Goulag
lại hợp thời?
Nhà thơ
Zabolotski, từng trải qua nhiều năm trong trại tù goulag, cũng đã từng
có những dòng thơ tuyệt vời vinh danh giấc mộng khùng ‘với sức người
sỏi đá
cũng thành cơm', ngợi ca cuộc cách mạng văn hóa đồng ruộng xã hội chủ
nghĩa, bước
tiến tốt đẹp của thiên nhiên dưới sự giáo dục của con người: “Hãy biến
khùng
điên và lý trí trở thành một/Giữa những ý nghĩa trống trơn hãy dựng nên
một căn
nhà/Một ngôi trường thế giới sẽ tới với chúng ta.”
Từ goulag lại trở thành hợp thời – à la mode - nếu người ta dám
trở lại với
cái từ ghê gớm này. Trên tờ Văn Học Pháp, số tháng Chạp 2003, Georges
Nivat,
trong mục Lịch Sử, đã điểm lại những cuốn sách mới ra lò viết về
goulag: cuốn
Goulag của Tomasz Kizny (nhà xb Balland/Acropole, 59 Euro), Những câu
chuyện kể
Kolyma, Récits de la Kolyma, tác giả Varlam Chalamov, do Catherine
Fournier,
Sophie Benech, Luba Jurgenson dịch từ tiếng Nga (nhà xb Verdier, 45
Euro), Liệu
kinh nghiệm trại cải tạo là thuộc loại không thể nói lên được,
L’Expérience
concentrationnaire est-elle indicible?, tác giả Luba Jurgenson (nhà xb
du
Rocher, 22 Euro), và cuốn Viết sau Lò Thiêu Auschwitz: Semprun, Levi,
Cayrol,
Kertesz, của Pierre Mertens (nhà xb La Renaissance du Livre, 6 Euro).
Theo tác giả bài viết, chúng nêu lên câu hỏi: Làm thế nào nói điều
không thể
nói? Và theo ông, đây không phải lại nói về những điều ghê gớm tởm lợm
đã xẩy
ra trong trại tập trung cải tạo, hay Lò Thiêu, cũng không phải sự câm
lặng của
những nạn nhân như được mô tả trong Trái Tim Biết Chuyện [Le Coeur
Informé] của
Bruno Bettelheim, cũng không phải sự tự sát của những người đã thoát
khỏi Lò
Thiêu như nhà thơ Celan. Ở đây, trong cái xưởng vô nhân của trại tập
trung cải
tạo của Cộng Sản, chúng ta đụng tới cốt lõi của vấn đề mà nhà thơ
Zabotlotski
đã vinh danh, tức là cuộc liên minh, biến thành một, một bên là khùng
điên, một
bên là lý trí, mà chủ nghĩa Cộng Sản là một trong những toan tính khủng
khiếp
nhất của nhân loại.
Bởi vì không thể nói đến những tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản mà bỏ qua
giấc mộng
tuy không tưởng nhưng thật tuyệt vời của nó: Biến khùng điên và lý trí
làm một,
hay nói theo triết gia số một của chủ nghĩa này, là G. Lukacs: ngay cả
cái ác,
thông qua lao động cải tạo, cách mạng, cũng trở thành điều chúc phúc,
hạnh
thánh, mặc khải, ân sủng…
Và
cũng không thể nào nói đến goulag mà bỏ qua Lò Thiêu, như Jorge
Semprun, trong
lời tựa [một trong ba] của cuốn sách của Tomasz Kizny [album hình ảnh
do tác giả,
một người Ba Lan, kiên nhẫn sưu tầm trong 15 năm] đã đưa ra nhận xét:
goulag của
Stalin là một kế thừa trực tiếp của Buchenwald, tức là từ Lager [trại
tù] của
Hitler.
Nói
điều không thể nói được, qua những bức hình lịch sử, những con số thống
kê, như
của Kizny, những thước phim, như Shoah của Jacques Lanzman, hay Goulag,
thời nước,
thời đá [Goulag temps de l’eau, de la Pierre]…
Và
sau cùng văn chương. Làm sao bỏ qua nó?
Như
Dante, khi ông đưa chúng ta xuống nơi chốn sâu thẳm của những vòng cuối
cùng của
địa ngục, nơi ông trình bày cho chúng ta thấy cái lạnh khủng khiếp ở
đó, thì
đây cũng là kinh nghiệm ở những trại tù bắc cực. Nói điều không thể nói
được
đó, là chỉ dăm ba người, như Chalamov với những câu chuyện Kolyma, thuộc vùng
Viễn Đông
sa mạc Sibérie, hay Wiesel, Kertesz. Họ đã sống sót cái số kiếp không
số kiếp
[survécu à un destin sans destin]. Chính cái hư vô đó, họ đã kinh
nghiệm, và cố
gắng làm cho chúng ta cảm được: “Ngay cả lửa địa ngục cũng không thể
làm nóng cái
thân xác này của tôi.”
Nghệ
thuật… bất lực [impuissant], nhưng không cô độc. Song song với cách
tiếp cận
goulag theo kiểu điền kinh, lực sĩ của Soljenitsyne, thì có cách ẻo lả
yếu ớt của
Chalamov, cái nọ bổ túc cái kia. Nghệ thuật tiếp cận sự huỷ diệt con
người, và
cũng có thể nói, huỷ diệt nghệ thuật. [L’art s’aproche de l’extinction
de
l’homme, et donc de l’art aussi].
Nhưng
Chalamov và Soljenitsyne đã sống sót.
Và
bài ca của địa ngục, nhờ họ, vẫn văng vẳng cùng với nhân loại:
“Quỉ
tha ma bắt mày đi, Kolyma/ Chốn đầy
ải ghê rợn/ Chẳng ai tới đó mà về được/
Khùng điên sẽ nuốt chửng chúng ta…
“Những
câu chuyện ở Kolyma” là ấn bản
mới được dịch
lại từ tiếng Nga qua tiếng Pháp, và theo G. Nivat, nhờ nó, người ta
nhận ra vị
trí của Chalamov, là ở bên cạnh những Primo Levi, Paul Celan, Imre
Kertesz.