*







Ghi chú trong ngày


8:10, 13/07/2011

*

Cuộc đời ông như một vở kịch đầy rẫy những bất ngờ, nghịch lý, ứng với cái tên "Trận đời" mà ông từng đặt cho một tác phẩm của mình.
"Trường Ðời". Không phải "Trận Ðời".
… nhưng "từ khi di cư vào Sài Gòn, anh nghèo túng, lại mang bệnh giềng (thuốc phiện). Anh không còn viết được một tiểu thuyết nào nữa…".
Ghiền, do từ “nghiền”, “nghiện”.
Người viết bài này chắc là chưa từng đọc Lê Văn Trương. Ông có nhiều cuốn thật bảnh, với triết lý “người hùng Lê Văn Trương” của riêng ông, chưa kể mảng viết cho thiếu niên.  



**

Bản tiếng Anh đầu tiên, liền sau nguyên tác tiếng Tây:

First printing, Feb, 1955
Second printing, March, 1955
Third printing, March, 1955


*

Xuống phố, lục sách cũ, vớ cuốn Sagan, trên, và một lố 007, của John Gardner, người kế tục Fleming.

Gấu thực sự muốn tìm cuốn "tiểu sử không được phép của James Bond", the unauthorized biography, cũng của 1 trong những tay kế tục Fleming, nhưng không thấy.
Ðó là 1 trong những cuốn tiếng Anh đầu tiên Gấu được đọc, khi tới trại tị nạn Thái Lan.
Trên TV cũng đã từng lèm bèm đôi lần, vào dịp PXA đi xa.

*

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.
LTH

Quả là bạo ngôn!

Và,

Quả có Do Thái dính vô mấy giải thưởng Nobel được bà Huệ viện ra, nhưng không phải mafia, mà là 6 triệu người Do Thái bị Nazi đưa vô Lò Thiêu.

Khi trao những Nobel văn chương trên, một cách nào đó, Uỷ Ban Nobel đã nhân danh toàn nhân loại sám hối tội ác Lò Thiêu.
Đấy là nói về mặt tinh thần tác phẩm.
Còn về văn tài, thì phải từ từ giãi bày sau. Bởi vì, nếu không phải là những tác phẩm văn học có giá trị, thì làm sao được Nobel?
 

Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.

OK! Mít nhắm tít mắt dịch dọt…
Nhưng không lẽ Tây mũi lõ, thí dụ, cũng nhắm tít mắt…?

Trên TV, Gấu đã hơn một lần, bạo miệng hơn cả bạo miệng, dõng dạc phán, chỉ vài năm gần đây, Nobel văn chương mới thực sự là Nobel văn chương, vì cho đúng người, đúng tinh thần của người đặt ra giải thưởng, cũng 1 thứ Đại Ác, vì phát minh ra võ khí giết người, là thuốc nổ TNT. Giải Nobel văn chương, bản chất của nó, như thế, là 1 giải thưởng mang tính sám hối.

Điều kiện “cần”, mấy tay mà bà Huệ nêu ra, và bịt mũi: đáng được.

Điều kiện “đủ”: liệu có tí văn chương nào trong đó không?

Sự thực, không phải chỉ có một bà Huệ, bịt mũi, dù có thể, chưa đọc, văn của mấy người được Nobel nói trên. Ngay mấy ông Hàn cũng choảng nhau vì họ, và có ông bỏ job.
Cái sự không đọc được họ, đúng ra phải nói, không chịu nổi họ, chính là do nhân loại chỉ ưa nịnh. Nobel từ trước đến giờ, chiều theo cái thói này, chỉ khen những thành tựu của nhân loại.
Tinh thần Nobel sau này, ngược hẳn lại, và cái nền của nó, là từ câu phán khủng khiếp của Walter Benjamin, theo Gấu: Mọi tác phẩm về văn minh đều là 1 tác phẩm về dã man.
Dưới nền một đại tác phẩm, là 1 đống kít của nhân loại.

Gần nhất: Cái nền của Chuyện Kể Năm 2000 của BNT là Lò Cải Tạo, là Cái Ác Bắc Kít, là Cuộc Nồi Da Sáo Thịt, là, là, là….

Cái sự đọc lầm, hiểu lầm này, cũng đã từng xẩy ra nhiều lần trong lịch sử văn học, mà một trong những trường hợp tiêu biểu, là cách đọc “không bịt mũi” Nhật Ký Anne Frank, mà Cynthia Ozick đã lôi nhân loại ra để mà sỉ vả, trong bài Ai sở hữu Anne Frank ?, trên TV đã từng giới thiệu:

Nhật ký được coi như một tài liệu về Lò Thiêu. Điều quan trọng cần nói, là nó không phải như vậy. Gần như bản in nào cũng choàng cho nó những vòng hoa, đại khái "ca khúc của đời sống", "sự vui thích buốt nhói ở nơi tinh thần vô tận của con người". Có một sự chế diễu, trò hề ở đây. Một ca khúc cho đời? Nhật ký chưa hoàn tất, hoặc đã được hoàn tất bởi những nơi chốn khủng khiếp: Westerbork, địa ngục chuyển tiếp ở Hòa Lan, nơi những người Do thái Hòa-lan bị tống xuất từ đó; Auschwitz; hay bởi những ngọn gió tàn khốc của Bergen-Belsen. Chính tại đây, không phải tại "căn nhà phụ bí mật", những tội ác mà chúng ta gọi là Holocaust đã xẩy ra. Ghi nhận của chúng ta là những cột con số, những danh sách tỉ mỉ những chuyến tống xuất trong những dòng chữ viết tay của những thủ thư đẹp trai; những cuốn sách chuyển hàng. Có thể Anne Frank đã được chuyển tới Auschwitz vào đêm Sept 6, 1944, trong chuyến hàng một ngàn mười chín "sucke" (mẩu). Trong đêm đó 549 người được đưa vào phòng hơi, có một người trong nhóm Frank, và tất cả trẻ em dưới 15. Anne lúc đó, 15, thoát, có lẽ để lao động. Từ 20 đến 28 tháng Mười, bị đưa vào phòng hơi ngạt hơn 6 ngàn người, chỉ trong vòng hai giờ, khi họ mới tới. Nhưng lực lượng Xô-viết đang hướng về Auschwitz, và vào tháng 11, đã có lệnh giấu diếm mọi chứng cớ về phòng ngạt, và phá huỷ lò thiêu. Cả chục ngàn tù nhân bị tống ra ngoài trời, trong chuyến đi tử thần. Nhiều người bị bắn. Trong một chuyến di tản vào 28 tháng Mười, hoặc 2 tháng 11, Anne được chuyển đi Bergen-Belsen, chết một hay hai ngày sau đó, vỡ tim, trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách.

Đến với nhật ký mà bỏ qua những Đêm, của Elie Wiesel, hay Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Vớt, của Primo Levi (chỉ nhắc tới hai chứng nhân), hay những cột con số, những chuyến hàng, những thuật ngữ như "mẩu"... thì đúng là tự cho phép mình được quyền ngây thơ một cách xấu xa, không thể tin được! Những ngợi ca theo kiểu "bản chúc thư hoài hoài về tính cao cả không thể bị huỷ diệt của tinh thần nhân loại", "một nguồn không bao giờ cạn của can đảm và hứng khởi"... sự thực chỉ là những trò ru ngủ. Sự thành công, chiến thắng, của Bergen-Belsen, chính là nó đã thổi sạch, cái gọi là khả tính can đảm, nó cho thấy sự huỷ diệt dễ dàng của tinh thần nhân loại, và đây là bản di chúc lâu dài của nó.

 Tưởng Niệm Anne Frank

*

Một chị, một em

“Ở mãi dưới tít sâu, người trẻ cô đơn hơn người già”
"Tôi đọc điều này, ở trong một cuốn sách, và nó gây ấn tượng ở trong tâm trí của tôi. Như tôi hiểu được cho tới giờ này để mà nói ra, thì điều đó thực."
Sat, July 15,1944

Sau cùng, có thể nói, Anne Frank biểu tượng hóa quyền uy, của chỉ một cuốn sách. Do cuốn nhật ký mà cô giữ và viết, từ 1942 đến 1944, cô trở thành một hình tượng đáng nhớ nhất, bật ra từ cuộc thế chiến thứ hai – ngoài Hitler ra, tất nhiên, người lèm bèm [proclaimed] về cuộc đời, và những niềm tin của mình, ở trong một cuốn sách. ['Mein Kampf"]
Một cách nào đó, có thể coi Lò Thiêu bắt đầu bằng cuốn sách [Mein Kamf] và chấm dứt bằng một cuốn sách khác ["Nhật Ký Anne Frank"]. Tuy nhiên, chính là cuốn của Anne Frank, sau cùng đã vượt lên - một tác phẩm của sự từ tâm, rắc rối, đa đoan sống dai hơn một tác phẩm đơn giản và độc ác - và đưa được đứa bé thứ nhì (1) nổi tiếng nhất trong lịch sử, vào vòng tay của thế giới.
*
(1)

Đứa bé thứ nhất, là Chúa Giê Su


From:
To:
CC:
Subject: Re: Help
Date: Sat, 05 Jan 2008 16:50:15 -0500
Dung roi,
Chua Giesu Hai Dong, l'enfant Jesus.
----- Original Message -----
From:
To:
Cc:
Sent: Saturday, January 05, 2008 4:21 PM
Subject: Help

Nhưng Hồng Quân đang hướng về Auschwitz, và vào tháng Chạp, lệnh đưa ra, giấu biệt tất cả những chứng cớ về phòng hơi độc, và phá huỷ lò thiêu. Hàng ngàn con người, những thây ma kiệt quệ bị lùa ra ngoài, di tản, trong cuộc đi tử thần. Rất nhiều người bị bắn. Cuộc di tản xẩy ra vào ngày 28 tháng Tháng Mười hoặc 2 Tháng 11.

Anne và Margot được đưa đi tới trại Bergen-Belsen. Margot, cô chị, quỵ trước. Một người sống sót kể lại, thấy cô gái té xuống, nằm chết, và làm mồi cho lũ rận, chấy. Còn Anne, vỡ tim, gầy trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách, chết một, hay hai ngày sau đó.

Ozick: Ai sở hữu Anne Frank?

1.    Đoàn Nhã Văn: Chào chị Lê Thị Huệ.  Nhân 10 năm kỷ niệm gió-o, chúng tôi mong chị chia xẻ cùng độc giả về quãng đường đi qua. Nhưng trước tiên, xin chị cho biết: tại sao "gió-o" mà không là cái tên khác? Và chị mang cái ý tưởng này bao lâu, trước khi chính thức trình làng? 

Note: Câu văn trên, nên sửa lại.
-Chia sẻ, không phải chia xẻ.
-Cái câu cuối, phải để lên trên, nếu không độc giả sẽ gặp lúng túng, khi đọc,

Câu viết lại, nó như thế này:

Nhân 10 năm kỷ niệm gió-o, chúng tôi mong chị chia sẻ cùng độc giả về quãng đường đã qua. Chị mang cái ý tưởng thành lập trang Gió O này từ bao giờ, trước khi chính thức trình làng?
Nhưng trước hết xin hỏi chị, tại sao "gió-o" mà không là một cái tên khác?

Viết tiếng Việt, không có dễ. NQT


Thật ra, lỗi là do chủ biên Lê Thị Huệ khi làm phần kỹ thuật, cắt nguyên con bảng html từ một đoạn cũ nào đó, đã quên sửa chữ “tiểu thuyết”. Ông Nguyễn Quốc Trụ tố ông Đào Trung Đạo trên trang blog của ông nhiều lần. Mấy lần là do lỗi của chủ biên. Mr. Đào Trung Đạo vô can.

Gió O

DTD, tác giả, GNV, độc giả, đọc bài ông ta viết, có quyền có ý kiến khen chê, sao lại gọi là "tố"?
"Tố”, là DTD, khi tố đám Miền Nam, tố Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết trên talawas.
NVT có thể là Thầy của DTD.  Bởi vì DTD học Văn Khoa, vào đúng thời kỳ NVT làm Khoa Trưởng.
Tố ở đâu không tố, nhè talawas mà tố, không bậy sao? 

.... trên trang blog của ông nhiều lần.

TV, sự thực không phải là blog!

Blog, mới có đây thôi, trong khi TV có mặt trên net, cho tới nay, là trên 10 niên, thọ nhất trong số những trang văn học trên lưới, vì phải kể cả thời gian tá túc tại VHNT của PCL, 1998.

Gấu nhớ rõ, vì Gấu qua Cali ra mắt sách Lần Cuối Sài Gòn, 1998. Gặp NMG, đề nghị giới thiệu Steiner trên VH, ông lắc đầu.
Trước khi đi, Gấu cũng đã nghi rồi, và cố tình làm quen Hợp Lưu, bằng cách gửi bài dịch Nhà Văn và Chủ Nghĩa CS, của Steiner. Tính trong đầu, nếu mi đăng, là phải cho vợ chồng ta tá túc, những ngày ở Cali!

Anh đăng thật, [Tks. NQT] và mời vợ chồng Gấu tới ở nhà anh [Tks. NQT].
Nhưng ông bạn Khế Iêm, tạp chí Thơ lại giới thiệu 1 ông bạn, độc thân.
Gấu ở nhà “mobile home” của ông bạn này một đêm, sáng hôm sau, NMG đề nghị về nhà anh ở, cho tiện, và cũng để gặp gỡ cả nhóm VH.

Về lại Canada, Gấu làm quen PCL. Và trang TV sau đó ra đời.

Blog dù thế nào thì vẫn phải phụ thuộc cái thằng server cho bạn sử dụng free, nhưng bù lại, bạn phải chịu một số điều kiện của nó.
Trang TV không chịu 1 điều kiện của ai, làm sao coi là blog được?

Đâu phải Gấu mê văn thơ, mê viết đến độ mở blog?
Trang TV đâu phải mở ra để viết văn, làm thơ, hay làm chủ quán đóng vai người khám phá thiên tài thi ca, như Gió O của bà Huệ, thí dụ?

Gấu đâu phải là cớm văn nghệ, mà tố Đào quân? Tố cái gì chứ?

Ông ta viết dở, thì chê, dịch sai, viết câu tiếng Việt không nên thân, lòng dạ đố kỵ, có cái bằng cử nhân Triết của Văn Khoa Sài Gòn, lên mặt chê người khác không phải dân khoa bảng, tố bạn thân, đồng nghiệp, là HPA chưa có trình luận án, tố với ai, nhè SCN, một em Bắc Kít, mà tố, dân trong nghề gọi là “mét bu, mét má"!
*  

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.
LTH

Quả là bạo ngôn!

Và,

Quả có Do Thái dính vô mấy giải thưởng Nobel được bà Huệ viện ra, nhưng không phải mafia, mà là 6 triệu người Do Thái bị Nazi đưa vô Lò Thiêu.

Khi trao những Nobel văn chương trên, một cách nào đó, Uỷ Ban Nobel đã nhân danh toàn nhân loại sám hối tội ác Lò Thiêu.
Đấy là nói về mặt tinh thần tác phẩm.
Còn về văn tài, thì phải từ từ giãi bày sau. Bởi vì, nếu không phải là những tác phẩm văn học có giá trị, thì làm sao được Nobel?
 

Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.

OK! Mít nhắm tít mắt dịch dọt…
Nhưng không lẽ Tây mũi lõ, thí dụ, cũng nhắm tít mắt…?

Trên TV, Gấu đã hơn một lần, bạo miệng hơn cả bạo miệng, dõng dạc phán, chỉ vài năm gần đây, Nobel văn chương mới thực sự là Nobel văn chương, vì cho đúng người, đúng tinh thần của người đặt ra giải thưởng, cũng 1 thứ Đại Ác, vì phát minh ra võ khí giết người, là thuốc nổ TNT. Giải Noebl văn chương, bản chất của nó, như thế, là 1 giải thưởng mang tính sám hối.
Điều kiện “cần”, mấy tay mà bà Huệ nêu ra, và bịt mũi, đáng được.

Điều kiện “đủ”, là, liệu có tí văn chương nào trong đó không?




