|
Trước
Cuộc Truy Hoan
Nhân
World Cup 2006
Vụ
khán giả
Hòa Lan đi coi
World Cup phải tụt quần để vô sân chơi,
do quần có quảng cáo cho một hãng bia Hòa Lan, sao thật xứng với cái
tít của bài viết, của Llosa: Trước cuộc truy hoan.
Nhưng, thật là tình cờ, nó làm Gấu nhớ tới vụ tụt quần của
Estragon, một trong hai nhân vật của Beckett, trong vở kịch Trong Khi
Chờ Godot. Chính vì vụ tụt quần này, mà Beckett phải viết thư cho nhà
dựng kịch, yêu cầu, tụt là tụt, chứ không được nửa vời! Nửa vời thì làm
ăn cái giải gì được! Làm sao... truy hoan?.
Bởi vì bên cạnh Cúp Bóng Đá, còn... Cúp Bướm, của chừng trên 40 ngàn
em, như một tờ báo Tây cho biết. Hãy tôn trọng tác phẩm dù chỉ một tí
chi tiết của nó, cho dù chi tiết
này cà chớn tới cỡ nào! Tay đóng vai này, ngượng cũng có, mà ngại khán
giả cũng có, chỉ tụt
có một tí, rồi khư khư giữ cái quần. Nghe bà vợ kể lại, khi tham dự
những lần tập kịch, Beckett bèn đi luôn một cái thư cho tay dựng kịch.
Tinh thần kịch Beckett nằm trong hành động tụt
này, như ông đã từng phán:
Không
có gì
quê kệch hơn
là... quê kệch [bi kịch]. Rien n'est plus grotesque que
le tragique. Trên tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Năm
2006, có
đăng lá thư chưa từng in của Beckett. Sau cùng, tay đóng vai này đành
phải yêu cầu, tụt thì tụt nhưng cho tớ
mặc một cái áo sơ mi dài dài một tí!
Tờ
Người Kinh
Tế xủ quẻ: Anh sẽ chẳng thể nào sờ vô Cúp Vàng!
Dưới
tiêu đề
"Between
Games", Giữa Những Cuộc Chơi, tờ Người Kinh Tế, số 3 June 2006, điểm
liền tù tì ba cuốn viết
về bóng đá. Chân
Cẳng:
Câu chuyện
phòng the của bóng đá Anh [Those
Feet: An
Intimate History of English Football],
của David Winner là một
toan
tính đưa bóng đá Anh lên bàn mổ phân tâm học. Chẳng ai lạ gì dân Hồng
Mao mê bóng đá, họ còn bịa ra nó, nhằm giải trí, cho quên đi màn sương
mù dầy đặc của xứ sở. Tuy nhiên, Anh sẽ thua trong môn chơi quốc gia
này, bởi vì họ đá banh bằng bắp thịt, chẳng có tí tưởng tượng nào, thứ
tinh thần Ăng lê của thế kỷ 19 [because they play in a muscular,
unimaginative style that is 'potent and durable projection of a
perculiarly late-19th-century kind of Englishness'].
Hai
cuốn kia,
một, nghe tít không, cũng thấy thú: Bóng
Đá
Chống Lại Kẻ
Thù: Bằng cách nào môn thể thao phổ thông nhất thế giới khởi động và
châm dầu cho những cuộc cách mạng và giúp những nhà độc tài nắm giữ
quyền lực.
Zidane:
Người nổi loạn? Thần
Sisyphe? Tên khủng bố? Một bí ẩn? [an enigma]?
Cầu
thủ Pháp, Thierry Henry: 'Có thể tẩy vết vẹo ngoài da,
do môi trường chung quanh gây nên, nhưng làm sao lấy cục ung thư
môi trường, ra khỏi con người?'
