Thầy Vũ
Trau
chuốt áo quần, trau chuốt ngôn từ, đi dạy không thấy dùng xe gắn máy mà
chuyên
trị xích lô- Vũ Khắc Khoan là vậy! Một tác phong tiểu tư sản điển hình?
CTC
Gấu cũng học
thầy Vũ Khắc Khoan, năm học cuối bậc trung học, lớp 12 ban Toán, B.8,
trường
Chu Văn An, và hình ảnh ông thầy họ Vũ của Gấu khác hẳn!
Vì là ban
Toán, thầy thì dậy môn Sử, môn phụ, mỗi tuần chỉ có 1 giờ, thành ra ít
khi Thầy
tới lớp! Có tới thì cũng không phải để dậy sử, mà toàn nói chuyện về
văn, về kịch,
về bất cứ chuyện chi, trừ sử! Thầy ăn mặc cũng ngang tàng lắm, chuyên
đi cái xe
solex, và rất nhiều khi, trong bộ đồ thể thao, với cây vợt trên tay,
Thầy chạy
xe tàng tàng tới cổng trường nói vọng vô, vì lớp B.8 ở kế ngay cổng
trường, hôm
nay nghỉ, thầy bận đi đánh quần vợt!
Thời gian viết
cho báo Vấn Đề, Gấu chẳng bao giờ gặp Thầy, và chỉ liên lạc bài vở qua
Mai Thảo.
Lần bị thầy
Vũ rũa, là qua Mai Thảo nhắn lại. Anh nói, ông thầy của bà Sơ [Sơ Dạ
Hương] ra
lệnh, mục Tạp Ghi thỉnh thoảng phải đi ít đường về mấy thi văn đoàn...
Mũi Né!
Lần đó, chắc
là Thầy nhận thư than phiền của nhà văn THT, cũng nên!
Chuyện này kể
ra rồi!
*
Năm học Đệ
Nhất Chu Văn An, ông thầy dậy sử của Gấu là Vũ Khắc Khoan. Học ban B.
B8, ngay
cổng ra vào, khi nhà trường còn nằm nhờ truờng Pétrus Ký, miếng đất sau
trở
thành Trung Tâm Học Liệu. Người hồi đó đi solex, rất nhiều khi tới cổng
vẫy vẫy,
ra ý, hôm nay Thầy bận, rồi đi. Nếu có vô lớp thì cũng ít khi nói về
sử, mà thường
là về kịch, về “chúng ta đã xuống thuyền”, và về…Hà Nội.
Có một lần
ông kể chuyện, về mấy anh Tây mũi lõ, ở bên chánh quốc, thất nghiệp,
đói rã họng,
bèn kiếm cách xuống tầu tới Đông Dương, tới Hà Nội, không phải để kiếm
việc
làm, thiếu gì, nhưng mà là để làm “cái bang”, mỗi khi cần tí tiền, là
ra nhà
hàng Godard, lấy cái nón trên đầu xuống, lật lên, xin tiền đám Mít quí
phái, và
đám Tây Đầm.
Lũ Tây Đầm
ngượng lắm, vừa thấy cái nón lật lên, là thẩy tiền liền. Thấy "đường
được",
là tếch. Nhất định không chịu kiếm việc làm. Thế mới thú.
Đám Mẽo làm
hùng hục, chỉ mãi đến khi quá chán cuộc chiến Mít, mới nghĩ ra trò này:
Ăn xin
thay vì làm việc!
NKTV
Gấu nhớ là, đã
học được qua thầy Vũ, câu của Pascal, trong 1
trong những giờ học trên.
Chúng ta đã
xuống thuyền. Nous sommes embarqués.
Gió O ra số
đặc biệt về Thầy Vũ, và tờ Vấn Đề của Thầy, với Mai Thảo là người chắc
là thư ký
tòa soạn. GNV viết thường trực cho VD trong thời gian khá lâu, với cái
tên Tuấn
Anh. Tuấn là tên thằng con trai lớn. Anh, tên cô bạn, còn là… bạn thân
của… Gấu Cái, từ những ngày còn học tiểu
học Cai Lậy.
Đây là cô bạn xuất hiện trong một số ‘giả tưởng’ của Gấu, như Cõi Khác,
thí dụ.
Hay trong Cầm Dương Xanh. Một trong những ‘thánh nữ’ của GNV. Cái người
mà, chưa
gặp, chỉ nghe nói tên thôi, là GNV đã biết ngay, đây là ‘người của
mình’, nhưng…
muộn mất rồi!
*
Câu
‘Chúng
ta đã xuống thuyền’ của Pascal thường được dùng theo cái nghĩa của đám
hiện
sinh, chúng ta đã nhập cuộc, đã dấn thân. Bữa trước đọc một bài viết
của một
tay thi sĩ ở trong nước lèm bèm về câu này, nhưng ông ta hiểu theo
nghĩa, chúng
ta bị ép buộc, bị đẩy xuống thuyền, và hình như ông còn nhớ sai tên chủ
nhân câu
nói. (1)
(1)
Còn hơn thế,
nhà văn hôm nay cần học chấp nhận sinh phận làm “kẻ bị đẩy xuống tàu”.