Thật ra, lỗi là do chủ biên Lê Thị Huệ khi làm phần kỹ thuật, cắt nguyên con bảng html từ một đoạn cũ nào đó, đã quên sửa chữ “tiểu thuyết”. Ông Nguyễn Quốc Trụ tố ông Đào Trung Đạo trên trang blog của ông nhiều lần. Mấy lần là do lỗi của chủ biên. Mr. Đào Trung Đạo vô can.
*

Phúc đáp: Những tố “nhiều lần”, của NQT, là do những sai sót của DTD, không liên can đến con người DTD. Những lỗi đó, như LTH bây giờ cho biết, là do chủ biên, như vậy tại sao để đến bây giờ mói nói ra?

Lỗi, có người chỉ ra, là phải có 1 đáp ứng nào đó. Còn vờ, thì vờ luôn, khỏi thanh minh, thanh nga.

Riêng về Đào quân, đã từng viết trên talawas, là Gấu đâu phải dân khoa bảng.
Một người viết như DTD mà nhận xét như vậy sao?

Trên TV, nhiều lần “khen” LTH, thì sao?

Băng đảng?
Để ý làm mẹ gì.
NQT
 

Cái khổ tâm của văn học hải ngoại, không phải là băng đảng, mà là không có người viết cho…  đường được. Cứ tình trạng này, 10 năm nữa, thì cũng ‘vũ như cẩn’. Hậu Vệ mỗi ngày có vài bài viết mới post, có bài nào ra hồn đâu. Cũng vậy là Da Màu. Trên Gió O, thì lâu lâu có truyện ngắn đọc được của Hồ Đình Nghiêm, ngoài những bài có giá trị, nhưng chỉ có tính tài liệu, của 1 số tác giả đã thành danh, và đều là những chuyên gia, về 1 vấn đề nào đó.

Riêng bà chủ biên, có cái sự thẳng thắn, không phe đảng, không có những cú đánh lén, lòng dạ không đen tối, không thâm hiểm, như đám còn lại, tuy nhiên, viết lách thì có gì ghê gớm đâu, mà hết khoe cho ra đời thiên tài này đến thiên tài khác?

Lời thực mất lòng. Nhưng không nói ra, thì 10 năm nữa, Gió O vẫn là Gió O của bây giờ.

Viết thì chưa ghê gớm, mà chê mafia, băng đảng Do Thái quyết định Nobel, chỉ có những kẻ điếc không sợ súng thì mới dám viết ra những lời lẽ như thế này:

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy. Chứ tài hoa của Joseph Brodsky cũng ngang ngửa cỡ tài hoa Nguyễn Thế Hoàng Linh thôi mà.

Viết như thế làm xấu hổ luôn tất cả các nhà thơ Việt Nam, không riêng gì NTHL, nếu họ còn chút tự trọng.
Tay DNV này, có đề nghị Gấu trả lời phỏng vấn, Gấu lắc đầu, hỏi ông ta coi, có đúng không.

NQT

Thực sự có lúc, Gấu cũng đã tính nhận lời, nhưng anh ta nói, dư luận có vẻ nực NQT, vì chê hết người này tới người khác, thế là G vờ luôn.
Gấu nghĩ, anh ta cần 1 bài phỏng vấn có tính văn học, về tình trạng văn học Mít vv…
Còn phần Gấu, thì đâu cần gì, phải trả lời những kẻ nực Gấu?

Cái khó của phỏng vấn, là cái tay hỏi cũng phải bảnh, biết tránh cho người được hỏi khỏi bị sa vào trường hợp tự chui vô cái thòng lọng, do chính mình giương ra cho mình chui vào.
Đọc mấy câu trả lời của LTH, là thấy.
Cả 1 bài phỏng vấn đi mấy kỳ, mà toàn chuyện nhảm nhí. NQT

TV nhắc tới Đào quân nhiều lần, vì ông ta viết dở quá, tiếng Anh tiếng U cũng dở, đâu phải chỉ Gấu chê? Viết đã dở, lại còn chê người khác không có bằng cử nhân như ta, không phải dân khoa bảng. (1) Đến cái tên tác giả Garcia Marquez mà ông ta còn viết trật, viết câu tiếng Việt cũng không câu nào cho ra hồn, lý do là không mê viết, chỉ muốn làm Thầy thiên hạ.

Khoe khoang, viết văn từ hồi Sáng Tạo, ra hải ngoại cũng “nhanh chân lẹ tay” lắm, đến bây giờ vẫn trắng tay, vậy mà tố hết người này người nọ với Sến Cô Nương, coi được không?

Thử đọc bài viết được bà Huệ link, coi có đúng không?

Có vẻ như bà Huệ rất bực vì thiên hạ [ở đây là VOA, BBC, thí dụ] không thèm nhắc tới Gió O. Sao lại bực cơ chứ, chúng băng đảng, chúng chỉ nhắc tới chúng, những đấng Bắc Kít làm bồi cho đám Hồng Mao, dốt cực dốt, quần đảo biến thành bán đảo Gulag, chỉ chờ SCN hắt hơi xổ mũi là vội vàng vấn an, không lẽ bà Huệ cũng mong được nhắc tới?

DTD, tác giả, GNV, độc giả, đọc bài ông ta viết, có quyền có ý kiến khen chê, sao lại gọi là "tố"?

“Tố”, chính là DTD, khi tố đám Miền Nam, tố Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết trên talawas (1)
NVT có thể là Thầy của DTD.  Bởi vì DTD học Văn Khoa, vào đúng thời kỳ NVT làm Khoa Trưởng.
Tố ở đâu không tố, nhè talawas mà tố, không bậy sao?

(1)

Trong số những người Nguyễn Văn Lục nêu tên ở trên có lẽ chỉ có Ðặng Phùng Quân trình luận án về “Hiện hữu tha nhân trong triết lý Gabriel Marcel” còn Huỳnh Phan Anh chưa bao giờ trình luận án cao học ngành Triết, Nguyễn Quốc Trụ không phải thuộc giới khoa bảng, Trần Nhựt Tân chuyên ngành văn chương Pháp.

Cũng cần nhắc lại chuyện hồi đó Mai Thảo có đi một bài của Nguyễn Văn Trung trên Sáng Tạo, bài Trường Hợp Francoise Sagan, nhưng sau đó độc giả và anh em trí thức cho Mai Thảo biết đó là một bài trên một tạp chí văn chương của Pháp, Nguyễn Văn Trung đã dịch nguyên con nhưng lại ký tên mình là tác giả! Có lẽ vì vậy từ đó Mai Thảo rất “sợ” những bài viết của những nhà “nghiên cứu” triết lý hiện sinh.

Nguồn


Nhân nghe và nhìn lại một phỏng vấn Hồ Chí Minh trả lời một phóng viên Pháp bằng tiếng Pháp

PHD

Tiếng Mít như thế, thì quả là quá tệ. Đúng là nghĩ sao viết vậy, người ơi! Tệ lắm, thì cũng viết, nhân coi lại 1 cuộc phỏng vấn Bác Hồ.
Vậy là đủ rồi. Mọi râu ria, Bác nói tiếng Tây…đưa vô bài viết.

Nói về một vấn đề phức tạp bằng ngoại ngữ, đương nhiên khó.

PHD

Bài phỏng vấn, với những câu hỏi, cũng rất thường, có gì mà đương nhiên khó?

Cái câu quan trọng nhất, mà em Đầm đưa ra, là, Bác có nên mời De Gaulle làm trọng tài cho cuộc chiến. PHD khen câu trả lời của Bác là tuyệt. Theo Gấu, trả lời như vậy quá dở, mà còn lộ dã tâm ăn cướp, coi thường sinh mạng người Mít…  
Với 1 tay ký giả nhà nghề, chỉ qua câu trả lời là biết, đừng hy vọng VC tha ăn cướp Miền Nam.

Cái tay Simon Leys, cũng trong 1 trường hợp tương tự, đã chửi Malraux, khi phỏng vấn Mao, là ngu quá, chỉ 1 câu hớ miệng của Mao, với tay phóng viên nhà nghề, là đủ ngửi ra Cuộc Cách Mạng văn hóa, Mao cho tiến hành liền sau đó:

Hóa ra là, cuộc phỏng vấn lớn lao của thế kỷ chúng ta, kéo dài 3 giờ đồng hồ, giữa hai ông khổng lồ cách mạng gia-triết gia, thực sự chỉ kéo dài 30 phút, và chỉ là trao đổi ngoại giao tầm phào. Nhưng Mao, có thể lỡ miệng, đã đưa ra một lời cảnh cáo, rằng nhà văn, trí thức đã bị hư ruỗng tới tận xương tủy, và đám trẻ cần được sử dụng, để chống lại cái xấu phản cách mạng này. Năm sau, cuộc Cách Mạng Văn Hóa khủng khiếp đã bùng nổ. Một phóng viên nhà nghề, khoan nói một nhà văn, đã ngửi ra một cái gì đó - khoan nói mùi thuốc súng, mùi người chết - và chụp lấy cơ hội ngàn năm một thuở này, nhưng Malraux đã không được thính mũi như vậy. Và Mao sau đó, không thể kiên nhẫn hơn, đã đưa ra một lời kết luận cụt ngủn.

Văn chương làm dáng


Dùng tiếng Pháp để làm người Việt
Phan Huy Đường
Nhân nghe và nhìn lại một phỏng vấn Hồ Chí Minh trả lời một phóng viên Pháp bằng tiếng Pháp

Nói về một vấn đề phức tạp bằng ngoại ngữ, đương nhiên khó.

PHD

Cái tít bài viết của ‘bạn ta’ [gọi như vậy cho tiện, và cũng để "bạch hoá", Gấu này chẳng có tí đố kỵ gì với me-xừ “Ê Khánh Trường"], chứng tỏ, tiếng Việt của bạn hơi bị yếu.

Đây là bạn PHD thổi khéo Bác. Bác cũng thích mà người đọc, phải thứ mắt xanh mới nhận ra.

Ui chao, lại nhớ cái lần nhà văn Vũ Thư Hiên, khi còn được Bác cho vác cái máy camera theo hầu, ngưng không quay cảnh, Bác tiếc đôi dép mới mua từ bên Tây, khi đi qua chỗ lội bèn cầm dép lên, ôm vào lòng, bực thằng ngu sao tự dưng ngưng quay, tính mắng, nhưng chợt ngộ ra, bèn gật gật, khá lắm, cháu ngoan của Bác!
Cái này là do VTH kể lại, đừng nghĩ thằng Gấu phịa ra!

Cũng cái ý này, "Dùng tiếng Pháp để làm người Việt" [phải tiếng "bồi cơ"], Salman Rushdie phán, bảnh hơn nhiều: Viết văn bằng tiếng nước người là giai đoạn chót của tiến trình giải phóng. (1)

Nhưng, áp dụng vô trường hợp Bác H nói tiếng Tây, hơi bị nhảm.

Sau đây là 1 số vấn nạn nhân cái băng video:

Có thể Bác, tiếng Tây giỏi hơn, nhưng phải hạ thấp cái tài của Bác xuống một tí.

Hoàng Văn Hoan đã từng kể, một lần viết một cái thư gì đó, bằng tiếng Tầu, thật đúng văn phạm, trình Bác, Bác sửa lại bằng 1 thứ tiếng Tầu sai bét nhè, và giảng mo ran cho HVH, chú phải biết, nếu chú viết đúng văn phạm, là chú chửi bố nhân dân vô học!

Vả chăng, Bác cũng đã từng làm bồi, và, có thể quá quen với tiếng bồi rồi, không thể nào sửa được nữa!

Gấu nhớ là có 1 nhà văn của 1 xứ thuộc địa của Tây, viết văn bằng tiếng Tây sai bét nhè, được giải thưởng văn học, và khi được hỏi, ông thực tình, và cũng thật hãnh diện, phán, viết như thế, thì mới đúng là vinh danh tiếng Tây! (2)

Tuyệt!

Gấu tin là Bác H thực tình muốn nói tiếng bồi. Bác giỏi hơn thế, có thể, nhưng Bác muốn nói tiếng bồi, đúng theo tinh thần cái tay nhà văn Gấu vừa nhắc tới, hay như lần Bác sửa văn tiếng Tầu của HVH.

Với Bác, chuyện gì cũng có thể xẩy ra.

Nhưng với PHD, tiếng Tây bảnh thực, tiếng Việt yếu quá.

Tiếng Tây của PHD, khi dịch Khánh Trường, Dưong Thu Hương, rất ít chất văn học. Và đây là do tạng của PHD: Anh không mê đọc tác phẩm văn học, không mê viết văn. Đó là sự thực. (3)

Bạn phải mê cơ, mê thực, thì mới thành nhà văn, nhà dịch thuật được.

Biết tiếng nước người chưa đủ để làm nhà văn, nhà dịch thuật.

Gấu thấy nhan nhản, ba thứ thơ, truyện của Mít, được dịch qua tiếng Anh, tiếng U, mà chưa mặn với chúng, là vì, nguyên tác tiếng Việt đã thiếu muối, khi được dịch qua tiếng nước người, thì lại sử dụng thứ tiếng chợ búa, giao thiệp hàng ngày, làm sao thành tác phẩm văn học?

NQT

(1)

Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.

Source

(2) Ainsi parlait Kourouma

*

ML Dec 2010

(3)

Có thể bạn PHD sẽ "phản biện", nguyên tác không có mùi văn chương, làm sao tôi phịa ra?

Không phải như vậy. Lý do là, bạn không sống trong cái môi trường đó, lại thêm có tí mặc cảm bỏ chạy, thành ra vô phương.

Chính là vì bỏ chạy, nên bạn mới chọn những tác phẩm đó để dịch.

Một khi có tí lấn cấn, là thua thôi. NQT

Gấu cứ nhức đầu hoài, với câu hỏi hắc búa, tại làm sao mà ông Tây mũi tẹt TTD, bỏ chạy cuộc chiến Mít ngay từ khi “chưa có cuộc chiến Mít”, ngồi Les Deux Magots, Paris, dịch Camus, mà lại chọn ngay cuốn Sa Đọa để mà dịch.

Hóa ra là chỉ có mỗi cách, dịch cuốn đó, thì mới nuốt trôi khúc xương nhức nhối, tớ là một kẻ… sa đọa!

Dĩ độc trị độc là vậy!

Tình cờ đọc câu này, trong cuộc phỏng vấn Dominique Fernandez, [ông Hàn ‘gay’ trong Hàn Lâm Viện Pháp: Một trong những lý do tôi muốn vô Hàn Lâm Viện Pháp, là, ao ước của một tên “gay” dám nói huỵch toẹt ra, đã được chấp thuận], trên số Magazine Littéraire, Jan 2011, đặc biệt về Đạo Đức: “Viết 1 cuốn tiểu thuyết về Sartre, hay Mauriac, là hai kẻ chết ở trên giường, thì tôi không quan tâm!”

Gấu nghĩ, cũng cùng lý do như vậy ông Tây PHD dịch KT, DTH, qua tiếng Tây, ông Tây TTD dịch Camus qua tiếng Mít.

Nhân nghe và nhìn lại một phỏng vấn Hồ Chí Minh trả lời một phóng viên Pháp bằng tiếng Pháp

PHD

Tiếng Mít như thế, thì quả là quá tệ. Đúng là nghĩ sao viết vậy, người ơi! Tệ lắm, thì cũng viết, nhân coi lại 1 cuộc phỏng vấn Bác Hồ.
Vậy là đủ rồi. Mọi râu ria, Bác nói tiếng Tây…đưa vô bài viết.

Nói về một vấn đề phức tạp bằng ngoại ngữ, đương nhiên khó.

PHD

Bài phỏng vấn, với những câu hỏi, cũng rất thường, có gì mà đương nhiên khó?

Cái câu quan trọng nhất, mà em Đầm đưa ra, là, Bác có nên mời De Gaulle làm trọng tài cho cuộc chiến. PHD khen câu trả lời của Bác là tuyệt. Theo Gấu, trả lời như vậy quá dở, mà còn lộ dã tâm ăn cướp, coi thường sinh mạng người Mít…  
Với 1 tay ký giả nhà nghề, chỉ qua câu trả lời là biết, đừng hy vọng VC tha ăn cướp Miền Nam.

