*
  

Tạp Ghi 
 




Tôi có cảm giác Nguyễn Huy Thiệp đã đứng lại rồi...

Nguyên Ngọc

TCS: The Romantic Son[g]

Trên báo Văn số mới nhất [Tháng Sáu & Bẩy] (1)  mục Sổ Tay, Nguyễn Xuân Hoàng viết về những ngày đầu nơm nớp làm quen văn học giải phóng và văn học miền bắc:

“Chúng tôi đọc trong nỗi lo sợ, thơ Tố Hữu, truyện Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng....”

“Chúng tôi đọc trong nỗi lo sợ...”, “Chúng tôi” đã quá, “lo sợ”, lại càng quá!

Bởi vì ít ra là cá nhân tôi, thành thực mà nói, tò mò đọc thì đúng hơn, chứ không sợ.
(1) Quên không ghi năm. NQT

 Không phải là tôi “can đảm” hơn ông bạn của tôi, mà vì, tôi hiểu rõ, cùng với chiến thắng của những người CS, là một sự thực rõ như ban ngày, là: “Chúng tôi” sẽ chẳng bao giờ có cơ hội cầm cây viết trở lại nữa. Có, nỗi lo sợ, trước nhà nước mới, nhưng không có nỗi lo sợ, trước những ông nhà văn của họ.

 Đâu có phải đợi đến lúc những người miền bắc vào tới tận cửa ngõ Sài Gòn, một số người viết miền nam mới nhận ra một trong những vũ khí quan trọng làm nên chiến thắng miền nam là văn chương và đội ngũ những người: vừa cầm súng vừa cầm viết là tốt nhất, nếu cầm viết không thôi, thì phải coi đó là cây súng.

 Không dễ gì mà làm một người CS, và càng không dễ, làm một nhà văn CS.

 Thanh Tâm Tuyền, trong khi nhìn những đoàn quân chính quy miền bắc tiến vào Sài Gòn, đã “vui mừng” thốt lên, “Thế là mình khỏi viết văn rồi”! Khi ông nói câu đó, có thằng em, là tôi, đứng kế bên!

Khi nói câu đó, có thể ông đã quá chán văn chương, nhưng ông biết chắc chắn một điều, chán hay không chán, ông cũng chẳng còn cơ hội cầm cây viết trở lại.

 Thực sự không phải ông nói câu đó ngay những ngày đầu, mà vài ngày sau đó. Nhưng tôi tin rằng, ông chỉ diễn lại cái cảm tưởng những ngày vừa mới đổi đời...

 Để tôi kể một vài thí dụ, để minh chứng câu viết ở trên:

Không dễ gì, làm một tay Cộng Sản.

Và lại càng không dễ, làm một nhà văn Cộng Sản.

 Lần trở lại Hà Nội, tôi gặp lại một ông cậu. Chi tiết về cuộc gặp gỡ, tôi đã kể sơ sơ, trong bài viết “Trở lại nơi một thời vang bóng”. Ngoài ông ra, tôi còn ba ông cậu cùng tuổi, con của bà ngoại, thường gọi là bà Ba, vì ông ngoại tôi có tới ba bà. Không phải cùng một lúc, nhưng số ông “sát thê”, mất bà trước, ông mới kiếm bà sau.

Ông cậu Toàn là con bà Hai. Bà cụ tôi, con bà Cả. Khi tôi còn nhỏ, ông thương tôi lắm, và tôi cứ nghĩ ông với mẹ tôi là chị em ruột. Ba ông em của ông, cùng lớp tuổi với tôi, thành thử cả bốn cùng học một lớp. Cùng đi thi tiểu học một năm, thằng cháu đậu, ba ông cậu trượt vỏ chuối cả ba. Tôi còn nhớ, bà Ba, khi xem bảng xong, mắng mấy ông con, “Nó ăn mắm ăn muối, ăn rau ăn cỏ, mà thi đỗ, còn ba đứa mày ăn cá ăn thịt, vậy mà trượt cả ba.” Mắng xong, bà còn thưởng cho thằng cháu một cốc nước giải khát! Không hiểu làm sao, tôi nhớ tới tận bây giờ. Có lẽ vì bà chưa bao giờ khen tôi, mà lần đó lại khen, trước mặt bao nhiêu người xa lạ!

