Note: Giọng văn
TPG, trong Tin văn… vắn, và trả lời thư độc giả.
Steinbeck mà còn không hiểu ra được câu hỏi của Xìn Phóng!
Đếch thèm phỏng vấn Steinbeck nữa, mới ghê!
Đâu phải thứ thường!
Có câu trả lời độc giả của
TTT: Đừng buồn nhé!
Câu hỏi của Trình Bày, chắc của Thế Nguyên.
Ông này cũng hách lắm!
Đêm đọc thơ ở
Đà Lạt: Ông số 2 hồi đó hoạt động dữ lắm! Cho thơ tới với quần chúng,
lên TV,
ra mặt trận, tới cả Ấp Chiến Lược luôn!
Khiếp!
Chữ
này Gấu thuổng của ông VD, khen văn Thầy Cuốc!
Thầy mê lắm!
VD chắc cũng
thuổng, từ tiếu lâm, câu chuyện ở sân gà vịt ở Hà Nội, toàn con
ông cháu
cha... Một bữa, mới sáng sớm là anh gà trống đã lôi chị gà mái ra
làm thịt
rồi. Gặp thứ mái tơ, chị ả la, vừa đau vừa rát, vừa đau vừa
rát! Anh chó tò mò, hỏi, đâu, đâu? ... Con ngan lắc đầu, mặc, mặc,
đàn
gà con, khiếp, khiếp.... Sau cùng anh gà trống phán, đời chỉ có thế mà
thôi!
Hà, hà!
Ngôi trường bên chợ Đũi
Bài viết
này, sơ sài quá. Hơn nữa, khó mà gọi trường Trường Sơn là “bên Chợ Đũi”
được.
TS nằm gần
ngã tư Hồng Thập Tự/Lê Văn Duyệt, Chợ Đũi nằm tại ngã tư Trần Quý
Cáp/Lê Văn
Duyệt, bên kia chợ là cái quán cà phê hủ tíu Tầu, Thánh Địa, nơi Gấu
vẫn hẹn gặp
BHD, mỗi lần em đưa cô em gái tới trường trung học Kiến Thiết, nằm trên
một con
hẻm cũng gần đó, trên đường Trần Quý Cáp.
Nhà HPA trên
1 con hẻm quá chút nữa. Khu này hồi đó đó có những quán sách cũ, Gấu và
HPA ưa
lục lọi, nào nrf, nào Ellery Queen, nào SF, nào série noire…
GNV đọc bài
điểm cuốn Những Kẻ Mộng Du của Koestler tại đây, và nhớ hoài cái vòng
tròn ma
quái, vòng tròn tuyệt hảo, vòng tròn chúc dữ, là chủ nghĩa CS thần kỳ
đưa loài
người tới Thái Bường, không còn người bóc lột người!
Trong những
giáo sư của trường, tay viết bài này quên nhà thơ TTT!
Bạn C, trong
Thất Hiền, sau khi rớt Tú Tài, hết còn được học CVA, bèn ra đây học,
chắc là khỏi
phải trả tiền.
Chính ở đây,
bạn ta quen người đẹp có cái tên thật là tuyệt vời Lạnh Thì Tuyết Rơi!
Cuộc tình
không đi tới đâu, nhưng em quả là đẹp thật!
Sau em quen
DNM, cũng 1 nhân vật giang hồ, được ông Chánh Tổng An Nam tại Paris
nhắc tới,
trong bài viết về BL, khi nhà thơ ra đi. DNM sau tự tử, tại Canada,
theo DT.
Cái chỗ mà
sau này là trường TS đó, là 1 trong những nơi chốn đầu tiên Gấu ghé,
khi vừa mới
tới Sài Gòn, vì là nhà của ông cử Ngô Thúc Địch, bà con với ký giả Hiếu
Chân.
Con trai ông
cử, là Ngô Tôn Liên, sau là bác sĩ nổi tiếng. Gấu phải gọi là Chú. Ông
này có
chỉ bảo Gấu mấy đường Toán, nhờ đó, Gấu tự mình tìm ra phương trình
đường thẳng,
đem đi khoe anh bạn cùng học NKL, anh thương hại lắc đầu vô nhà lấy
cuốn sách
toán, chỉ cho Gấu thấy, thứ này, người ta kiếm ra từ hồi nảo hồi nào
rồi.
Gấu đọc mà cảm
thấy thê lương vô cùng, hóa ra cái chó gì thì loài người cũng đều đã
biết tỏng,
tại sao còn cho Gấu ra đời làm cái chó gì nữa hả ông Trời!
Hoá ra là Gấu
ra đời, là chỉ để gặp BHD!
Để được ghé
Thánh Địa, là cái quán cà phê ngã tư Chợ Đũi, để chờ Thánh Nữ, BHD, và
nhờ vậy
mà sau này viết được Thánh Truyện, Hà Nội Của Gấu!
… Lần cuối
cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong
Chợ Lớn.
Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ
cô bé đưa
em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang
bữa ăn
chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi
sáng
em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô,
và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ
nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại
những
kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh
nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y
khoa, suốt
quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn
nói, con
này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ
(có lần
anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa
lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ
hồ hy vọng
những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những
kỷ niệm
Về một cô
gái,
Về Hà Nội, độc,
và đẹp...
*
Khu Chợ Đũi,
Huỳnh Phan
Anh, và tôi
Hồi mới tới
Sài-gòn, nơi chốn đầu tiên mà tôi làm quen, là khu chợ Vườn Chuối.
Chuyến đó ở
trên tầu Rắn Biển, Marine Serpent hơi lâu, vì phải đợi ngài Hồng Y
Spellman ghé
thăm và ban phước lành cho đồng bào di cư.
Trong khi chờ
đợi, chẳng biết làm gì, họ kéo nhau lên boong, ăn hột vịt lộn từ mấy
chiếc ghe
nhỏ chuyền lên, ngắm thành phố, làm con tầu khổng lồ nghiêng hẳn sang
một bên.
Xưa quá rồi
Diễm ơi, nhưng sao thỉnh thoảng vẫn mơ thấy những con sóng đuổi theo
con tầu
như cố níu kéo, mấy bà Bắc-kỳ hè nhau mở cánh cửa khoang tầu thay vì
nhẹ nhàng
vặn vô lăng, mấy đấng đàn ông đứng ngay trên boong "mở cửa sổ ngó xuống
biển",
gió tạt vào mấy anh lính thuỷ hạm đội 7 ở phía dưới.
(A, thì ra
đó là lý do tại sao nước biển mặn. Cả triệu con người chứ ít ỏi gì!
Nhân vật
Nguyễn của nhà văn thèm giang hồ, nhân một chuyến đi xa, đành soi
gương, vuốt
tóc, bằng bãi nước anh ta vừa thải, đám di cư còn "cơ may" tới được
Miền Nam, đâu có suốt đời phải "phóng uế" nơi đất người; phải có
"căn phần" mới được như Tôn Ngộ Không đi khắp ta bà, tận cùng thế giới,
tè một "phát" mà vẫn chưa ra khỏi bàn tay của quê nhà, ôi cái thú ăn,
ngủ, đụ, ị, ở nơi quê hương, dân lưu vong dễ gì có được!)
