nqt
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Tạp Ghi 
 




Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi


Trong một cuốn sách - tuyệt vời như tất cả những cuốn sách ông - “Kinh nghiệm này nọ về tôn giáo”, (The varieties of Religious Experience), William James dành chỉ một trang, cho cái gọi là sự bất tử, của con người. Ông khẳng định, theo ông, bất tử là chuyện tầm phào dính dấp tới tông giáo, theo đó, ông giời đẻ ra chuyện bất tử.
Do không nhận ra, chỉ là nói dỡn chơi cho dzui, Don Miguel de Unamuno lập lại y chang câu trên, ở trong cuốn Bi Nghĩa về Đời (The Tragic Sense of Life), nhưng ông cũng nói thêm, rất là nhiều lần, rằng ông muốn tiếp tục là Don Miguel de Unamuno. Tới đây, thì tui không làm sao mà hiểu nổi ông, tui chẳng muốn tiếp tục là Jorge Luis Borges; tui muốn là một người nào khác. Tui hy vọng rằng cái chết của tui sẽ là hoàn toàn, tui hy vọng chết, cả về thân xác lẫn linh hồn.
Tôi không hiểu khi bầy đặt nói về sự bất tử của con người - về linh hồn vẫn giữ ký ức những gì xẩy ra khi còn sống trên thế gian này, hay về linh hồn đầu thai kiếp này không quên kiếp khác - thì đây là do tham vọng, do khiêm tốn, hay chỉ là do muốn mọi chuyện phải ra ngô ra khoai, nghĩa là có hay không cái chuyện bất tử. Bà chị/ cô em của tôi, bữa nọ ở nhà, nói, bà sẽ vẽ một bức tranh đặt tên là ‘Hoài nhớ thế gian’, về một con người may mắn được lên thiên đàng cảm nghĩ về trái đất. Sẽ có những cảnh vật của thành phố Buenos Aires khi bà còn là một thiếu nữ. Bà không biết, tôi có làm một bài thơ nhỏ về cùng một đề tài như vậy. Trong bài thơ đó, tôi nghĩ tới Jesus, ngài nhớ mưa ở Galilee, mùi ở trong một tiệm mộc, và một điều gì mà ngài chưa hề nhìn thấy ở thiên đường, và chính nó làm cho ngài cảm thấy hoài hương... cái vòm trời với những vì sao.
[Borges chắc là chưa từng được nghe bài hát: Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?, Have you ever seen the rain? Lần đầu nghe, Gấu nghĩ, đúng là khùng rồi, khi hỏi người yêu một điều như vậy. Nhưng sau hiểu ra, chính mình mới là thằng khùng, y như ông giời khùng khi hoài hương cái vòm trời: Làm sao thằng chả nhìn thấy cái trán... ngu ngốc của mình?

Làm sao em có thể nhìn thấy những giọt mưa trên tóc em, bữa đó, nó tuyệt vời như thế nào, đến nỗi có một thằng trở thành khùng như ông giời, sau nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên trán em:

Barbara, nhớ không em,
Bữa đó, mưa dài trên con phố Lê Lợi,
Nơi anh và em đứng đợi,
mưa đừng bao giờ... đừng rơi...
Và anh muốn hỏi,
Have you ever seen the rain...
***
Đề tài nhớ nhung trái đất khi đã lỡ vào thiên đàng còn xuất hiện ở trong một bài thơ của Dante Gabriel Rossetti, về một cô gái đã được lên thiên đàng mà vẫn cảm thấy bất hạnh, vì người yêu của cô không ở kế bên cô; cô mong anh lên thiên đàng mí cô, nhưng anh làm sao lên, vì anh tội lỗi đầy mình, và cô em cứ thế tiếp tục đời đời hy vọng.
William James nói, với ông, bất tử là một đề tài làm xàm, rằng có những đề tài lớn lao của triết học, như thời gian, thực tại về một thế giới bên ngoài trái đất, và sự hiểu biết. Bất tử giữ một địa vị nhỏ bé, một địa vị không dính dáng nhiều tới triết học, mà là tới thi ca, và lẽ dĩ nhiên, tới thần học, mặc dù không phải mọi thần học.
Còn một giải đáp khác nữa, về sự di chuyển từ đây tới kia, của linh hồn (the transmigration of souls).

[Đây chính là điều Gấu phát giác ra được, ngay lần đầu gặp cô bé, khi nghĩ rằng, có cái phần của Gấu, ở trong cô bé, và cô bé đợi Gấu, để trả lại, trước khi... sang sông! Hãy đọc Những Ngày Ở Sài Gòn của NQT, folder Sáng Tác, trang Tin Văn, địa chỉ: http://www.tanvien.net]

Di hồn (transmigration of souls) là một giải đáp mang chất thơ, cho chuyện làm xàm bất tử. Chắc chắn như vậy rồi. Nó còn thú vị hơn cái ý nghĩ, rằng bất tử tức là cứ tiếp tục là thằng chả mà chúng ta bây giờ đang là, và nhớ về thằng chả mà chúng ta đã là. Borges coi đây là một đề tài nghèo nàn, về bất tử.
Tôi [Borges] còn nhớ chừng mười hay mười hai hình ảnh thời thơ ấu, và tôi cố quên đi. Khi tôi nghĩ đến thời niên thiếu, tôi không chịu bằng lòng mình là thằng thiếu niên như thế đó, mà mong muốn là một người nào khác. Cùng một lúc như vậy, tất cả những điều như thế, có thể được chuyển hóa, hay có thể trở thành, một đề tài thi ca.

Dù muốn, dù không, nhưng rõ ràng là không muốn, vậy mà, Phaedon của Plato là bản văn nhức nhối nhất của triết học. Cuộc thoại ghi ngày cuối của Socrates, khi bạn bè của ông biết thuyền từ Delos đã tới bến, và Socrates sẽ uống độc cần [hemlock: thuốc độc từ cây độc cần]. Socrates tiếp họ ở trong nhà tù, biết rằng mình sẽ bị xử tử. Ông nhìn tất cả bạn bè, trừ một người. Như Max Brod ghi lại, ở đây chúng ta có được một câu cảm động nhất mà Socrates đã viết ra, trong toàn cuộc đời của mình, ông viết: “Plato, tôi nghĩ, thì bịnh” [Plato, I think, was ill”].Theo Max Brod, đây là lần độc nhất Plato gọi tên của chính mình [Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ: Gấu, Gấu!], trong tất cả mọi cuộc thoại [dialogues]

(còn tiếp)


Gấu