 Ông cậu tôi nhớ lại những ngày tháng đấu tố. Ông đi theo kháng chiến từ những ngày đầu, và sau này, khi về Hà Nội, là đệ tử của Nguyễn Khắc Viện, trông coi tờ Le Courrier du Vietnam.

Ông nói: Cậu biết trước là ông ngoại mày sắp bị bắt, mà không làm sao báo tin về nhà được. May là bà Ba đem được tụi thằng Cầu thằng Tiệp về Hà Nội. Vì là thủ đô, nhà nước cũng như địa phương không dám làm dữ, thành thử thoát.

 Trong ba ông cậu cùng học, ông thứ nhất, ông Cầu thương tôi lắm, không thua gì Cậu Toàn, tức ông anh cùng bố khác mẹ. Ông thứ hai, ông Tiệp, học không thua tôi mấy, nhưng không hiểu sao, vẫn trượt kỳ thi tiểu học vừa kể. Có lẽ vì ông... thông minh quá!

Ấy là tôi nói đùa. Nhưng sự thực, ông Tiệp rất thông minh, theo cái kiểu giỏi xoay sở. Cậu Toàn tôi kể, “Nó không nói với cậu, bởi vì nói, cậu đã cản. Lần đó, nó làm đơn xin vào Đảng, khai là con bần cố nông, giấu biệt chuyện ông bố bị bắt vì là địa chủ. Tụi nó truy ra, trước mắt đuổi ra khỏi cơ quan. Lúc đó, nó mới chạy tới cậu.Tới gặp tay thủ trưởng, hóa ra cùng đơn vị ngày trước. Ông ta bảo, nếu cậu nói trước, thì còn gỡ được. Bây giờ chỉ còn có mỗi một cách: Đưa ông em ra “tuyến đầu” một thời gian là ba năm, nếu còn sống, thì cho về lại cơ quan!

Bây giờ xin kể chuyện, không dễ gì làm một nhà văn CS. Thí dụ, trường hợp Nguyễn Khải.

Nguyễn Khải, trong một loạt bài viết có tính tự thuật, đã kể lại cái thuở mới viết của ông. Ngay cả khi về già nhìn lại, ông vẫn không thể tưởng tượng ra được, một con người như ông lại trở thành một nhà văn, mà lại nhà văn xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, phỏng vấn, ông cũng nói thẳng ra lòng biết ơn của ông, với Đảng. Qua hồi ký cho biết, ông vốn là con một ông quan, nhưng không được bố nhìn nhận, vì không thuộc dòng chính. Ông bố vào nam năm 1954. Tới 1975, ông gặp lại bố và gia đình bà vợ lớn của bố tại Sài Gòn. Chi tiết về cuộc gặp gỡ đã được tiểu thuyết hóa thành Gặp Gỡ Cuối Năm. Trong hồi ký Thượng Đế Thì Cười, ông kể thêm một số chi tiết cho thấy, việc hai bố con gặp lại, là do ông bố thấy ông con bây giờ có danh tiếng, có chức tước, nên mới tìm gặp. Có một chi tiết rất lạ, rất thú vị, là ông bố nói với ông con, ông vẫn còn giữ bằng khoán căn nhà ở Hà Nội....

[Tôi không hiểu Nguyễn Khải có tính sử dụng chi tiết trên, để đưa vào giả tưởng, như phim Mùa Ổi của Đặng Nhật Minh chẳng hạn, hay đưa vào... đời thực, nghĩa là sử dụng bằng khoán, và gốc con quan, để đòi lại căn nhà cho gia đình của ông...]

 Những nhà văn thuộc diện ba đời bần cố nông, trở thành nhà văn, biết ơn thì cũng biết ơn, nhưng không thể so với Nguyễn Khải  được, như trên cho thấy.

