nqt
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Tạp Ghi 
 



                                                                    Linh Dược và Độc Dược


Một vài suy nghĩ nhân đọc bài viết Chữ Tây Chữ Hán chữ nào hơn, của Cao Xuân Hạo trên diễn đàn Talawas (www.talawas.org).

"Chữ ABC đối với đa số quả có ưu điểm lớn là học rất nhanh. Muốn đọc chữ ABC chỉ cần học vài tháng, trong khi muốn viết hơn 1200 chữ Hán thông dụng thôi đã phải mất một năm. Ưu điểm đó khiến chữ "quốc ngữ" đắc dụng trong thời Pháp thuộc, khi mà người ta cần thanh toán việc học đọc viết tiếng mẹ đẻ cho nhanh để chuyển qua học chữ Pháp và tiếng Pháp. Nó cũng đắc dụng trong thời kháng chiến, khi cần thanh toán mù chữ cho thật nhanh để còn lo đánh giặc." (CXH, bài đã dẫn).

Lévi-Strauss, trong Nhiệt Đới Buồn, cho rằng, sự phát triển của chữ ABC ở Tây Phương, và cùng với nó, sự cưỡng bách học chữ ABC, do thông dụng, dễ học, là nhằm đưa luật pháp của giai cấp thống trị, tới cùng khắp dân chúng. Ông viết:

"Có thể chữ viết không thôi chưa đủ để làm giầu và củng cố tri thức, nhưng nó thật cần thiết để ra uy, để chứng tỏ sự thống trị của giai cấp quyền lực. Hãy nhìn gần đây thôi, quanh chúng ta: hành động mang tính hệ thống của những quốc gia Tây Phương, trong việc hỗ trợ, tạo phương tiện, bắt buộc học chữ, hành động này được phát triển trong thế kỷ 19, đã cứ thế tiến lên, song song với việc nới rộng binh sự vụ và vô sản hóa. Cuộc chiến đấu chống lại nạn mù chữ trùng lặp với sự gia tăng củng cố quyền lực đối với những công dân, bởi Quyền Lực của giai cấp thống trị. Bởi vì mọi người bắt buộc phải biết đọc, như vậy đừng có ai dám chối cãi, rằng tôi không biết, làm như thế là phạm luật." Thành thử cái việc thanh toán cho nhanh tiếng Việt để học tiếng Tây, và thanh toán cho nhanh nạn mù chữ, để đánh giặc, nhìn theo quan điểm của Lévi-Strauss, nó thật khác vối quan điểm của Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi chọn chữ quốc ngữ thay vì chữ Nho, họ biết rất rõ ưu điểm của chữ ABC, cũng như khuyết điểm của chữ Nho, như CXH đã nói ở trên. Như trong bài viết của Nguyễn Tuân về Đời và Thời của Tú Xương, các nhà nho thuộc ĐKNT hiểu rất rõ, cái học kiểu từ chương của chữ Nho là vô dụng, mà không thể có một cách học khác thay thế, trước những tri thức từ Tây Phương tới. Họ đã chọn chữ ABC, mà tôi tin rằng, trong tiềm thức, họ hiểu như vầy: hãy dùng chính khí giới của Tây Phương để xâm nhập thế giới đó. Những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa chắc cũng đã nghĩ như vậy, khi viết văn thẳng bằng tiếng nước ngoài.

(còn tiếp)

Jennifer Tran

Chú thích: Nguyên văn tiếng Pháp đoạn trích dẫn:

"Si l’écriture n’a pas suffi à consolider les connaissances, elle était peut-être indispensable pour affirmer les dominations. Regardons plus près de nous: l’action systématique des États européens en faveur de l’instruction obligatoire, qui se développe au cours du XIX siècle, va de pair avec l’extension du service militaire et la prolétarisation. La lutte contre l’analphabétisme se confond ainsi avec le renforcement du controle des citoyens par le Pouvoir. Car il faut que tous sachent lire pour ce dernier puisse dire: nul n’est censé ignorer la loi".

(Nhiệt Đới Buồn, Tristes Tropiques, trang 354-355, nhà xb Plon)