Dải đất hình
chữ S xa xa, dọc theo con tầu, lúc ẩn lúc hiện...
Chuyến đó đi
một mình. Bà cụ cố vớt vát được đồng nào hay đồng đó, ở những phiên chợ
Trời mọc
lềnh khênh suốt thành phố Cảng. Chúng mới được di cư từ Hà-nội xuống.
Thủ đô
lúc này đã được tiếp quản, nhưng Hải-phòng còn chút ân huệ 300 ngày.
Chả là, ông
anh rể lấy bà chị họ, làm nhân viên Nha Thông Tin, sở làm ngay kế bên
Bờ Hồ;
khi xẩy ra vụ di cư, ông nhẩy qua quân đội, lãnh chức sĩ quan đồng hóa,
và lo
việc tiếp rước đồng bào tại đầu cầu Hải-phòng. Bà mẹ và đứa em ở lại đi
chuyến
chót, cùng ông anh. Cho thằng em vào trước lo việc học.
Rời con tầu,
mỗi người được phát 300 đồng. Những chuyến trước, tiền di cư "tính
liền",
nhưng chuyến đó, chỉ nhận được một mẩu biên nhận, mấy ngày sau tới Tổng
Uỷ Di
Cư, ở đường Trần Hưng Đạo đổi lấy tiền mặt.
Nếu không đến
nhà bà chị ở khu Vườn Chuối, biết đâu lại có dịp tái ngộ người bạn
Hà-nội, Đỗ
Tiến Đức ở Nhà Hát Lớn thành phố, hoặc quen Viên Linh ở khu lều di cư
Phú Thọ,
ngay khúc trường đua.
Xưa quá rồi
Diễm ơi.
Trường Nguyễn
Trãi khi đó bị xóa sổ. Đây là nói về trường Nguyễn Trãi di cư, như Chu
Văn An
di cư, không phải trường Nguyễn Trãi sau này, ở miệt Khánh Hội.
Mò đến Hồ Ngọc
Cẩn; thầy giám thị phán, "mê Hà-nội vào trễ, học lại lớp cũ."
Tiếc một năm
đèn sách, đành nhẩy ra trường tư. Ngày ngày lãnh trách nhiệm xách một
thùng nước
cho bà chị có sạp bún chả tại chợ Vườn Chuối, rồi băng con hẻm cắt
ngang Phan
Đình Phùng, Trần Cao Vân, Hồng Thập Tự. Trường Văn Lang của thầy Nguyễn
Khắc
Kham nằm trong một con hẻm ở đường Ngô Tùng Châu, kế nhà thờ Huyện Sĩ.
Nhà của Huỳnh
Phan Anh nằm ngay đầu con hẻm ăn ra đường Hồng Thập Tự, Khu Chợ Đũi.
Nhà
"cô bé" [BHD], cũng kế đó. Gần ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng.
Trường học của
cô bé, trường Kiến Thiết cũng kế đó, cách con hẻm "Huỳnh Phan Anh"
vài chục bước chân.
Khu này vốn
nổi tiếng vì mấy tiệm sách cũ, Huỳnh Phan Anh và tôi đã từng lục lọi
những số
báo nrf, những cuốn tiểu thuyết đen, série noire.
Ít người
Sài-gòn quên được món cơm xá xíu ngay đầu con hẻm Kiến Thiết.
Mấy đứa em của
Huỳnh Phan Anh có đứa học chung với cô bé.
Đó là những
chuyện sau này.
Tôi ở khu
chợ
Vườn Chuối tới năm học Đệ Nhị, rồi qua Thủ Thiêm trọ học, nhờ bà cô mỗi
tháng từ
Pháp gửi tiền về, cộng thêm tiền làm nghề "trợ giáo". Mãi sau này,
khi quen cô bé, tôi mới lại lảng vảng ở khu đầu đường Lê Văn Duyệt -
Phan Đình
Phùng.
Rồi khi quen
Huỳnh Phan Anh, mới trở lại con hẻm cũ.
*
Tôi "biết"
Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả"
dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên
mất
tên, [Huỳnh Kỳ?], ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là
nơi hai đứa
nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau
băng qua
đường, leo lên gác xép ngủ.
Nhà Huỳnh
Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi
ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn
kinh tế của
hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học
trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn
tôi đã từng
căn dặn chớ mò tới.
Cái trò đọc
sách trong một quán chệt, chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà
(hồng
trà), rồi cứ thế ngồi suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi.
Và hai đứa
chia nhau kinh nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa
trước đọc Buồn
Nôn, La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville, "một
mình
mà như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao
cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy,
như Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường".
Tôi cũng có
những kinh nghiệm y hệt như vậy.
Qua anh tôi
có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng,
Hoàng Ngọc
Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng
tác" với báo Điện Tín, là do anh.
Thân nhất,
có lẽ là lúc anh đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được
thư. Anh
vốn là một con người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những
lá thư là một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên
tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một
người bạn.
Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la, rống dọc
theo những
con dốc.
Lần đó, tôi
có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những
người lính
lê dương nhớ nhà, say sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải
của
họ".
Với Huỳnh
Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ
có một
bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho anh
hiểu: tại
sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu
hỏi
đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi.
Cuốn
truyện
đầu tay của tôi là cuốn mở đầu nhà xuất bản Đêm Trắng do anh chủ
trương. Thoạt
tiên "gạ" ông Nguyễn Đình Vượng, nhưng gặp Trần Phong Giao cản đường.
Của đáng tội,
thư ký tòa soạn báo Văn không tin cuốn sách sẽ bán được. Tác giả cuốn
sách cũng
nghĩ vậy. Huỳnh Phan Anh "xúi", thì bỏ tiền ra in, tao làm nhà xuất
bản.
Anh nhờ Nguyễn Đồng làm bìa. In 2000, đến nhà phát hành Sống Mới, gặp
ngay
Nguyên Vũ, hình như đang là tác giả có sách bán chạy nhất lúc đó. Anh
nói vô,
ông chủ mua cho 300 cuốn. Còn lại bán lai rai, cũng thu đủ vốn.
Khi đọc
tên
tác giả, tác phẩm: đứng hàng thứ bẩy, trong danh sách 12 nhà văn phản
động đồi
truỵ, trên báo Tin Sáng, ngay sau khi Việt Cộng vào Sài-gòn, (đây là
danh sách
đầu tiên, sau được bổ sung thêm, thành 19, rồi cả Miền Nam, trừ mấy anh
nằm
vùng, tất nhiên), tôi sợ, (có), hãnh diện, (có), nhưng thật sự ngạc
nhiên. Bởi
vì tôi không thể tin, cuốn sách được mấy ổng chiếu cố kỹ đến như vậy.
Tôi không
tin cuốn sách còn, nếu có chăng, may ra ở trong thư viện.
Đã bao
lần
tôi cầu mong nó quên tôi, như tôi đã quên nó.
NQT
Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng
Khi
viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn
Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã
hội….
nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm,
nó bay
mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những
Tiểu Nhiên
Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.
… Đây
là chiếc chìa khoá để
cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ
Lương Sơn
Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu
thuyết] để
rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT
Ui
chao, liệu ‘ba trăm năm
sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên
không gian ảo’
và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!