Cái tay Simon Leys, cũng trong 1 trường hợp tương tự, đã chửi Malraux, khi phỏng vấn Mao, là ngu quá, chỉ 1 câu hớ miệng của Mao, với tay phóng viên nhà nghề, là đủ ngửi ra Cuộc Cách Mạng văn hóa, Mao cho tiến hành liền sau đó:

Hóa ra là, cuộc phỏng vấn lớn lao của thế kỷ chúng ta, kéo dài 3 giờ đồng hồ, giữa hai ông khổng lồ cách mạng gia-triết gia, thực sự chỉ kéo dài 30 phút, và chỉ là trao đổi ngoại giao tầm phào. Nhưng Mao, có thể lỡ miệng, đã đưa ra một lời cảnh cáo, rằng nhà văn, trí thức đã bị hư ruỗng tới tận xương tủy, và đám trẻ cần được sử dụng, để chống lại cái xấu phản cách mạng này. Năm sau, cuộc Cách Mạng Văn Hóa khủng khiếp đã bùng nổ. Một phóng viên nhà nghề, khoan nói một nhà văn, đã ngửi ra một cái gì đó - khoan nói mùi thuốc súng, mùi người chết - và chụp lấy cơ hội ngàn năm một thuở này, nhưng Malraux đã không được thính mũi như vậy. Và Mao sau đó, không thể kiên nhẫn hơn, đã đưa ra một lời kết luận cụt ngủn.

Văn chương làm dáng


Phóng viên : Pensez-vous que le général De Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?
HCM : Arbitrer ? Qu'est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des… des équipes de football ! (cười…)

Tuyệt.

Một cách nhẹ nhàng và hài hước, rất ngoại giao, để… remettre chacun à sa place, y compris De Gaulle, La France et la journaliste.

Source

 

Ai cần mi làm… trọng tài?

Thấy me-xừ “Ê Khánh Trường”đi một đường bênh Bác Hồ, trên diễn đàn Forum.
Chắc cũng tính làm trọng tài, trong cuộc chiến giữa hải ngoại và trong nước nhân cái băng video cho thấy Bác xài tiếng bồi để trả lời tụi Tây mũi lõ.
Vấn đề ở đây, nhân cái băng video, là, trình độ tiếng Tây của Bác như thế, không thể đọc Mác Xít được, và cái cảnh Bác khóc ròng khi đọc Lê nin, ngộ ra con đường cứu nước bằng thuốc độc Mác Xịt Lê Nin Nịt, sợ… nhảm.
Hơn thế nữa, tất cả những tác phẩm của Bác viết bằng tiếng Tây, sợ cũng không phải chính Bác viết, hoặc Bác viết, nhưng được mấy bậc đàn anh ở Paris lúc đó, “hiệu đính”, hoặc chính họ viết, dùng cái tên chung là Nguyễn Ái Quốc, nhưng khi họ đã đi xa, thì đều thuộc về Bác.
Nhưng quan trọng hơn hết, vẫn chính là cái vai trò trọng tài của Tây, khi cô Đầm gợi ý, giả như De Gaulle làm trọng tài cho cuộc chiến, thì sao?
Tay “Ê KT” này, chỉ thấy cái tuyệt của 1 trò chơi chữ, mà lại không thấy cái khốn nạn của cả 1 đất nước rơi vào tay một đám vô lại, vô học?
Một cuộc phỏng vấn như thế, phải thật chững chạc. Chữ dùng thật thẳng thắn, thật rõ ràng, không thể hiểu sai đi được, nhất là vào thời điểm được phỏng vấn. Nó giống như 1 văn kiện ngoại giao, nói với toàn thế giới ý nghĩa của cuộc chiến….
Đọc bài viết ngắn này, cho thấy, ngay cả một me-xừ giỏi tiếng Tây như tác giả bài viết cũng không hiểu được cái sứ mệnh “học tiếng Tây để làm người Việt”, ở những nhà văn thời hậu thuộc địa như Salman Rushdie, thí dụ.
Bởi vì quá cả số phận 1 đội banh bị phù thuỷ trọng tài đạo diễn, cuộc chiến Mít chẳng có đội banh, chẳng cần trọng tài, mà chỉ là một cuộc nội chiến giữa hai miền, không lẽ ông Tây mũi tẹt không biết?

*

Tây Du.
-Lúc này anh không còn lấy tên là anh “Ba”, mà là Paul Tất Thành.
Cái nhìn tự tin, dáng dấp đúng điệu công tử Paris, anh đang dạo chơi trên cầu Alexandre III
-Đơn xin vô học trường thuộc địa như một nội trú của anh Paul


As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.
Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời

Câu trả lời đếch cần mi làm trọng tài, sợ nhảm, hoặc trong lúc phởn, Bác trả lời “tưới, vãi”, bởi vì như trong cuốn tiểu sử Greene của Norman Sherry, cho thấy:

Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!

Nhưng thú vị nhất là đọan do chính nhà văn Tô Hoài viết, sau đây, trong Bút Ký:
Thế là đã rõ Việt Minh bán nước ta cho Pháp rồi
Cái bọn mà mày cứ động mở mồm ra là chửi hoạt đầu, núp đít Tây Tầu, nói thẳng ra là Việt Quốc, Việt Cách... lại đánh Tây...

**


Nhà xb Gallimard. Tủ sách Découvertes. 1999

*

*

Như hình ảnh cho thấy, Bác H đâu còn là Mít, mà là “Người Của Đệ Tam Quốc Tế”, và những tài liệu sau này, khui ra từ Cẩm Linh cho thấy, Người lãnh lương của Cẩm Linh, và như thế Người là một anh Xịa Đỏ.

Ho Chi Minh

Visiting President Ho Chi Minh, I found him very courteous, and he explained the difficulties which had made him refuse my previous visit. He took me for a walk in the countryside surrounding his HQ. One had to keep a weather-eye open for American bombers. A helicopter approached and I wondered whether it was American, but it proved to be one of 'ours' and landed. A very pretty European girl appeared and began to walk off on her own. "Is she safe". I asked Ho Chi Minh and he called after her, "Come back. You don't know what our boys mightn’t want to do with you."

[Thăm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy ông rất lịch sự. Ông giải thích những khó khăn khiến ông từ chối lần thăm trước của tôi. Ông dẫn tôi làm một vòng dạo quê, quanh Tổng Hành Dinh của ông. Mọi người lúc nào cũng phải trông chừng máy bay Mẽo. Một chiếc máy bay lên thẳng sà xuống, tôi nghĩ thầm, dám tụi khốn đó nhưng hoá ra là của "phe ta". Chiếc lên thẳng đậu xuống mặt đất, và một em Âu Châu xinh đẹp xuất hiện, cứ thế làm một đường tự biên tự diễn, vung va vung vẩy đi một mách, không thèm ngó ngàng mấy đồng chí công an hay cận vệ...
"Này, liệu con bé có yên ổn không đấy", tôi hỏi ông Hồ. Ông gọi với theo cô gái: "Quay lại đây, con ngốc! Mày không sợ mấy thằng bỏi của chúng tao làm thịt mày hả?"]. 

Graham Greene: Một Thế Giới Của Riêng Tôi, Nhật Ký Mơ, A World of My Own, A Dream Diary, [nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1992].

Bài viết ngắn trên, chắc là phịa, hoàn toàn phịa. Nhưng nó có nguồn của nó, là 1 sự kiện thực, được Greene kể lại trong Tẩu Vi Thượng Sách, Ways of Escape.
Greene ra Hà Nội xin gặp Bác, Bác phán OK, nhưng đợi hoài đợi hoài, cuối cùng G phải phịa ra 1 cái tin gì đó, như là 1 cú đe dọa, mi không gặp ta là ta sẽ gì gì đó, và Bác hoảng quá, bèn tiếp liền!
Trên TV có viết về cú này, và về lần tiên trong đời Greene được hít tô phe, trong những ngày chờ gặp Bác.

Source



damau bị tường lửa công kích
*

Công kích là tấn công & đả kích, nghĩa là phải sử dụng, một diễn đàn nào đó để làm hai việc này.
Tường lửa chỉ làm được có 1 việc là tấn công thôi, theo nghĩa, làm cho không ai vô đọc được damau.
Gấu thấy cái tít này từ lâu lắm rồi, cũng chẳng tính xía vô, nhưng chẳng thấy ai ngứa mắt cả, đành phải ngứa miệng đả kích! NQT

Monday, April 18, 2011 10:57 PM
Bác Gấu kính,
Theo Từ Điển tiếng Việt của Hoàng Phê (xuất bản 1997, trang 200), công kích là động từ, có 2 nghĩa, 1: tấn công bằng vũ khí; 2: phản đối, chỉ trích gay gắt.
Kính.
Một độc giả ở Hà Nội

Tks. NQT

Việt Nam Từ Ðiển, của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, nhà sách Khai Trí. Công kích: đt (động từ). Áp đánh, đánh phá: Ðịch bị công kích phải rút lui. Bài bác, cự, chống báng: công kích ông Hội trưởng giữa phiên họp; Viết bài công kích trên báo.

Tức mình muốn chửi thề

Đăng ngày: 06:27 19-04-2011

Tôi thỉnh thoảng gửi bài dịch cho Da Màu. Rất nhiều lần Da Màu nhờ tôi dịch bài này bài kia, tôi vui lòng nhận lời. Có khi tôi dịch cũng sai vì không hiểu hết, vì láu táu không kỹ, không đọc lại. Da Màu chỉnh sửa, edited, thường thường tôi cũng vui lòng không nói gì. Gần đây tôi được nhờ dịch truyện của Angie Châu. Dịch xong tôi có đưa cho ông bố của cô Angie đọc lại. Ông cũng góp ý sửa chữa tôi làm theo, bản dịch tôi thấy hài lòng. Không dám nói là hay nhưng nếu đã được nhờ dịch nhiều lần thì chắc cũng tạm ổn. Ai mà đi nhờ người dịch mình không vừa ý bao giờ. Lần này tôi được bảo là Da Màu sẽ đăng bản dịch vào tuần thứ Hai tháng 4 sau khi soandso xem lại. Hôm nay đi làm về tôi nhận được e-mail bảo tôi như thế này:

“Chị HH,
Em đã dành rất nhiều thời gian để edit cho hoàn hảo. Mỗi ngày em làm khoảng 1 tiếng suốt hơn hai tuần lễ đó chị. 
Em gởi chị bản đã edit nhé, chị em mình cùng tham khảo nhé.”

Tham khảo cái con mẹ gì. Nghe mà hết hồn. Làm mình nghĩ dịch gì mà dở đến độ người ta phải hoàn hảo hóa nó đến mức tốn thì giờ đến thế. Nghe giống như bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ “nè mụ kia, mụ xấu quá phải sửa cặp mắt, lỗ mũi, bụng mụ mỡ không phải cắt lớp mỡ ấy đi, ngực mụ lép quá phải bơm silicon vào, môi kia phải bơm cho đầy, bàn tay phải bơm cho mất gân, tôi phải mất thì giờ, năm chục ngày trên bàn mổ, và 500 ngàn đô la cho mụ trở nên hoàn hảo trong mắt tôi. Chân mụ ngắn tôi sẽ ghép một khúc xương, đầu mụ méo tôi sẽ niền kim cô cho nó tròn."

Xong rồi chễm chệ ký tên soandso hiệu đính. Chuyện dịch sai sửa cho đúng thì tôi cám ơn, chứ lấy chữ này thay cho chữ kia vì nghĩ là nó hay hơn thì không ổn. Chuyện hay dở là chuyện perception. Cô thấy chữ cô hay nhưng tôi thích chữ tôi dùng. Tôi thích cái khiếm khuyết xấu xí của tôi. Nếu chê tôi xấu thì đừng mời tôi thi hoa hậu. Còn nếu muốn đánh rớt tôi thì cứ đánh rớt. Tôi muốn giữ cái vẻ tự nhiên của tôi. Văn mình vợ người. Mình thấy văn mình hay nhưng người ta không thích thì sao? Nói thật, tôi chưa lần nào đọc những bài thơ hay bản dịch của cô. Cô dựa vào đâu mà nghĩ là bài dịch của cô hay hơn bài dịch của tôi? May mà dịch không ăn tiền. Chảnh gì mà chảnh dữ a. Từ rày tôi sẽ không gửi bài dịch cho Da Màu nữa đâu nhé. Quí vị cứ tha hồ tự biên tự diễn. Hồi đó đến giờ tôi bị một hai lần như thế. Mình cong lưng dịch, thiên hạ sửa rồi tự ý thêm vào nhuận sắc và hiệu đính. Mỗi lần như vậy là tôi phát sùng nhưng nghĩ bụng chuyện chơi mà hơi sức đâu mà giận, nhưng riết rồi cũng phát cáu. Thấy dở thì đừng đăng. Cứ đợi người ta làm cực khổ rồi nhào vô ăn có. Ai cũng biết người đọc sau khi người ta dịch luôn có lợi thế ở chỗ đánh bóng bản dịch. Làm văn chương gì mà cướp sức lao động của người ta trắng trợn thế. Chẳng những ít tốn sức lao động còn được lên giọng là ta đây giỏi hơn. Nói phét thì cũng vừa phải thôi. Tôi dịch trung bình nửa giờ một trang, một đoạn truyện năm sáu trang như thế này tôi chỉ mất hai ba giờ đồng hồ để dịch, thế mà phải sửa đến 14 giờ, bộ vừa đọc vừa đánh vần đấy nhỉ? Tôi đánh vần vẫn còn nhanh hơn thế. Lưu manh!
ĐM!
Xin lỗi độc giả, vì tôi tức quá nên chửi cho hả giận!

Blog HH

Note:
Rất thông cảm. NQT

Trong quá khứ, chỉ có mỗi PCL, bà chủ VHNT trên net là bảnh nhất. Không bao giờ bà làm ba cái chuyện khốn nạn đó. Không bao giờ hiệu đính bài của cộng tác viên. Hơn thế nữa, không bao giờ dạy đời, hay tự thổi, nhờ tui mà không biết bao nhiêu là thiên tài đã ra đời!
Có 1 lần, đọc, Gấu thấy bài của Gấu có 1 chữ bị hiệu đính. Hỏi, bà cho biết, đó là chuyển font.
Gấu chưa từng viết cho diễn đàn nào được lâu, 1 phần là do đám ngu này. Cứ tưởng mình có cái diễn đàn là ghê gớm lắm, đâu có biết, không có người cộng tác, thì có ma vô đọc.

Gấu viết cho VHNT mấy năm trời, chẳng bao giờ bực mình cả, và chỉ ra ở riêng khi VHNT gặp trouble với server, tức cơ quan mà PCL là nhân viên, và VHNT là 1 diễn đàn free, và trang TV thì lại là free của free, theo nghĩa, PCL cho riêng Gấu 1 account, tha hồ tự tung tự tác.

Như đã lèm bèm nhiều lần, Gấu viết cho tờ Văn Học của NMG được 2 năm, cũng rất dễ chịu, lâu lâu, họa hoằn lắm thì ông chủ chi địa mới hiệu đính, 1, hoặc 2 từ, hoặc bỏ hẳn vài viết, vì 1 lý do nào đó, thí dụ cái bài xoa đầu [hay bợ đít thì cũng thế] HPNT, Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân.

Chỉ tới khi Gấu tính giới thiệu Steiner, thì NMG mới lắc đầu, tay này cao quá, độc giả Văn Học chưa đọc được. Thế là Gấu mới nghỉ viết, tự kiếm đường đưa Steiner, tức Lò Thiêu, tới cho độc giả Mít thưởng thức, và so sánh với Lò Cải Tạo của Bắc Kít.

Và thế là Gấu bèn gửi bài cho PCL, và để làm 1 cú test, gửi đúng cái bài về HPNT.

PCL gửi mail, anh cho bài khác, nhân vật này đang gây tranh cãi, sợ xui cho cái duyên văn nghệ giữa anh và VHNT.

Suốt thời gian viết cho VHNT, thời gian đầu, khi còn phải gửi bài, chỉ có 1 lần độc nhất, bị từ chối. PCL muốn đăng, nhưng BBT không chịu, vì đó là 1 bài viết về 1 tác giả trước là 1 thành viên của nhóm, nhưng sau tách ra.
PCL viết, tôi thật tình muốn đăng, nhưng chiều ý đám đông.

