Hận
Đồ Bàn
Người
xưa đâu….?
Tớ
đếch phải
là người Việt!
Với
tất cả
dè dặt thường lệ
của một “ký giả”, khi
biết được một tin thuộc loại động trời - Gấu tôi nghe nói, Nguyễn
Huy Thiệp
mới bật mí, về dòng dõi của ông, gốc Chàm, một sắc dân gần như bị tuyệt
chủng
bởi cuộc nam tiến của người Việt. Và cái nghề làm tượng hiện ông theo
đuổi, và
con ông theo đuổi, là nằm sẵn ở trong máu, từ không biết bao nhiêu đời…
Nghe,
tự
nhiên Gấu tôi nhớ tới trường
hợp khá ly kỳ về một
nhà văn người Ý đang làm cho giới học giả điên đầu: liệu có phải thay
đổi mọi
cách nhìn những tác phẩm của ông ta, sau những tài liệu mới mẻ về ông?
Cũng
vậy,
liệu người ta phải giải
thích khác đi, về những
nhận định mà người ta gán cho NHT, khi ông viết về Nguyễn Huệ, Gia
Long, chẳng
hạn?
Vấn
đề “nóng
hổi” – ca sĩ Chế Linh, mới
đây thôi, đã bị nhà
nước làm khó dễ, vì ước muốn cố bảo tồn một tí văn hóa còn sót lại của
dân tộc
Chàm của ông - theo tôi, là: Nguyễn Huy Thiệp, ông là ai? Ông viết về
Nguyễn
Huệ, theo cách nhìn của nạn nhân, hay của kẻ chinh phục? Và cách đối xử
của Nguyễn Huệ đối với miền bắc, như được NHT miêu tả, là cũng nằm
trong "hội chứng Rambo"? Một cách trả thù dân tộc?
Và
Nguyễn
Huy Thiệp, một nhân vật Tiêu
Phong, từ tiểu thuyết
chưởng Kim Dung, xuất hiện, với “công án” nóng bỏng về chính mình: Ta
là ai, ta
là gì [talawas…]…. Ta là Khiết Đan, hay là…người Hớn?
********
Silvestri
là ai?
Ignazio
Silone là một trong
những tiểu thuyết gia được kính trọng nhất của Ý, thế kỷ 20. Tác phẩm
nổi tiếng
nhất của ông, Fontamara, kể cuộc
sống người dân quê tại Abruzzi, nơi ông chào
đời vào năm 1900. Ngoài vai trò của một tiểu thuyết gia, ông còn là một
chính
trị gia, và với con mắt sắc bén của cả hai nhà, ông xoáy vào chuyện
quyền lực
chính trị đã được sử dụng ra sao, và cùng với nó, là những vấn đề mà
chế độ
Phát xít đè nặng lên, không chỉ ở những nơi đông dân cư mà ở những làng
hẻo lánh,
xa đô thị, thành phố. Trọng tâm của những cuốn tiểu thuyết đầu tay của
ông, là
làm cách nào giữ được sự toàn vẹn của một cá nhân trong một xã hội bị
hư ruỗng
vốn chỉ đòi hỏi những dối trá, những đồng lõa. Được viết trong hoàn
cảnh lưu
vong, chúng đều có một giọng chống Phát xít, và khi đuợc dịch ra tiếng
nước
ngoài, chúng làm cho chế độ của Mussolini hết còn ăn khách (popular),
so với mười
năm trước đó, ở hải ngoại. Ông còn viết một biếm văn “Nhà trường cho
những kẻ
độc tài”.
Khi
chiến tranh chấm dứt, ông
trở nên lẫy lừng trong thế giới nói tiếng Anh, với cuốn Thần Thua (The
God that
Failed), một bản kết toán nóng hổi vừa thổi vừa ăn (first-hand
account), về chủ
nghĩa Cộng Sản. Thường được so sánh với Orwell, và cả hai cùng chia
nhau, mỗi
người một nửa giấc mộng, (lẽ dĩ nhiên là bể), về một thiên đàng Đỏ.
