Chủ Nghĩa Cộng Sản: Một
trăm triệu người chết?
Đó là con số của tờ báo Lịch Sử
(Histoire,
Pháp), số đặc biệt tháng Mười 2000, nhân dịp phát hành Cuốn Sách Đen về
Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Sau đây là tóm tắt
một
số dữ kiện mà tờ báo đưa ra.
-CNCS: một lý thuyết,
một tổ chức quốc tế và một chiến lược toàn cầu.
-Những tội ác của
CNCS
không phải là những tội ác chiến tranh, cũng không phải diệt chủng,
chúng
thuộc loại "tội ác tập thể" (crimes en masse).
-Một thảm họa thực sự
về kinh tế, văn hóa và nhất là, về con người.
-Một trong những thảm
họa gây con số người chết hàng triệu người: Tạo ra những trận đói lớn.
Trận
đói 1921-1922: 5 triệu người chết. Trận đói 1932 – 1933: 6 triệu. Trận
đói
1946 – 1947: 500 ngàn. Những trận đói năm 1932 và 1946: hoàn toàn được
bưng
bít.
-Đạo đức cách mạng
của
người Cộng Sản: Gây thảm họa thì dể, nhận lỗi lầm vô phương (Déclencher
des
tragédies plutôt que connaitre ses erreurs).
-Sự khác biệt giữa
tội
ác Nazi và Cộng Sản: Cả hai đều tàn nhẫn sát nhân như nhau. Không thể
lấy
lý do khởi đầu (thí dụ vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại), để
biện
minh cho tội ác.
Sự thực, mỗi bên có
một phong cách (style) khác nhau. Mỗi chế độ là một cách chọn lựa con
mồi theo một huyền thoại riêng của nó. Với Nazi, là một huyền thoại về
sự thanh
tẩy dòng giống, sắc tộc, được điều hành bời những nhà bác học biến
thành
những tay phù thủy, những tên tra tấn người. Một bên là chọn lựa sàng
lọc
mang tính chính trị, nhờ một hệ thống đảng đoàn biến thành khùng điên
do
quá khích.
Một chủ nghĩa tàn bạo
như thế, cớ sao lại lôi cuốn hơn một nửa nhân loại?
Dưới đây là lời thú
nhận của một đảng viên Cộng Sản Pháp, Dominique Desanti: Tại sao tôi
trở thành một xì-ta-lin-nít?
Với tôi, chủ nghĩa
Cộng Sản là một câu chuyện tình. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, là thời
gian
chiến tranh và Đức chiếm đóng Pháp. Cùng với chồng tôi, Jean-Toussaint
Desanti, chúng tôi gia nhập Mặt Trận Quốc Gia, và Kháng Chiến Cộng Sản.
Vài tháng sau, tôi gia nhập Đảng CS Pháp. Tôi có nghe, có biết về Đại
Khủng Bố, của Stalin. Nhưng lúc đó là năm 1943, thời gian xẩy ra trận
đánh Leningrad:
tất cả hy vọng của chúng tôi đặt để vào đó, vào Liên Bang Xô Viết.
Năm 1946, David
Rousset đưa ra những tài liệu đầu tiên về trại tập trung cải tạo của
Stalin. Chúng tôi suy nghĩ, như là Sartre, ba cái lẻ tẻ, chẳng đụng tới
chân lông thế
giá cách mạng của Liên Bang Xô Viết, một trò dàn dựng: chiến tranh lạnh
bắt đầu.
Về phần Krachenvo
[người viết cuốn Tôi Chọn Tự Do], tôi có đọc cuốn sách, bản tiếng Anh,
ngay khi xuất hiện. Với tôi, ông ta là một kẻ phản bội. Nhưng ngược
lại, khi vụ án đưa ra tòa, một nhân chứng trong vụ án đã làm tôi chết
sững: tôi tin bà
ta, Magarete Buber-Neumann. Với tôi, một trường hợp cá nhân, riêng lẻ,
không
thể đưa làm bằng chứng, để kết án cả một chế độ, cả một hệ thống. Nhưng
tôi
không còn tin rằng, đó, Liên Bang Xô Viết, là một xứ sở thần tiên,
tuyệt
vời nữa.
Lòng nghi ngờ của tôi
vào CNCS bắt đầu, là vào năm 1949, khi tôi - lúc đó là ký giả của báo
Dân Chủ Mới, của Jacques Duclos - tham dự vụ án Kostov, bí thư đảng CS
Bulgarie. Thời gian này, đang xẩy ra những vụ án tương tự tại những xứ
sở theo chế
độ dân chủ nhân dân. Cho tới lúc d0ó, tôi chưa hề tỏ ra nghi ngờ, về sự
phạm tội của những bị cáo. Tôi còn cho in một cuốn sách nhỏ, gồm những
lời tự
thú của họ. Nhưng trong khi tham dự vụ án trên, người chủ chốt tuyên
bố:
"Tôi vô tội. Những lời tố cáo chỉ là ngụy tạo". Giọng nói của người đó
làm
tôi chấn động, và tôi tin. Và từ đó, tôi lần ra những vụ án tương tự.