Đây là từ
dùng của Albert Camus. Không phải là nhập cuộc (engagement), bởi nhập
cuộc ít
nhiều còn mang tính tự nguyện, mà là bị đẩy xuống, theo nghĩa mạnh nhất
của từ
này. Ông thêm: Nhà văn như kẻ đi trên dây giữa hai bờ vực, một bên là
tuyên
truyền cho thế lực, bên kia là xa hoa giả trá. Hắn cần giữ thăng bằng
giữa hai
thứ quyền lực đầy cám dỗ đó. Hơn nữa, giữa truyền thống và hiện đại,
dân tộc và
đất nước, tổ quốc và thế giới, trách nhiệm công dân và ý hướng tính
sáng tạo của
nghệ sĩ trước vũ trụ vô cùng. Do đó, hắn luôn phải chấp nhận sống cùng
bấp bênh
và hiểm nguy thường trực. Vì chỉ như thế, hắn mới còn “sáng tạo” theo
đúng
nghĩa nguyên ủy của từ.
Insara
Note: Giá mà
Insara cho biết gốc gác của 'từ dùng của Albert Camus’, thì thật tuyệt,
vì, biết
đâu, Camus ‘đạo’ của Pascal?
*
Một trong những
độc giả thật thân của TV, mới đây, khuyên Gấu những câu thật chí tình.
Vị này cũng
rất bực cái mục Dọn như một vị cũng rất thân khác, và cũng như vị này,
rất bực
cái vụ lôi mail riêng, của hai vị gửi cho TV, nhiều khi vờ xin phép
luôn!
Luôn
cả những mail, những hình ảnh riêng tư trong gia đình GNV!
Cái vụ vờ,
không xin phép này, quả có xẩy ra, nhưng TV delete tên tác giả, coi như
‘vô
danh’, vậy mà cũng bị rũa, và đành phải xin lỗi công khai ở đây, ấy là
vì, thói
đời, ai được khen mà chẳng phổng mũi, chẳng muốn khoe cho thiên hạ
biết?
Còn cái vụ
mail riêng, hình ảnh riêng, thì, xin trình rõ như thế này: TV quả là
nhà của Gấu.
Nhà theo cái nghĩa rất riêng và rất công. TV sẽ tà tà giải thích sau,
nhưng bật
mí một tí là, nó liên quan đến cái sự tò mò của bất cứ con người, rất ư
muốn biết
những điều rất ư là riêng tư, của một con người có tí tên tí tuổi.
Note: Mục 'Dọn',
kể như vĩnh viễn bị khai tử kể từ hôm nay, 15.9.2910, như yêu cầu của
mấy vị quí
độc giả. NQT
*
GNV này nhớ,
có thời kỳ Thầy Vũ còn làm báo hàng ngày, cùng với ông anh rể của Gấu,
là Nguyễn
Hoạt, còn ký Hiếu Chân, tờ Ngày Nay thì phải. Và có lần, trong một bài
viết của
Thầy, có nhắc đến Koestler, và cái kinh nghiệm ‘làng kháng chiến’ gì gì
đó của dân
Do Thái, sau này được ông Nhu áp dụng một
cách ‘không thông minh và sáng tạo’ vào Miền Nam, là ấp chiến lược, kết
quả ra
sao thì chúng ta đều rõ, nhưng do Thầy Vũ nhắc tới Koestler, làng kháng
chiến,
và ấp chiến luợc, và quan niệm của Thầy trong bài viết, thật khó mà làm
văn chương dù cái thứ mạt hạng, là
nghệ thuật quần chúng, ‘cuộc cách mạng của đám đông’, ở một tờ báo hàng
ngày, GNV
hăng tiết vịt, gửi một cái thư cho Thầy, quả quyết, có thể có thứ ‘văn
học cao’
ở một cái mục như.. Tạp Ghi của GNV chẳng hạn.
Lạ, là lá thư được đăng lên, nhưng
chẳng bao giờ GNV dám thố lộ với ai về chuyện GNV là tác giả của nó.
Bài viết ‘bọn
ngốc’ của TTT, là bài viết ở trang bìa, bìa sau của tờ VD, và mục này,
chính
TTT bịa ra, để xả hơi, vào thời gian ông bị một số băng đảng, nào là
[tạp chí]
TB, nào là NS.. xúm lại phạng ông tơi bời.
Bài viết 'bọn ngốc' hình như có nhắc tới bài viết của Nhượng Tống khi
dịch Mái Tây, và từ 'bọn ngốc' này hình như của Nhượng Tống?
GNV có hai kỷ
niệm về vụ này.
Một, về chính
mục ‘Bài Viết Trang Bìa’, lần ngồi với nhà thơ tại Quán Chùa, và do GNV
viết
thường trực cho nó, ông hỏi, báo [VD, tháng này] ra chưa. Gấu trả lời,
chưa;
sao trễ vậy, thiếu 1 bài; bài nào, bài của anh, bài viết trang bìa! Ông
bật cười.
Kỷ niệm kia,
liên quan tới ‘bọn ngốc”!
Nguồn hình: Gió
O
Bài viết
‘Trái Tim Trong
Thành Phố’, của GNV, ký tên Sơ Dạ Hương, viết về Hà Nội,
sau được in trong Những Ngày Ở Sài Gòn. Hồi đó, viết phê bình điểm
sách, đành lôi
tên cúng cơm NQT ra, phòng ngừa nếu có ‘phản biện’, đâu có khốn nạn như
lũ HV, mỗi
lần muốn phạng ai, là phịa ra một cái tên giả, nào HN, nào NTH!
