nqt
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Tạp Ghi 
 





Ngón tay Người như những chú giun. 

Mandelstam's poem on Stalin (November 1933)1
We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches, 

But where there's so much as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention. 2

His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips,

His cockroach whiskers leer

And his boot tops gleam.

 Around him a rabble of thin-necked leaders—

fawning half-men for him to play with.

 They whinny, purr or whine

As he prates and points a finger,

 One by one forging his laws, to be flung

Like horseshoes at the head, the eye or the groin.

 And every killing is a treat

For the broad-chested Ossete. 3

 1. This poem, which Mrs. Mandelstam mentions on page 12 and at many other points, is nowhere quoted in full in the text of her book.

2.  In the first version, which came into the hands of the secret police, these two lines read:

All we hear is the Kremlin mountaineer,

The murderer and peasant-slayer.

8. "Ossete." There were persistent stories that Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia in the Caucasus. The people, of Iranian stock, are quite different from the Georgians.

 

Mandelstam: Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]

 

Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới

Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,

 

Nhưng ở những nơi, với câu chuyện nửa vời

Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.

 

Những ngón tay của kẻ đó mập như những con giun

Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi

 

Ánh mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...

 

Bài thơ trên có nhiều bản khác nhau.Trên, là từ hồi ký "Hy Vọng Chống lại Hy Vọng", của vợ nhà thơ, Nadezhda Mandelstam.

 

Làm sao Ông đã làm sao...

Tố Hữu

Người Việt mình đều biết, hoặc nghe kể, về bài thơ khóc Stalin của Tố Hữu. Nhờ bài thơ, một phần, ông lên đến tột đỉnh vinh quang, về già thành... Phật, như Trần Đăng Khoa trong lần “đi tìm một sự thực xung quanh bài thơ Điện Biên” của Tố Hữu, trong Chân Dung và Đối Thoại, kể lại: “Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có dáng vẻ một ông Phật”.

Bài thơ kia, của một nhà thơ Nga, Mandelstam. Trong có câu “Những ngón tay Người như những chú giun”.  Như một “điềm báo”, nhà thơ được Stalin cho đi ngủ với giun.

Nhân đây, kể lại những ngày “Đại Khủng Bố” của Stalin, như một cách tưởng niệm nhà thơ.

 
Thập niên 1930 chứng kiến một màn thanh trừng mới của Stalin, với phiên tòa trình diễn (show trials), mở đầu cho những tòa án nhân dân trong khắp thế giới CS. Con số những nạn nhân được dán nhãn “kẻ thù của nhân dân” cũng theo đó tăng lên. Nhiều đảng viên mất job chỉ vì tỏ ra có cảm tình với người dân quê khi chủ trương tập thể hóa được ban hành, vào năm 1928. Akhmatova gọi đây là những năm “ăn rau”, theo nghĩa, chưa ghê gớm gì, so với những năm “ăn thịt” tiếp theo sau đó. Nhưng khi đi thăm nhà thơ Mandelstam ở Moscow, bà cảm thấy, “mặc dù thời kỳ ăn rau, nhưng bóng ma của trầm luân đã ăn dầm ở dề trong nhà nhà thơ’

