Hành
Quân Đêm
…. Ðể tôi kể cho ông
nghe. Ông xem có thằng nào như thằng T.H. không. Ðầu năm 1968 thời gian
ông
đang rất gay go, còn tôi ở Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng vì
bị nghi
vấn có dính líu đến một vụ gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không được
viết,
không được in. Chỉ làm thủ quỹ, hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh
kẹo cho
anh em. Trong cơ quan có hai ông nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H.
và ông
Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm là tổ trưởng sáng tác bị dãn phế quản, không
bao giờ
ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì quá lo cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù
mắc thêm
bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng vẫn lù lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn,
nói với
tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp chết ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày
mai
mang tiền thay mặt anh em xuống viếng." Sau đó chánh văn phòng Hội Văn
nghệ cũng chính thức giao nhiệm vụ cho tôi về Hải Phòng. (Nhân vật này
đã đưa
một bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ nói với ông sau.) Cơ quan từ
chính
quyền tới Ðảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H. lại là người rất gần có
thể nói là
xoắn xuýt với lãnh đạo. Thế mà không ai đi. Lại cử tôi. Tôi hiểu ngay.
Ðiệu hổ
li sơn đây. Người ta cần tôi đi. Ðể khám buồng tôi ở. Làm gì có chuyện
bố thằng
T.H. chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến lượt tôi đi viếng. Sáu giờ
chiều
thằng T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó đến ngủ với tôi để
sáng mai
cùng đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở cái gì mặc dù chẳng có
gì cần
đối phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về Hải Phòng. Rồi đi bộ
về nhà
thằng T.H. Ðến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi tiện gỗ ở sân. Tôi bảo
nó:
"Bố mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt nó tái đi. Ông
đừng nghĩ nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với mình. Không đâu.
Nó tái
mặt vì mình về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong nhà mình thì thành
ra nó
chưa hoàn thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao mới về Hà Nội.
Tao
còn ở chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến nhà ông.
Bùi Ngọc Tấn: Rừng
Xưa Xanh Lá [Trích diễn đàn Talawas]
Hồi
Ký của Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip
Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng,
cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong đêm, và
sau đó bắt ông
chồng.
Cũng
có một “ông bạn nhà văn”, như “có thằng nào như thằng
T.H”, là me-sừ David Brodski, một dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò
tới, và
nhất định không chịu từ giã khổ chủ. Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà
thơ
Akhmatova, và trong nhà chẳng còn có gì ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng
xóm kiếm
cách vay mượn tí đồ nhắm, cũng một cách đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng
ông này
nhẵng nhẵng đòi đi theo nhà thơ thăm dân cho biết sự tình. Ông chồng
mang về
được một quả trứng cô đơn [the solitary egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi
xuống, và
cứ thế đọc thơ, những dòng thơ Sluchevski và Polonski, là
hai thi sĩ
mà chàng chịu nhất
[không có gì
mà nhà dịch thuật không biết, từ hai nền thi ca thế giới, là Nga và
Pháp].
Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc này, nào đoạn nọ… Chỉ mãi tới nửa
đêm thì
gia chủ mới nhận ra tại sao có cái sự lỳ lợm như vậy.
Khi nào tới thăm
chúng tôi, Akhmatova cũng ngồi nơi xó bếp. Để “vinh danh” nhà thơ, và,
như
người Việt mình nói, “cho nó đỡ tủi”, chúng tôi dùng một miếng vải dầu
phủ lên
cái lò ga, làm thành một cái bàn nhỏ tiếp khách. Chúng tôi gọi cái xó
bếp của
mình là “giáo đường”, gợi ý từ một nhận xét của một người bạn của nhà
thơ, là
Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ ngồi trong xó bếp, đã thốt lên: “Làm gì
ở đây,
sao giống như một nữ thần ngoại giáo trong một giáo đường?”.
Akhmatova
và tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi
một mình chịu trận với nhà dịch thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất
thình
lình có tiếng gõ cửa. “Họ tới là vì Osip”, tôi nói, và đi ra mở cửa.
Tôi
cứ nghĩ, họ sẽ nói một câu, thí dụ như: “Bà mạnh khoẻ
không?”, hoặc “Đây có phải là nhà của Mandelstam?”, hoặc một câu đại
loại. Hoá
ra là họ không có cái thói quen phí thì giờ với những câu mang tính
nghi lễ.
Hay là những công an chìm trên thế giới đều như vậy, tôi tự hỏi.