Bài viết về
Thầy Vũ của nhà thơ CTC, gọi là ‘tản mạn’, là hơi bị nhảm. Ít lắm thì
cũng ‘những
kỷ niệm về Thầy Vũ’.
Gấu cũng không ngờ là bạn CTC học thầy Vũ tới 3 năm, vậy mà
kỷ niệm về Thầy có vẻ hơi bị ít.
Và, tản mạn,
thật!
Một trong những
vị học trò của Thầy Vũ là Tướng Râu Kẽm! Trong một lần tranh cử với
tông tông Thiệu,
Râu Kẽm khoe, đã từng biếu Thầy Vũ 500 ngàn tiền Nguỵ để Thầy làm văn
nghệ.
Thầy Vũ làm
tờ Nghệ Thuật, bằng số vốn đó. Nhờ nó mà Gấu Nhà Văn ra đời, với truyện
ngắn ‘thần
sầu’ Những Ngày Ở Sài Gòn!
Người
chuyên môn ngồi xích lô
khi đi dạo, từ tòa soạn báo này tới báo khác, là Mai Thảo chứ không
phải Thầy Vũ.
Chưa ai nhìn thấy MT đi xe gắn máy, và nếu có, thì phải là thứ 4 bánh.
GNV nhớ
có lần ngồi Quán Chùa
với TTT, và không hiểu làm sao câu chuyện bỗng tạt qua Mai Thảo. TTT
nói về bạn
của ông, đại khái, mấy thứ sống độc thân, đàn ông, hay đàn bà thì cũng
rứa, rất
trái tính trái nết, MT, không. Gấu cũng không hiểu tại sao ông lại nhận
xét về
khía cạnh này của MT.
Sau
này, về già, nhớ lại, Gấu
nhận ra, ông anh của Gấu gần như không có bạn, trong số những người
cùng nhóm
ST. Nếu có, thì chỉ một, là Ngọc Dũng. Và chính thái độ của đám đàn em
đi liền
sau ông, là đám HPA, Gấu…lúc nào cũng chỉ có TTT, ngoài ra là chấm hết,
đã khiến
cho hố thẳm giữa ông và bạn bè trong nhóm càng trở nên sâu thẳm, chưa
nói đến
những người thuộc nhóm khác, như VP, như NS.
NS đã
có thời cùng nhóm ST, sau
tách ra và nhập vô nhóm TB. Cuộc đụng độ giữa nhóm này với TTT, hình
như không
liên quan tới NS, bởi vì có lần Thế Nguyên nhờ GNV nhắn giùm với TTT.
muốn gặp
ông để... hoà giải. GNV cũng ngây thơ làm đúng lời yêu cầu, TTT gắt
nhặng lên,
TN là thằng nào, tao đâu biết nó là mà hoà giải, mà hoà giải cái gì
chứ?
Lâu rồi, không nhớ đúng câu nói, nhưng nội dung đúng như trên.
Ở đời
phải có người yêu, kẻ
ghét, sống như hòn bi ve, lăn đâu cũng lọt, thì chán lắm! Ông anh có
lần an ủi
thằng em, lần bị chúng xúm lại làm thịt!
Đâu ngờ
ông anh cũng đâu có ít,
kẻ thù?
Và lại
càng có ít, bạn!
Thần Tháp Rùa
Vũ Khắc Khoan
Wednesday,
September 15, 2010
VIÊN
LINH
Nhà
văn, kịch tác gia Vũ Khắc
Khoan sinh năm 1917 tại Hà Nội, từ trần vào tháng 9, 1986 tại Minesota,
Hoa Kỳ.
Song song với hoạt động văn học, ông là một giáo sư thường trực tại các
trường
Chu Văn An Hà Nội, sau này vào Sài Gòn, dạy tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc
và Kịch
Nghệ, các Ðại Học Văn Khoa, Ðại Học Ðà Lạt và nhiều trường khác.
Tác phẩm của ông không nhiều,
song cuốn nào cuốn nấy đều gây âm hưởng sâu rộng, bền bỉ, chẳng hạn
Thần Tháp
Rùa, Thành Cát Tư Hãn, Mơ Hương Cảng, Thằng Cuội Ngồi Gốc Cây Ða. Người
viết
bài này khi còn niên thiếu được học ông tại Chu Văn An Hà Nội, Sài Gòn,
khi
trưởng thành cùng được viết với ông trên nhiều tờ báo: Sáng Tạo, Nghệ
Thuật,
cũng chính ông đã đưa người viết vào làm tổng thư ký Tòa Soạn Nhật báo
Ðất Tổ
của Phật Giáo, trong giai đoạn đấu tranh khá căng thẳng giữa tôn giáo
vào chính
phủ của hai ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, khoảng 1967, 1968. Từ
đó ông
bảo “gọi bằng anh được rồi.” Nhân ngày giỗ thứ 24 của ông, xin trích
đăng lại
dưới đây những đoạn trong cuốn hồi ký đang soạn, [cũng xin thêm những
chú thích
trong ngoặc vuông hầu giúp người đọc tránh được những thắc mắc không
cần
thiết].