Theo như Gấu được biết, PCL tính cho VHNT tái xuất hiện, nhưng không có được sự thoả thuận của cả nhóm, nên lại thôi, và sau đó, cô mất vì bịnh.
Bao nhiêu "thiên tài" đã từ VHNT mà ra, nào PNH, TTCD, TN... Vậy mà có bao giờ bà chủ diễn đàn khoe khoang về mình, hay chơi cái trò khốn nạn hiệu đính đâu?

Nói như vậy, chẳng lẽ không có cái vụ hiệu đính?
Có, nhưng đây là công việc của BBT, hoặc thư ký tòa soạn. Họ chỉ làm công chuyện này, khi gặp lỗi chính tả, hoặc câu sái văn phạm. Họ sửa, và đưa cho tác giả đọc, nếu đồng ý, thì sẽ đăng. Không ai có quyền hiệu đính bài viết, theo cái nghĩa, sửa văn của người cộng tác, nếu không được sự đồng ý của tác giả.


The Man Booker international prize
Without a Carré in the world

Without a Carré in the world, không có một Carré trên thế giới. Cái tít này là 1 trò chơi chữ. Không có “le Carré” [một cái hình vuông] ở trong giải thưởng Man Booker dành cho những tác giả viết văn bằng tiếng Anh, hoặc có tác phẩm đã được dịch qua tiếng Anh, trên thế  giới. NHT của Mít xém ăn giải, nhưng do không có bản dịch tiếng Anh, nên bị loại, trước khi được xét. (1)
Giải này khác giải Booker hàng năm, cho tới nay mới chỉ có 3 người được.
Ismael Kadare của Albania, Chinua Achebe, Nigeria and Alice Munro, một nữ văn sĩ Canada chuyên viết truyện ngắn.
Hai cái tên đầu tiên trong danh sách chót năm nay là John le Carré và Philip Pullman.
Cả hai chưa từng có tên trước đó.
Nhưng, làm sao mà bạn có thể tưởng tượng cảnh tượng văn chương bây giờ nó ra làm sao, nếu thiếu “le Carré”? Thiếu 1 cái hình vuông là không có “Chuột nhũi”, “Gấu cưng” của tôi, ư?
Thiếu điệp viên về từ vùng đất lạnh của Cuộc Chiến Lạnh ư?
NO!
Thiếu “Gấu cư[ơ]ng” của tôi là không được!

*&

Hắn nhấp nháy con mắt [lé] nhiều hơn, và mang thêm biệt danh "Chuột nhũi".
Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi

Call For The Dead


*
Jan McEwan:
«Le pouvoir est sexuel”

Quyền lực thì [thuộc] giới tính

Ông viết về sex ở đám con nít, hoặc trưởng thành, nhưng vờ đám già trên năm bó…

Tôi thuộc thế hệ con nít nở rộ, có cái may vào đời không chiến tranh, không thất nghiệp, không khốn cùng, những quan hệ trai gái thì tự do, và bây giờ về già có cảm tưởng thoải mái, phải nói là, niềm tin, rằng, mọi chuyện vẫn còn có thể. Viên thuốc làm căng cứng để kéo dài, dài dài, Le Viagra, theo nghĩa đó, đúng là viên thuốc ngừa thai đối với những lứa đôi của thập niên 1960.

Gửi tác giả “Nhỏ Thanh”

(1)

*

Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!

TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, 2005, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.

TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".
Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về ông, trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS, rất thú vị, về ông, sẽ cống hiến các bạn trong những kỳ tới.

Nguồn

Man Booker, hai năm phát 1 lần, năm đầu, 2005, có tên NHT, trong danh sách chót. Năm nay có tên le Carré, ông, qua tay đại diện, ra lệnh, bỏ tên tao ra, ban giám khảo phán, kệ cha mi, tao cứ để!

“John Le Carre’s name will, of course remain on the list. We are disappointed that he wants to withdraw from further consideration because we are great admirers of his work.”


Jan McEwan:
«Le pouvoir est sexuel”
Quyền lực thì [thuộc] giới tính

Gửi tác giả “Nhỏ Thanh”

Note: Bài viết này, nhờ Google Desktop, G kiếm thấy, cùng lúc, thấy luôn cái mail sau đây, từ "thuở ban đầu", Gấu cắp rổ theo hầu SCN đi Chợ Cá Bơ Linh!

Friday, November 30, 2001 6:56 AM

Anh T oi,
Em doc duoc bai "No da noi", (1) vi viet trong word, con cac bai khac em chua mo ra duoc, phai doi ong xa ve giup.
Anh giup em vai tu duoc khong:
1. regression: chang han, trong ngon ngu co nhung "phat trien giat lui", nen dich the nao?
2. transfigure: chang han, khi nguoi ta nhin nhan mot viec gi do va co nhung lien tuong khien viec do tro nen "ly tuong" hon...
Cac de nghi ma tu dien dua ra thi khong the dung duoc.
Em H.

(1) "Nó đã nói", điểm cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của BNT

*

Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
 Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm
 (CKN 2000, trang 106)

You’re Not in Your Own House Here, My Dear Fellow

Milan Kundera 

Trong chương 9, và cũng là chương chót Những Di chúc bị Phản bội, Kundera bàn về một sự thô bạo trong thế giới văn chương: vấn đề cắt xén, vặn vẹo tác phẩm, ngay từ khi tác giả còn sống, và lẽ dĩ nhiên, càng trở nên thô bạo hơn, khi họ đã chết rồi.
Ông kể chuyện, vào cuối đời, Stravinsky quyết định tự trình diễn, như một tay dương cầm, hay một nhạc trưởng, toàn bộ âm nhạc của ông. Và bị chế diễu thậm tệ: khi Stravinsky trình diễn qua vai nhạc trưởng, ông ta khiếp đảm đến độ, mắt dán vào nốt nhạc, tuy đã thuộc lòng. Và tính giờ. Mọi nguồn vui rời bỏ ông!

Kundera tự hỏi tại sao, và ông tìm được câu trả lời, khi nghiên cứu 146 bức thư, của Stravinsky gửi cho Ernest Ansermet (người chế diễu), khởi sự năm 1914: My dear Ansernet, My dear fellow, My dear friend, Very dear, My dear Ernest, rồi bất thình lình: "Paris Oct 14, 1937, Rất vội, bạn thân của tôi. Tuyệt đối không có bất cứ một lý do gì cắt xén Chơi Bài (Jeu de cartes) khi trình diễn... Cá nhân bạn cảm thấy một vài động tác hơi ngán ngẩm (boring). Về chuyện đó, tôi chịu thua. Nhưng tôi thật sự ngỡ ngàng khi bạn cố thuyết phục tôi về vụ "cắt xén"; tôi, người đã trình diễn nó tại Venice, và cũng đã cho bạn biết về sự hứng khởi của khán thính giả... Tôi thực sự không tin khán thính giả của bạn kém thông minh, so với ở Venice. Nghĩ rằng bạn có thiện ý, khi muốn co dãn để công chúng dễ hiểu hơn: Bạn, người đã từng can đảm chơi một danh tác đầy rủi ro như Giao hưởng Đàn Gió (Symphonies of Wind Instruments); khi khăng khăng cho rằng nó phải thành công, và công chúng thừa sức để thông cảm! Bởi vậy tôi không để cho bạn cắt xén "Jeu de cartes". Tôi nghĩ, tốt nhất đừng chơi nó gì hết, còn hơn là với sự dè dặt! Tôi không còn gì để thêm. Chấm hết!"

Ngày 15, tháng Mười, bạn trả lời: "Tôi chỉ xin bạn tha lỗi cho tôi, về một cắt xén nho nhỏ..." "I am sorry, nhưng không cho phép bạn về bất cứ một cắt xén nào trong Jeu de cartes... Bạn ơi, đây đâu phải nhà của bạn."
 

Gấu trích lại 1 đoạn trên, để gửi mấy đấng đệ tử của Thầy Cuốc:
Trang TV đâu có phải là nhà của bạn?

Có, cái giọng “tự khen tự thổi” của Gấu trên TV.
Nhưng bạn thử kiếm, 1 bài nào của Gấu, ở 1 diễn đàn khác, khi Gấu còn mặt dầy xin đóng góp bài vở, thí dụ, Chợ Cá, thí dụ Hậu Vệ, coi có một dòng nào như thế?
TV là nhà của Gấu mà, đúng không? Nếu bạn không thích cái giọng đó, dễ quá, đi chỗ khác chơi, tại sao lại mất thì giờ viết mail, chửi?

Chửi dịch sai, OK. Nếu đúng dịch sai, Gấu này sửa liền, và còn cám ơn, thực tình cám ơn.
Thử hỏi, có 1 ông bà nào làm được như Gấu chưa. Có diễn đàn nào đăng nguyên tác cùng bản dịch như TV?
Bà chủ diễn đàn DM, khi Gấu lôi lỗi dịch sai, “đủ” khác “cần”, bà len lén sửa. Không cám ơn.
Bi Bì Xèo, “Bán đảo ngục tù”, cũng len lén sửa. Cũng không cám ơn.
Thầy Cuốc, Simone de Beauvoir[e], đã có bướm rồi còn thêm bướm [“e”], cũng lén sửa. NO TKS.
Mít Butor, sửa thơ Brodsky cho vừa mũi nhà nước VC. NO TKS
Nguyễn Trung Ðức dịch Trăm Năm Cô Ðơn. Sai. Gấu nêu ra, còn được 1 ông Ðức viết bài ngợi khen.

 

Sao bac ghet talawas...?

Gấu thực sự quá tởm mấy đấng Yankee mũi tẹt thì đúng hơn. Khi diễn đàn này mới xuất hiện, Gấu là người đầu tiên viết, trong khi những người khác còn nghi ngại, ấy là vì Gấu nghĩ, đây là thời điểm để nối lại mối nối bị đứt với Đất Bắc của Gấu.
Liền sau đó, là thất vọng, nhưng vẫn hy vọng, rồi hoàn toàn tuyệt vọng.

Một khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận về cái chuyện ăn cướp Miền Nam, thì may ra mới có sự thay đổi.
Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.

Kính. NQT

Giấc mơ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở lỗ, và cùng với con thú đó,  là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá đầy đủ!

Gấu này tin rằng, ngay trong đám tinh anh của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải phóng Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc chiến ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm những liệt sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thuỳ Trâm được. Và, ở bên kia thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái Ác của một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú nhận trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phẩn.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó hợp với giấc mơ của muôn người
Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA, đến giờ chót, đi không được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Đỉnh Cao Chói Lọi

Như đã từng thưa nhiều lần, Tin Văn thực sự không phải là một trang văn học theo nghĩa thuần túy của nó. Đào Hiếu, trong một bài viết cho BBC, đã coi báo chí trong nước có một tổng biên tập. Trang Tin Văn cũng thế, cũng có một tổng biên tập, và ông này ra lệnh: Tất cả những bài viết trên Tin Văn, bằng mọi cách, cố làm sao trả lời cho được câu hỏi hắc búa: Giả như dân Mít chúng ta biết đến cái độc cái ác đưa đến Lò Thiêu Người tại Âu Châu, liệu chúng ta có tránh đi vào vết xe đổ, nghĩa là không để xẩy ra cú tàn khốc tàn độc 10 ngày Lò Cải Tạo?

Một độc giả “meo”, đặt nan đề, giả như mi kiếm thấy câu trả lời cho câu hỏi trên, thì liệu có thay đổi gì cho số phận của dân Mít của mi, nhất là, liệu cái đám Yankee mũt tẹt, trong có mi, có ‘khác’ đi không?

Căng thiệt!


John le Carré turns down Booker honour
John Le Carré đếch thèm vinh quang Booker!

Doyen of spy fiction asks to be removed from shortlist for Man Booker International prize as he 'doesn't compete for awards'
Nè, bỏ sách của ta ra khỏi danh sách đề cử giải thưởng Hội Nhà Văn nhe!


Hot

Hai bài hiện đang hot trên TV, khiến khách viếng thăm, thường là 300 vị [thực sự chỉ có chừng 150, nhưng ghé 2 lần/ngày] lên tới con số 400, vào thời điểm này, 1 con số kỷ lục.

Bài được đọc nhiều nhất là bài post lại từ blog Osin, liên quan tới Hồng Ánh

Quái nhất, là, làm sao mà độc giả TV lại mò ra bài viết này, trên TV, Gấu đã quên béng?
*

Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm.

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Nguồn

Còn bài kia, là “Kiển Tố” vừa đố vừa giảng, tức vụ Ðường kiến.

26 Mar 2011 169
27 Mar 2011 189
28 Mar 2011 206
29 Mar 2011 455

Tới giờ này, [9.15.PM], 455 visitors.
Hết ngày, [12. PM] sẽ là bao nhiêu?

Khủng thật!

Tin giờ chót: 520 vị!
Tks. NQT


Thư Ðông Kinh: Lịch Sử Lập Lại

Cũng chỉ là tình cờ, cơ may đúng hơn, trước khi xẩy ra trận động đất 1 ngày, tôi viết 1 bài cho tờ Asahi Shimbun, ấn bản buổi sáng. Về 1 ngư phủ cùng thế hệ với tôi, nhiễm phóng sạ vào năm 1954 trong lần thử bom tại Bikini Atoll. Tôi nghe nói tới anh lần đầu khi tôi 19. Trong suốt cuộc đời sau đó, anh dành nó vào việc tố cáo con ngáo ộp nguyên tử, [huyền thoại răn đe hạt nhân], và sự ngạo mạn của những kẻ bợ đít nó. Liệu đây là 1 thứ thần giao cách cảm, hay 1 điềm báo u ám  khiến tôi nhớ tới anh ta, trước khi tai họa xẩy ra?
Anh ta còn chiến đấu chống những chương trình điện hạt nhân và cùng với chúng là những hiểm họa.
Tôi cũng đã từ lâu trầm tư về lịch sử nước Nhật qua lăng kính của ba loại người: những người đã chết ở Hiroshima và Nagasaki, những người nhiễm phóng sạ trong vụ thử bom Bikini, và những nạn nhân của những tai nạn tại những cơ sở, nhà máy hạt nhân. Nếu bạn nhìn lịch sử nước Nhật qua lăng kính trên, thì bi kịch trên thật là hiển nhiên, tự nói nói ra, tự nó tố cáo nó. Bây giờ, vào những ngày này, hiểm nguy nhà máy nguyên tử đã trở thành thực tại. Cho dù diễn biến thảm họa cũng sẽ phải chấm dứt - và tôi thực sự cầu mong, và kính trọng nỗ lực của nhân loại hầu có được kết quả này, nghĩa là ngăn chặn được thảm họa đừng để nó phát sinh thêm những hậu quả nghiêm trọng - cho dù vậy, thì ý nghĩa của thảm họa vẫn có chi mù mờ, không làm sao vạch trần ra được: Lịch sử nước Nhựt Bổn đi vô một “pha” mới , và một lần nữa, chúng ta phải nhìn sự vật qua con mắt của những nạn nhân của điện hạt nhân, của những đàn ông, đàn bà chứng tỏ sự can đảm của họ qua đau khổ. Bài học mà chúng ta có được từ thảm họa hiện thời sẽ tùy thuộc, hoặc, những kẻ sống sót nó, chọn lựa, đừng lập lại lỗi lầm, hoặc, kệ cha nó, cứ lầm tiếp.
Tai họa này đã kết hợp thành một, theo một đường lối thật bi thảm, hai hiện tượng: cái sự hơi quá bị nhạy cảm với động đất của nước Nhật, và hiểm họa do năng lượng hạt nhân gây ra. Cái đầu thì từ thưở khai thiên lập địa của đất nước này đã có rồi. Cái thứ nhì, đến bi giờ người dân Nhật mới nhận ra, nó còn khủng khiếp hơn nhiều so với động đất và sóng thần, và thê thảm hơn, vì đây là tác phẩm của con người!

Nhựt Bổn học được gì, từ thảm kịch Hiroshima?

