NHQ. Blog VOA
Nhận
xét của Thầy Cuốc về tình yêu chó của dân Mít, Gấu sợ chưa được chín
[chắn] cho
lắm!
Chó
là phải 2 lửa mới chín!
Đông Phương yêu chó, nhưng vẫn làm thịt chó,
như bất cứ con vật nào thịt được,
để nuôi sống con người, ngoài ra để hóa kiếp cho nó, ban cho một kiếp
khác,
bảnh hơn kiếp chó, theo như thuyết luân hồi, và bằng cách đó, chó sẽ có
phen
được làm người!
Mít nuôi con gà, để nó ăn hạt cơm, hạt lúa vương vãi, như
là một
cách ‘saving’, chờ đến ngày làm thịt, hoặc đem bán.
Cũng thế, với chó!
Tây Phương khác. Họ không tin vào luân hồi.
Cái
sự tàn nhẫn 'vô cảm' của dân Mít, như bây giờ, không liên quan tới tình
yêu
chó
truyền thống của họ.
Cũng khó gọi là 'vô cảm'!
Có
một điều gì đó, khiến dân Mít ngày càng lậm sâu vô cái ác, đúng hơn, và
phải tìm cho ra
nguyên nhân
của nó.
Cái
tít, là từ Steinbeck. Có lẽ cũng nên nói sơ qua, một tí, chăng?
Trong
truyện của nhà văn Mẽo này, có một anh thích mân mê ba cái thứ mượt mà,
mịn như
tơ, và tội ác xuất hiện và khi anh ta mân mê quá mức một cô gái mịn như
tơ, đến
làm cô nghẹt thở, và chết, như GNV nhớ đại khái như vậy.
Bài
viết xoa đầu nhà thơ NHT, làm GNV tự hỏi, có khi nào Thầy Cuốc xoa
đầu
một thi
sĩ, trẻ, nào đó, ngoài luồng?
V/v bài thơ mà Thầy Cuốc khen um lên đó, trong bài viết, GNV thấy
dở ẹt!
Thô tục nữa.
GNV
không thể trích dẫn ra ở đây.
Cái
kiểu xoa đầu những tài năng mới như thế, liệu có tương tự nhân vật của
S, và,
sẽ có ngày, gây đại họa, chăng?
Nguyễn Hoàng Tranh làm thơ như không hề biết thơ là gì.
Tôi tin tưởng và kỳ vọng nhiều ở cái-không-biết rất đáng yêu ấy: với
tôi, không
chừng đó là điều kiện đầu tiên của sáng tạo.
Phán
cái kiểu huề vốn, vô tội vạ như thế này, chỉ gây họa cho nhà thơ trẻ!
Tụi
mũi lõ thì cũng dùng những thuật ngữ như là 'no man's land', vùng đất
không
người, thí dụ, nhưng họ sẽ chứng minh, tác giả mà họ gán cho từ đó, có
xứng
đáng hay không. Thầy Cuốc chỉ thích phán cho sướng miệng khoái lỗ nhĩ,
ngoài ra
chẳng có tí trọng lượng nào!
Viết kiểu này rất nguy hiểm, nhất là cho người được Thầy Cuốc xoa đầu.
*
Truyện
ngắn
độc đáo nhất thì có của bạn Thầy Cuốc, là nhà biên khảo HNT, kiêm thi
sĩ kiêm cớm văn nghệ NTH.
Thơ trẻ hay
nhất, do làm thơ mà chưa hề biết thơ là gì, ở cả hai miền trong và
ngoài đất nước, thì có 1
trong những nhân vật thuộc bang phái Hậu Vệ, NHT.
Blogger trẻ
hay nhất thì có cháu gái của Thầy Cuốc.
Viết phê bình
sắc sảo nhất thì có Thầy Cuốc.
Cái này thì do bạn quí của GNV thành thật thú nhận,
trên blog của anh.
Như thế thì
cần gì ngửi khói hàng xóm làm chi nữa?