Viết về Hai Mươi Năm Văn Học
Miền Nam, khởi từ 1954 tới 1975, có nghĩa là khởi từ các nhóm Tự Do,
Quan Ðiểm,
tiếp một chút ngược lên nhóm Chân Trời Mới. Sau Quan Ðiểm, sau Chân
Trời Mới,
mới tới những Nhân Loại, Văn Nghệ Mới, Bách Khoa, Sáng Tạo, Hành Trình,
Ðất
Nước, Văn Nghệ Nghĩa là sau Ðỗ Thúc Vịnh, Vũ Khắc Khoan, Mặc Ðỗ, Nghiêm
Xuân Hồng;
sau Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc, mới tới những Sơn Nam, Bình Nguyên
Lộc và
Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên; và Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh, Võ
Phiến;
rồi Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Ðức Sơn, và Thế Nguyên, Diễm
Châu, Ðỗ
Long Vân.
- Cái bắt buộc đó từ 1975,
1976 anh Khoan và tôi cùng phải đối diện: Tổ chức The Ford Foundation ở
Nữu
Ước, thường tài trợ cho công việc nghiên cứu văn hóa, khi miền Nam sụp
đổ,
trong quĩ còn vài trăm ngàn phải tiêu cho hết, nên đã treo đâu 18 cái
học bổng
cho “các học giả và tác giả Ðông Dương gồm cả Việt Miên Lào.” Anh Khoan
và tôi,
hai nhà văn duy nhất được chọn với hai đề tài văn học (bên cạnh 16
người khác
được chọn cho những đề tài kinh tế chính trị tôn giáo triết học.) Tôi
nhớ một
số trong những người kia là Tướng Lào Vang Pao, ông Dohamide Abu Talib,
người
Chăm Việt Nam, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy về vấn đề Chính đảng, Linh Mục
Lương Kim
Ðịnh, Thượng Tọa Thích Giác Ðức về hai đề tài tôn giáo, cựu đại sứ cuối
cùng
của Việt Nam Cộng Hòa ở Mỹ, Nguyễn Kim Phượng (không rõ đề tài, hình
như về Tổ
Chức Công Quyền của Việt Nam Cộng Hòa), anh Cao Thế Dung viết về một đề
tài
nông nghiệp thóc gạo gì đó, và một vài học giả Mỹ chuyên về Việt Nam.
Trong khi
tôi viết về Văn Học Miền Nam
thì anh Khoan viết về Tuồng Chèo Việt Nam.
Với học bổng này, đây là lần
thứ ba kịch tác gia Vũ Khắc Khoan và tôi, hai thầy trò, có nhiều dịp
gặp nhau
vì cùng làm việc trong một khung thời gian chung, cho một công việc
nhiều liên
hệ chung. Lần đầu là nhật báo Ðất Tổ của Phật Giáo, do [cố] Hòa Thượng
Thích
Thiện Minh chủ trì, đâu vào khoảng 1966,1967. Trước đó, biết tôi từng
làm thư
ký tòa soạn nhật báo Dân Ta của nhà thơ Nguyễn Vỹ, nên khi nhật báo Ðất
Tổ cần
một thư ký tòa soạn, anh đề bạt tôi. Lần thứ hai là khi Cục Quân Huấn,
lúc đó
Ðại Tá Cao Ðăng Tường làm cục trưởng, có tổ chức một cuộc thi kịch cho
toàn
quân, anh Khoan và tôi được mời làm giám khảo. Lúc ấy anh là trưởng
ngành kịch
của trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ, còn tôi là ủy viên kịch trong
Ban
Chấp Hành Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Ðội do Ðại Tá Anh Việt Trần Văn Trọng
làm chủ
tịch.
Với cuộc chấm giải kịch Quân
Ðội, anh em tuyệt đối không bàn luận với nhau, trừ ngày chót quanh bàn
họp, vở
anh chọn trao giải nhất thì tôi chọn trao giải nhì; vở anh chọn trao
giải nhì
thì tôi chọn trao giải nhất. Dường như Ðại Tá Cao Ðăng Tường, trưởng
ban tổ
chức, đã góp ý kiến để đi đến quyết định, tôi không còn nhớ như thế
nào, vì
buổi họp hôm ấy khá vui, quanh một bàn ăn thịnh soạn, và nhất là trong
bữa ăn,
Ðại Tá Hùng, hai ba tháng sau đó được bổ nhiệm làm tổng cục phó Tổng
Cục Chiến
Tranh Chính Trị, lúc ấy đã cứ gọi “Thằng Thiệu” ra đả kích, dù lúc ấy
ông Thiệu
đang là tổng thống.
Vũ Khắc Khoan ít nói, nói thì
chắc. Lời anh nói ra là một câu văn đã gọt giũa, không thừa, đôi khi có
thể
thiếu, chứ không thừa. Cái thiếu nếu có, người nghe phải tự hiểu là gì.
Khi
nói, Vũ Khắc Khoan nhìn sâu vào mắt người đối diện, cặp mắt đôi khi có
gân máu.
