Tản
Mạn cuối tuần: Thà nguyên chất còn hơn là phổ thông, đại chúng...
(Better
to be pure than popular)
hay
là
Tiếng
huýt sáo trong đêm tối.
Tôi
đã đôi lần viết về, vẫn một kỷ niệm, những ngày cận Tết
năm nào, nằm trong Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung, nghe
tiếng huýt
sáo, huýt đi huýt lại, vẫn chỉ một bài Tình Nhớ của Trịnh Công Sơn.
Càng ngày,
tôi càng nhận ra một điều, nhạc của ông là hồi chuông báo tử, không
phải cho
những người ngã xuống trong cuộc chiến, mà là sau đó.
Và
có lẽ đó là cách giải thích "tuyệt vời nhất",
để vinh danh một nhạc sĩ, được yêu nhất, và cũng bị ghét nhất, và có lẽ
cũng để
xoa dịu một phần nào, nỗi đắng cay của ông, khi thốt lên lời than,
rằng, người
ta không hiểu tôi...
Rất
nhiều thính giả đã không chịu nổi nhạc của Schoenberg.
Vào năm 1999, khi The Metropolitan Opera (Nữu Ước) trình diễn "Moses
und
Aron", trong số thính giả, một bà già la lên: "Tôi đã sống sót Lò
Thiêu Auschwitz – Đừng bắt tôi trải qua một lần nữa ở đây."
Điều
mà "hậu thế" không chịu nổi nhạc sư bậc thầy,
ngay cả ở một số những nhà phê bình, là quan niệm về một âm nhạc không
chủ
âm của ông. Khi nhà phê bình Mark Swed,
trên tờ Los Angeles Times, ca ngợi Schoenberg, nhiều độc giả đã viết
thư than
phiền, "Sự chối bỏ âm điệu của Schoenberg, phần lớn nếu không tất cả,
là
do tính vị kỷ của ông ta."... "Tại sao chúng ta không hài lòng, khi
để cho thứ âm nhạc đó chết đi, cùng với thế kỷ 20, cùng với chủ nghĩa
Cộng Sản,
như là nỗi ô nhục của thế kỷ, một thách thức lớn lao đối với bản chất
con
người?".
Những
độc giả đã có lý của họ. Đằng sau sự hài lòng, hãy để
cho nó chết đi đó, là ao ước lớn lao hơn, và cũng còn là một câu hỏi
nhức nhối:
Liệu người ta thể yêu thích tư tưởng của Marx, mà không cần phải là một
tay
Cộng Sản?
Như
trong quá khứ, liệu người ta vẫn nghe nhạc TCS trong
cuộc chiến, mà không phải mang tiếng là một kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma
Cộng Sản"?
Và
như bây giờ, liệu người ta vẫn còn nghe TCS mà không cần
phải nhớ lại cuộc chiến đó: nỗi ô nhục [nồi da sáo thịt?], cuộc chiến
bẩn
thỉu?...
Nguyễn Tuấn Anh