Tôi có đọc được ở đâu đó, một câu chuyện ngụ ngôn, về một cái trứng chim, rớt khỏi tổ, và được một giống gà, hay vịt gì đó, ấp, rồi nuôi. Con chim, lẽ tất nhiên, rất biết ơn con vật mà nó đinh ninh là bố mẹ ruột đó. Nhìn thấy những con chim bay trên trời, nó cứ nghĩ là cái thân phận “bay” kia không thuộc về mình! Bố mẹ nuôi, vì không biết bay, nên không làm sao biết cái cử chỉ dạy con cái bay của loài chim, khi thấy đủ lông đủ cánh, là a lê hấp, đạp cho nó một cái, văng ra khỏi tổ, và thế là nó biết bay!

Tôi nghĩ, chủ nghĩa CS đối với người dân miền bắc, nó cũng y hệt như bố mẹ nuôi của con chim khốn nạn kia. Con chim khốn nạn chỉ một lòng một dạ biết ơn Đảng [do giải phóng miền bắc khỏi đế quốc Phong Kiến, đế quốc thực dân Pháp và sau đó, Mỹ?], còn Đảng, do ngu dốt, hoặc do di căn của tinh thần... gia trưởng, nên không chịu đạp cho nó một cái, cho nó bật ra khỏi cái ổ, là Đảng Cộng Sản hay là cái nước Việt Nam, tức Cái Tổ Quốc Chẳng Bao Giờ Biết... Ăn Năn, để mà bay...

Bạn có thể cho rằng tôi quá... đểu, nhưng nói về cái lòng biết ơn của những đảng viên CS, đối với Đảng của họ, thì có những chuyện còn cười ra nước mắt được. Vào những năm đầu của thời kỳ cởi trói, đã có những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết, thí dụ như của Hoàng Lại Giang, bị mấy đồng chí thủ trưởng vu cho đủ thứ tội, chỉ dám than khóc Oan Quá Đảng Ơi, chứ không dám thoi cho mấy tay thủ trưởng vài cái....

[Đề tài phác thảo: Không phải tự nhiên, khi vừa mới giải phóng Trần Bạch Đằng đã lên lớp cái thái độ an phận thủ thường, chỉ muốn làm một anh phó thường dân của nhà văn miền nam. Là một nhà văn CS, ông hiểu rấr rõ, mấy thằng nhà văn miền nam khác hẳn ông, về bản chất: Không làm sao nhét, cái gọi là ý thức giai cấp, nhất là thứ ý thức giai cấp vô sản, vào đầu một nhà văn ngụy.

Mô phỏng câu: Không dễ làm một người CS, càng không dễ làm nhà văn CS:

Không dễ, cái việc cải tạo một tên ngụy, lại càng không dễ cái việc cải tạo [đúng ra là tẩy não] một nhà văn ngụy. Đó cũng là lý do Thanh Tâm Tuyền "mừng rỡ" không còn "được" viết văn nữa.

Và giải thích lý do, án học tập cải tạo là không có thời hạn, là mút mùa lệ thủy....]

Thành thử cái gọi là cơ sở văn hóa mà Nguyên Ngọc nói tới đó, cần phải bàn rộng thêm ra].

[Đề tài phác thảo: Tôi nghĩ, cái mà miền bắc thiếu nhất, chính là cái mà họ tưởng rằng chủ nghĩa CS sẽ đem lại cho họ, trong khi chính cái đó, ở trong họ, nhưng họ lại không thấy.

Đây là điều mà Marx chỉ trích tôn giáo [thuốc phiện của quần chúng], và cũng là điều Dos chỉ trích con người: không phải mày phải vươn cao bằng Thượng Đế nhưng phải kéo thằng chả xuống cho bằng mày!]

NHT khựng lại, vì cái gọi là ý thức tự vấn của ông bị khựng lại.  NN coi đây là do thiếu cơ sở văn hóa, nhưng theo tôi, đây là hiện tượng không sao hòa giải được với... Thiên Tài Của Nơi Chốn, hay Thần Đất: Nói rõ hơn: ông không hòa giải được với miền nam, hoặc miền nam khác hẳn ông. Trước 1975 đã khác, sau 1975 lại càng khác. Tôi đã viết điều này trong bài "Mỗi tường hợp mỗi khác", nhưng chưa rõ, cần phải viết rộng ra. Gide đã từng chê trong tác phẩm của Malraux không có con nít, không có tiếng cười, toàn là người hùng. Tác phẩm của NHT, ngược hẳn với tất cả những người cùng thời của ông, không có người hùng. Đúng ra là ông phải nhận ra cái yếu tố tuyệt vời đó, để mà nhập vào một miền đất từ khi khởi thủy của nó, đã không đề cao người hùng ý thức hệ, mà chỉ có những anh chị dám chết cho một nghĩa khí, cho một tình bạn. Đây là yếu tố giải thích tại sao truyện Tầu rất hợp với miền nam. Ở một nhà văn bình dân của miền đất này, Hồ Biểu Chánh, truyện của ông đầy nhân nghĩa, chứ không đầy ý thức hệ.