Ánh mắt anh lúc ấy cũng nói, một thứ tiếng nói không âm thanh. Tiếng
nói, cử
chỉ, cái nhìn của anh là một. Chủ thể là chủ thể, chớ lầm, và chủ thể
đang nói,
đang hành động. Anh cũng ngắt lời ngay nếu đối tượng lòng vòng, hay lơ
mơ, hay
đang tìm cách thoái thác. Từ lúc là học sinh đệ thất đệ lục học anh đôi
giờ Sử
ở Chu Văn An Hà Nội tới khi cùng làm việc với anh ở Sài Gòn, tiếp xúc
lại ở Hoa
Kỳ, chưa bao giờ tôi thấy nơi anh một hành động một cử chỉ sơ suất.
Phóng
khoáng thì luôn luôn, mà sơ suất thì không.
Khoảng 1951, khi còn ở Hà
Nội, tôi đã được đọc Vũ Khắc Khoan. Còn nhớ đó là vở kịch Giao Thừa.
Người độc
giả nhỏ tuổi lúc đó ở tôi đã rất thích cái cảnh một nhân vật loay hoay
với cái
bàn năm chân, và một nhân vật loay hoay định nghĩa chữ “Giao Thừa.”
“Kịch” đi
vào tôi với cái bàn năm chân của Vũ Khắc Khoan từ đó.
Anh Khoan trong suốt thời
gian quen biết chỉ nói về kịch với tôi dăm ba lần, lần anh làm giám
khảo Giải
Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc bộ môn kịch, năm tôi gửi vở Con Ðường Ngựa
Chạy dự
thi - chỉ đoạt giải đồng hạng, năm đó chỉ có một giải đồng hạng cho hai
người,
không có giải nhất - lần anh và tôi cùng làm giám khảo Giải Thưởng Kịch
của
quân đội do Cục Quân Huấn tổ chức, và một lần liên quan đến tác phẩm
dài đầu
tay của tôi in năm 1966: cuốn Thị Trấn Miền Ðông. Khi sách do tạp chí
Văn xuất
bản, nó là một tân truyện, song thực ra nó là vở kịch cùng nhan đề đã
đăng làm
ba kỳ trên Tạp chí Văn Nghệ. Trần Phong Giao, người gây dựng tạp chí
Văn ở Việt
Nam nói kịch không thể bán được, muốn Văn in, phải sửa nó thành tân
truyện.
Người tác giả trẻ là tôi lúc đó đã nhượng bộ: chữ kịch, các ghi chú của
kỹ
thuật kịch, bị xóa bỏ, và Thị Trấn Miền Ðông được in ra dưới dạng một
truyện cỡ
trung. Một tân truyện.
Anh Khoan sau đó gặp tôi
trước tòa soạn tuần báo Kịch Ảnh, trên đường Phạm Ngũ Lão, nghiêm nghị
nói:
“Tưởng cậu không để ai thuyết phục được mới phải?” Lời này làm tôi hơi
cay, tuy
lời lẽ anh thường là như thế. Nhớ hồi còn ở trong lớp, bọn ngồi bàn
chót nói
chuyện ầm ĩ, anh bắt cả bàn đứng dậy, từ tốn nói:
“Các anh nhìn xuống mặt ghế.”
“à?”
“Nhìn xem các anh chiếm mất
bao nhiêu diện tích chỗ ngồi?”
“???”
“Nhiều người tử tế đàng hoàng
đang mong ước những diện tích đó. Tùy các anh!”
“Tùy anh,” hay “tùy các anh,”
là mấy chữ Vũ Khắc Khoan ưa dùng, hay dùng.
Tác giả
Thành Cát Tư Hãn lúc
nào cũng lừng lững như một pho tượng. Trên sân khấu trường Quốc Gia Âm
Nhạc và
Kịch Nghệ, chỉ cho Trần Quang một động tác trước khi Thành Cát Tư Hãn
kéo màn.
Trong Ðêm Mầu Hồng một giờ sáng, ngồi sau một mặt bàn tròn, gõ bàn mà
ngâm Hồ
Trường. Ði trên hành lang Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa, bước xuống quán
nhậu Hải
Biên, mái tóc chải ngược về phía sau, hai vai chắc nịch, cặp mắt mở
lớn, rọi
thẳng, bước đi vững chãi; anh có cái điệu bộ đi thẳng vào đám đông như
biết đám
đông sắp giãn ra, để sau đó nhìn theo sau lưng anh mà ngưỡng mộ một tấm
thân
nam tử.
Vũ Khắc Khoan đứng trong nhóm
Quan Ðiểm từ Hà Nội, “trí thức tiểu tư sản với vận động lịch sử,” hình
như có
một thời gian có liên lạc với cuộc vận động của Phật Giáo. Anh là người
muốn
tôi giữ vai trò Tổng Thư Ký Tòa Soạn nhật báo Ðất Tổ, đúng vào lúc
chính phủ
của hai ông quân nhân Thiệu Kỳ và Phật Giáo đi đến chỗ quyết liệt. Rất
ngần
ngại bởi tình thế lúc đó, vả đang bận rộn với một vài báo khác, tôi đã
lưỡng
lự. Anh nói, Ðất Tổ cần một người có nghề báo đã đành, Ðất Tổ còn cần
một người
có thiện cảm với Phật Giáo, và là người quen biết tin được, vì thế anh
mới đề
nghị tôi.