Một trong những nhà tư tưởng gia đương thời số một của Nhựt, Suichi Kato, mất năm 2008, nói về bom nguyên tử và lò hạt nhân, đã nhớ lại một dòng từ tác phẩm “The Pillow Book” [cuốn sách gối đầu], được viết ra cách đây 1 ngàn năm, bởi một người đàn bà, Sei Shonagon, qua đó, tác giả gợi ra ‘một điều gì có vẻ thật xa, nhưng sự thực, rất ư là gần”. Thảm họa hạt nhân, có vẻ như là thật là xa vời, chưa chắc, chưa hẳn là sẽ xẩy ra, nhưng than ôi, cái viễn cảnh của nó thì lại luôn luôn ở với chúng ta, trên từng cây số! Nhật bổn đúng ra là không nên nghĩ tới năng lượng hạt nhân, theo cái kiểu, trong cái dòng, đây là một thứ sản xuất kỹ nghệ. Họ không nên diễn dịch ra từ thảm kịch Hiroshima, một hệ luận: nó là một ‘recipe’ [đơn thuốc], cho phát triển. Như động đất, sóng thần, và những thiên tai khác, kinh nghiệm Hiroshima phải được khắc sâu, bằng acít, vào hồi ức của nhân loại.
Nó khủng nhất, bởi vì là do con người làm ra, mấy thứ kia, là do ông Trời cà chớn!
Cái kiểu lập lại lỗi lầm, bằng cách trưng bày nó, qua xây dựng những lò nguyên tử, cái kiểu coi thường mạng người như thế, là một sự phản bội rất ư là khốn kiếp, hồi ức của những nạn nhân Hiroshima.

Tôi lên mười năm Nhật bại trận. Năm sau, Tân Hiến Pháp ra đời. Những năm tiếp theo, tôi cứ tự hỏi chính mình, cái chủ nghĩa hòa bường được ghi trong Hiến Pháp, trong đó bao gồm nghị quyết từ bỏ sử dụng sức mạnh, và sau đó, “nguyên tắc ba không” [không sở hữu, không sản xuất, không đưa vô Nhựt võ khí nguyên tử), liệu có phải là sự trình bày đúng đắn, chính xác, những ý tưởng cơ bản của một nước Nhật hậu chiến. Như chuyện xẩy ra, Nhựt bổn đã lừng lững, từng bước một, tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường tái tạo dựng lực lượng quân sự của nó, và những thoả thuận bí mật đã được thực hiện vào những năm 1960, cho phép Mẽo [Oe mà cũng biết ‘tiếng lóng’ này ư?] đưa khí giới nguyên tử vào quần đảo, và thế là “ba không” trở thành “ba có”.  Tuy nhiên, những ý tưởng về một nhân loại hậu chiến không hoàn toàn bị bỏ quên. Những người chết, theo dõi chúng ta, bắt buộc chúng ta tôn trọng những ý tưởng đó, và hồi ức của họ đã ngăn cản chúng ta, nhân danh chủ nghĩa hiện thực chính trị, hạn hẹp, khoanh vùng, tính nguy hại của võ khí nguyên tử. Chúng ta đã chống lại. Và từ đó, lộ ra một nước Nhựt bổn hàm hồ, bất phân, lưỡng lự: một quốc gia hòa bường nằm bên dưới cái dù che chắn, bảo vệ, của con ngáo ộp nguyên tử là nước Mẽo, là Chú Sam!

Người ta hy vọng, tai nạn ở nhà máy Fukushima sẽ cho phép nước Nhật nối lại được với nỗi đau Hiroshima, nối lại được với những nạn nhân của nó, và của Nagasaki, và tái xác nhận hiểm nguy của sức mạnh nguyên tử, và làm 1 cú chấm dứt ảo tưởng về sự hữu dụng của chính sách răn đe hạt nhân: Chúng ông có bom nguyên tử đấy nhé, đừng có đụng vô chúng ông! Vì nó, mà có cái trò bợ đít sức mạnh hạt nhân!

Vào cái thời có thể nói là chín chắn, trưởng thành, tôi viết 1 cuốn tiểu thuyết đặt tên là “Hãy dậy chúng tôi làm sao lớn nhanh hơn sự khùng điên của mình”, mày điên 1, thì tao khôn… 10, đại khái thế.
Bi giờ ở vào giai đoạn chót của cuộc đời, tôi đang viết cuốn “tiểu thuyết cuối cùng”. Giả như mà tôi xoay sở làm sao lớn nhanh hơn sự điên khùng hiện thời, cuốn tiểu thuyết mà tôi viết đó sẽ mở ra bằng cái dòng chót của Inferno của Dante: “Và thế là chúng mình ra được bên ngoài, và một lần nữa, nhìn những vì sao”

Kenzaburo Oe



WESTMINSTER (NV) - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi. 

TV & NQT xin chia buồn và cầu chúc linh hồn bạn Nguyễn Ðức Quang sớm siêu thoát
*

*

NDQ @ Tòa soạn nhật báo Viễn Ðông, cc 1998, hoặc thời gian xẩy ra biến cố Trần Trường, 1999
Người nửa mặt là Khánh Trường


Thơ mỗi ngày

*

MM và nhà thơ Carl Sandburg: Nàng đến trễ hẹn 3 tiếng vì ở chỗ làm tóc, để có một mái tóc y chang của nhà thơ.
Những dòng thơ tuyệt vời trên đây, là để xưng tụng nàng.

"So many with a peach bloom of young years on them and laughter of red lips and memories in their eyes of dances the night before and plays and walks", Carl Sandburg's evocation of "Working Girls" (1916) seems to be brought to glamorous life forty-five years later…
Ui chao, “sao áo bay nhiều quá”, màu đào nở rộ của những năm tháng trẻ trung ở nơi  họ, và tiếng cười của những cặp môi đỏ thắm, và những kỷ niệm ở trong mắt của những cuộc khiêu vũ đêm hôm trước, và những cuộc chơi và những bước đi"

*

Un entretien exclusif avec Arundhati Roy
La bombe indienne

-Bà có vẻ không khoái Obama?
Khi hắn được bầu làm tổng thống nước Mẽo, một t
biếm văn ở Nữu Ước đi một cái tít to tổ bố: "Một tên Ðen được sử dụng vào 1 công việc tồi tệ"

Một ngày đẹp trời, Arundhati Roy, trái bom Ấn, giải thưởng Booker với cuốn "Thượng Ðế của những vật bé tí" sẽ được trao hai giải Nobel, một, Hòa Bình, và một, Văn Học, tờ Người Quan Sát Mới tiên đoán.
*

*

Who Would Dare?
Roberto Bolaño

The books that I remember best are the ones I stole in Mexico City, between the ages of sixteen and nineteen....

Ðọc, là GNV nhớ những lần chôm sách ở 1 tiệm cho thuê truyện ở Chợ Hôm, Hà Nội....

Roberto Bolano and the visceral realists
The contraband of literature:
Hàng lậu văn chương

 
If we had to speculate about the characteristics of a literary movement called "visceral realism", we might assume it involved a gritty description of life. It is a forensic style, we could say, where the writer wields pen or computer cursor as a scalpel, producing literature that lies on the page like viscera on a laboratory table. In its sentences and paragraphs, we read flesh and bone, organs and blood; we see the inner workings of corporeal existence.

Siddhartha Deb, trên tờ TLS số 16 Tháng Sáu, đọc Bolano [The Savage Detectives và Last Evenings on Earth], đã so sánh văn phong của ông với của những nhà "visceral realists": hiện thực lục phủ ngũ tạng. Hiện thực tim gan phèo phổi, với những đoạn văn, gồm, khúc này thì là thịt xương, khúc kia, tí phèo, tí phổi, và máu. Đây là thứ tác phẩm nội về sự hiện hữu của cơ thể, we see the inner workings of corporeal existence.

Tuy nhiên, cứ coi trên đây, là diễn tả đúng, xác thực, về chủ nghĩa hiện thực lục phủ ngũ tạng, nó cũng chẳng giúp gì chúng ta nhiều, khi đọc cuốn tiểu thuyết "thất thường một cách ấn tượng, khi thì thực vui, lúc thì buồn quá", impressively manic novel, với một thứ văn phong, mặc dù làm ra vẻ "hiện thực lục phủ ngũ tạng", nhưng độc giả không thể nào tìm ra thứ nghệ thuật này ở trong 600 trang sách. Thay vì vậy, chúng ta lại được biết, về những kẻ thực hành thứ chủ nghĩa hiện thực nội tạng đó, những kẻ đã từng nắm giữ làm con tin, sinh hoạt văn học Mexico City giữa thập niên 1970. Một thứ băng đảng văn học, chứ không phải là một trào lưu, một vận động nghệ thuật. Chúng cướp đoạt, trấn lột sách vở, ăn nhậu, cãi lộn, làm tình, bán ma túy, và sau cùng biến mất, không làm sao giải thích được, và để lại, không phải một thứ văn học hiện thực nội tạng mà là những bóng ma của những gì thái quá, của thứ nghệ thuật này.

Giả tưởng của Bolano, liêu trai, ma quái, ám ảnh, và có tính kinh nghiệm, experimental, nhưng không phải thứ hiện thực huyền ảo của Garcia Marquez, Carlos Fuentes, và Mario Vargas Llosa.


Hot

Hai bài hiện đang hot trên TV, khiến khách viếng thăm, thường là 300 vị [thực sự chỉ có chừng 150, nhưng ghé 2 lần/ngày] lên tới con số 400, vào thời điểm này, 1 con số kỷ lục.

Bài được đọc nhiều nhất là bài post lại từ blog Osin, liên quan tới Hồng Ánh

Quái nhất, là, làm sao mà độc giả TV lại mò ra bài viết này, trên TV, Gấu đã quên béng?
*

Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm.

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Nguồn

Còn bài kia, là “Kiển Tố” vừa đố vừa giảng, tức vụ Ðường kiến.

26 Mar 2011 169
27 Mar 2011 189
28 Mar 2011 206
29 Mar 2011 455

Tới giờ này, [9.15.PM], 455 visitors.
Hết ngày, [12. PM] sẽ là bao nhiêu?

Khủng thật!

Tin giờ chót: 520 vị!
Tks. NQT


Elizabeth Taylor dead: 'Cleopatra' 'Butterfield 8' 'Who's Afraid of Virginia Woolf?' in top 10 films

G nhớ ET, là từ cái phim lần đầu được coi, tình yêu như trái phá, đúng như anh Tẩy mũi tẹt phán, thời con nít: Ivanhoe

Ở Hà Nội.

*

Nhờ mấy bữa PC bị cháy, G này không làm sao vô net, bèn đi tiệm sách, mua mấy số báo, trong có hai số ML mới, 1 đặc biệt về Ðạo đức, và 1 về Céline, sẽ tuần tự lèm bèm sau, và, bèn lôi sách ra đọc, vớ trúng cuốn Prisms của Adorno, và khám phá ra, câu phán hách xì xằng của ông, "Làm thơ sau Auschwitz thì dã man", nằm trong Phê bình văn hóa và xã hội, Cultural Criticism and Society, ở đoạn kết:

Cultural criticism finds itself faced with the final stage of the dialectic of culture and barbarism. To write poetry after Auschwitz is barbaric. And this corrodes even the knowledge of why it has become impossible to write poetry today. Absolute reification, which presupposed intellectual progress as one of its elements, is now preparing to absorb the mind entirely. Critical intelligence cannot be equal to this challenge as long as it confines itself to self-satisfied contemplation.
Phê bình văn hóa ngộ ra, nó, chính nó, đối diện với giai đoạn chót của biện chứng về văn hóa và man rợ. Làm thơ sau Auschwitz thì dã man. Và điều này bào mòn ngay cả tri thức về, tại làm sao bây giờ không thể làm thơ. Vật hoá tuyệt đối, vốn tiền-giả dụ, sự tiến bộ trí thức, như là một thành tố của nó, bây giờ sửa soạn nuốt trọn bộ não, cái đầu. Trí phê bình không thể nào sánh ngang với sự thách đố này, chừng nào mà nó còn chỉ khoái trò tự sướng.

Tờ NYRB, có bài Simic điểm cuốn mới ra lò của Grass. Sẽ post và dịch sau. Vì, có thể sẽ áp dụng 1 cách cù lần & cà chớn [nhại Bác H, áp dụng thông minh và thiên tài Marxism...] vào trường hợp TCS/PCT.
Nhà thơ Simic viết về trường hợp Grass, im tiếng trong bao nhiêu năm vì ăn nhằm, hay, dẫm phải kít Nazi, vậy mà vưỡn đóng vai trí thức hậu chiến Ðức, lên án Nazi.

Magnus Carlsen, a twenty-year-old Norwegian, first rose to number 1 in the global chess rankings last year.

Tân Kỳ Vương thế giới, 20 tuổi. Trông hình, tưởng một em!




Some natural disasters change history. Japan’s tsunami could be one

Vài thiên tai thay đổi lịch sử. Sóng Thần ở Nhật có thể là một.

*

Marilyn

MM-Personal:
From the Private Archive of Marilyn Monroe

edited by Lois Banner, with photographs by Mark Anderson.
Abrams, 335 pp., $35.00

Fragments:
Poems, Intimate Notes, Letters by Marilyn Monroe,

edited by Stanley Buchthal and Bernard Comment.
Farrar, Straus and Giroux,
239 pp., $30.00

The Life and Opinions of Maf the Dog, and of
His Friend Marilyn Monroe

by Andrew O'Hagan.
Houghton Mifflin Harcourt, 277 pp., $24.00

Larry McMurtry

Consider: she was born in a charity ward of Los Angeles County Hospital in 1926, as Norma Jeane Mortenson (sometimes Nortenson). Her mother, Gladys, worked in lowly film editing jobs; there she met Marilyn's probable father, Charles Stanley Gifford. Of Gladys, Marilyn said:
    I was a mistake. My mother didn't want to have me. I guess she never wanted me. I probably got in her way. I know I must have disgraced her. A divorced woman has enough problems getting a man, I guess, but one with an illegitimate baby.... I wish, I still wish, she had wanted me.…

[Tôi là một lỗi lầm. Mẹ tôi không muốn có tôi. Tôi nghĩ, chẳng bao giờ bả muốn. Chắc hẳn bả cảm thấy nhục nhã vì tôi... Tôi mong, tôi ước, tôi ao... “bả muốn có tôi”, biết là chừng nào]

Like many a woman with a troubled childhood and uncertain parentage, as Lois Banner delicately puts it, Marilyn had trouble with men. Her first husband, James Dougherty, vanished into the Merchant Marine. Arthur Miller drifted off. Joe DiMaggio was rough with her. At her death Miller is reported to have said, "Poor Marilyn, with a little luck she might have made it." Myself, I should have thought she did make it. Men, perhaps jealous of her fame, said unkind things. Tony Curtis famously said that kissing Marilyn was like kissing Hitler. He later explained that he had made the remark flippantly, in response to a workman's query, which doesn't make it any less of a rotten thing to say. (There is a photograph of him about to kiss her; he seems anything but reluctant.)

Như nhiều đàn bà tuổi thơ không êm đềm, bố mẹ khủng khẳng, MM gặp toàn thứ đàn ông không ra gì. Chồng đầu tiên biến mất khỏi đời em. Arthur Miller cũng đánh bài tẩu. Joe DiMaggio thượng cẳng chân hạ cẳng tay như 1 Mít vũ phu. Khi nghe tin em đi xa, tay viết kịch lừng danh của Mẽo, [Arthur Miller], ngậm ngùi buông một câu, tội nghiệp cho em, nhưng như vậy cũng còn có tí may mắn đấy. Đàn ông có lẽ đều ghen tị với hào quang của em, nên thốt ra toàn những lời lẽ mất dậy. Tony Curtis phán, hôn em thì giống như hôn Hitler. 

At the height of her fame an issue of Life with her picture on the cover sold 6,300,000 copies, and she was getting 20,000 fans letters a week.

Marilyn Monroe is buried in a modest little mortuary in Westwood, California. There are several more talent-picked burial places in this world-Westminster Abbey, Pere Lachaise, and even Forest Lawn-but none move me as much as that homely little acre in Westwood, where people I might actually have worked with lie. There's Natalie Wood, ridiculous in full makeup, running down a sand dune that wouldn't have been there in The Searchers. There's my own agent, Irving Paul "Swifty" Lazar, there's Truman Capote, no doubt come to be near Marilyn, there's Jack Lemmon, there's Dean Martin, and, greatest of all, there's Marilyn Monroe, who once said of herself:

Little Norma Jeane, the servant girl. The only way she could be sure people wanted to see her was to make them wait.