Bi
kịch
được nống lên trên
chiều kích vĩ mô, và trong âm
vang của một biểu tượng đa nghĩa, đa hiệu, nhân văn, xã hội. Báo Le
Monde (Thế
Giới) trong bài bình luận rất uyên bác, đăng ngay trang nhất ngày
11-7-2006,
nhà văn F. Weyergans kết luận rằng đây là: «một xung năng tự hủy khiến
tôi phải
nghiêng mình, liên tưởng đến câu châm ngôn đượm màu phân tâm học: lúc
không ổn,
chính là khi ổn (c’est quand ça ne va pas que ça va)». Tác giả cũng
nhắc lại sự
nghiệp Zidane, như một bi kịch Hy Lạp, và tấm thẻ đỏ gợi đến lời
Sophocle: chỉ
có thể đánh giá cuộc đời vào chặng cuối.
Đặng Tiến
Quả
là có mùi
mặt trời, khí hậu Địa Trung Hải ở đây, thật.
Nhưng
Zidane,
đã chịu đựng được cú sốc, đi vài bước, rồi sau đó mới
quay
lại, ra đòn, làm nhớ đến mấy phát súng tiếp theo sau phát súng thứ
nhất, của anh chàng Meursault.
Chúng
ta tự
hỏi, cái gì làm Zidane không thể chịu đựng được, sau khi đã
chịu đựng được?
Anh
ta nghĩ
gì, khi húc đầu?
Tôi
nghi,
chính những ngọn lửa của đám di dân ngày nào đốt Paris, mới
là hình ảnh khiến Zidane nổi hung lên!
Và
nếu
đúng như thế, Zidane có thể trả lời quan tòa, y như Meursault: Tại ánh
lửa của những đám cháy
làm chói mắt!
Phản
ứng của anh, tuy nhiên, lại làm nhớ đến Camus, tức cha đẻ của
Meursault. Sartre chẳng đã từng gọi Camus là tên côn đồ, thằng đá cá
lăn dưa từ Algeria tới "Chợ Cầu Muối", Paris?
Zidane
lớn lên ở vùng ngoại ô dữ dằn của Marseille, con một gia đình di
dân, quê hương của họ là một làng ở vùng núi thuộc Algeria, nơi con
người luôn luôn phải đối đầu với nạn kỳ thị chủng tộc. Và như báo chí
viết về anh, Zidane không phải là thứ người luôn luôn tỏ ra đáng yêu,
khả ái mỗi lần đụng phải những chuyện này. [He hasn't always been able
to handle them with the grace some would like].
Hay
như chính
anh nói: Thật
khó nói. Nhưng tôi cần, ngày nào cũng tập thật căng, chơi mỗi trận đấu
thật dữ dằn hơn. Và cái ham muốn đừng bao giờ ngưng chiến đấu là một
điều
mà tôi học được từ môi trường chung quanh.
Còn
một điều nữa, ai mà đụng đến gia đình anh ta, là anh ta không thể
nào chịu được.
Tay
ca sĩ Tây Jean-Louis Murat nhận xét về Zidane: "Thật khó mà biết
anh ta là thiên thần hay ác quỉ. Anh ta cười như Thánh Teresa, nhưng
nhíu mày như một tên giết người hàng loạt."
Và
Camus, cũng vẫn ông, đã cho biết, những bài học đạo đức, ông ta học
được, không phải ở giảng đường đại học, mà là ở sân cỏ.
Sau
bàn tay của Thượng Đế, đến
cái đầu của Zidane
SZ:
Cái bình trị dưới gót
Mỹ ấy có gì nguy hiểm?
Steiner:
Cực kỳ nguy hiểm. Nó
kéo theo sự triệt tiêu các văn hoá và ngôn ngữ. Giờ đây McDonald hiện
diện cạnh Vạn Lý Trường Thành. Người bình thường tất nhiên có quyền nói
rằng: thưa ông Steiner, chúng tôi cóc cần biết những cuốn sách hay ho,
những ý tưởng rắc rối mà có khi lại sai lầm của ông. Chúng tôi có quyền
được hạnh phúc. Mà quyền được hạnh phúc là cái quyền rất Mỹ. Và hạnh
phúc của đám đông là bóng đá. Hai tên tuổi vang dội nhất hành tinh này
một thời là cặp Madonna và Maradonna. Lúc Maradonna bay về phía khung
thành đối phương, dùng tay ném bóng vào lưới, rồi hét lên: đó là tay
Thuợng Đế, thì đó chính là phát ngôn siêu hình của thế kỷ: Es la mano
de Dio, bàn tay vô hình của Thượng Đế.