Không có cách gì từ chối, tôi
đã trải qua những ngày tháng làm báo căng thẳng, bởi tòa soạn luôn luôn
bị rình
rập, theo dõi. (Một tòa soạn rất ít người lui tới, chỉ có các chú nhỏ
xẹt qua
ném bài vào bàn, chỉ có các bà già đem bản thảo tới. Một ông thầy nữa
của tôi ở
Hồ Ngọc Cẩn là Lữ Hồ, viết hàng ngày cho Ðất Tổ, chỉ lái cái xe Deux
Chevaux
sát lề, quăng bài đã cuộn quanh một cục đá qua cửa, rồi chạy luôn.) Mỗi
ngày
những cái tựa nẩy lửa, những bài viết dữ dội. Chúng tôi có thể bị bắt
bất cứ
lúc nào.
Có một hôm, sau cuộc họp báo
của phe quân nhân, đặc phái viên Ðất Tổ, Nguyễn Khắc Nhân, bạn tôi,
hiện là chủ
nhiệm Người Việt San Diego, chạy về tòa soạn với lời nhắn “mấy ông Ðất
Tổ” của
ông Nguyễn Cao Kỳ. Lời nhắn tôi cho là đứng đắn và thành thật: “Anh về
nhắn mấy
ông Ðất Tổ, chúng ta là những người trẻ, có gì thì nói thẳng với nhau.”
Nhưng những người trẻ chưa có
dịp nói thẳng với nhau thì Ðất Tổ bị đóng cửa. Anh Khoan, sau đó tôi
biết rõ,
hay cười giật mỗi khi nhìn tôi. Anh chẳng nói gì, cười giật, và trong
mắt nhìn
thấy cả nụ cười.
Vũ Khắc Khoan viết khó khăn.
Anh giữ mục Nhật ký Văn Nghệ khi tôi làm tổng thư ký tòa soạn tuần báo
Nghệ
Thuật (chủ nhiệm là Mai Thảo). Khi giỏi, gần một trang, khi không, nửa
trang,
thường thường lại không có. Cho nên ít khi tôi chờ bài anh, vì chờ đợi
hoài
công.
Cũng chẳng giục; hỏi thì có
hỏi mà không giục. Anh viết thất thường, tôi không coi anh là người
viết báo,
như Bình Nguyên Lộc, Mặc Ðỗ, Võ Phiến, rất đều đặn. Anh chỉ là người
viết tác
phẩm. Những gì anh có thể đăng báo là những thứ lặt vặt, những thứ
tiền-tác-phẩm, những gỗ vụn, ngói vỡ mà người kiến trúc là anh không
dùng làm
gì được trong việc xây dựng ngôi nhà lớn. Khi đó, anh có một chút để
đăng báo,
chẳng hạn, Nhật Ký Văn Nghệ.
(Trích Hồi Ký Văn Học, chưa
hoàn tất)
Nguồn
Note:
GNV có làm tờ Đất Tổ, với
VL.
Còn kéo thêm một tay nữa, nhân
viên UPI, cho anh.
Lo
dịch tin UPI.
Từ
bản gốc, tại văn phòng UPI!
Kịch
Giao Thừa, GNV có đọc,
nhưng ở Sài Gòn. Và cũng còn nhớ nhân vật chính trong kịch loay hoay
với cái bàn
5 chân: phải để đâu, cái chân thứ 5 đó?
Ai thì cũng nghĩ ngay ra được,
cái chân thứ 5 nếu có, thì phải ở giữa bàn.
Tại sao băn khoăn?
Sau này, GNV sử dụng toán để
giải thích, qua bài toán cơ bản: Bàn 3 chân, và bàn 4 chân, cái nào
vững hơn?
Bạn nghĩ sao?
Thời
gian làm cho Đất Tổ cũng
có một số kỷ niệm thật thú vị. Một lần, GNV đang ngồi tại toà soạn thì
cả một gia đình,
mặc đồ tang, trong có một bà tuyệt đẹp, từ bên ngoài ùa vào, cứ thế
ngồi quì vái lạy GNV, và
phiá
sau bà, là cả một đống con nít, cũng khăn tang áo sô!
Vị nữ
phu nhân thật đẹp, hoá
ra là phu nhân một sĩ quan vừa tử trận, và được Đất Tổ… chiếu cố, với
những lời
lẽ hình như là không được đẹp, liên quan tới tham nhũng, lính ma, lính
kiểng gì
gì đó.
Hoảng
quá, GNV vội vàng chạy
ra khỏi tòa soạn!
Cái tay
trẻ măng, vừa mới
làm cho UPI, Gấu quên mẹ mất tên, là bị GNV chiêu dụ, đầu quân cho VL,
làm
ngoài
giờ, chuyên dịch tin, trong số đó, có những tin thật nóng hổi, chỉ mình
anh ta
biết, khi ngồi trước cái máy viễn ký tại văn phòng UPI.
Theo cái kiểu PXA, ngồi
trước máy viễn ký tại văn phòng Time,
chôm tin cho VC!
*
Cái
chiêu 'khổ nhục kế', thay vì cho du đãng tới đập phá tòa soạn, thì khăn
sô áo tang... , thì cũng
thường thôi, nhưng cái buồn cười ở đây, là tại sao mà họ lại nhầm một
tay cà tàng
như GNV, là một nhân vật quan trọng ở trong tòa báo?