(1) TV:
Đúng rồi, nên thay
đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác
phẩm của
NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp
tác phẩm vào
loại văn chương gì?
Hihi
K
Mémoirs
Đóa hoa
hồng vùi quên trong tay
Tản Mạn về
Phê Bình Của
Tôi của Nguyễn Thanh Sơn
"Why is
there something instead of nothing,"
[Tại sao có
cái gì đó, thay vì chẳng có gì?]
Martin
Heidegger
"Why
couldn't there be nothing instead of Heidegger?"
Ralph Brave:
Being Martin Heidegger
Khốn nạn
thay, làm sao tin cậy được cái thứ viết trắng?
Roland
Barthes: Không độ của cách viết [Le
degré zéro de l'écriture].
...
Proposant enfin l'accomplissement de ce rêve orphéen: un écrivain sans
littérature. L'écriturre blanche, celle de Camus, celle de Blanchot ou
de
Cayrol par exemple, ou l'écriture parlée de Queneau, c'est le dernier
épisode
d'une Passion de l' écriture, qui suit pas à pas le déchirement de la
conscience bourgeoise.
... Sau cùng
đề nghị hoàn tất giấc mộng Orphée: nhà văn không văn chương. Cách viết
trắng
Camus, cách viết Blanchot hay Cayrol thí dụ vậy, hay cách viết nói của
Queneau,
đây là hồi chót của một Đam Mê viết theo từng bước với sự rách toang
của ý thức
trưởng giả.
R. Barthes: Dẫn vào Không độ
của cách viết.
Note:
Lướt
net, tình cờ vớ được, bài của chính Gấu!
I
wish you will have another book...
Tks.
Tôi sẽ dịch tiếp cuốn “Gọi người đã chết”, thay cho lời chúc Tết năm
nay.
Cuốn
này, ngay khi vừa mới ra được hải ngoại, tôi đã dịch, được 1, 2 chương
đầu, rồi
lo đi bán bảo hiểm nhân thọ...
Bây giờ nhớ lại những ngày tù Bangkok, nghĩ đến
anh bạn tù người Mã Lai nằm kế bên, nhớ tới.... bèn lôi ra dịch tiếp.
*
GNV
& HPA @ Paris 1999
Tính
làm 1 chuyến dối già, mà coi bộ phiêu quá rồi!
Đóa hoa
hồng vùi quên trong tay
Nếu
một người đàn ông có thể đi qua Thiên Đàng, ở trong một giấc mộng, và
có một
bông hồng dâng hiến cho anh ta, như là một vật làm tin, rằng, linh hồn
của anh
ta đã thực sự ở đó, và nếu anh ta nhận ra bông hồng ở trong tay của
mình, khi thức
giấc, thì… sao" [“Ay!- and what then?”]
Đằng sau ý nghĩ của Coleridge là một ý nghĩ tổng quát và lâu đời, của
hàng hàng
thế hệ những kẻ yêu nhau, cầu xin một bông hồng làm chứng tích.
Bông Hồng của Paracelsus
Tình
cờ, Bông hồng của Coleridge, Bông hồng của Paracelsus, và Quy
Hồi
Vĩnh Cửu cùng đụng độ trên TV.
GNV sẽ đi 1 đường bình loạn sau, nhân đọc [dịch] cái khúc mở ra Đời
Nhẹ Khôn
Kham, khi MK nhìn thấy tấm hình cũ và tha thứ cho Hitler!
GNV đọc Bông hồng của Paracelsus lần đầu, trên số báo NYRB, August 13,
1998, thấy
đề là, truyện ngắn mới, chưa hề in ấn, khoe với NTV, anh lắc đầu, làm
gì có thứ
inédit, tao đọc rồi!
[Ông này thuộc loại ít đọc giả tưởng! Đọc rất
nhiều,
trừ giả tưởng, có thể nói như vậy. Đây có thể là lý do khiến anh chẳng
để lại
cho đời 1 thứ gì, chăng?]
Sau
in trong Collected Fictions. Rồi, nhân anh bạn NND
nằm xuống, GNV bỗng nhớ đến giấc đại mộng của anh, và cả lũ, thì
mới
vỡ ra
là, cả đám đứa nào cũng có 1 ông thầy, như trong truyện của
Borges!
Thầy của HPA
là Blanchot, của GNV, Faulkner, thí dụ....
*
Trong số bè
bạn cùng thời hồi đó, Duật tách biệt hẳn, với dáng điệu chững chạc, mô
phạm,
không bao giờ ăn nói tục tĩu, không bao giờ đề cập tới chuyện gái gẩm,
chuyện
ghé thăm Ngã Năm, Ngã Ba... nhưng suy nghĩ cho cùng, chính tôi mới là
một kẻ
lén lút xâm nhập, vị khách bất đắc dĩ của "bàn tiệc văn học": Nguyễn
Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Xuân Hoàng... đều học triết, và sau
ra làm
giáo sư. Chỉ có tôi là dân toán, dân kỹ thuật, "nhẩy dù" qua văn
chương, triết học! (Có lẽ cũng chính vì vậy, cho nên trong Văn Học Tổng
Quan,
phần tiểu sử tác giả, Võ Phiến đã ghi tôi làm nghề dậy học.)
Tôi quen anh qua Huỳnh Phan Anh. Trong bữa gặp mặt lần đầu đó, Duật là
người
nói nhiều hơn cả. Tôi kính cẩn ngồi nghe. Khi ra về, Huỳnh Phan Anh lắc
đầu:
không thể tưởng tượng được, chỉ một thời gian không gặp mà nó khác hẳn
xưa.
Mình phải bớt đi chơi banh bàn, ngã năm ngã ba, đóng cửa diện bích mới
được! Chừng
hơn tháng sau gặp lại, anh khoe, đã tụng xong bộ Hữu Thể và Hư Vô, của
Sartre,
(đâu chừng dăm, bẩy trăm trang!). Phải ăn mừng mới được! Thằng bạn
chẳng cần phải
hỏi, cũng biết sẽ ăn mừng chiến thắng ở đâu!
Khi cả đám nhẩy lên Đà Lạt học Sư Phạm, tôi đã ra trường đi làm công
chức Bưu
Điện. Rồi Huỳnh Phan Anh làm đặc san văn nghệ cho trường, lấy tên là
Chiều Hướng
Mới. Lần gặp lại mới đây, tại Paris, anh nhắc tôi mới nhớ tên số báo
đó. Anh tự
hào cho biết thêm: sinh viên làm báo đặc san, mượn tiền của mấy linh
mục giáo
sư, vậy mà bán có lời! Bài tiểu luận đầu tay của anh, là trên Chiều
Hướng Mới:
Văn Chương và Kinh Nghiệm Hư Vô. Truyện ngắn đầu tay của tôi: Những Con
Dã
Tràng. Đây cũng là nơi đăng truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Nhật Duật:
Huyền. Kỷ
niệm tức cười về Huyền, tôi đã viết lại, trong bài Một Chuyến Đi. Tác
giả truyện
ngắn đã không hề thay tên riêng Huyền bằng bất kể một từ khác, và nhà
in đành
phải nhờ Huỳnh Phan Anh, nhân dịp về thăm gia đình ở Sài Gòn, mang lên
đủ những
con chữ cần thiết. Sau này đọc Kundera, khi viết về Kafka, ông đã phân
tích
"tai họa" mà những nhà dịch thuật Kafka qua tiếng Pháp, đã tự ý thay
đổi chữ cái K (trong Joseph K) bằng những nhân vật đại danh tự khác.