Ta về ta tắm ao ta là hay nhất!
*
Có người
tự
nhận là “chó” cứ chạy theo sau tôi ủng oẳng “sủa”. Tôi viết cái gì họ
cũng “sủa”.
Sủa vu vơ và sủa triền miên.
NHQ. Blog
VOA
Đây là Thầy
Cuốc ‘ám chỉ” Gấu.
Sai.
Gấu viết về
Thầy Cuốc, trên mục Dọn, thường là để chỉ ra cái sai, cái yếu, cái dở,
cái bịp… của Thầy.
Không hề có
chuyện Thầy viết gì Gấu cũng sủa, sủa vu vơ và sủa triền miên.
Cũng xin được
chia buồn với Thầy về vụ, “Tôi nghe kẻ cướp nó lèn Thầy”!
Cái sự sủa ‘triền
miên và vu vơ’của Gấu, không hề do thù ghét nhà đại phê bình, và chắc
chắn, Thầy
Cuốc cũng nhận ra điều này, như hơn 1 độc giả TV đã từng nhận ra. Gấu
cũng có
nhiều việc ‘cần làm ngay’, lại sắp đi xa rồi. Ông bạn TT, hơn Gấu chỉ
có 1 tuổi,
vừa đi rồi. Thành thử Gấu thành thật khuyên, Thầy Cuốc nên ‘nhìn lại
mình’, thì
hơn.
Gấu thực sự
tin là Thầy Cuốc chẳng có tí tài năng, và viết bất cứ cái gì, thì đều
là tính bịp
cả! Thành thử mấy lần tính thôi sủa rồi lại cứ phải sủa tiếp!
Chán thế!
Sợ rằng, Thầy, hơn ai hết,
biết tỏng về mình, bất tài?
Đã bất tài,
tâm địa lại hiểm độc. Thử hỏi, một ‘bạn văn’, đang thật thân quí,
chỉ lỡ đụng
vô một cái tiểu chú, trở mặt liền lập tức, một người như thế, làm sao
không…sủa,
dù vu vơ và triền miên?
Vả chăng, chó
sủa kệ chó, Thầy bịp cứ bịp, để ý làm quái gì!
Một độc giả
rất thân quí của TV, rất bực cái mục Dọn, vì nghĩ GNV vẫn còn sân si,
vẫn ham
chuyện ân oán giang hồ, nhưng, lần Gấu ‘đụng’ vô thi sĩ HC, ngay khi
nắp quan tài
chưa đóng lại, và tất cả dân Mít còn quá đau lòng, thương tiếc cái sự
ra đi của
một nhà thơ, thì bà lại hiểu ra cho Gấu, rằng, cái chuyện gì cần làm,
thì bắt
buộc phải làm.
Để minh họa
cho mục Dọn, xin nhắc lại chuyện, một triết gia, chỉ còn vài ngày thì
bị nhân
loại đưa đi làm thịt, vậy mà vẫn năn nỉ xin anh lính gác cho được học
thổi sáo
[Gấu nhớ đại khái].
GNV,
cũng bắt chước
người xưa, và không quên phận sự dọn rác ở trên đường đi đến lỗ huyệt!
*
Có người tự nhận là ‘chó’…
Thầy Cuốc ít
đọc, tâm địa lại hiểm độc, khi viết như trên là muốn hàm ý, mi là người
mà tự nhận là
chó, là loài hạ tiện, ăn đồ dơ…
Nhưng do ít đọc,
dốt, Gấu chắc chắn ông chưa từng đọc Milosz, và cuốn Chó bên đường của ông, qua
đó, ông tin rằng, thiên chức của 'loài viết văn', chính là sủa ủng
oẳng, sủa vu vơ
và triền miên!
Chào Mừng
Năm Con Chó
Tôi làm một chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi, trên một
chiếc xe
hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống cho ngựa, ở phiá
sau xe.
Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây thông, con
đường dẫn tới
một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau lùm cây, và từ mái
rạ, những
tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn nhà đang cháy. Tôi
đi qua
những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi như thế, mặc tình
cho ngựa
rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và lại nhìn một làng
quê từ từ
xuất hiện, hay một công viên, với một điểm trắng của một trang viện ở
trong nó.
Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng nghe tiếng chó sủa. Con
vật tỏ ra
hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm vụ của nó. Đó là khởi
đầu của
thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ nghĩ đến những con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con
người,
mà còn nghĩ tới bao nhiêu thế hệ chó, đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong
ruổi với
con người, trong cái cuộc đời một ngày như mọi ngày. Và thế là một cái
tên bật
ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại ngủ trở lại, tự nó gói ghém hết ý
nghĩa của
nó: Chó Bên Đường.
Bài trên mở ra cuốn Chó Bên Đường, Road-side Dog,
bản dịch tiếng Anh của tác giả, nhà thơ Ba Lan Milosz,
và Robert Hass, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux,
New York. Một thứ tản văn, gồm
những bài thật ngắn,
về đủ thứ đề tài. Một trong những bài đó là
To Wash
At
the end of his life, a poet thinks:
I have plunged
into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It
would be
necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was
washed
away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the
twentieth
century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to
Him.
Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn
chui vô bồn
tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
Hai bài trên,
đủ minh chứng, hai điều Thầy Cuốc ‘ám chỉ’ Gấu: Tự nhận là 'chó' và có
mấy con
chó tên là... NQT?
Hà, hà!
Nhưng, đúng
ra, mục Dọn, là từ một giấc mơ của GNV bước ra, và nó liên quan tới 1
bài viết
của Brodsky. Hình như GNV cũng đã lèm bèm về chuyện này hơn 1 lần rồi.
Bài viết
của Brodsky này thì lại phát sinh từ một câu châm ngôn của anh Tầu:
Kiên trì ngồi
bờ sông, thể nào cũng sẽ nhìn thấy xác kẻ thù của mình trôi qua.
Vụ Án
Có người tự
nhận là “chó” cứ chạy theo sau tôi ủng oẳng “sủa”. Tôi viết cái gì họ
cũng “sủa”.
Sủa vu vơ và sủa triền miên.
NHQ. Blog
VOA
Đây là Thầy
Cuốc ‘ám chỉ' Gấu.
*
Gấu này chưa
hề tự nhận là chó như Thầy Cuốc phán.
‘Mỹ từ’ này, Thầy Cuốc ban cho Gấu, trong
một bài viết trên VOA, nhưng ông giải thích thêm, không phải của ông,
mà của một
người khác, [cũng có ý kéo theo đồng bạn, băng đảng đây!]
Vụ đụng độ
giữa Gấu và 1 ông thi sĩ ở trong nước, hoàn toàn là do Gấu gây ra, và
Gấu
cũng đã
lên tiếng xin lỗi ông ta, giống như một lần đã phải lên tiếng xin lỗi
một người
viết khác, cũng ở trong nước, vì cái suy nghĩ rất thiển cận của Gấu: cứ
nhà văn
nhà thơ nào ở trong nước, mà được đề cử đi dự này dự nọ, hay bất cứ một
tay
sinh viên nào ở trong nước được đi du học, thì đều là VC gộc, hoặc thứ
CCCC cả!
Cái ông thi
sĩ gọi Gấu là Gấu Chó.
Gấu tự nhận
là.. Gấu.
Khác nhau.
Có thể, sau
khi được Thầy Cuốc ban cho mỹ từ chó, Gấu cám ơn, và bèn nhận luôn!
Bởi vì Thầy
Cuốc suy nghĩ quá nông cạn, cho nên không đọc ra được cái tình yêu của
Mít dành
cho chó.
Ông gọi theo
kiểu thâm độc, nhưng Gấu nhận theo kiểu ‘nhân hậu và cảm động’!
Khác nhau!