 Hành Quân Đêm

  …. Ðể tôi kể cho ông nghe. Ông xem có thằng nào như thằng T.H. không. Ðầu năm 1968 thời gian ông đang rất gay go, còn tôi ở Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng vì bị nghi vấn có dính líu đến một vụ gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không được viết, không được in. Chỉ làm thủ quỹ, hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh kẹo cho anh em. Trong cơ quan có hai ông nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H. và ông Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm là tổ trưởng sáng tác bị dãn phế quản, không bao giờ ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì quá lo cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù mắc thêm bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng vẫn lù lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn, nói với tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp chết ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày mai mang tiền thay mặt anh em xuống viếng." Sau đó chánh văn phòng Hội Văn nghệ cũng chính thức giao nhiệm vụ cho tôi về Hải Phòng. (Nhân vật này đã đưa một bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ nói với ông sau.) Cơ quan từ chính quyền tới Ðảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H. lại là người rất gần có thể nói là xoắn xuýt với lãnh đạo. Thế mà không ai đi. Lại cử tôi. Tôi hiểu ngay. Ðiệu hổ li sơn đây. Người ta cần tôi đi. Ðể khám buồng tôi ở. Làm gì có chuyện bố thằng T.H. chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến lượt tôi đi viếng. Sáu giờ chiều thằng T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó đến ngủ với tôi để sáng mai cùng đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở cái gì mặc dù chẳng có gì cần đối phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về Hải Phòng. Rồi đi bộ về nhà thằng T.H. Ðến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi tiện gỗ ở sân. Tôi bảo nó: "Bố mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt nó tái đi. Ông đừng nghĩ nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với mình. Không đâu. Nó tái mặt vì mình về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong nhà mình thì thành ra nó chưa hoàn thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao mới về Hà Nội. Tao còn ở chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến nhà ông.

  Bùi Ngọc Tấn: Rừng Xưa Xanh Lá [Trích diễn đàn Talawas]

 Hồi Ký của Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng,  cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong đêm, và sau đó bắt ông chồng.

 Cũng có một “ông bạn nhà văn”, như “có thằng nào như thằng T.H”, là me-sừ David Brodski, một dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò tới, và nhất định không chịu từ giã khổ chủ. Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà thơ Akhmatova, và trong nhà chẳng còn có gì ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng xóm kiếm cách vay mượn tí đồ nhắm, cũng một cách đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng ông này nhẵng nhẵng đòi đi theo nhà thơ thăm dân cho biết sự tình. Ông chồng mang về được một quả trứng cô đơn [the solitary egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi xuống, và cứ thế đọc thơ, những dòng thơ Sluchevski và Polonski, là  hai thi sĩ    chàng chịu nhất [không có gì mà nhà dịch thuật không biết, từ hai nền thi ca thế giới, là Nga và Pháp]. Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc này, nào đoạn nọ… Chỉ mãi tới nửa đêm thì gia chủ mới nhận ra tại sao có cái sự lỳ lợm như vậy.

  Khi nào tới thăm chúng tôi, Akhmatova cũng ngồi nơi xó bếp. Để “vinh danh” nhà thơ, và, như người Việt mình nói, “cho nó đỡ tủi”, chúng tôi dùng một miếng vải dầu phủ lên cái lò ga, làm thành một cái bàn nhỏ tiếp khách. Chúng tôi gọi cái xó bếp của mình là “giáo đường”, gợi ý từ một nhận xét của một người bạn của nhà thơ, là Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ ngồi trong xó bếp, đã thốt lên: “Làm gì ở đây, sao giống như một nữ thần ngoại giáo trong một giáo đường?”.

 Akhmatova và tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi một mình chịu trận với nhà dịch thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất thình lình có tiếng gõ cửa. “Họ tới là vì Osip”, tôi nói, và đi ra mở cửa.

 Tôi cứ nghĩ, họ sẽ nói một câu, thí dụ như: “Bà mạnh khoẻ không?”, hoặc “Đây có phải là nhà của Mandelstam?”, hoặc một câu đại loại. Hoá ra là họ không có cái thói quen phí thì giờ với những câu mang tính nghi lễ. Hay là những công an chìm trên thế giới đều như vậy, tôi tự hỏi.

 Chẳng thốt một lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay lành nghề đã từng đánh quen trăm trận, “nhanh như chớp”, họ tiến thẳng vào trong, vuợt qua tôi [không xô, không đẩy, may quá!). Và căn phòng trong thoáng chốc, đầy người, người lo kiểm tra giấy tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ nắn thân thể kiểm tra vũ khí.