Theo
Kundera: không thể thay thế được! Hay nói theo Steiner: "Trong bảng mẫu
tự
về cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về,
chỉ một
người."
Tôi cũng muốn mô phỏng Steiner: Trong cái bảng abc tình ái của anh bạn
Duật, mẫu
mực, mô phạm ngay từ hồi "đó đó", Huyền là... Huyền. Không thể thay
thế được!
Sau truyện ngắn đó, Duật nghỉ hẳn viết. Ra trường, đi dậy học, mãi đến
khi Viên
Linh làm tờ Khởi Hành, anh mới xuất hiện trở lại, qua những bài phê
bình, biên
khảo, đọc sách... Anh đoạn tuyệt với truyện ngắn, như thể: trong thể
loại này,
vĩnh viễn chỉ có một truyện ngắn, và nó vĩnh viễn thuộc về... Huyền!
Trong
một truyện ngắn chưa hề in ấn, bản dịch tiếng Anh lần đầu tiên xuất
hiện trên một
số báo The New York Review of Books, "Bông Hồng của Paracelsus",
Jorge Luis Borges kể chuyện một vị đại sư về huyền thuật có tên là
Paracelsus,
một bữa cầu khẩn "Thượng Đế của ông", xin Ngài gửi tới cho ông một đệ
tử. Và một đêm kia, có tiếng gõ cửa, một kẻ lạ xuất hiện, bước vào
trong căn
phòng. Trông anh ta có vẻ hết sức mệt mỏi. Vị đại sư ra dấu mời khách
ngồi. Sau
cùng chủ nhà là người lên tiếng trước:
"Tôi nhớ lại tất cả những khuôn mặt từ Đông qua Tây, vậy mà không nhớ
ra bạn.
Bạn là ai, và bạn mong gì ở tôi?"
"Tên tôi chẳng quan trọng. Tôi đã trải qua một cuộc hành trình ba ngày
ba
đêm để tới nhà của Ngài. Tôi mong được là đệ tử của Thầy. Tôi mang tới
cho Thầy
tất cả sản nghiệp của tôi".
Anh đổ sản nghiệp xuống mặt bàn: những đồng tiền, bằng vàng. Một đống
tiền. Anh
làm việc này với tay phải. Vị đại sư quay lưng đốt cây đèn. Và khi xoay
người lại,
ông thấy tay trái vị khách lạ cầm một bông hồng. Bông hồng làm ông bối
rối.
"Bạn nghĩ tôi có thể tạo nên cục đá biến tất cả mọi vật trở thành vàng,
tuy nhiên bạn vẫn mang vàng đến cho tôi. Nhưng tôi không tìm kiếm vàng,
và nếu
bạn quan tâm đến nó, bạn sẽ không bao giờ có thể là đệ tử của tôi".
"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ để nói lên lòng
mong
ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy tôi Nghệ Thuật. Tôi
muốn bước
kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm
kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục tiêu?"
Vị đại sư cười lớn:
"Mấy kẻ cố tình lật tẩy tôi, cũng hằng hà sa số như những tên ngu đần;
chúng nói như vậy đó: làm gì có mục tiêu, và họ gọi tôi là một kẻ bịp
bợm.' Họ
tin rằng tôi đã lầm... Tôi biết rằng có Con Đưòng, có Đạo (a Path)."
Yên lặng một hồi, sau cùng người khách lên tiếng:
"Con sẵn sàng đi trên con đường đó với Thầy, cho dù chúng ta có thể sẽ
phải
đi hoài đi huỷ trong nhiều năm. Hãy cho phép con vượt sa mạc. Hãy cho
phép con
nhìn thoáng thấy, dù từ xa, đất hứa... Tất cả những gì con đòi hỏi, là
một chứng
cớ, trước khi bắt đầu cuộc hành trình"
"Khi nào?" Vị đại sư tỏ ra khó chịu.
"Ngay bây giờ". Người khách quyết định tức thời.
Suốt từ đầu, họ nói chuyện bằng tiếng La Tinh. Bây giờ, họ chuyển qua
tiếng Đức.
Người đàn ông giơ cao bông hồng:
"Thầy nổi tiếng vì có thể đốt bông hồng thành tro than, và lại làm nó
nở
ra thành bông hồng, từ mớ tro than đó... Hãy cho con chứng kiến phép
lạ. Để đổi
lại, con xin dâng hiến trọn đời con."
"Anh quá cả tin. Tôi không cần cả tin. Tôi cần niềm tin."
Người khách nài nỉ:
Bởi vì con không cả tin, nên con muốn chứng kiến tận mắt, sự huỷ diệt
và tái
sinh của bông hồng".
Vị đại sư lúc này đã cầm bông hồng trên tay, và đang vuốt ve nó.
"Anh thật cả tin. Anh nghĩ rằng tôi có thể huỷ diệt nó?"
"Bất cứ một người nào cũng có sức mạnh huỷ diệt nó".
"Anh lầm rồi. Anh thực sự tin rằng một điều gì đó có thể biến
thành
hư vô? Anh tin rằng vị Adam đầu tiên ở Thiên Đàng có thể huỷ diệt một
bông hồng
đơn độc, một cọng cỏ đơn độc?"
"Chúng ta không ở Thiên Đàng.", người đàn ông trẻ tuổi cứng đầu
trả lời. "Tại đây, trong thế giới trần tục này, mọi vật đều chết".
"Chúng ta hiện đang ở đâu, nếu không phải là Thiên Đàng? Bạn tin
rằng
thần thánh có thể sáng tạo ra một nơi không phải là Thiên Đàng? Bạn
không tin,
rằng Sa Ngã chính là do không nhận ra một điều: chúng ta đang ở Thiên
Đàng?"
"Một bông hồng có thể bị đốt cháy", người trẻ tuổi nói bằng một
giọng thách đố.
"Có lửa ở đây", vị đại sư đưa tay chỉ.
......
Người trẻ tuổi cầm bông hồng trên bàn, và ném vào lửa. Một khắc,
tựa
thiên thu, trôi qua; anh ta chờ đợi phép lạ.
Vị đại sư ngồi bất động. Ông nói, bằng một giọng giản dị:
"Tất cả những nhà vật lý, dược sĩ tại thành phố Basel này nói tôi
là
đồ dởm. Có lẽ họ nói đúng. Có tro than vốn xưa là bông hồng, sẽ chẳng
còn là
bông hồng nữa."
Người trẻ tuổi cảm thấy xấu hổ. Anh chỉ là một kẻ lén lút xâm
nhập nhà vị
thầy, vậy mà còn ép buộc ông thú nhận, huyền thuật của ông chỉ là đồ
dởm.