[MM nói về mình: Một đứa tớ gái. Cách độc nhất cô chắc chắn biết, mọi người muốn nhìn thấy cô, là, bắt họ đợi]

How sad is that?
The New York Review March 10, 2011

*

Sư tử Hà Đông
Burning bright

*
 
*


Günter Grass, Berlin, 1979

March 24, 2011
Charles Simic

The Box: Tales from the Darkroom
by Günter Grass, translated from the German by Krishna Winston                                                
Houghton Mifflin Harcourt, 194 pp., $23.00 

Unlike his previous book, Unpeeling the Onion (2006), which was a memoir, Günter Grass’s most recent book translated into English is one in which fiction and biography mix so freely that the reader is often at a loss as to where one begins and the other ends. There’s nothing strange about that, one of his children points out in The Box, since their father shows up in all his books, sometimes as the main character, sometimes in a minor role, in one costume or another, as if every book were about him. “A writer is a professional rememberer,” Grass has said.
Memory is his gold mine, his garbage dump, his archive. As unreliable and fragmentary as it usually is, memory is all we have to make sense of our past. The act of remembering, according to Grass, resembles the peeling of an onion or the piecing together of random images and episodes of a film—now in fast-forward, now in slow motion, jumping back, breaking off, then starting up again with a completely different script or plot. What that leaves out, of course, is the role the imagination plays in filling in the gaps. We make sense of our lives not just by ferreting out the facts, but by turning them into stories, so we can bring the past events to life. Every family’s history is a collection of scandalous and amusing stories, many of them of questionable veracity. I know mine are, but I’m ready to forgive every liar among my forebears, because they left me a few marvelous tales that continue to be worth telling again and again.
Of course, it’s not just our own lives that we remember, but also the times in which we lived. When it comes to history and collective memory, the difference between fibbing and telling the truth is serious business. Growing up in wartime Germany, as Grass did, there could be no avoiding recent history and its horrors. No stories, no matter how innocent, were safe from the shadow they cast. For Grass, the destruction and loss of his hometown Danzig (now Gdansk) and the expulsion of his family and their neighbors as the Soviet army took over Eastern Europe gave him a start as a writer and an epic mass of material that he has broadened and deepened over the years into what can only be described as an attempt to construct a historical and social portrait of twentieth-century Germany. Like Walter Benjamin’s angel of history who flies toward the future facing backward with his eyes fixed on the ruins piling up higher and higher in the past, Grass has too much curiosity and compassion to permit himself to look away.
Grass was born in 1927, just old enough to serve in the Nazi army in the last months of the war. His father was German and his mother came from a small Slavic minority called the Kashubians. The …

*

Wed, March 16, 2011 6:14:53 AM
Re: cho sua ma

I do not set up to be a poet. Only an all-round literary man: a man who talks, not one who sings ... Excuse this apology .. but I don't like to come before people who have a note of song, and let if be supposed I do not know the difference.
The letters of Robert Louis Stevenson, II, 77 (Londres, 1899).

Tôi không muốn làm nhà thơ.
Mà chỉ muốn làm một anh văn nghệ làng nhàng.
Một thằng nói, chứ không hát.
Xin lỗi vì đã trần tình như vậy, vì tôi không muốn chường mặt ra trước 1 tay biết rành về  hát, mà lại làm ra vẻ không nhận ra sự khác biệt
L.S. Stevenson 

Dịch cái gì lạ lùng thế hử? Sai bét nhè. Thảm nhất là dịch câu này:
Excuse this apology .. but I don't like to come before people who have a note of song, and let if (cái gì mà if ở đây hử?) be supposed I do not know the difference. [TV gạch dưới]
Xin lỗi vì đã trần tình như vậy, vì tôi không muốn chường mặt ra trước 1 tay biết rành về hát, mà lại làm ra vẻ không nhận ra sự khác biệt.
but I don't like to come before people who have a note of song = vì tôi không muốn chường mặt ra trước 1 tay biết rành về hát ??????
and let it be supposed I do not know the difference = mà lại làm ra vẻ không nhận ra sự khác biệt ???????

Dịch như một thằng dốt nát không biết tiếng Anh. Vậy mà sao lại hay đi chê bai những kẻ khác hử?
Nên khiêm tốn học lại từ đầu. Nhưng khổ quá, trễ rồi.
Thôi thì cứ sủa bậy cho qua ngày cũng được.
TCL 

Phúc đáp:
-“let if”:Nguyên văn nó như vậy, bạn nên viết thư, hay mail hỏi Borges & Stevention.
-Bạn chê dịch sai bét nhè, [
Dịch như một thằng dốt nát không biết tiếng Anh. Vậy mà sao lại hay đi chê bai những kẻ khác hử?] sao không dịch lại, cho GNV này bớt dốt nát đi 1 chút?
Câu GNV dịch, thực sự chỉ là lấy ý, nhắm viết tiếp, chung quanh hai từ "quan trọng", với riêng GNV, của câu tiếng Anh là ‘set up’ và “difference”.
GNV đã từng phóng tác câu trên một lần rồi, đều cũng chỉ muợn người nói về mình, tức là đưa ra những phụ nghĩa, nhiều khi là phản nghĩa [dịch sai bét], cho nguyên tác.
Khi để nguyên tác, kế bên câu mô phỏng, là để độc giả thấy sự khác biệt giữa chúng.

Một khi dịch, là GNV này để rõ ràng ở bên dưới câu văn, hoặc bài viết.

Câu trên, ý nghĩa của nó, so với câu của GNV, đâu có khác, mà bạn viết là dịch sai bét?
GNV không tin, bạn hiểu nó, [vì không hiểu hai từ “let if”], làm sao dám nói GNV này dịch sai bét?

Bạn đã từng chôm 1 câu của TV, đem qua 1 diễn đàn khác, rồi chất vấn người dịch, [không phải GNV], gây 1 trận phong ba trong chén trà, là cái diễn đàn này.
Tại sao lại làm 1 việc thiếu lương thiện như thế?

Bạn viết GNV này lén lút chửi người khác…

Lén lút là sao? GNV này viết trên trang TV, chính bạn ngày nào cũng vô coi, qua những sự kiện đã từng xẩy ra cho thấy, tại sao lại nói, lén lút?
Lén lút thì làm sao bạn biết?
Bạn coi là chó sủa bậy, thì tại sao không mặc chó sủa, mà cứ vô đọc, để nghe chó sủa?
Nếu như thế, bạn là... ma?
NQT
*

I wonder if you saw my book of verses? It went into a second edition, because of my name, I suppose, and its PROSE merits. I do not set up to be a poet. Only an all-round literary man: a man who talks, not one who sings. But I believe the very fact that it was only speech served the book with the public. Horace is much a speaker, and see how popular! most of Martial is only speech, and I cannot conceive a person who does not love his Martial; most of Burns, also, such as 'The Louse,' 'The Toothache,' 'The Haggis,' and lots more of his best. Excuse this little apology for my house; but I don't like to come before people who have a note of song, and let it be supposed I do not know the difference.
http://robert-louis-stevenson.classic-literature.co.uk/the-letters-of-robert-louis-stevenson-volume-2/ebook-page-27.asp

Vào link đó mà đọc lại cho kỹ, rồi liệu mà công khai xin lỗi cho phải phép nhé. Chứ đừng có trốn luôn, hèn lắm.
Thật là 1 thằng già vừa dốt, vừa bướng bỉnh, cứ khăng khăng LET IF BE SUPPOSED, dốt đến thế là cùng, tiếng Anh kiểu gấu chó đấy à?

TCL

Tks.
Xin lỗi vì quá tin vào bản in trên tập thơ tiếng Tây của Borges. NQT

Như vậy là bạn còn nợ 1 lời công khai xin lỗi, v/v đã chôm 1 câu trên TV.
Tuy nhiên, GNV coi như chẳng đáng.
Dịch là phải có sai. Có gì mà hèn trốn?

Bạn thử nêu 1 trường hợp GNV này, hèn, trốn, trong khi rất nhiều người, trong có bà chủ bút một diễn đàn, đã từng lén sửa sai sót, do GNV này chỉ ra, [đủ/cần], hay thầy Cuốc [Simone de Beauvoir, viết sai, thành de Beauvoire], thí dụ.
Lén sửa cũng vẫn còn được, nhưng chôm thì hết thuốc chữa!
NQT
*

Còn dám nói: "GNV không tin, bạn hiểu nó, [vì không hiểu hai từ “let if”], làm sao dám nói GNV này dịch sai bét?"

Làm chó gì có "LET IF" trong tiếng Anh mà hiểu hử?
Thấy LET IF thì phải biết ngay là nó in sai chứ!

DỊCH GIẢ gì mà ngớ ngẩn thế!

Tks again.
NQT

TV nêu ra những trường hợp sai sót trong khi dịch, ở 1 số diễn đàn khác, tác giả khác, là để có 1 bản dịch tốt hơn, trung thực hơn.
Chính vì vậy, mà thường để bản chính, hay nguyên tác, từ đó được dịch ra. Bởi vì chỉ có cách đó, thì mới có hy vọng có thay đổi trong dịch thuật.
Dịch, giấu mẹ nguyên tác, thì làm sao biết đúng, sai.
Dịch sai, có người chỉ cho thấy, bị chửi, làm sao có bản dịch tốt?




Alexandre Đại Đế!

Bộ mặt đen của nước Nga của Putin:


Ghi chú trong ngày

Chính thức thành lập ngày 3.2.1930, thời gian đầu, phải dồn hết tâm sức vào cuộc tranh đấu gay gắt để tồn tại, đảng Cộng sản hoàn toàn không có một chính sách nào về văn học, hoặc văn hoá nói chung.

NHQ Blog VOA.

Vào năm 1930, thì chủ nghĩa CS, đúng hơn, chủ nghĩa Marx, còn đang là giấc mơ đẹp nhất mà loài người có thể, không chỉ nghĩ ra được, mà còn tràn trề hy vọng, thực hiện được.
Làm gì có chuyện tranh đấu gay gắt để tồn tại. Nếu có, thì là tranh đấu gay gắt để nhuộm Đỏ toàn thế giới, trong có xứ Mít!

Cần gì chính sách chính xiếc cho mệt, mà chỉ cần 1 câu thần chú:
Hãy viết dưới ánh sáng của Đảng!

Cho đến tận năm 1954, nhân vật Đại trong Bếp Lửa, sau khi làm thịt Cô Thịnh, con riêng của ông Chính, và trước khi bỏ đi bưng, lên Việt Bắc, bỏ ra ngoài... theo VC, còn ngoái lại nói với anh bạn Tâm của mình:

Nó vưỡn đúng, cho tới lúc này, nó vưỡn đúng.
Tớ đếch tin vào lực lượng thứ ba!

Nó, là chủ nghĩa CS!

Nhưng phải là Steine phán, thì chúng ta mới thấy hết được hào quang của « Nó », ngay cả khi "Nó" đã biến thành độc dược rồi :

[Ui chao, lại nhớ đến sư phụ của NTV, là Nguyễn Đức Quỳnh, và câu phán hiển hách của tác giả Thằng Kình: Chủ nghĩa CS như bát cơm gạo tám thơm Phố Hàng Buồm, Hà Nội, nhưng trộn thuốc độc, còn chủ nghĩa QG  thì là bát cơm hẩm, thiu, trộn… kít.
Bạn muốn xơi bát cơm nào?]

Một trong những khác biệt rõ rệt giữa chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng Sản: Phát Xít không gợi hứng cho một nghệ phẩm vĩ đại nào. Nó chẳng lôi kéo được một nhà văn hạng nhất vào quĩ đạo của nó, ngoại lệ may ra có trường hợp Montherlant. (Erza Pound không phải là Phát Xít; ông sử dụng những cơ hội và cờ biển của nó cho chủ thuyết kinh tế kỳ quặc của mình.) Ngược lại, chủ nghĩa Cộng Sản đã là một sức mạnh trung tâm trong rất nhiều tuyệt phẩm của văn học hiện đại; và kinh nghiệm riêng của từng người, khi tiếp cận chủ nghĩa Cộng Sản, đã ảnh hưởng, về ý thức, cũng như là về nghiệp văn, ở nhiều nhà văn lớn của thời đại chúng ta.
Tại sao có sự khác biệt này? Chẳng nghi ngờ chi, chủ nghĩa Phát-xít quá đê hèn, chẳng thể tác động tới lòng nhân hậu, vị tha, của trí tưởng tượng, vốn rất cần cho nghệ thuật văn chương. Cộng Sản ngay cả khi đã trở thành nọc độc, nó vẫn là một huyền thoại về tương lai, một viễn ảnh giầu có về nhân cách, đạo đức. Phát Xít là luật tối hậu của đám côn đồ; chủ nghĩa Cộng Sản thất bại bởi vì nó muốn áp đặt lên cái đa dạng mong manh của nhân tính, và đưa ra một lý tưởng nhân tạo [đó là] từ chối cái con người, là mình, vì mục đích lịch sử. Phát xít khủng bố thông qua sự khinh miệt con người; Cộng Sản khủng bố bằng cách đưa bổng tít con người khỏi cõi sai lầm riêng tư, tham vọng riêng tư, tình yêu riêng tư, mà chúng ta gọi là tự do.
Còn một khác biệt đặc thù hơn nữa. Hitler và Goebbels là những đại gia về ngôn từ, nhưng họ đều coi thường đời sống tinh thần. Những người Cộng Sản, trái lại, ngay từ phút đầu tiên, đã có một ý thức về những giá trị của trí thức, nghệ thuật. Trong Marx và Engels, điều này thật hiển nhiên. Họ là những nhà trí thức đến tận xương tận tuỷ. Lênin coi nghệ thuật là món quà vô giá để chống lại nỗi sợ hãi. Ông run sợ, lẩn tránh nó, thừa nhận những quyền năng u tối, mê hoặc của những gì dễ nhào nặn, và hình thức âm nhạc, thay vì trí thức thuần lý. Trotsky là một tay văn nghệ (littérateur), theo một nghĩa rạng rỡ nhất của từ này. Ngay dưới thời Stalin, nhà văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến lược Cộng Sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được coi là sức mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn chương được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển nhiên là do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò nhà văn trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn nạn. Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì một cuốn sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng hoảng lớn lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.
Do trực giác, hoặc do suy nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ Cộng Sản. Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng Sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ. Từ đó, một lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng Sản và văn chương hiện đại, là lịch sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.

Nhà văn và chủ nghĩa Cộng Sản

Viết, những câu ngớ ngẩn đến như thế, mà được coi là nhà phê bình sắc sảo nhất hải ngoại, thì quái đản thật!
Quái đản hơn nữa, là Thầy Cuốc viết, bất cứ cái gì, liền có 1 đám đệ tử, chắc hẳn, hì hục viết “còm”, thổi Thầy, [cũng vẫn chuyện thường], nhưng, đều nhắm nhà nước VC!
Thầy viết bất cứ cái gì, thì cũng chửi VC cái đã, rồi, chửi... tiếp!

Những hiểu biết của Thầy Cuốc, về chủ nghĩa CS, quá nghèo nàn. GNV thực sự tin, ông chưa từng đọc, những lý thuyết gia bậc thầy về chủ nghĩa này, nào Lukacs, nào Henri Lefèbvre, hoặc...  tệ lắm, thì cũng Nguyễn Đình Thi, với cuốn "Triết Học Nhập Môn", mà Miền Nam đã từng phải đưa vô chương trình học, như 1 cuốn sách giáo khoa  “ngoài luồng” cho sinh viên Văn Khoa.

Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)

Ui chao đọc một cái là bủn rủn cả chân tay rồi.
GNV này, thuở mới lớn, làm sao có thể bỏ qua “Nó”, nếu có "tham vọng", “làm nhà văn”!

Bạn phải trang bị cho bạn, những bí kíp, những võ công của thời của bạn, rồi mới tính đến chuyện, viết!