 Chồng tôi từ căn phòng khách bước ra, và hỏi: “Mấy ngài tới là vì tôi?” Một tay công an chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandestam], với một nụ cười mà chẳng ra nụ cười, nói: “Giấy tờ?”. M. lấy giấy tờ từ trong túi quần ra. Sau khi kiểm tra xong, anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và gật đầu.

  Theo thuật ngữ của giới công an chìm, thì đây là những cuộc hành quân đêm, “night operation”.  Như bà vợ nhà thơ đuợc biết sau đó, những đấng bạn dân “chìm”, họ luôn luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân đêm như thế, họ dễ dàng đụng độ với những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Và những con cái của họ, lại càng tin hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu của chúng đều là những đấng anh hùng. Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc hành quân đêm lãng mạn, hào hùng.. như vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ nhà thơ đã từng nghe kể, rằng con gái một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên Cheka, mật vụ. Những thời kỳ sau đó, Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB, và sau chót KGB], kể, bằng một cái giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần thương yêu, lo lắng cho người cha của cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà văn phản động Isaac Babel [tác giả Kỵ Binh Đỏ], tên này đã chống cự, “làm bị thương nặng một trong bốn người của chúng ta”. Rằng cha của cô rất yêu con cái, rất yêu thú vật, mỗi khi về nhà, ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng mình, ông luôn luôn nói với cô con gái, đừng bao giờ thừa nhận mình đã làm một điều gì tầm bậy, luôn luôn nói, “không”, trong những trường hợp như thế đó. Người cha của gia đình, yêu vợ con, yêu con mèo, con chó, người bạn dân sẽ “không bao giờ tha thứ cho những kẻ mà ông ta tra hỏi, về cái chuyện, họ thú nhận, họ đã làm những việc phản cách mạng, phản nhân dân, làm… nguỵ!”

 “Tại sao họ lại làm như vậy”, cô con gái hỏi, như lập lại lời ông bố.

 -“Hãy nghĩ tới những khó khăn, những ‘gian khổ’ mà họ đem lại cho nhân dân, cho chính họ, và cho chúng ta”, cô gái nói thêm.

 “Chúng ta” ở đây, là những người tham dự những cuộc hành quân đêm, có bác hay không có bác [Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân], với những lệnh bắt người, lệnh tra tấn, lệnh tống giam, lệnh cải tạo…, và khi không hành quân đêm, khi rảnh rỗi, kể cho con cái nghe, về những nguy hiểm mà họ đã phải trực diện với kẻ thù của  nhân dân, và con cái của họ chăm chú nghe, bồi hồi cảm động, càng thương bố bao nhiêu, càng yêu quí chế độ, càng thù ngụy bấy nhiêu… Bà vợ nhà thơ kể lại, cứ mổi lần nghe một câu chuyện như vậy, là bà nghĩ  đến cái lỗ hổng toác hoác ở nơi cái sọ của nhà văn Isaac Babel.

 Như vậy đấy, họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của chúng tôi trong đêm 13 tháng Năm 1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn chẳng có ma nào dám kháng cự, họ lục soát căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một đống ở trong chiếc ghế bành, bất động như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ giận dữ, bị thương tổn. Khi tôi [bà vợ nhà thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang theo vài cuốn sách, anh trả lời một cách thô lỗ: “Hãy để M. tự làm lấy.” Tới gần sáng, khi chúng tôi đã đuợc phép đi lại một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà dịch thuật đứng bật dậy, xin phép mấy bạn dân: “Tôi có thể đi tiêu tiểu”, người chỉ huy cuộc hành quân đêm nói bằng một giọng khinh miệt, “Anh có thể về nhà”. “Ông nói sao?” “Nhà”, anh ta lập lại, và quay lưng, bỏ đi.

 Đám mật vụ rất ghét những “con mắt của nhân dân”, tức những chỉ điểm dân sự, như nhà dịch thuật. Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã được lệnh luôn luôn bám sát chúng tôi, đề phòng trường hợp tụi này tẩu tán, xé, đốt bỏ bất cứ một bản thảo nào, khi nghe tiếng gõ cửa.

Jennifer Tran