Và, tại làm sao mà
GNV lại cứ
không thể nào quên được hình ảnh một người vợ thật đẹp trong chiếc áo
tang?
Quái
quỉ thật.
[Không
lẽ tình cảnh của GNV
lúc đó, cũng y chang tay Cớm Qiu, dưới đây, và nó báo hiệu số phận của
mấy bà
vợ sĩ quan, sau ngày 30 Tháng Tư?
Ui chao, khùng mất!
Đúng là thằng khùng!
Chưa từng gặp tôi, sao mà mê
tôi thê thảm như thế, ư?]
thị trấn miền đông
của Viên Linh
Sơ Dạ Hương đọc, đăng trên báo
Văn Học [của Phan Kim Thịnh, Sài Gòn] số 68, 1/11/1966.
Đây có
lẽ đây là một trong
những bài đọc sách đầu tiên của Sơ Dạ Hương, sau bài đọc cuốn Sau Cơn Mưa, của
Lý Hoàng Phong, trên trang VHNT của báo nhật báo Dân Chủ, của Vũ Ngọc
Các (?).
Sơ Dạ Hương sau lấy tên thật
là Nguyễn Quốc Trụ.
Sách
Thị trấn miền Đông, tân
truyện của Viên Linh, Tập San Văn xb, loại sách bỏ túi, giá 25 đồng.
Khung cảnh nơi câu chuyện xẩy
ra là một thị trấn nhỏ mang tên Tây phố nằm ven quốc lộ số một, câu
chuyện bắt
đầu cùng với sự lục tục trở về của mấy người con khi nghe tin người mẹ
chết.
Gia đình họ là một gia đình danh giá và khá giả nhất nhì trong vùng.
Bản
copy bài điểm sách, VL
đưa cho tôi, là từ một máy fax tại tòa soạn Khởi Hành ở Tiểu Sài Gòn.
Anh nói,
lai lịch bản gốc cũng thú vị, và ly kỳ lắm. Mày có nhớ cô nào tên là H.
không?
H. này không phải của mày, quen tao, không phải bồ tao, mà là bồ của
anh của
Bông Hồng Đen của mày. Nhớ chưa?
A, nhớ rồi! Nhớ cả một đoạn
đời rồi.
Gấu nhớ là, đã
học được qua thầy Vũ, câu của Pascal, trong 1 trong những giờ học trên.
Chúng ta đã xuống
thuyền. Nous sommes embarqués.
Câu ‘Chúng ta đã
xuống thuyền’ của Pascal thường được dùng theo cái nghĩa của đám hiện
sinh,
chúng ta đã nhập cuộc, đã dấn thân. Bữa trước đọc một bài viết của một
tay thi
sĩ ở trong nước lèm bèm về câu này, nhưng ông ta hiểu theo nghĩa, chúng
ta bị
ép buộc, bị đẩy xuống thuyền, và hình như ông còn nhớ sai tên chủ nhân
câu nói.
(1)
(1)
Còn hơn thế, nhà
văn hôm nay cần học chấp nhận sinh phận làm “kẻ bị đẩy xuống tàu”. Đây
là từ
dùng của Albert Camus. Không phải là nhập cuộc (engagement), bởi nhập
cuộc ít
nhiều còn mang tính tự nguyện, mà là bị đẩy xuống, theo nghĩa mạnh nhất
của từ
này. Ông thêm: Nhà văn như kẻ đi trên dây giữa hai bờ vực, một bên là
tuyên
truyền cho thế lực, bên kia là xa hoa giả trá. Hắn cần giữ thăng bằng
giữa hai
thứ quyền lực đầy cám dỗ đó. Hơn
nữa, giữa truyền thống và hiện đại,
dân tộc và
đất nước, tổ quốc và thế giới, trách nhiệm công dân và ý hướng tính
sáng tạo
của nghệ sĩ trước vũ trụ vô cùng. Do đó, hắn luôn phải chấp nhận
sống
cùng bấp
bênh và hiểm nguy thường trực. Vì chỉ như thế, hắn mới còn “sáng tạo”
theo đúng
nghĩa nguyên ủy của từ.
Insara
Thú thực, ông nhà
thơ này khủng quá, ông gán cho Camus nhiều câu, nhiều ý khủng quá. Hơn nữa, câu gạch đít trên, hình như sái văn
phạm, GNV đọc, mà thực sự không thể hiểu ý của nhà thơ định nói cái gì!
Camus quả là một
nhà văn đi trên dây, nhưng một đầu dây là quê hương Algérie mà ông chỉ
là 1 kẻ
ăn cướp, một tên thực dân, một tên ‘chân đen’, và một bên là nước Pháp
của ông,
cái dây này được đưa vào ám dụ, như là một bên là sự bần cùng, và một
bên là
ánh sáng mặt trời, mặt trời Địa Trung Hải.
“Il y a la beauté
et il y a les humiliés.”
“Le bonheur et
l'absurde sont inséparables”
“Il y a la beauté
et il y a les humiliés.”
Có cái đẹp và có
những người bị sỉ nhục.
Ui chao sao mà
đúng y chang tình cảnh Mít, trước và sau Anus Mundi [hậu môn của thế
giới]
Trước, cả nhân
loại nằm mơ ngủ dậy, biến thành Mít.