Phỏng Vấn Steiner
[Phạm
Thị Hoài
dịch]
Nhưng
không
chỉ nhà báo,
người hâm mộ bóng đá mà cả nhiều trí thức Pháp đã lên tiếng
ủng hộ Zidane, những người nay mô tả hành vi của Zidane là
"hành động hiện sinh."
Báo
Le Nouvel
Observateur ca ngợi: "Anh chứng tỏ danh dự quan trọng hơn thể
thao. Chúng ta không thể đón nhận một sự lăng mạ chỉ để rời
sân trong tiếng vỗ tay."
Bernard-Henri
Levy, triết gia nổi tiếng của Pháp, so sánh Zidane với anh hùng
Achilles trong trường ca của Homer, rằng giống Achilles, anh có
"một khiếm khuyết chết người, trong trường hợp này, đó là
tính nóng nảy."
Tối
qua,
Zizou yêu cầu được tha thứ và có vẻ nước Pháp cho anh điều
đó. Một khảo sát của báo Le Parisien cho thấy 61% người Pháp
tha thứ cho anh.
Nhà
báo
Barbier bảo: "Maradona ghi bàn bằng tay ở World Cup, và sau đó
lại không qua kỳ kiểm tra thuốc tăng lực, ấy thế anh ta được
tôn thờ ở Argentina."
"Giống
như
Maradona, Zidane là thiên tài bóng đá, một người bốc đồng. Câu
chuyện này rồi sẽ chỉ tăng thêm huyền thoại về anh."
Nguồn
BBC
Nhân World
Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước
Cuộc Truy Hoan
"Những gì tôi
đang trải qua, tôi sẽ kể lại cho con cháu mình nghe".
Nguồn
Có
lần, Gấu
đọc được, và thuổng liền, một danh ngôn,
của
một cầu
thủ Brazil, hình như vậy, sau khi thua,
cũng
tại World
Cup, hình như là trận chung kết:
Ôi,
giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!
Hà
Nội Của Gấu
Bóng
đá, môn chơi của sức mạnh, "thuộc về đàn
ông", nhưng đàn ông tới cỡ nào, có lẽ chỉ mấy ông tiểu thuyết gia, tức
chuyên viên về một "hình thức sung mãn nam tính" (G. Lukacs), mới
tưởng tượng nổi.
John
Fowles, trong The Aristos: A Self-Portrait in Ideas,
Poems... nhân mùa World Cup 1966, đã đưa ra nhận xét: "Bóng đá gồm 22
cây
gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái âm hộ;
cái chày
của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng hậu
trong môn cờ
là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc bài tiết
hoặc xuất
tinh." Có thể nói, văn chương nghệ thuật Tây phương bắt đầu, bằng cuộc
tranh giành một nàng Hélène de Troie.
[Laius
là cha, Jocasta là mẹ mà Oedipus bị lời nguyền của
con nhân sư, phải giết đi và lấy làm vợ. Jocasta sau treo cổ tự tử,
Oedipus tự
chọc mắt, làm người mù chống gậy đi lang thang giữa sa mạc].
Ở
giữa, (thí dụ như, giữa hai nền văn hóa, hai miền đất, hai
nơi chốn: trong và ngoài...), có nghĩa là chẳng ở đâu. Đối với bóng đá,
người
ta càng không thể ở giữa. Khi cuộc chơi bắt đầu, lập tức chúng ta chọn
bên,
chọn người, giữa 11/ 11, và 1/ 11, để có được cây gậy số một. Ông vua
Cúp thế
giới kết thúc thiên kỷ, mở đầu thiên kỷ thứ ba của nhân loại, vị thần
trên sân
cỏ Stade de France - Sân vận động của thiên kỷ thứ ba - phải chăng sẽ
là
Ronaldo, 21 tuổi, thuộc đội bóng Brésil, như anh xuất hiện trong dáng
dấp của
một vị thần La mã, trên bìa một số báo Paris Match?