Vào
thập niên 1920, Silone là
một khuôn mặt ngầm (underground) đáng kể trong Đảng Cộng Sản Ý, và, đôi
khi, trớ
trêu thay, ông phụ trách công tác khuấy rối, khiêu khích, một thứ agent
provocateur.
Ông rất được tổ chức Đảng ở Tây Ban Nha, ở Pháp tin cậy, và đã từng đi
Nga
nhiều lần. Ông bỏ (broke) Đảng thời gian 1930-31, và trải qua quãng đời
còn lại
của mình như là một tay Xã hội Ky tô (Christian Socialist), được vị nể
như là
một tiểu thuyết gia, và như là một tay can trường, một thứ cột trụ
chống, không
chỉ một mà tới hai ông trời: Phát Xít và Cộng Sản.
Martin
Clark, trên tờ Điểm
Sách London, số ngày 9 tháng Tám 2001, khi đọc cuốn tiểu sử của Silone,
L’informmatore: Silone, I Comunisti e la
polizia (2000), của Dario Biocca và Mauro Canali, cho rằng, hai tác giả
này đã
đưa ra một Silone lạ hoắc. Cả hai cho biết, từ 1919 cho tới mãi năm
1930,
Silone là một điểm chỉ viên cảnh sát Phát Xít, và đã nộp cho sếp của
mình những
thông tin thật chi tiết, trước tiên là về Đoàn Thanh Niên Xã Hội, và
sau đó, về
Đảng Cộng Sản và bộ đầu não của Đảng. Những thông tin của ông không
phải thuộc
loại xài rồi, theo thông lệ phải tường trình,theo kiểu ăn cơm chúa múa
tối ngày,
mà là toàn thứ xịn, những chi tiết về chính sách của Đảng, những tranh
luận bên
trong Đảng, từ những khuynh hướng, nhận định khác nhau, những chi tiết
mang
tính cá nhân về từng nhân vật trong bộ đầu não, thậm chí có những chi
tiết rất
thú vị, và cũng thật quá chi li gây bực mình, quá cả yêu cầu của một
điểm chỉ
viên. Tất cả những phát giác này đều được khui ra từ những hồ sơ mật
của cảnh
sát.
Đúng là
một cú sốc trong toàn
cõi văn chương Ý và luôn cả trong giới chính trị. Từ năm 1930, Silone
là một
thần tượng chống Phát xít, mọi người đều ngã ngửa ra, ông làm điểm chỉ
viên cho
cảnh sát Phát Xít trong bao năm tháng dòng dã như vậy, là vì…tiền! Cứ
như thể,
ông bạn chia nửa thế giá chống Cộng, chống Phát xít của ông là Orwell
đã từng
làm việc cho Franco, thời gian chiến đấu tại Catalonia!
Chẳng
ai tin, trong số những
độc giả, những người ái mộ ông, đối với những người thật sự quen biết
ông thì
đúng là một chuyện không thể nào tin đuợc, ngay cả những người Cựu Cộng
Sản, họ có thể tởm ông, vì đã bỏ Đảng, nhưng họ không thể tin rằng, ông
lại
đáng tởm đến như thế.
Hai tác
giả cuốn tiểu sử kể
trên cũng chẳng sung sướng gì, về những phát giác của họ. Nhưng đây là
sự thực!
Những tài liệu thật chính xác! Chúng không thể nói dối!
Nhưng
có khi nào, những tài
liệu chính xác, chính chúng, nói dối?
Cuốn
sách trên cho thấy, một
điều rất chắc chắn: Có một ông trong bộ đầu não của Đảng làm điểm chỉ
cho cảnh
sát Phát Xít. Vấn đề còn lại: Liệu có đích thị là Silone hay không? Nên
nhớ,
những người CS thường sử dụng những “bí danh’, và họ có rất nhiều bí
danh, mỗi
một bí danh như vậy, là được sử dụng cho một trường hợp nào đó. Những
anh Bảy,
anh Sáu… thí dụ vậy. Và cái tên điểm chi viên kia, bí danh là
Silvestri, chứ
không phải là Silone, như tên thường gọi ở trong Đảng, của ông.
(còn
tiếp)
Jennifer Tran