Anh ta quì trước vị đại sư và nói:
"Điều tôi làm thật không thể tha thứ được. Tôi thiếu niềm tin, trong
khi
Thượng Đế đòi hỏi, chỉ một điều, tin tưởng. Hãy cho tôi được tiếp tục,
nhìn tro
than. Tôi sẽ trở lại, khi nào mạnh mẽ hơn, và sẽ là đệ tử của Ngài, và
ở cuối
Con Đường, tôi sẽ nhìn thấy bông hồng".
Anh ta nói với một niềm đam mê thực sự, nhưng đam mê này chỉ là lòng
thương hại
vị thầy già. Ta là ai, hỡi Johannes Grisebach này? Ta là kẻ, bằng bàn
tay
thiêng liêng ném bông hồng vào lửa, đã khám phá ra rằng, đằng sau mặt
nạ, chẳng
có một người nào.
Để lại đống vàng có thể là một hành động làm cho những kẻ nghèo đói
"bực
mình", anh ta lượm tất cả lên. Vị đại sư tiễn khách ra tới cửa, và nói
anh
luôn luôn là vị khách quí tại nơi đây, nếu trở lại; nhưng cả hai đều
biết rõ một
điều, chẳng bao giờ còn có lần thứ hai.
Vị đại sư lại cô đơn một mình. Trước khi thổi tắt ngọn lửa, ông trút tí
tro
than từ lòng bàn tay này qua lòng bàn tay kia, lẩm nhẩm một từ đơn độc.
Bông hồng
xuất hiện trở lại.
"Khao khát chính cuộc đời của mình...", tôi bỗng nhớ thời của lũ
chúng tôi, những giấc mộng, "vốn xưa kia là những giấc mộng nhưng sẽ
chẳng
còn là những giấc mộng nữa". Và tôi nhận ra, Duật, hay tôi, hay những
bạn
bè của tôi, bất cứ một kẻ nào, đều có thể là người khách lạ trẻ tuổi,
trong câu
chuyện của Borges.
Chúng tôi đều đã có dịp gặp vị thầy của mình.
Vĩnh biệt bạn Duật!
Nguyễn Quốc Trụ (và bằng hữu).
*
Liệu độc giả tin rằng, trang TV chính là phép lạ, trên, và BHD xuất
hiện trở lại,
qua nó?
Dám lắm!
The unknown Jorge Luis Borges
Five new
anthologies elucidate the writer's development
from the "Baudelaire of
Buenos Aires" to a master of epic subjects in compressed forms

Bởi vì
tớ mất cơ may chết vô
danh cho nên đành lâu lâu tự thổi mình, sống đếch ai hiểu tớ!
Ui chao lại nhớ câu của
Hegel, khi chết than, cả đời tớ, chẳng có ai hiểu, duy chỉ 1 đấng học
trò, và,
quay qua tên đệ tử mắt sáng rỡ, nhưng, tội thay, hắn lại hiểu sai!
Trong bài viết về Bếp Lửa của
TTT, từ năm 1973, GNV này đã phán, ông, do loay hoay hì hục viết đi
viết lại mãi,
chỉ 1 cuốn BL, mà bỏ lỡ 1 cuộc cách mạng, y chang Sartre, với cuốn La Nausée!
Sartre suốt đời mê làm cách mạng,
nhưng khi cờ đến tay, thì lại bỏ lỡ: cuộc cách mạng văn học của Tây, sau Sartre, bắt đầu từ La Nausée.
Phải đến khi về già, Sartre mới
nhận ra điều này, và thú nhận, tất cả những tác phẩm đầu đời của ông,
chỉ còn lại… La Nausée!
Nhưng bảnh nhất, phải là truyện
ngắn Bức Tường, Le Mur.
Koestler coi đây là 1 tuyệt tác viết về cuộc chiến Tây
Ban Nha.
Truyện này, thú vị nhất, là được 1 giáo sư, triết gia số 1 Mít thuổng,
nghĩa là, viết lại, y chang, và cho đăng trên tờ báo VH của NMG!
*
LE
ROMANCIER PHÉNOMÉNOLOGUE
Tiểu thuyết gia hiện tượng
học
C'est malgré tout dans La Nausée,
journal de bord d'« une épave sans mémoire»,
qu'on trouve sans doute les motifs littéraires les plus marqués
philosophiquement.
Sans être un roman à thèse, La Nausée est bien une fiction à visée
métaphyysique. Sartre ne s'en cache pas : «Je voulais que la
philosophie à
laquelle je croyais, les vérités que j'atteindrais s'expriment dans mon
roman
... » (Carnets de la drôle de guerre).
Mais ce ne sont toutefois pas les thèmes que
Sartre « évoque» dans ses
romans qui sont le plus significatifs. Ce n'est pas non plus le fait
qu'il
prête à son héros des intuitions qui préfigurent un certain nombre des
développements
de L'Etre et le Néant (l'angoisse, !a nausée, l'ennui), ni que
l'univers, le
«Monde tout nu», lui apparaisse dans son absurde, «effrayante et
obscène
nudité». C'est bien davantage la manière dont le romancier saisit les
choses
dans leur mode propre de se manifester.
C'est là que la technique romanesque
sartrienne s'apparente à la méthode phénoménologique.
Car, pour Sartre, toujours très conscient des procédés des écrivains,
qu'il lui
arrive de plagier ou de parodier avec une virtuosité sans égale, «une
techhnique romanesque renvoie toujours à la métaphysique du romancier»
(Situations I). Les situations, dans lesquelles s'ajointent
inextricablement
les choses et les êtres, sont ainsi vues à travers les postures et les
gestes
des personnages, et cela sans faire appel à leurs sentiments ou à leur
intériorité. C'est
une phénoménologie en situation qui ne tend
pas à la description objective,
si par objectif on suppose un Narrateur omniscient qui saurait tout le
secret
des personnages et des situations. Sartre s'efforce, à la manière de
Dos
Passos, de faire en sorte que le lecteur n'en sache jamais plus que les
personnages
sur ce qui se passe....
Jean Montenot
*
Những
câu phán để đời của Sartre:
«L'HOMME
est une PASSION INUTILE.»
Con người là 1 đam mê vô ích
Cette formule de L'Etre et le Néant doit sa
célébrité au fait qu'elle
tranche avec la terminologie technique de mise '" dans le livre de
1943. Sartre
la jugera, d'ailleurs, plus tard, un peu trop littéraire! En tout état
de
cause, il faut la resituer dans son contexte: «Toute réalité-humaine
est une
passion, en ce qu'elle projette de se perdre pour fonder l'être et
constituer
du même coup l'en-soi qui échappe à la contingence en étant son propre
fondement
[ ... ]. Ainsi la passion de l'homme est l'inverse de celle du Christ,
car
l'homme se perd en tant qu'homme pour que Dieu naisse. Mais l'idée de
Dieu est
contradictoire et nous nous perdons en vain; l'homme est une passion
inutile. » CQFD.
«ABATTRE UN EUROPÉEN c'est faire d'une pierre
deux coups, supprimer en même
temps un OPPRESSEUR et un OPPRIMÉ: restent un homme mort et un homme
libre.»