Chào
mừng bạn tới trái tim hành tinh "planète
foot" : Stade de France, chiếc dĩa bay khổng lồ trên nền trời
Plaine-Saint-Denis, là niềm tự hào của kỹ thuật, với 6 ấn bản khác
nhau: là sân
cỏ 80 ngàn chỗ ngồi, hoặc sân vận động thể dục điền kinh (75 ngàn),
thính đường
nhạc hòa tấu (75 ngàn), vận động trường thể thao, như đua xe
super-motorcross
(30 ngàn), sân khấu cổ điển ( théâtre antique): 18 ngàn chỗ. Với cái
bụng lớn
gấp ruỡi chiều cao Khải Hoàn Môn, nó thể chứa thoải mái tháp Eiffel
trong lòng
dĩa. Mái hình ellipse, là một siêu phẩm kiến trúc, diện tích 60 ngàn
mét vuông,
nặng 9100 tấn thép, kể cả phụ tùng là 17 ngàn tấn, lơ lửng cách mặt đất
42 mét,
hoàn thành trong chưa đầy 9 tháng! Trên ngọn 18 cây cột của nó là những
thiết
bị khí tượng thật tinh nhậy. Nhà hàng toàn cảnh (panoramique) gồm hai
từng,
chứa 300 bàn ăn. Thực đơn thứ nhất: 180 francs. Với rất nhiều lối ra,
80 ngàn
khán giả chỉ mất chưa đầy 15 phút. Riêng thảm cỏ 900 mét vuông, trị giá
10
triệu francs, trong tổng số 2, 6 tỉ trị giá kỳ quan của thế kỷ.
Chỉ
mới cách đây vài năm, một trong những ngôi sao chiếu
sáng những ngày cuối cùng của thế kỷ, soi đường cho nhân loại bước vào
thế kỷ
tới, Ronaldo Luis Nazario de Liam, sống với cha mẹ trong một khu xập xệ
ở Rio.
Học dở, anh kiếm sống bằng cách bán trái cây chui. Như mọi chuyện thần
tiên về
bóng đá, trong khi chơi với bạn bè cùng tuổi trên đường phố, anh đã lọt
mắt một
chuyên viên săn lùng tài năng. Ronaldo vẫn còn nhớ, anh đã khóc ròng,
khi đội
banh Pháp của Platini loại Brésil khỏi Cúp Thế Giới 1986. Tất cả mọi
người đều
khóc, bữa đó, ở Brésil, anh kể lại. Đó là một trong những Cúp Bóng Đá
đẹp nhất
trong lịch sử bóng đá. Nhưng Trời ơi! Sao nó buồn đến như vậy!
Francis
Huster, trong lá thư ngỏ gửi cho Fernand Sastre và
Michel Platini, viết, đại khái: Hãy cứ coi đây là nụ cười thiên lương
(bonté),
của thế kỷ 20, vào những giờ phút hấp hối của nó. Hãy cứ coi đây như là
một lễ
hội. Như tất cả đều được quên lãng. Như hai cuốn phim vĩ đại nhất Cuốn
Theo
Chiều Gió, Titanic đã từng làm người ta (tạm) quên đi những thiên tai,
nhân tai
của thế kỷ: một phim cháy sáng trong nỗi đau đớn, những trò độc ác của
cuộc nội
chiến Nam Bắc, bắt nguồn từ kỳ thị chủng tộc, vốn chẳng tàn lụi đi mà
cứ được
nhân lên mãi. Một biến mất vào lòng đại dương, như một biểu tượng cho
sự tan
biến của chủ nghĩa CS, bách chiến bách thắng như một con tầu không thể
nào
chìm... Trên sân cỏ, cũng như trong cuộc sống, không phải cứ giỏi giang
là hơn
hết. Nhưng đôi khi, như trong cuộc sống, kẻ nào năng động, tích cực, kẻ
ấy
thắng. Xin cám ơn cả hai vị, Fernand Sastre và Michel Platini về điều
các vị đã
toan tính, trông mong, kỳ vọng: lại đem đến cho toàn thế giới phẩm giá
của nó.