Đây cũng là điều mà Đặng Tiến nhìn ra, ở Trịnh Công Sơn, khi ông cho rằng họ Trịnh là sản phẩm của miền nam. Miền Nam chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa, như Đặng Tiến viết. Muốn chứng minh, cứ tưởng tượng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ miền bắc, là thấy ngay cái sự bất khả của nó! Võ Phiến, bằng trực giác của một nhà văn, có thể đã nhìn ra điều này, khi ông tưởng tượng cái 'hoạt cảnh' "cười bò ra được, cười hô hố..." về những nhà văn miền nam được thả ra miền bắc như những 'biệt kích văn hoá', tương tự như những nhà văn miền bắc, thoắt ở trong nam làm nhà văn giải phóng, với một bút hiệu mới toanh, thoắt lại trở lại miền bắc với tên thật hoặc bút hiệu đã từng được biết tới.... [Xin xem Văn Học Tổng Quan của tác giả]. [1]

[Liệu có thể giải thích hiện tượng NHT bằng những nhận định của Walter Benjamin, trong Những Luận Đề:

Bằng một biện chứng tinh tế về ký ức và về điều đã nhìn thấy [le "déjà vu"], Benjamin tìm thấy trong đứa trẻ, là mình ngày nào, không phải một quá khứ xong xuôi, một thời đã mất (un "temps perdu"), nhưng mà là một hứa hẹn mà cuộc đời không giữ được, một tương lai chưa được  thực hiện. Đứa trẻ nghĩ rằng, nó  thoáng nhìn thấy những sự vật mà nó nhặt nhạnh, ở trong những từ mà nó đã làm biến dạng, trong những hành động mà nó khám phá ra, là một thai đố, một bí ẩn mà người lớn đã bỏ đó vì không tìm ra lời giải, một hy vọng về hạnh phúc mà người lớn hài lòng bằng cách quên đi. Quá khứ với Benjamin là tương lai yểu tử. Và trong Những Luận Đề về triết học của lịch sử, Benjamin đã đưa ra một công thức có thể coi như là nhiệm vụ của cái mà ông gọi là "duy vật lịch sử": Nó [duy vật lịch sử] phải tìm thấy cái quá khứ chẳng hề hết thống khổ, những ước vọng đã bị quên di, những hy vọng về hạnh phúc bị thất vọng của những kẻ thua thiệt, bị đánh bại, của lịch sử..."].

[Cái mà NHT diễn tả, chính là cái tương lai_yểu tử của một miền đất, mà để cho nó sống lại được, nó phải tìm lại được, cứ gọi đại bằng cái tên,  "duy vật lịch sử", của những người CS Đệ Tứ của một miền nam, thí dụ như của những Hồ Hữu Tường, hoặc cái đau khổ nhục nhã của một miền đất bị thất trận....]

 [Par une dialectique subtile de la mémoire et du « déjà-vu » Benjamin retrouve dans I 'enfant qu' il a été, non pas un passé révolu qui serait un « temps perdu », mais une promesse que la vie n 'a pas tenue, un avenir qui n 'a pas été réalisé. L' enfant croyait entrevoir dans les choses qu'il collectionnait, dans les mots qu'il déformait, dans les activités qu'il découvrait, une énigme que I'adulte a laissée sans solution, un espoir de bonheur que l'adulte s'est contente d'oublier. Le passé pour Benjamin est un avenir mort_né. Or, dans les Thèses sur la philosophie de l'histoire, Benjamin formule dans des termes semblables la tache de ce qu'il appelle le "matérialisme historique » : celui-ci doit retrouver le passé qui reste en souffrance, les aspirations oubliées, les espoirs de bonheur décus  des vaincus de I'histoire. L'histoire, pour Benjamin, est une seule et unique catastrophe qui ne cesse d'amonceler des ruines : ces ruines, ce sont les éternels vaincus, les humiliés et les offenses de la faim et de la misère, les espérances brisées, les promesses oubliées...].