Làm thịt 1 tên Âu Châu, là bắn 1 một mũi tên chết 2 con chim
Lue aujourd'hui, cette phrase de Sartre,
proférée dans la préface aux
Damnés de la terre (voir p. 58), fait froid dans le dos. Prononcée dans
le
cadre de la lutte contre le colonialisme - cause qu'épousa Sartre dans
les
années 1950 -, elle pose la question, qui était déjà celle de la
polémique avec
Camus, du degré de violence qu'on est prêt à accepter au nom de
l'exigence d'émancipation,
qu'elle soit anticoloniale ou révolutionnaire. La «violence
irrépressible» de
Frantz Fanon est celle de «l'homme se recomposant », Ainsi, «le
colonisé se
guérit de la névrose coloniale en chassant le colon par les armes », et
«l'arme
d'un combattant, c'est son humanité ». Sartre rêvait sans doute les
yeux
ouverts lorsqu'il écrivit qu'avec «le dernier colon tué, rembarqué ou
assimilé,
l'espèce minoritaire disparaît, cédant la place à la fraternité
socialiste ».
«Du moment que je dis la DROITE, pour moi ça
veut dire des SALAUDS.»
Propos un peu raide de L'Espoir maintenant.
En fait, Sartre s'en prend
surtout à la gauche qui a tout lâché, perdu repères et principes, et
qui laisse
triompher une droite misérable. Il s'agirait de retrouver de «vrais
principes à
la gauche». Le salaud est une figure classique de la pensée sartrienne,
il
désigne celui qui a toujours de bonnes raisons de fuir sa liberté: «Les
uns qui
se cacheront, par l'esprit de sérieux ou par des excuses déterministes,
leur
liberté totale, je les appellerai lâches; les autres qui essaieront de
montrer
que leur existence est nécessaire, alors qu'elle est la contingence
même de
l'apparition de l'homme sur la terre, je les appellerai des salauds. »
(L'existentialisme
est un humanisme.)
« La liberté de CRITIQUE est totale en URSS.»
Titre du premier article de Libération, en
juillet 1954, au retour de son
périple dans la patrie du socialisme. Les propos sont dignes de ceux de
Romain
Rolland déclarant en pleine collectivisation forcée, qui se traduit
dans les
années 1930 par la liquidation de centaines de milliers de paysans:
«J'ai vu en
Union soviétique un élargissement remarquable des droits humains. »
Sartre
commente, en 1980 (L'Espoir maintenant)
: «Romain Rolland n'est pas un penseur remarquable », et reconnaît
devant Benny
Lévy : «C'est vrai que j'en pensais du bien, moins que tu ne sembles le
penser.
Mais c'est que je me défendais d'en penser du mal.» Et d'ajouter: «J'ai
été
très peu compagnon de route, je l'ai été en 51-52, je suis allé en URSS
vers
54, et presque tout de suite après, avec les événements de Hongrie,
j'ai rompu
avec le Parti.» Ce qui ne veut pas dire, bien au contraire, que Sartre
a cessé
d'être marxiste.
« L'EXISTENCE précède L'ESSENCE.»
C'est «la» formule célèbre de Sartre. Il
tient à la distinguer d'une
formule voisine chez Heidegger: «L'existentialisme athée, que je
représente,
est plus cohérent. Il déclare que si Dieu n'existe pas, il y a au moins
un être
chez qui l'existence précède l'essence, un être qui existe avant de
pouvoir
être défini par aucun concept et que cet être c'est l'homme ou, comme
dit Heidegger,
la réalité humaine. Qu'est-ce que signifie ici que l'existence précède
l'essence? Cela signifie que l'homme existe d'abord, se rencontre,
surgit dans
le monde, et qu'il se définit après. L'homme, tel que le conçoit
l'existentialiste, s'il n'est pas définissable, c'est qu'il n'est
d'abord rien.
Il ne sera qu'ensuite, et il sera tel qu'il se sera fait. Ainsi, il n'y
a pas
de nature humaine, puisqu'il n'y a pas de Dieu pour la concevoir.
L'homme est
seulement, non seulement tel qu'il se conçoit, mais tel qu'il se veut,
et comme
il se conçoit après l'existence, comme il se veut après cet élan vers
l'existence; l'homme n'est rien d'autre que ce qu'il se fait.»
« Un ANTICOMMUMSTE est un CHIEN, je ne sors
pas de là, je n'en sortirai
plus jamais.»
La formule se lit en 1961 dans un texte
d'hommage posthume à son alter ego
en phénoménologie intitulé: « Merleau-Ponty vivant» (Situations I).
Sartre y
fait état, dans le passage en question, des raisons qui l'ont poussé à
son
compagnonnage avec le Parti communiste. La cause occasionnelle fut
l'affaire du
procès du quartier-maître Henri Martin, sur fond de guerre d'Indochine
et de
guerre froide. Malgré les injures staliniennes de 1947 - «hyène
dactylographe »,
«rat visqueux », «vipère lubrique" et « putois déliquescent" -,
Sartre avait pris son parti. Il serait du côté des communistes. «Ma
vision fut
transformée [ ... ] après dix ans de ruminations, j'avais atteint le
point de
rupture et n'avais besoin que d'une chiquenaude. En langage d'Eglise,
ce fut
une conversion. » Tandis que Merleau-Ponty avait découvert l'horreur du
stalinisme, Sartre se découvrait une haine définitive de la
bourgeoisie, «une
haine qui ne finira qu'avec moi".
«Jamais nous n'avons été PLUS LIBRES que sous
l'OCCUPATION allemande!»
Phrase paradoxale s'il en est. Il s'agissait
de dire (en septembre 1944)
que la radicalité de la situation exigeait alors que chacun, résistant
ou non,
réponde par ses attitudes et ses conduites - de l'engagement à la
lâcheté en
passant par l'insouciance - de sa liberté de consentir ou non à la
situation. Plus
tard, il s'autocritiquera : «Quand j'écrivais que, quelle que soit la
situation, on est toujours libre, cela me paraît aujourd'hui absurde",
concédera Sartre qui, de révisions en révisions de sa propre pensée,
admet que
la conscience d'être libre ne suffit pas à fonder pratiquement sa
liberté.
«L'ENFER, c'est les AUTRES.»
Il faut citer la réplique de Garcin dans son
intégralité, car elle se
présente un peu comme la clé de Huis clos: «Alors, c'est ça l'enfer. Je
n'aurais jamais cru ... Vous vous rappelez: le soufre, le bûcher, le
gril ... Ah
1 quelle plaisanterie. Pas besoin de gril, l'enfer, c'est les Autres.»
Garcin
et les deux autres personnages de la pièce, Inès et Estelle, sont
morts,
enfermés et condamnés à se supporter mutuellement pour l'éternité dans
un huis
clos qui a donné son nom à la pièce, que Sartre avait d'abord voulu
intituler
Les Autres. Le propos a été mal compris, car il ne s'agit nullement
pour Sartre
d'affirmer que le rapport à autrui est impossible, ni qu'il faut être
pessimiste au point de renoncer à toute forme de bonheur relationnel.