Gấu nhận, có
thể , vì cũng là 1 cách vinh danh, tưởng nhớ hai vị Sebald và Kafka,
qua những
dòng sau đây:
-Trước
khi kết thúc cuộc nói chuyện, còn hai điều này: Trong "The Rings of
Saturn", đoạn Thomas Browne nói làm tôi nhớ tới lời giảng của Cha
Zosima,
trong "Anh em nhà Karamazov", và cả hai đều chỉ ra mối quan tâm của
ông, rằng cái kinh nghiệm có được bằng cách mầy mò sờ xoạng, một cách
nào đó, lại
móc nối được cái thế giới vượt quá lên trên những gì có thể mầy mò sờ
xoạng. Đoạn
này còn làm cho tôi nhớ tới tác phẩm của những thi sĩ, như Czeslaw
Milosz, Adam
Zagajewski và Joseph Brodsky. Ông có nghĩ, những gì ông viết ra là cùng
một
dòng với họ?
Tôi nghĩ họ đều có một điểm chung, là niềm quan hoài siêu hình, điều
này thật
hiển nhiên với Dostoevsky. Những đoạn tuyệt vời nhất của Dostoevsky là
về siêu
hình, chứ không phải về tôn giáo, theo tôi. Và siêu hình là một điều
luôn luôn
ám ảnh tôi, theo nghĩa này: rằng một con người có quyền giả dụ về những
địa hạt
vượt ra ngoài cái hữu hạn là đời người. Thật đáng tiếc, có thể nói,
thật điên
khùng, khi những triết gia của thế kỷ 19 đã vứt bỏ siêu hình, coi là
không
đáng, và giản trừ họ, như là những nhà hậu cần, thống kê.
Theo tôi, siêu hình là một nỗi quan hoài chính đáng. Và những nhà văn
như Kafka, thí dụ vậy, đều quan tâm tới siêu
hình. Nếu bạn đọc một
câu chuyện như "Điều tra của một con chó" (Investigations of a Dog),
chủ đề của nó thật thấp, nếu nói về mặt tri thức luận. Chỉ loay hoay ở
dưới đầu
gối, nghĩa là không quá mấy ngón chân. Nhưng con chó đã làm những trò
quỉ thuật
như thế nào để cho bánh mì lọt vào trong cái thế giới thấp hèn đó,
nghĩa là từ
trên bàn ăn rớt xuống. Làm sao nó rớt xuống, con chó không hiểu được.
Nhưng nó
biết, nếu nó trình diễn một thứ nghi lễ nào đó, biến động sẽ tiếp theo.
Thế là
con chó đã trải qua những giả dụ rất ư kỳ quặc về thực tại, hoàn toàn
khác hẳn
với của chúng ta. Khả năng hiểu biết của con chó thì hạn hẹp, của chúng
ta cũng
vậy. Giống như trò chơi đố chữ, thật hết sức hữu lý, nếu chúng ta hỏi,
như những
triết gia đã từng hỏi: "Liệu có chắc chúng ta đang thực sự ngồi ở đây
không?"
Tribute to Sebald
Ui chao, thà
là chó mà có những suy tư siêu hình, chẳng hơn là Thầy Cuốc, mà có
những suy tư
‘hiểm độc’ sao?
Bạn nghĩ
sao?
*
V/v Dọn, kể
từ khi có nó, cũng có vài độc giả lên tiếng, không kể đám đệ tử Thầy
Cuốc.
Sat,
September 6, 2008 11:59:40 PM
Don
From:
To:
kinh gui
ong NQT .
Bai “Don”,
ong viet ro, phan minh va khong tranh ne ... thay sai la noi, khong ne
tinh
Cam on ong
da noi ho hai chu : luu vong !
*
V/v ‘viết rõ,
phân minh, và không tránh né’, vị độc giả này, và một vị nữa, còn là
một bạn văn,
DNV, muốn nói đến thái độ của G đối với một nhà văn nổi tiếng ở hải
ngoại, và 2
trường thiên tiểu thuyết của ông. DNV còn đặt câu hỏi, hình như G này
không ưa,
và có định kiến đối với tác giả hai trường thiên tiểu thuyết?