Sau, Mít, có
nghĩa là, bị sỉ nhục!
Vào thời cực
thịnh của Camus tại miền nam Việt Nam, trên tờ Sáng Tạo của nhóm, Thanh
Tâm
Tuyền đã coi Camus muốn làm một kẻ "juste", đứng ở lưng chừng trời,
ngó xuống thế gian... và kết luận: cái chết của Camus đã nhốt chặt ông
vào quá
khứ.
Khi gọi Camus là
một "juste", Thanh Tâm Tuyền gợi đến kịch phẩm "Những người công
chính" (Les Justes) của Camus, (bản tiếng Anh dịch là Những Tên Sát
Nhân
Chính Trực, The Just Assassins); người viết đọc, vẫn những ngày đầu,
thời mới
lớn, trong một thành phố Sài Gòn đang còn thanh bình, và chỉ còn nhớ
mài mại,
đây là về một tay khủng bố không chịu ra tay khủng bố, chỉ vì có những
đứa trẻ
tại hiện trường.
Ui chao, lại nhớ
đến tên khủng bố, VC nằm vùng DH, tà tà chạy Honda, tà tà thẩy bom vô
trạm gác
Ngụy, tà tà đi tiếp!
DH đã từng tuyên
bố, do đọc Camus mà đi làm Cách Mạng!
Có vẻ như, trong
khi vinh danh Vũ Hoàng Chương, TTT đã vinh danh Camus, như là một lời
tạ lỗi:
Làm thơ. Làm thơ
hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người
vào cõi
phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là
đời chúng
ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống
một đêm nào
ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy
với một
mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không
thể làm”
được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm
được mà
lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải
không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của
thơ và
của việc làm thơ.
*
Nhưng, liệu có ai
bị đẩy xuống tầu không nhỉ?
Ui chao, Gấu có
một kỷ niệm thật là tuyệt vời về một kẻ bị đẩy xuống tầu, là, bà cụ
thân sinh
của Gấu, những ngày tù cải tạo tại nông trường Đổ Hoà, Cần Giờ, chiến
khu Rừng
Sát ngày nào.
Nhưng, liệu có ai
bị đẩy xuống tầu không nhỉ?
Ui chao, Gấu có
một kỷ niệm thật là tuyệt vời về một người bị đẩy xuống tầu, là bà cụ
thân sinh
của Gấu, những ngày tù cải tạo tại nông trường Đỗ Hoà, Cần Giờ, chiến
khu Rừng
Sát ngày nào.
Trại tù, đúng hơn,
nông trường
cải tạo Đỗ Hòa nằm ở giữa một vùng rừng tràm, như một cù lao giữa bạt
ngàn sông
rạch, vô phương trốn trại, ở phía bên kia con sông từ bến Sài Gòn đổ ra
tới Vũng Tầu.
Có một bến đò, ở bên này sông. Bà cụ Gấu mỗi lần đi thăm nuôi, là ra
bến tầu Sài
Gòn, lên con phà Cần Giờ, tới bến đò, xuống phà, ở đó có một cái ghe
nhỏ, đưa thân
nhân qua bên kia bờ sông.
Cho tới bây giờ, lâu lâu Gấu
còn mơ thấy, cảnh bà cụ Gấu lóp ngóp bò vào cái ghe nhỏ, vượt con
sông, nhiều
lúc sông cũng chẳng hiền lành gì, đi thăm nuôi thằng con trời đánh
không chết.
Thế
rồi, bữa thăm nuôi lần đó,
chẳng có con đò nhỏ nào hết! Tới khuya, Gấu nghe đám bảo vệ Trại bàn
tán xôn
xao, phà Cần Giờ bữa nay bị đám vượt biển cướp, lái mẹ ra tới Vũng Tầu,
rồi ra biển
lớn, thoát rồi!
Ui chao, Gấu nghĩ đến cảnh,
biết đâu bữa đó, bà cụ Gấu có mặt trên chiếc phà đó, và, như vậy là cụ
bị chúng
cưỡng ép xuống thuyền, cưỡng ép vượt biển mất rồi.
Ở nơi xứ người, nửa chữ tiếng
Anh không biết, làm sao cụ sống!
*
V/v
‘con sông chẳng hiền lành
gì.’
Bất giác lại nhớ cái lần cũng
đến gần 20 tên tù cải tạo như Gấu, thuộc một đội khác, buổi sáng sớm
hôm đó, vượt
sông, đi lao động ‘ngoài luồng’, nghĩa là, đi làm lén, cho những phi vụ
lén, hoặc
với một số gia đình thường dân cần lao động, hoặc với một cơ sở khác,
tạo quỹ đen
cho nông trường cải tạo Đỗ Hòa, GNV nghĩ, chắc vô túi mấy thằng cán bộ
Trại; và
ghe lật, chết tất cả.
Lạ, và
thật khủng khiếp, mỗi
lần nhớ, là Gấu nhớ luôn một điều, đó là một buổi sáng gần Tết, thời
tiết rất lạnh.
Thế là cứ Tết đến, hoặc cứ mỗi
lần lành lạnh, nhớ đến những ngày Đỗ Hoà, là, đôi khi, lại nhớ đến lần
chết hụt
đó.
Bởi vì,
giả như đội của Gấu được
trao phi vụ đó, nhỉ?