La mort
symbolise, dans la pièce, les «gens encroûtés dans une série
d'habitudes»; et
la majuscule dans la réplique, une certaine manière d'hypostasier
autrui. Sartre
entendait ainsi montrer par l'absurde qu'il est toujours possible, si
l'on ne
renonce pas à sa liberté, comme les morts de la pièce, de briiser le
repli sur
soi auquel conduisent la rumination des propos d'autrui et
l'intériorisation du
regard d'autrui dans le huis clos de notre for intérieur.
*
Và tôi nghĩ tới
Solz: Ông lớn này là 1 nhà đại tiểu thuyết gia? Làm sao tôi biết được?
Tôi chưa
hề đọc 1 cuốn sách nào của ông. Những lèm bèm tối ngày của ông ta về
xác định
vị trí (mà tôi vỗ tay tán phục sự can đảm) làm cho tôi tin rằng tôi
thừa biết
tất cả những gì ông ta viết ra!
Et je pense à Soljenitsyne. Ce
grand homme était-il un grand romancier? Comment
pourrais-je le savoir? Je n'ai jamais ouvert aucun de ses livres. Ses
retentissantes prises de position (dont j'applaudissais le courage) me
faisaient croire que je connaissais d'avance tout ce qu'il avait à dire.
Kundera: Une rencontre
Graham Greene, bị chụp cho cái
nón, 'tiểu thuyết gia Ky
Tô', đã gật gù trả lời, tớ là một tiểu thuyết gia, 'không may' còn là
một tín
hữu Ky Tô!
Milan
Kundera bị tống ra khỏi
Đảng VC Czech năm 1950, tái xét và cho nhập lại 1956, lại tống ra vào
năm 1970
và sau cùng bị ép phải lưu vong, cũng lèm bèm trong rất nhiều năm, ông
không
phải là ‘nhà văn ly khai’, nhưng mà là một tiểu thuyết gia, không may,
cùng
lúc, còn là một tên Czech, và cùng với tên Czech là ông đó, là cái kinh
nghiệm
thê lương, cay đắng nhức nhối, về chính trị, về lưu vong, của đất nước
của ông,
qua ông!
[Ui chao, đọc một cái là Gấu gật gù, tớ cũng thế! Tớ còn bảnh hơn ông
nhiều,
lưu vong, bỏ chạy quê hương, cũng vài lần, vượt biển nhiều lần, và thảm
hơn
ông, còn bị cả một gánh nặng là Cái Ác Bắc Kít đổ lên đầu!]
Ông viết, tất nhiên, về kinh nghiệm đó, và rất bực khi bị đọc bằng một
cách đọc
chính trị. Và ông trả lời Ian McEvans, trong một số báo Granta, khi bị
hỏi tại
sao.
Bởi vì đó là một cách đọc tồi tệ. Tất cả những gì bạn nghĩ quan trọng ở
trong
cuốn sách bị bỏ qua. Một cách đọc như thế chỉ nhìn thấy một khía cạnh:
Tố cáo
chế độ Cộng Sản. Nói thế không có nghĩa là tôi thích những chế độ Cộng
Sản; tôi
tởm chúng. Nhưng tôi tởm chúng như là một công dân: như là một nhà văn,
tôi
không nói điều tôi nói để tố cáo một chế độ.
*
Đây là sự khác biệt giữa Kundera, với Solz, thí dụ. Hay với Brodsky.
Hay với
Nguyễn Du.
Brodsky, viết, Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh, bởi vì ông tin rằng, nhân dân
càng
trọng Mĩ tới đâu, thì càng sàng lọc cái Xấu, Cái Tà Ma Ác Quỉ ra tới
đó.
Sở dĩ người đọc, đọc, cách đọc chính trị, tác phẩm của Kundera, ấy là
vì, về
mặt "kỹ thuật", ông chưa vươn tới cái Đẹp, tương xứng với tác phẩm!
Ông chưa làm cho người đọc quên cách đọc chính trị, để chỉ đọc ông,
theo cách
đọc văn chương!
Đám mê văn chương, theo nghĩa
tệ nhất của nó, [nghĩa là chỉ mê cái
đẹp], đã
không đọc được Solz, một cách nào đó, cũng là một cách đọc tồi tệ, theo
Gấu.
Đám Bắc Kít chê thơ Nguyễn Chí Thiện, chê văn DTH, là cũng theo nghĩa
này.
Nhìn như trên, thì Solz bảnh
hơn Kun nhiều: Khi viết Gulag, ông
không hề nghĩ đến văn chương, có thể nói như vậy, còn K, không thể nào
không nghĩ, mình đang viết tiểu thuyết. Cách viết của Solz, có 1 cái gì
đó, tới được cái điều, viết mà không viết!
Còn về truyện ngắn, thì Solz bảnh hơn Kundera nhiều.
*
Ở đây, chúng ta đụng tới một vấn đề sinh tử của văn chương, Kafka đã
từng đụng,
và ông ngộ ra, khi phán: Kỹ thuật mới là linh hồn [hữu thể, chữ của
ông], của
văn chương.
Theo nghĩa đó, Barthes phán, ‘viết thế nào’, comment écrire, mới quan
trọng, và
nhờ 'viết thế nào', thì ra được, 'tại sao thế giới', pourquoi le monde.
Với Gấu, cách viết hách nhất, là, viết như không viết!
Còn Barthes? Ông đề nghị viết ở cái mức không độ của nó.
.. In 1953 in Le Degre zero, however, Barthes was
thinking not of
Alain Robbe-Grillet but of Albert Camus, whose attempt at neutral,
non-affective writing, Barthes called 'zero degree writing'. Sartre had
seen
Camus's écriture blanche as a refusal of commitment, but for Barthes,
Camus's
writing, like other examples of self-conscious literature since
Flaubert, is
historically engaged at another level: it struggles against
'literature' and
its presumptions of meaning and order.
Barthes: A Very Short Introduction
… Vào năm 1953, trong Không độ của cách viết, Barthes không
nghĩ tới đám
tiểu thuyết mới, mà là Camus, với cách viết ‘người dưng’ [dửng dưng,
không dấn
thân, không nhập cuộc, ‘em chả, em chả’], và Barthes gọi đây là ‘cách
viết ở
không độ’. Sartre nhìn cách ‘viết trắng’, của Camus như là từ chối
xuống
thuyền, nhập cuộc. Nhưng Barthes coi đây là một dấn thân ở một mức độ
khác…
Trở lại với Kundera, chúng ta
nhận ra một
điều, sở dĩ người đọc đọc ông như tác phẩm chính trị, ấy là vì tác phẩm
của ông
chưa vươn tới mức ’viết mà như không viết’, chất chính trị mạnh quá,
lấn lướt
chất văn học. Đây là một ‘lỗi lầm’ về kỹ thuật, đúng như Kafka nói.
Có một ông bạn nhà văn, thuộc
loại đàn em,
rất mê TTT, và coi TTT như là đỉnh cao chói lọi của văn chương Miền
Nam. Mới
đây, trong cuộc trò chuyện, anh cho biết, bây giờ anh bắt đầu thấy ra,
truyện
của TTT đã bị vượt, theo nghĩa, anh vẫn đọc, nhưng thấy không hay bằng
của…
Gấu, cũng được viết ra vào thời kỳ đó!