Giải pháp dành cho
tôi
thật rõ ràng: Tôi đã có nghi ngờ, như vậy là tôi phải bị khai trừ khỏi
Đảng,
ngay lập tức. Như vậy, tôi trở thành một kẻ phản bội bào chữa cho những
kẻ
phản bội.
Hoặc là tôi lặng
thinh.
Tôi chọn giải pháp
thứ
nhì.
Bạn nên nhớ, những
người CS, tại Pháp, đại diện cho một [lực lượng] chống xã hội thực sự
(un véritable contre-société), với đại học, một hệ thống khung đảng
đoàn với những lễ
hội của họ, và nhất là một tính liên đới đoàn kết trách nhiệm khủng
khiếp.
Một khi chọn giải pháp thứ nhất, tôi sẽ phải cắt đứt sự liên đới đoàn
kết
với những cuộc đình công, xuống đường, tranh đấu cho những người công
nhân,
những người thợ mỏ: họ là những người anh hùng đối với tôi. Sẽ mất hết
bè
bạn, bởi vì một khi bị khai trừ, kẻ đó sẽ không còn hiện hữu, trước
những
bè bạn của mình, đến nỗi, nếu lỡ gặp nhau trên hè đường, họ cũng chẳng
thèm
chào hỏi. Như vậy, là sẽ phải trở về, như con chó "trở lại với cái đống
nôn
mửa của nó trước đó", đúng như một hình ảnh của những người CS dành cho
những kẻ phản Đảng.
Cần phải nói thêm,
một
khi là ký giả, một trí thức, tôi còn là tiếng nói (porte-voix) của
Đảng,
và qua đó, là tiếng nói của tập thể, là ý nghĩa của lịch sử: Chúng tôi,
những
người Cộng Sản luôn luôn có lý, và không thể nào lầm lẫn. Với chúng
tôi,
là Cộng Sản nghĩa là tranh đấu cho sự bình đẳng của những người lao
động.
Đây là điều khác biệt cơ bản giữa Cộng Sản và Phát xít, cái sau vốn dựa
trên
sự bất bình đẳng.
Cái thuở ban đầu lưu
luyến ấy kéo dài hết thời kỳ Giải Phóng ở Pháp, tức cuối năm 1949. Sau
đó, tất cả những gì mà tôi biết, về mặt tiêu cực của Liên Bang Xô Viết,
tôi coi
là một vấn đề riêng lẻ (isolé). Chúng tôi biết, là những xứ sở ở phương
Đông, đều có vấn đề kìm kẹp, áp bức, nhưng chúng tôi đều thống nhất với
nhau, rằng, bắt buộc phải như vậy thôi, thời kỳ quá độ, thời kỳ phải áp
dụng sự "chuyên chế của giai cấp vô sản". Chỉ một thời gian thôi. Những
cuộc đình công lớn, tại Pháp và Ý, và cuộc chiến Việt Nam và sau đó,
Algérie,
càng làm cho tôi thêm tin tưởng, chỉ một thời gian thôi.
Tôi tin tưởng tuyệt
đối một điều, là, Staline là một con người rất người (très humain).
Nhưng,
ngoài một số giai thoại, tôi chẳng có một chứng cớ nào để khẳng định.
Tuy
nhiên, tôi đã viết một bài báo, "Staline, người người nhất" (Staline,
le
plus humain des hommes). Khi ông ta chết, tôi tự an ủi, rằng, một cá
nhân
không làm nên lịch sử.
Quan trọng là, chủ
yếu
là: bất thình lình, mọi người đều cùng nói! Trong một cuộc viếng thăm
Ba
Lan, những bạn bè ở đây cho tôi biết, họ đã trải qua nhiều năm trong
trại
tù và trại cải tạo. Tôi nói, tại sao các bạn không nói lên, trước đây?
Hỏi
thì hỏi, nhưng tôi thừa biết câu trả lời: chính mình cũng chẳng bao giờ
dám
cất tiếng nói, chẳng dám đặt ra những câu hỏi.
Cùng với "báo cáo
mật"
mà Khrouchtchev cho công bố vào năm 1956, tôi hiểu ra, tất cả những gì
mà
chúng tôi tin là những lầm lẫn của hệ thống pháp lý, những thanh toán,
những
thảm họa.... chính chúng tạo nên hệ thống, chế độ mà chúng ta gọi Cộng
Sản.
Tôi biết, đã tới lúc giã từ. Nhưng cuộc chia tay, cắt đứt đó thật là
cay
đắng, thật là khó khăn. Đam mê chính trị, nó giống như đam mê tình ái.
Người
ta cứ cho rằng, mình không biết, không ngờ, thay vì phải thú nhận: vỡ
mộng.
Nhưng cũng phải đợi đến khi Liên Xô xâm lăng Hungarie, tôi mới bai bai
Đảng.
Và tôi đã phải để 12
năm, để viết "Những người Xì Ta Lin Nít" (Les Staliniens, nhà xb
Fayard, 1975). Tôi không muốn người ta nói rằng, tôi phản bội.
Jennifer Tran giới
thiệu.