Tại Trieste, năm 1872, trong một biệt thự có những bức tượng ẩm ướt và thiết bị vệ sinh rệu rã, một quý ông trên mặt mang một vết sẹo biết kể chuyện mang về từ châu Phi - Đại úy Richard Francis Burton, vị quan lãnh sự Anh - bắt tay vào thực hiện một bản dịch nổi tiếng từ Quitab alif laila ua laila, mà các roumi thường biết dưới nhan đề Nghìn lẻ một đêm. Một trong những ý đồ bí mật của công việc của ông là hủy diệt một quý ông khác (cũng dạn dày sương gió, và có một bộ râu sẫm màu kiểu người Moor), người đã soạn một bộ từ điển tiếng Anh đồ sộ và đã qua đời rất lâu trước khi bị Burton hủy diệt. Quý ông ấy tên là Edward Lane, nhà Đông phương học, tác giả của một phiên bản Nghìn lẻ một đêm vô cùng tỉ mỉ đã phế truất phiên bản của Galland. Lane dịch để chống lại Galland, còn Burton dịch để chống lại Lane; để hiểu Burton chúng ta phải hiểu được triều đại của sự thù địch này.

NL

Trên đây là bản dịch khúc đầu của bài viết của Borges, Những người dịch Ngàn Lẻ Một Đêm.
Không biết bạn NL, dịch từ bản tiếng Tây, hay tiếng Anh, nhưng GNV có bản tiếng Anh, sau đây : 

THE TRANSLATORS OF THE 1001 NIGHTS

In Trieste in 1872, in a palace with damp statues and defective sanitation, a gentleman whose face had been dramatically enhanced by an African scar - Captain Richard Francis Burton, English consul - undertook a famous translation of the Qitab alif laila wa laila, the book which infidel Christians call The 1001 Nights. One of the secret aims of his labor was the annihilation of another gentleman (also with a dark Moorish beard, also weather-tanned) who was compiling a vast dictionary in England, and who died long before he could be annihilated by Burton. This was Edward Lane, the Orientalist, author of a version of The 1001 Nights scrupulous enough to have supplanted the previous one, Galland's. Lane translated against Galland, Burton against Lane: in order to understand Burton one must understand that inimical dynasty.

Note: “ua laila”, “wa laila”; “roumi”: infidel Christians
*

Phan ThịVàng Anh: An cư trên mặt đất như là ở nhà

by Inrasara — Cập nhật : 07/03/2011 16:37

Với Phan Thị Vàng Anh, mối dây tương liên giữa con người và sự vật được thiết lập thoát khỏi đồng hóa hay làm xa lạ. Vật dụng là những sự vật thân thuộc. Thân thuộc như chúng đang là, đang hiện hữu. Chúng mang hồn vía và có cuộc sống riêng.

Note: Chữ nghĩa của ông này ‘khủng’ thật. NQT



Director Trân Anh Hùng Sips Tea and Rides His Bike .
Báo Phố Tường phỏng vấn Trần Anh Hùng

Do you visit Vietnam?
We go in the summer and we always stay in Hanoi—my favorite city in the country. The atmosphere, the people...their accent is very different. People in Hanoi are not quite as friendly as in other parts of Vietnam and I prefer that they are a little bit cold, so you can keep some distance. That way you don't feel that everybody will talk to you all the time.

Ông có thăm Việt Nam ?
Có, vào mùa hè, và luôn ở Hà Nội  -thành phố mà tôi ưng nhất – Không khí, con người… giọng nói của họ rất khác. Người Hà Nội không hoàn toàn hiếu khách, thích bạn bè, như những nơi khác, và tôi lại thích cái vẻ có tí ti lạnh lùng này, nhờ vậy bạn có thể có được 1 khoảng cách với họ.
Cái kiểu, vừa mới ra ngõ là đã bị chiếu tướng, mệt lắm!

Ui chao, thú thiệt.
Cái tay phỏng vấn quên không hỏi, ông đã được NHT chở xe hai bánh ra phố Bát Tràng đi 1 đường ký họa chưa?
Tiếc thật!

Khi GNV vừa mới từ trại tị nạn qua Xứ Lạnh, là lúc Mùi đu đủ xanh đang nổi như cồn, và đang được chiếu trên màn ảnh. Thế là được vợ chồng cô bạn cho đi coi chùa. [Mời đi coi, họ trả tiền].

Ra về, chẳng ai lên tiếng khen, cuối cùng GNV lầu bầu, chỉ 1 mình, đủ mình nghe, nhịp phim chậm quá, tụi mũi lõ có thể ưa, chứ Mít, đu đủ xanh, hay chín, thì đều đếch có mùi, mà nếu có, thì cũng thua mùi… đù đù.

Cái này, thì phải dân Trung mới hiểu được, nó giống cái chuyện tiếu lâm, “ăn xong chưa, ra xúc cát”!

Thú thực GNV chưa từng mê, bất cứ 1 phim nào, của tay này!

“Sans l’arrière-plan méditatif qu’est la critique, les oeuvres deviennent des gestes isolés, des accidents a-historiques, oubliés dès le lendemain.”
Tạm dịch:
“Không có cái nền trầm tư mặc tưởng của phê bình, các tác phẩm thành ra những thao tác riêng lẻ, những sự cố phi- lịch sử, chẳng mấy chốc sẽ bị lãng quên.”
Source

Note: Bài viết - nhảm nhí, trích dẫn nhằm trộ thiên hạ - của 1 tay trong nước thổi 1 tay trong nước, cái tay DLT này đã từng chôm chĩa văn học Miền Nam trước 1975.
Rác rưởi như thế, để ý đến mà làm chi, theo GNV.

Từ “gestes” ở đây, có nghĩa cử chỉ, điệu bộ. "Thao tác", opérations, nằm trong 1 ý hướng nào đó, nhằm giải thích 1 sự kiện nào đó. Đã "thao tác", thì không thể "riêng lẻ", "phi lịch sử" được. Nhà biên khảo rất rành tiếng nước người, nhiều tiếng nước người, nhưng tiếng Mít không được rành rẽ cho lắm. Hơi bị yếu, thuổng chữ của VC.

Câu của Kundera, theo như GNV hiểu, đơn giản như vầy: Thiếu cái nền trầm tư, là phê bình, những tác phẩm trở thành những điệu bộ riêng lẻ, những biến cố phi lịch sử, bị quên liền tức thời.

 Theo như câu phán, thì K coi trọng phê bình, và phê bình đối với ông, thì lại liên quan đến lịch sử… Đây là 1 vấn nạn lớn, (1) trích dẫn như vậy, thật ra chỉ để trộ thiên hạ, và bài viết cũng chẳng ăn nhập gì tới nó.
Bởi vì rõ ràng là, người trích dẫn không hiểu câu tiếng Pháp, bèn đưa thêm ra 1 câu dịch qua tiếng Anh, rồi dịch câu tiếng Anh, nhưng dịch sai!

Vào thời net, mọi thứ tri thức, tư tưởng... đều dễ dàng về trong nước, nhưng tiêu hoá chúng thì cần thời gian, và cần có người trình bày, giới thiệu, tức là rất cần những tên biệt kích văn hóa!

Bởi thế mà khi SCN vừa xuất hiện là GNV đã tình nguyện xách rổ theo hầu!

Vậy mà cũng, tôi đang bận lắm, nhưng cũng phải ngưng việc quan trọng, để chỉ bảo đám ngu này!

Cũng là 1 cách trộ thiên hạ, ta đây đọc nhiều, đúng thứ cớm thượng thặng!

(1)
Những tác phẩm của Borges, lèm bèm về bất tử, chẳng "phi lịch sử", sao?
Thơ của Brodsky, cần chi đến lịch sử?
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.
*

Hơn ai hết, Borges biết, ông bị chửi là mê cái bất tử đến quên mẹ đời sống, lịch sử. Trong một bài viết, riêng cho những trang thơ có tên là Trăng trước mặt, Lune d’en face, [GNV có bản tiếng Tẩy], ông viết:

Vào năm 1905, Hermann Bahr quyết định: Bổn phận độc nhất, trở thành hiện đại, Le seul devoir, être moderne. Chừng 20 năm sau, tôi cũng đặt cho mình một đòi hỏi rất ư là thừa thãi đó. Trở thành hiện đại là trở thành đương thời, hiện tại, contemporain, actuel; thảm một nỗi, chúng ta, thằng chó nào mà tránh cho khỏi "trở thành hiện đại", và đó là phần số của chúng ta! Chẳng có ai - ngoại trừ một tay phiêu lưu nào đó được Wells mơ tưởng – khám phá ra nghệ thuật sống trong tương lai hay trong quá khứ. Chẳng có thứ tác phẩm ‘phi lịch sử’, phi thời đại, cuốn tiểu thuyết lịch sử Salammbô, với những nhân vật là những lính đánh thuê cho những cuộc chiến La Mã Các Ta Gô [punique], cũng đúng thứ tiểu thuyết Pháp thế kỷ 19. Điều độc nhất mà chúng ta biết về văn học Carthage, vốn có vẻ thực sự giầu có, là, nó không thể nào dung nạp [inclure] được 1 cuốn sách như của Flaubert…

Trong tuyển tập không-giả tưởng của Borges, những trang dành cho Nazi, và cuộc chiến do chúng gây ra, cho thấy, Borges là người rất quan tâm tới thời đại của mình. Bài viết "Sư Phạm Học về Hận Thù" của ông tiên tri ra được cuộc chiến Mít, và hậu quả của nó, như hiện nay: đó là kết quả của cái kiểu dạy con nít Bắc Kít hận thù, ngay từ khi còn bé tí, bắt đầu tập nói, tập làm tính, cộng trừ nhân chia.

Ngay trong bài tựa dành cho tuyển tập thơ của mình, khi được dịch qua tiếng Tẩy, Borges đã chửi khéo cái trò quá say mê lịch sử [Kundera, dù thế nào thì thế nào, cũng là 1 tên Cựu VC Tiệp, ông rất bực khi bị đám phê bình coi tác phẩm của ông sặc mùi chính trị, và do đó, ông chửi cuốn 1984 là chính trị giả danh văn học. Gấu đọc, bất cứ tác phẩm nào của K, thì cũng coi như là tiểu luận, cao hơn thứ tạp ghi của TV, vì bài bản hơn, bài nào ra bài đó…, ít khi cảm thấy, chúng là tiểu thuyết]:

Người Hindu khôn tổ cha: họ gán những công trình tưởng niệm, vinh danh có tính sử thi của họ, cho những nhân vật huyền thoại [légendaries], cho những bộ lạc, những triều đại, cho một vị thần nào đó, hay là cho Thời Gian, một vị thần khác, không cho một cá nhân, bị giới hạn bởi ngày tháng. Khác hẳn họ, chúng ta đau khổ vì một ý nghĩa, cảm quan quá đáng, về lịch sử....

Phô bầy hận thù thì tục tĩu, phỉ báng hơn cả thói khoe khoang. Tôi thách mấy ông viết sách khiêu dâm chỉ cho tôi một bức hình đê tiện hơn bất cứ tấm nào trong số 24 bức minh họa ở trong cuốn sách Trau keinem Fuchs auf gruener Heid und keinem Jud bei seinem Eid [Don't Trust Any Fox from a Heath or Any Jew on his Oath, đừng tin lũ cáo trong rừng, hay lời thề của một gã Do Thái], dành cho thiếu nhi, ấn bản lần thứ tư của nó thì đang làm độc Bavaria. Lần xuất bản lần thứ nhất năm 1936 đã bán ra 51 ngàn ấn bản. Mục đích của nó là tiêm, chích, tẩm vào cơ thể, tâm hồn của những đứa trẻ Đệ Tam Reich một sự không tin cậy, và thù nghịch đối với những người Do Thái. Thơ, vè, ca dao, tục ngữ (chúng ta quá rành những đức tính dễ thuộc dễ nhớ của cái gọi là vần, điệu, nhịp), và hình vẽ, tranh khắc có mầu (chúng ta cũng thật rành hiệu quả của những hình ảnh mầu mè hoa lá cành lên đầu óc trẻ thơ), cả hai, kẻ xứng, người họa trong cuốn sách giáo khoa đích thực của hận thù này.
Borges

I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
Borges

Tôi không biết, giả như nhân loại không có thứ văn minh đồng bằng Sông Hồng, thì có làm sao không, có bị huỷ diệt hay là không, nhưng tôi biết, cái sự trồng người khốn kiếp của nó, bằng hận thù, là một tội ác.
 

Gấu tin rằng, Cái Ác Bắc Kít gây họa băng hoại nước Mít như hiện nay, nhưng Borges cho rằng chính cái thứ giáo dục dậy hận thù mới là một thứ Đại Ác! 

Vấn nạn ở đây là, liệu "cái thứ" văn chương Miền Nam, như trong Bếp Lửa, Tôi Cùng Gió Mùa, Thơ Ở Đâu Xa… một ngày nào đó, sẽ tạo nên một nền giáo dục, một sư phạm học, mới, thay cho cái vụ trồng người 100 năm, chỉ có được, bọ VC?

Borges, vẫn ông, nói được, khi phán:

Mọi văn chương thực sự là để cho con nít
All literature is really for children

Alastair Reid trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Bẩy Đêm, Seven Nights, [Bẩy bài nói chuyện của Borges về Divine Comedy, Kịch Trời, Nightmares, Ác mộng, Một ngàn lẻ một đêm, Phật giáo, Thơ, The Kabbalah,  Blindness, Mù lòa.]


Ha Jin khởi sự nghề văn [viết một cách nghiêm túc] sau cú Thiên An Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt đầu cuộc đời của ông như là một nhà văn, ‘nguồn của mọi nhiễu nhương’ [‘source of all the trouble’]. Tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh của ông là một bài thơ, “The Dead Soldier’s Talk”, cuộc nói của người lính chết, cho một xưởng thơ, poetry workshop, ở Brandeis. Ông thầy, thi sĩ Frank Bidart, đưa bài thơ cho Jonathan Galassi, lúc đó là tay chủ biên thơ của tờ The Paris Review. Ông này vồ ngay lấy, in liền tút suỵt! Với sự hối thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương trình MFA, học viết giả tưởng, của Đại học Boston. Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy học vừa viết truyện ngắn, tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner Award, the Flannery O’Connor Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim fellowship, và The National Book Award.

Vào cái thời ông sống dưới chế độ CS, ông có cảm thấy ngột ngạt không?
Không. Tôi cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế nào mà trở thành không còn bị tẩy não?
[How did you become un-brainwashed?]
Đó là một tiến trình dài. Thoạt đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới quá biên giới TQ: như hầu hết những người TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc và tin tưởng ở cái phải, cái đúng của cách mạng và của đảng. Nhưng, trong khi tôi theo học tại Đại học Shandong, tôi bắt đầu đọc một lố văn học Mỹ từ nguyên tác, và dần dần nhận ra có rất nhiều đường hướng giao tiếp, thông cảm, và có những dân tộc sống khác hẳn [người TQ]. Và, viết bằng một ngôn ngữ khác thay đổi tôi.
Tại sao những cuốn sách của ông lại bị biếm [banned]?
Tôi viết về những đề tài cấm kỵ: Tibet, Cuộc Chiến Korean, Cách Mạng Văn Hóa, cú Thiên An Môn. Sau cú TAM, tôi trở thành một gã lớn họng, a outspoken…. Tôi chẳng hề muốn dính đến chính trị, nhưng những nhân vật của tôi chạy trời không khỏi nắng [my characters exist in the fabric of politics]. Nói vậy để thấy rằng, thật vô phương tránh né chính trị, nhất là ở TQ.
*
Sự thực mà nói, Gấu chưa hề đọc được bất cứ một nhà văn Mít, Bắc Kít, trong nước cũng như hải ngoại, dám nhìn lại chính họ, như những Đại Hán, thí dụ, Ha Jin, Ma Jian…  và nhất là Cao Hành Kiện.
Có lần Gấu đành phải phán thật khốn nạn, miệng họ đều có mùi chiến lợi phẩm ["phẩn" cũng được!], thành thử không làm sao cất lên tiếng nói, hay viết ra như những đấng Đại Hán trên, là vậy!
*
Giấc mơ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở lỗ, và cùng với con thú đó, là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất, quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu. 

Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá đầy đủ! 

Gấu này tin rằng, ngay trong đám tinh anh của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải phóng Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc chiến ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm những liệt sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thùy Trâm được. Và, ở bên kia thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái Ác của một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú nhận trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phần.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó hợp với giấc mơ của muôn người
Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA, đến giờ chót, “đi” [siêu thăng, siêu thoát] không được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Source


*

On Andrei Sakharov
Adam Michnik

This statement was made at a conference in Moscow in December 2009 in honor of the twentieth anniversary of Andrei Sakharov's death.