Anh cho rằng, có một cái gì đó, trong truyện của Gấu vượt ra được tính
chính trị
của thời đại, và nhờ vậy, sống sót!
Thú nhất là, anh phán, 'cote' [rating] của BHD và em Mai [Mai, để
anh kể cho
Mai nghe, về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó, thì phải rời bỏ...],
ngày càng lên!
Tks. NQT
Nhưng, phải Kafka mới là kẻ tử
đạo, văn,
và cùng lúc, đời, khi phán, trong cuộc đấu sinh tử, tay đôi, giữa anh
và thế
giới, hãy ở bên… thế giới!
In the duel between you and the world, back the world. (1)
Kafka
Thần sầu!
(1)
Câu
trả lời của Kafka
Viết như không viết
Sunday, January
11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam on anh Tru
.
Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu
hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết,
vừa chăm
cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá. K thì chỉ đọc
(internet)
và xem là nhiều. Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu ,
vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại. Chỉ có tình là vĩ
đại thôi
.
*
Cái mail này, có
1 chi tiết thật thú vị, mà nếu 1 độc giả sành điệu, có thể nhận ra, đó
là ‘vừa
chăm cháu ngoại’!
Ấy là vì vị này,
biết, GNV vừa lo cà khịa với thiên hạ, vừa lo dỗ cháu, chắc là do bà
bạn kể lại, bà này có lần gọi điện thoại, chúc Tết,
Tết năm 'ngoái ngoái' hẳn thế, và nghe tiếng trẻ con khóc trong điện
thoại, bà bật cười, tưởng "nhà văn nhớn" GNV
không lâm vào
tình trạng "bé nhà văn" như thế này chứ!
*
Bữa trước, Gấu
cám ơn một vị độc giả, vì đã cho biết trang TV có virus, và, virus này,
ở trong
PC của Gấu, không biết bằng cách nào, theo fpt, khi upload, bò vô trang
TV,
và làm PC của độc giả cũng bị virus.
Một đấng độc giả,
thuộc phe Hậu Vệ, bèn mail, bèn mắng GNV, sao mi láo quá, độc giả nào
mà rành những
chuyện như thế?
Lẽ dĩ nhiên, có độc giả nào mà rành như thế, nhưng ông này không chịu
suy nghĩ ‘thêm’
lên 1 tí, thì hiểu ra ngay.
Cái vụ báo động
có virus, là có thực, không chỉ qua TV mà còn qua 1 blog của 1 thân
hữu. Vị độc
giả TV còn than, có mấy files trong máy của bạn đó bị virus do đọc TV.
GNV bèn báo động server,
server bèn tìm coi nguyên do, clean trang TV, và ra lệnh cho GNV, phải
clean
luôn cái PC của mi, thì mới hết hậu họa.
Công việc của
server, là do GNV trả tiền hàng tháng, nhưng nếu không có vụ báo động
của độc
giả, thì làm sao biết sự việc nó như thế.
GNV cám ơn vị độc
giả, vắn tắt như trên, là vậy.
Giả như
cũng đấng độc giả oan
gia trên, đọc cái mail, có thể lại mail chửi, láo quá, làm sao mà độc
giả TV lại
biết mi đang cho cháu mi bú sữa?
Thành ra GNV
mới phán
là, internet chỉ làm con người ngu đi thôi. Cứ cắm cúi đọc,
đâu có thì giờ sử dụng đến bộ não, đâu có thì giờ mà đọc sách,
sách báo vì
thế mà rẫy đành đạch, và hấp hối, và chết, như Thầy Cuốc phán về
văn học
giấy hải ngoại!
Chàng nắm một bàn tay, bao
nhiêu năm không
thay đổi: thuôn dài, hơi khô.
Một Chủ Nhật
Khác.
*
Hai Lúa có một kỷ niệm khủng
khiếp về cái
vụ nắm bàn tay, cổ tay này.
Cũng với cái cô ở Đà Lạt. Học nội trú năm nào.
Hai Lúa quen cô ít lắm thì cũng
là bốn,
hay năm năm. Lâu như thế đấy. Đêm nào cũng tới nhà ngồi nói chuyện tào
lao tới
giờ giới nhiêm mới về. Đúng thời gian trước và sau Mậu Thân. Đi
ăn, đi
chơi, đi ciné... búa xua. Nhưng chỉ cầm tay... xuông vậy thôi. Cầm tay
là thấy
ấm áp hết cả người, hoặc mát rượi hết cả người, thành thử không nghĩ
đến ba cái
chuyện không thể ấm áp, mà là nóng bỏng, khác.
Nhưng chủ yếu là do ý nghĩ này:
"Sự thực, riêng với anh, có lẽ
là,
anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may
mắn được
gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng
soi mói,
rình mò. 'Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?', anh nghe như
nó nói,
với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em
trong sạch,
thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua
chúng ta
chừng đó."
Cầm
Dương Xanh
Rồi bao nhiêu năm sau, gặp lại.
Có lần
nghe ai đó, hoặc do chính cô [bây giờ trở thành bà nội, bà ngoại] kể,
là, có
lần bị đau gân tay, không cử động được, phải giải phẫu, sau đó thì OK,
nhưng vụ
giải phẫu đó để lại một cái sẹo ở cổ tay.
Thế rồi, Hai
Lúa cứ tưởng tượng
ra một vết
sẹo mình chưa từng nhìn thấy đó, khổ như thế đấy.
Một lần đang ngủ với... bà xã, rồi... đồng sàng dị mộng, dị mộng
thế nào
lại cầm tay bà xã lần lần tới chỗ có cái sẹo mà Hai Lúa tưởng tượng ra
là nó ở
chỗ cổ tay đó, không thấy, bèn la lên, ơ kìa, cái sẹo đâu rồi, thế là
giật mình
tỉnh dậy, thế là toát mồ hôi, vì xấu hổ!
Ôi chao ôi, chưa bao giờ Hai Lúa thấy mình có lỗi, với cả hai bà nội bà
ngoại,
như là lần đó!
Có thể nói, Miss
Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống:
Đẩy đời
thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy
nhiêu, nhường
chỗ cho giả tưởng.
Bài
này, đúng là tinh thần trang của K.
Hà, hà!
GNV
Hihi, một mặt nào
đó, nó cũng là tinh thần của TV!!
Thay vì đẩy đời thường
lùi vào một góc để dành chỗ cho giả tưởng, TV đẩy hiện tại vào một góc
để quay
về quá khứ.
K
*
Borges, trong Hồi
ức của Shakespeare, nhắc đến De
Quincey, ông này phán, bộ óc của chúng ta thì giống như miếng da lừa, a
palimpsest. Bản văn mới phủ lên bản văn trước đó, cứ thế, cứ thế.
Nhưng gặp một tay có bộ óc
khùng như GNV, thí dụ, thì cái bản văn cũ gọi là ‘quá khứ có BHD’ cứ
luôn luôn
là bản văn mới nhất, nó phủ lên mọi bản văn khác, kể cả bản văn sẽ có!
Ta
cấm
mi không được đem ta
ra làm trò cười.
Mi đúng là thiếu… tự trọng!
[Thiếu tự trọng là chuyện
quan trọng đối với mình, chứ chưa nói đến mình phải trọng người
khác....]