Hãy tái chinh phục tâm hồn trẻ thơ. Hãy quên đi sự khinh khi, và hãy
chìa tay
ra, hỡi những Croatie và Yougoslavie, Hoa-kỳ và Iran...
****
Bài
viết trên đây, được viết trước khi Pháp đoạt Cúp Vô
Địch. Những nhận xét của Fowles, là trước khi có những đội nữ.
Mới
đây, đọc Mario Vargas LLosa, nhà văn Peru, bài viết
World Cup, Spain 1982 (trong Making Waves, Penguin Books), ông có nhắc
tới nhà
văn người Pháp Albert Camus, theo đó, những bài học đạo hạnh đẹp nhất
mà Camus
học được, không phải ở trong những căn phòng đại học, nhưng mà là ở
trên sân
cỏ.
Mở
ra bằng một nhận định đẹp như thế, tuy nhiên bài viết lại
có cái nhan đề thật đúng ý Fowles, nhà văn gốc Hồng Mao, nơi phát sinh
ra môn
bóng đá: Trước cuộc truy hoan (Before the orgy). Trong bài viết, tác
giả cũng
đưa ra một vài ẩn dụ rất ư là bực mình, và cũng thật đáng quan ngại, về
bóng
đá, mà ông bảo là, của một người bạn của ông: Khung thành là một cái âm
hộ qua
đó, một cầu thủ, một đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại,
"bất
thình lình xả hết sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."
Như
trên đã viết, bạn không thể và không muốn ở giữa. Khi
trái banh vừa mới lăn, là bạn đã chọn bên. Và khi nghe ông Huyền Vũ,
chuyên
viên bình luận bóng đá trên đài phát thanh Sài Gòn ngày nào reo như
muốn vỡ cái
la dô: Màng trinh đội bạn đã bị thủng!, thì bất cứ một ai trong chúng
ta đều
cảm thấy, một cách hãnh diện, và cũng thật đầy nam tính (hay Việt
tính?): Chính
tớ đã làm cú đó đó!
Bởi
vì theo LLosa, mọi xứ sở đều chơi bóng đá, đúng cái kiểu
mà họ làm tình. Những mánh lới, kỹ thuật này nọ của những cầu thủ, nơi
sân
banh, đâu có khác chi một sự chuyển dịch (translation) vào trong môn
chơi bóng
đá, những trò yêu đương quái dị, khác thường, khác các giống dân khác,
và những
tập tục ân ái từ thuở "Hùng Vương lập nước"- thì cứ thí dụ vậy - lưu
truyền từ đời này qua đời khác tới tận chúng ta bi giờ! Ông đưa ra thí
dụ: Những
cầu thủ Brazil
mân mê trái banh thay vì đá nó. Anh ta không muốn rời nó ra, và thay vì
đá trái
banh vào khung thành – tức cái âm hộ - anh ta lao cả người vô theo,
cùng với
trái banh. Ngược hẳn với cầu thủ người Nga, buồn bã, u sầu, và hung
bạo, hứa
hẹn những pha bộc phát không thể nào tiên đoán được và cũng thật là đầy
chất
tranh luận! Mối liên hệ giữa anh ta và trái banh làm chúng ta liên
tưởng tới
những anh chàng yêu đương dòng Slav, với những cô bạn gái của họ: đầy
thơ ca và
nước mắt, và tận cùng bằng những pha bắn súng.
Và
để kết luận ông trở lại với Camus: Khi tôi chào từ biệt
ông bạn Andrés, cuối cùng tôi hiểu ra tại sao Camus lại nói như vậy, về
bóng
đá, và tôi quá nôn nao vẽ ra ở trong đầu mình những cuộc truy hoan khác
thường
đang chờ đợi chúng ta, ở Cúp Thế Giới...
NQT
|
|