Người
đọc bình thường
Có một
câu của Dr. Johnson,
trong Đời của Gray, câu này chắc là phải viết lên tường tất cả những
căn phòng,
gọi là những thư viện thì có vẻ hơi lớn lối, tuy nhiên, chứa đầy sách,
nơi việc
đọc là của những tư nhân, private
people.
“….Tôi thật mến, người đọc
bình thường này; bởi vì, gọi độc giả bình thường, những ai không bị hư
thối bởi
thiên kiến văn chương, và, sau bao lọc lõi, và nghiệt ngã, của việc
học, biết
rằng, đây chỉ là để vinh danh cho một cõi thơ.”
Cõi thơ đó định nghĩa phẩm
chất của họ, vinh danh những mục tiêu của họ, đó là cái phần thưởng mà
họ có
được, sau khi bỏ phí thời giờ ngấu nghiến đọc, và ngộ ra rằng, mình
chẳng để
lại một thứ gì ở trên cõi đời này, nếu có chăng, thì
chỉ một cái gật đầu của những bậc tao nhân
mặc khách, như một nhà thơ Việt đã từng tự hào về cả
một sự nghiệp thơ của ông:
Ta còn
để lại gì không,
Kìa non đá lở, kìa sông cát
bồi.
VHC
Độc giả
bình thường, như Dr
Johnson hàm ý, khác hẳn nhà phê bình, và nhà khoa bảng. Anh ta học hành
chẳng
ra gì, và thiên nhiên keo kiệt kia cũng chẳng ban cho anh ta một chút
tài năng
thiên bẩm nào.
Anh ta đọc, chỉ để thích thú
riêng cho mình, vì mình, không hề có ý định kiếm tí ti tri thức, hiểu
biết,
hoặc khốn nạn hơn, để sửa chữa những quan điểm của những người khác.
Trên hết,
anh ta được dẫn dắt bởi một bản năng: hãy sáng tạo chỉ cho mình - từ
bất cứ
thăng trầm, bất cứ nọ kia, bất cứ gập ghềnh của đường đời mà anh ta đã
trải – một
cái gì đó, mù mờ như một khối, một cục, một đống, như chân dung một con
người, như
phác họa một thời đại, như một lý thuyết về nghệ thuật viết….
Khi đọc, anh ta không hề ngưng
ôm ấp, nâng niu, gầy dựng căn nhà ọp ẹp, xiêu vẹo, tức là cái vốn liếng
mà sự đọc
đã đem lại cho anh ta, chính cái đó sẽ đem lại cho anh ta sự hài lòng,
tuy phù
du, tuy tạm bợ, rằng cái ta có đây cũng đâu có thua gì một căn nhà vững
vàng, một món đồ
thực sự, và như thế, nó đem đến cho anh
ta sự yêu mến, tiếng cười và lời biện luận, hay quan điểm này nọ. Vội vã, không chính xác, và phiến diện, lúc này
túm vội lấy bài thơ này, lúc nọ, một mẩu văn bia đồ cổ, chẳng thèm để
ý, kiếm
chúng ra từ đâu, chẳng cần biết bản chất chúng là như thế nào, một khi
mà chúng
thật hợp ý mình, ôm lấy mình, những cái dở, yếu, non, kém, vụng, như là
một nhà
phê bình của anh ta cứ thế mà phô ra… Nhưng, cứ như Ngài Dr. Johnson
nói đó, nếu
anh ta có một tiếng nói nào đó, ở trong cái sự đóng góp sau cùng vào
những vinh
danh của thơ ca, nếu vậy thì, có lẽ, cũng có tí giá trị, khi viết ra
một tí ý nghĩ, và quan điểm - thì cũng vẫn
chỉ là những
vô nghĩa, những chẳng có chút giá trị, như tự thân chúng vốn là như vậy
– tuy
nhiên, cũng là một đóng góp cho thành quả, vậy.
NQT
[mô
phỏng bài viết của
Virginia Woolf: The Common Reader]