Chẳng
thốt một lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay
lành nghề đã từng đánh quen trăm trận, “nhanh như chớp”, họ tiến thẳng
vào
trong, vuợt qua tôi [không xô, không đẩy, may quá!). Và căn phòng trong
thoáng
chốc, đầy người, người lo kiểm tra giấy tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ
nắn thân
thể kiểm tra vũ khí.
Chồng
tôi từ căn phòng khách bước ra, và hỏi: “Mấy ngài tới
là vì tôi?” Một tay công an chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandestam],
với một
nụ cười mà chẳng ra nụ cười, nói: “Giấy tờ?”. M. lấy giấy tờ từ trong
túi quần
ra. Sau khi kiểm tra xong, anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và
gật đầu.
Theo thuật ngữ của
giới công an chìm, thì đây là những cuộc hành quân đêm, “night
operation”. Như bà vợ nhà thơ đuợc biết
sau đó, những
đấng bạn dân “chìm”, họ luôn luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân
đêm như
thế, họ dễ dàng đụng độ với những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân.
Và những
con cái của họ, lại càng tin hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu
của chúng
đều là những đấng anh hùng. Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc
hành quân
đêm lãng mạn, hào hùng.. như vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ
nhà thơ
đã từng nghe kể, rằng con gái một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên
Cheka, mật
vụ. Những thời kỳ sau đó, Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB,
và sau
chót KGB], kể, bằng một cái giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần
thương
yêu, lo lắng cho người cha của cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà
văn
phản động Isaac Babel [tác giả Kỵ Binh Đỏ], tên này đã chống cự, “làm
bị thương
nặng một trong bốn người của chúng ta”. Rằng cha của cô rất yêu con
cái, rất
yêu thú vật, mỗi khi về nhà, ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng
mình, ông
luôn luôn nói với cô con gái, đừng bao giờ thừa nhận mình đã làm một
điều gì
tầm bậy, luôn luôn nói, “không”, trong những trường hợp như thế đó.
Người cha
của gia đình, yêu vợ con, yêu con mèo, con chó, người bạn dân sẽ “không
bao giờ
tha thứ cho những kẻ mà ông ta tra hỏi, về cái chuyện, họ thú nhận, họ
đã làm
những việc phản cách mạng, phản nhân dân, làm… nguỵ!”
-“Tại
sao họ lại làm như vậy”, cô con gái hỏi, như lập lại
lời ông bố.
-“Hãy
nghĩ tới những khó khăn, những ‘gian khổ’ mà họ đem
lại cho nhân dân, cho chính họ, và cho chúng ta”, cô gái nói thêm.
“Chúng
ta” ở đây, là những người tham dự những cuộc hành
quân đêm, có bác hay không có bác [Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân],
với
những lệnh bắt người, lệnh tra tấn, lệnh tống giam, lệnh cải tạo…, và
khi không
hành quân đêm, khi rảnh rỗi, kể cho con cái nghe, về những nguy hiểm mà
họ đã
phải trực diện với kẻ thù của nhân dân,
và con cái của họ chăm chú nghe, bồi hồi cảm động, càng thương bố bao
nhiêu,
càng yêu quí chế độ, càng thù ngụy bấy nhiêu… Bà vợ nhà thơ kể lại, cứ
mổi lần
nghe một câu chuyện như vậy, là bà nghĩ
đến cái lỗ hổng toác hoác ở nơi cái sọ của nhà văn
Isaac Babel.
Như
vậy đấy, họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của
chúng tôi trong đêm 13 tháng Năm 1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn
chẳng có
ma nào dám kháng cự, họ lục soát căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một
đống ở
trong chiếc ghế bành, bất động như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ
giận dữ, bị
thương tổn. Khi tôi [bà vợ nhà thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang
theo vài
cuốn sách, anh trả lời một cách thô lỗ: “Hãy để M. tự làm lấy.” Tới gần
sáng,
khi chúng tôi đã đuợc phép đi lại một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà
dịch
thuật đứng bật dậy, xin phép mấy bạn dân: “Tôi có thể đi tiêu tiểu”,
người chỉ
huy cuộc hành quân đêm nói bằng một giọng khinh miệt, “Anh có thể về
nhà”. “Ông
nói sao?” “Nhà”, anh ta lập lại, và quay lưng, bỏ đi.
Đám
mật vụ rất ghét những “con mắt của nhân dân”, tức những
chỉ điểm dân sự, như nhà dịch thuật. Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã
được
lệnh luôn luôn bám sát chúng tôi, đề phòng trường hợp tụi này tẩu tán,
xé, đốt
bỏ bất cứ một bản thảo nào, khi nghe tiếng gõ cửa.
Jennifer Tran