Jean LACOSTE,

[Dịch và giới thiệu Đường Một Chiều, tác phẩm Walter Benjamin, qua tiếng Pháp, nhà xb Les Lettres Nouvelles / Maurice Nadeau, tủ sách 10/18]
*
 [1] Nhân chuyện "cười bò, cười hô hố...", và chuyện quá khứ, tuổi trẻ, như tương lai chết yểu, xin kể thêm một "bi thoại": trường hợp nhà văn người Pháp Robert Brasillach, và cuốn [Thời] Tiền Chiến của chúng ta [Notre Avant - Guerre], mới được dịch sang tiếng Anh (nhà xb Lampeter: Edwin Mellen, 429 trang, giá 79.95 Anh Kim. Theo bài viết trên TLS số đề ngày 4 tháng Bẩy, 2003.

Vào ngày 12 tháng Chạp 1941, nhà văn Pháp Robert Brasillach viết vào trong nhật ký, rằng với ông, [Thánh] Joan of Arc tượng trưng cho "Tuổi Trẻ Hoài Hoài". Bốn năm sau đó, ông bị xử tử vì tội phản quốc và hợp tác với kẻ địch. Cuốn sách kể trên của ông, đã từng được xb thời kỳ nước Pháp vừa bị chiếm đóng bởi Nazi, nay được chuyển qua một bản tiếng Anh tuyệt vời, do dịch giả Peter Tame, và đây đúng là một bản bi ca, một khúc kinh cầu cho cả hai: một sự ngây thơ vô tội đã mất, và một ngợi ca tuổi trẻ vĩnh hằng, và cái mùi  vị, uống "môi em ngọt nơi con đường Duy Tân khung trời Đại học"...  [nguyên văn:... a celebration  of eternal youth, redolent of 'the honeyed taste of the lime-trees wafting across Paris"]... Giống nnhư một nhà thơ Lãng Mạn, ông sinh ra là để chết trẻ, tuy nhiên, không phải bịnh lao đã giết ông, mà là một viên đạn.

 TCS: Theo tôi nhạc TCS có tới hai “đỉnh cao” của nó; đỉnh cao thứ nhất, nó tiên đoán cái không khi Mậu Thân, khi bắt đầu bằng những câu hát cho thấy sự bình an của hang ổ Mỹ Ngụy chỉ là giả tạo: Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Đỉnh cao thứ hai của nó: Người chết hai lần  Một lần cho cuộc chiến, một lần cho biển cả.

 It sings simply, terribly, at the limits of the possible.

Roland Barthes: The Romantic Son[g].

 Here we must recall that the classification of human voices... is never innocent.

Roland Barthes The Romantic Son[g].

 Hãy thử tưởng tượng tiếng nhạc TCS cất lên ỡ miền bắc? Cái Ác Sẽ Dịu Đi? Cuộc chiến sẽ thay đổi, phần nào?

 Cái Ác Sẽ Dịu Đi?: Đây chỉ là một câu hỏi gọi ý của người viết, sau khi đọc vài viết của Nguyễn Văn Thọ, một bộ đội, tình cờ nghe nhạc TCS trên đài phát thanh ngụy Sài Gòn, và bài TCS, tại sao của Lê Mình Hà.

 Liệu có thể giải thích vụ cải tạo mút mùa, là do tâm lý Cá Mè Một Lứa đưa tới sự ghen tức: Tại sao chúng mày [miền nam] dám... "sung sướng" hơn... chúng ông?

 [còn tiếp]

 NQT

 [Bài viết The Romantic Song, Music's Body,  trong The Responsibility of Forms, dịch từ L'obvie et l'obtus, Roland Barthes, nhà xb Hill and Wang NY].