích
đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.
****
"Ôi,
ôm Em trong tay mà
đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền). Hãy cho tôi thăm lại con
phố Bonnard (?), nơi có bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ
ngác rụt rè
làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu
bé ngày
xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài
học
Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn
bạt
tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì
tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học
đầu tiên
khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một
nốt ruồi
son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". Trên khuôn
mặt Sài Gòn.
NQT
Chú
thích. (1): Bót Lê Văn
Ken, như bạn Thảo Trường còn nhớ, và cho biết. Tks. NQT