Những vụ như
VP, HPNT, NMG… TV nhắc tới, thực sự là tạo cơ hội cho họ lên
tiếng, để
cho rõ ràng, phân minh một số sự kiện nhập nhằng giữa đời thực, và đời
giả.
Những ai chơi
cờ tướng, thì đều biết, nó có một số qui luật, thí dụ con ‘mã’, khi bị
‘cản’,
thì không thể đi được: Có một số nhập nhằng như thế, ở một số tác phẩm
văn học của chúng ta, và, trong trường hợp phạm
luật như thế, tác phẩm dù hay cỡ mấy, thì cũng phải vứt đi
VP phạm luật,
khi nhập nhằng về số tiền của Mẽo ông nhận, để viết VHTQ. Ông ta phải
lên tiếng
nói rõ ra việc này, ngay khi nhận tiền, để bảo vệ tác phẩm của ông.
NMG phạm luật,
khi sử dụng tên của HPNT vào tác phẩm của ông.
Xong việc đó,
thì mới tính đến giá trị văn học của tác phẩm được.
Đây là vấn đề
đạo đức văn học, không phải đạo đức đời thường. Có những tác giả, đời
thường có
rất nhiều vấn đề, nhưng khi viết, không phạm luật, và tác phẩm của họ
đều là tuyệt tác, thì chẳng sao cả. Ăn cái độc, nhả ra cái đẹp cái tốt,
cái đạo đức,
OK. Khi tác giả mất đi, hậu thế xét đoán ra sao thì tuỳ hậu thế, bản
thân họ đếch
cần, theo Gấu.
Nhưng một tác phẩm văn học, phạm luật liên quan đến đạo đức của chữ,
thì đếch
có được!
Bộ sách khổng
lồ của VP còn hỏng, vì tiểu tâm của người viết, khi viết nó. Do lấy
tiền của Mẽo,
cho nên không hề có một ý kiến gì về chuyện Mẽo nhẩy vô Miền Nam. Do
không ưa đám
Bắc Kít di cư, và cái chuyện đám này làm trời ở Sài Gòn, của ‘nhà văn
Bình Định’,
nên quên luôn cả sự đau khổ của nhóm Sáng Tạo, mà, ngoài Mai Thảo
thoát, còn tất
cả đều đi tù VC.
Cả một bộ TQ
như thế, đâu có 1 dòng bùi ngùi nào về người tù, ST hay không ST? Cũng
không 1
dòng, về cái chuyện bản thân ông đi theo VC, rồi đi tù, lý do đi tù,
rồi về thành,
rồi làm cho Bộ Thông Tin của Diệm, và sau đó, cho Mẽo, và nhờ vậy...
sống sót?
Bạn phải đẩy
bạn tới cùng kiệt như thế, thì may ra mới lại có sống sót thực sự.
Bộ sách khổng
lồ của ông THT thì cũng thế, gạt bỏ tất cả những tác giả mà ông không
ưa, chỉ
còn đám bạn bè của ông, và với đám này, ông cũng không đọc ‘đúng’ họ,
do thiếu
nội lực, do đọc bằng cảm tính… thí dụ trường hợp Y Uyên, mà TV sẽ có
bài viết về
ông, sau. Và nếu gạt bỏ như thế, thì đừng để tên là Văn Học Miền Nam.
Hơn thế nữa,
gọi nó là một nền văn học chống Cộng, một cách nào đó, là làm nhục nó,
vì nó bảnh
hơn thế nhiều, vượt lên khỏi cái kiểu định danh như thế. Nó vượt lên
trên cái
nhìn của một sĩ quan VNCH như THT, thay vì một nhà văn THT!
Chế độ VNCH
chống Cộng, tất nhiên, nhưng văn học Miền Nam không, thành thử khi viết
về nó,
mà bỏ qua những tác phẩm văn học của Vũ Hạnh, thí dụ, là không được.
Và không
chỉ
VH.