Andrei Dmitrievich Sakharov-there was the man and there is what he accomplished. I saw the man only once in my life-on October 16, 1989, almost two months before he died in December of that year. That is why I will speak about what he did. Sakharov was a key figure for the democratic movements in the Soviet bloc. He was a scientist, working in a field, nuclear physics, of supreme importance for the state. Sakharov was highly successful. He was esteemed and rewarded by the government. He could feel secure.

But after observing what was going on in the world, Sakharov chose another path, the path of some other great Western physicists, like Einstein. He warned the world against nuclear war. In the West such a position could require courage and imaginative effort. In the Soviet Union it required heroism. Members of the democratic movement in the Soviet Union have often been called "losers," with unhealthy ambitions and a lust for power. Such thoughts are patently false if applied to Sakharov. He is proof of the rationality of democratic protest.

He began with a belief in reforms and persuasion, in peaceful coexistence and convergence. In the end he advocated comprehensive opposition and unvarnished truth. But he never called for revolution or violence. He remained uncompromising when that was necessary, but he was ready to compromise when that seemed desirable.

His position with respect to violence and revolution was similar to those of Einstein, Martin Luther King Jr., the Dalai Lama, John Paul II, and Vaclav Havel. His point of view was not that of a politician but rather that of a witness to history who had been drawn into political life and brought to it his own strong values.

The most important values for him were freedom and the dignity of the individual. He didn't believe in the wisdom of the crowd, of the masses who can be easily manipulated. He didn't believe in ethnic nationalism or in imperialism. He was a Russian patriot in the style of Chekhov and Herzen. That's why he condemned Soviet intervention in Czechoslovakia in 1968 and in Afghanistan in 1979.

Protest against the wrongful policies of his government was his form of patriotism. When the Soviet Union was at war with Hitler he believed that "our cause is just" but he no longer believed this to be true in the case of the Soviet suppression of the Prague Spring.

He paid a very high price: he became the victim of a furious slander campaign, of discrimination against him and his family, and of isolation in Gorky, enforced by constant and oppressive police surveillance. All this took a toll on his health and led to his early death.

Sakharov for us in Poland was a source of strength and hope during the Communist years, but he was also a challenge. Many of us changed our lives when we saw what he was doing. Unlike many of those who wanted to reform Bolshevism he was not bound by dogma, and he was free from other "isms." For example, he never believed in nationalist-religious mysticism; he was the heir of the rationalist and liberal tradition. He was not a fanatic devotee of any doctrine-for him, living people were more important than any abstract scheme of ideas.

Having returned from exile in Gorky, he chose the path of compromise and selective support for perestroika, unlike many emigrants and dissidents. He was not a man who was perpetually dissatisfied or obsessed with revenge. He did not believe "the worse-the better." He understood that "worse is worse," and "better is better." And he did all he could to make it better. He wanted a democratic and normal Russia in a democratic and normal world. His speeches in the Soviet parliament promoted this idea.

Sakharov was a man of civil society, not a party politician. He left us this legacy:

• Patience and fidelity to principle
• Pluralism and willingness to compromise-we must accept that honest disagreements will occur
• Tolerance
• "The better-the better" (exactly unlike Lenin's "the worse-the better")
• The patriotism of free peoples: a nation that persecutes another nation cannot itself be free
• Fidelity to historic truth
• Renunciation of violence

I conclude with some words of Leszek Kolakowski that, I am convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is irreversible, no defeat is definitive. That is what makes life worth living."

The New York Review 13 Jan 2011

Note: Khi NBC được Nobel Toán, GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:

"Không có chiến thắng nào mà không có thể đảo ngược, không có thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để cho chúng ta sống, nó".

Ui chao, mừng hụt! NQT
*

Về Andrei Sakharov

Bài phát biểu này được đọc tại buổi nói chuyện tại Moscow vào Tháng Chạp 2009, nhân kỷ niệm lần thứ 20, ngày mất của Andrei Sakharov

Andrei Dmitrievich Sakharov – một người đàn ông và điều mà người đó đã làm được. Tôi nhìn thấy người này chỉ một lần trong đời – vào ngày 16 Tháng Mười, 1989, hai tháng trước khi ông mất, vào Tháng Chạp năm đó. Đó là lý do tại sao tôi sẽ nói về điều mà ông đã làm được. Sakharov là nhân vật chủ yếu cho những vận động dân chủ trong khối Liên Xô. Ông là nhà khoa học, làm việc trong ngành vật lý nguyên tử, cực kỳ quan trọng của nhà nước. Ông rất thành công. Được nhà nước quí trọng và ban thưởng. Ông có thể cảm thấy an tâm, an toàn.
Nhưng sau khi quan sát chuyển biến trên thế giới, Andrei Dmitrievich Sakharov chọn một con đường khác, và là con đường của một số nhà vật lý Tây Phương khác, như Einstein. Ông cảnh báo thế giới trước chiến tranh nguyên tử. Ở Tây Phương, một vị thế như thế có thể đòi hỏi sự can đảm, và cố gắng về mặt tưởng tượng. Ở Liên Xô, nó đòi hỏi chủ nghĩa anh hùng. Những thành viên của phong trào dân chủ ở Liên Xô thường được gọi là “những kẻ thất bại”, với những tham vọng bệnh hoạn, thèm khát quyền lực. Với ai không biết, nhưng thật sai lầm nếu áp dụng chúng vào Sakharov. Ông là bằng chứng của sự đòi hỏi dân chủ, dựa trên cái nền hữu tình hữu lý.

Tàn Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị
Elena Bonner

Ghi chú trong ngày

Nói đến tên thật của tôi, chợt nhớ chuyện khác: tôi có khá nhiều sách được tặng từ trong nước. Hầu hết đều có một điểm giống nhau: thay vì viết tặng NHQ, tác giả viết tặng NNT. Không phải không có lý do. Năm 1996, khi Hoàng Ngọc Hiến viết tặng tôi cuốn Văn học – Học văn, anh cũng ghi là tặng NNT. Tôi cười hỏi: “Sao anh không ghi là NHQ?” Anh cười, đáp: “Cẩn tắc vô áy náy!” Mấy ngày sau, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chở tôi đến Bát Tràng chơi, ở đó, anh vẽ cho tôi hai bức chân dung trên đĩa sứ, anh cũng lại viết trên đĩa: “Tặng NNT”. Nhớ lại câu nói của Hoàng Ngọc Hiến, tôi lại hỏi Nguyễn Huy Thiệp: “Sao không ghi tên NHQ?” Anh cười: “Ông muốn tôi chết hả?”

Lại nhớ nữa, lúc tôi còn ở Paris, một người thầy cũ từ trong nước gửi tặng tôi một cuốn sách. Lời đề tặng rất thân ái nhưng cũng thật lạ lùng: nó không nằm ở mấy trang đầu, như thường là vậy, mà lại nằm ở trang cuối cùng. Nét chữ nhỏ li ti. Như cố giấu giếm. Có lẽ cũng vì ngại.

NHQ

Đọc những dòng trên, GNV mới hiểu, thế giá của NHQ thì quá cao, mà của đám VC thì lại quá thấp.
Không lẽ một NHT, dám cho NH ra Bắc, nhét kít vô miệng tất cả sĩ phu Bắc Hà, mà cũng rét đến như thế sao?

So với GNV, thì những nhà văn VC lại quá nể NHQ. Bởi vì NHT dám ký họa chân dung GNV, đề tên đàng hoàng, còn HNH tặng bản văn, viết về vụ lãnh tiền Mẽo viết chân dung văn học Mít hải ngoại, cũng đề tặng NQT đàng hoàng!
[Mi là thứ gì mà dám so với NHQ, một đệ tử của Thầy Cuốc đã từng mail cho GNV, khi GNV nhắc tới chuyện sư phụ của chúng về, hai lần, bị VC đá đít ra khỏi cửa khẩu!]

*

NHT, khi nghe GNV kể chuyện, nhét… ông có hơi hoảng, hơi thôi, và rồi mỉm cười, phán, “ông viết như thế là tụi chúng làm thịt tôi mất”,  sau đó, lôi trong túi 1 cái giấy mời đi dự 1 lễ kỷ niệm gì gì đó, nói, chúng mời tôi đi, mà đưa giấy mời cho tên công an khu vực đưa đến tận nhà, bắt ký nhận.

Và, giải thích, về tác phẩm của ông, và về cách GNV giải thích hành động của NH của ông, “thì cũng chỉ vì thương mình, thương người mà viết, chứ có ghê gớm chi đâu” [ý muốn nói, ông trọng tôi quá, chắc thế!]

Giả như có những sự kiện như được NHQ viết ra, [giả như gì nữa, chắc chắn phải có!], thì có thể, NHQ hiểu lầm ý của những nhân vật liên quan.

HNH thì ngỏm rồi, còn NHT có thể nghĩ, sau này, chỉ còn có “thứ thiệt” là NNT. Hưng Cuốc gì nữa. Chứng cớ, đã có lần NHQ sử dụng lại cái tên cha sinh mẹ đẻ của ông thay vì Hưng Quốc.

Bất giác GNV nhớ chuyện xưa, có 1 tay khắc chữ đẹp, bị đám quan quyền ác ôn bắt khắc chữ, tạc bia, vinh danh chúng, tay này lắc đầu, “mày không khắc, ông làm thịt”, tay viết chữ đẹp đành chấp nhận, nhưng giao hẹn, khắc thì khắc, nhưng tôi đếch để tên tôi ở bên dưới, nhé?

Có thể mấy tay VC này nghĩ như vậy chăng?
Tao để tên tao, nhưng tặng NNT, thì ai biết là ai đâu!

Thiên hạ có hằng hà NNT, nhưng chỉ có 1 NHQ!

*

Note: Hình này, GNV mới lấy từ hồ sơ cũ ra,
không phải cái mà Bi Bì Xèo chôm!

Lúc tôi học ở Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, thầy Hoàng Văn Thung, từ Hà Nội vào thỉnh giảng, mới in cuốn sách về Ngữ âm học Tiếng Việt. Thầy tặng tôi một cuốn. Sau đó, tôi vượt biên; về, bị đuổi dạy, có lúc thiếu tiền để sống, tôi bèn lấy một số sách ra chợ trời bán. Trong đó có cuốn Ngữ âm học. Mắc cỡ, tôi lấy bút sửa lại cái tên được đề tặng ở trang đầu cuốn sách: Nguyễn Ngọc Tuấn thành Nguyễn Ngọc Thuấn. Chỉ cần thêm chữ “h” vào chút khoảng trống sau chữ “T”. Mười mấy năm sau, khi tôi sang Úc dạy, một người bạn của tôi về Việt Nam mua được một số sách về ngôn ngữ học. Nhìn, tôi nhận ra ngay cuốn sách của mình ngày trước, ở đó, chữ “Tuấn” được sửa lại thành chữ “Thuấn” với chữ “h” nằm khá chênh vênh. Như thẹn thùng.

NHQ

Đọc, bất giác GNV lại nhớ tới bài sau đây, đã đăng trên Văn Học, từ hồi Diễm ơi, xưa rồi!

Những người muôn năm cũ...

Trong một truyện ngắn của Tâm Thanh, trên tạp chí Văn Học (Hoa-kỳ), nhân vật chính, một nhiếp ảnh viên chuyên chụp hình lãnh tụ: cuối cùng anh thợ chụp phát điên.

Tác giả Đêm giữa ban ngày, (Vũ Thư Hiên), hình như cũng đã gặp cùng nỗi khổ tâm, khi ngưng camera chụp cảnh ông Hồ ôm dép qua chỗ lội.

Kundera kể chuyện, chủ tịch nước đứng trên bao lơn phủ dụ nhân dân. Trời lành lạnh, ông quên đem khăn, ông số hai bèn lấy khăn của mình choàng lên mình lãnh tụ; khi ông bị thủ tiêu, người ta bôi bỏ hình ông đứng kế bên chủ tịch nước, nhưng cái khăn thì vẫn còn đó!

Tưởng chuyện đùa, nhưng cuộc truy tìm những nhân vật mất tích sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, không ngờ là một đề tài cho nhiều tác giả. Sau đây là tóm lược bài viết của Tatyana Tolstaya, đăng trên The New York Review of Books, số tháng Giêng, 1998, về hai cuốn Chính Uỷ Biến Mất: Ngụy Tạo Hình Ảnh và Nghệ Thuật ở Nga thời kỳ Stalin (David King, 192 trang, nhà xb Metropolitan Books, 1997), và Nhìn Tận Mắt Lịch sử: Những Bức Hình của Yevgeny Khaldei (96 trang, nhà xb Aperture, 1997).

Trẻ con, lúc này lúc nọ, thường tự dưng nổi hứng thêm một bộ ria, hay cặp kính, vào một tấm hình cô/cậu vớ được. Cuốn lịch sử đời tôi (Tolstaya) trông cứ như một ngày hội hóa trang! Rồi năm tháng trôi đi, cô/cậu lớn dần, bỗng một ngày, tỏ ra nghi ngờ, hoặc giật mình về mối liên hệ giữa ta bây giờ, và ta trong hình: Lạ nhỉ, không lẽ mình hồi đó lại mập đến thế? Thôi, tốt nhất là giấu biến tấm hình này đi! Con bạn đứng kế mình là con nào? Phải rồi, hai đứa hồi đó cùng quen anh A. Hình này mà đến tay ông xã, cộng thêm chút mắm muối của một đệ tam nhân nào đó, là phiền lắm, tốt nhất cắt phăng nó đi!

Tất cả chuyện đời thường. Chúng ta là ai, nói cho cùng? Con người thôi. Nhưng chuyện gì xẩy ra, nếu một thường nhân chúng ta, một bữa trở thành bạo chúa?

Bộ album của David King mở ra bằng bức hình mầu Stalin, thời còn Lênin; do Andreyev chụp vào năm 1922. Nhà nghệ sĩ nhân dân hình như đang phải đánh vật với những đường viền: một phần trán sao âm u như chết rồi, mấy sợi tóc sao dính bết vào nhau như vậy, cái đầu sao không cân xứng chút nào! Nhưng làn da, những vết nhăn, bộ râu Caucasus nặng chình chịch như vậy đạt lắm, sếp lớn không nghĩ là mình nịnh bợ đâu, chỉ là vấn đề lịch sự, nhã nhặn của bầy tôi đối với chúa thôi! Còn Stalin ở đây coi bộ già hơn tuổi 42. Người chưa nắm quyền, nhưng bạn có thể nhận ra, đằng sau cặp mắt đó, cái miệng kia là những tham vọng ngấm ngầm, và sự thận trọng. Không biết nhà độc tài có thích tấm hình không nhỉ? Nhìn hình, như nghe văng vẳng lời bình phẩm của Lênin: Gớm, tay Georgian kỳ tài này!

Nhưng sao có những khoảng trống kỳ kỳ. Toàn bộ sưu tập, ngay từ trang đầu, như đang trao đổi một mẩu chuyện khôi hài đen với người coi: xuyên qua thời kỳ Xô-viết, đặc biệt dưới thời Stalin, lịch sử nhập thân vào những bức hình, đã được tẩy xóa, vặn vẹo, đánh bóng, làm sạch, chỉnh huấn, cho đi cải tạo... đến nỗi không sao nhận ra được nữa. Bộ sưu tập cho thấy từng người một, đã biến mất như thế nào, theo nhu cầu chính trị, để lại một cái hố, một khoảng trống, giữa những đồng chí của họ; làm phiền biết mấy cho những nghệ nhân, chỗ này phải dậm thêm một chút mây, chút khói, chỗ kia cài vào một chậu bông. Đôi khi, kẻ biến mất như cố tình bám chặt lấy người bạn đồng chí đứng kế, không muốn nhạt nhòa vào hư không, và một cái nhìn chăm chú, cộng thêm cặp kiếng ngoại, vậy là bạn nhận ra chỗ này là vai của kẻ đã ra đi, chỗ kia là chân trái, cái tay chắc là quàng phía sau người đồng chí có thể là nguyên nhân đầu tiên của tai họa... Đâu có cần nhắc nhở bạn, những con người bị xé ra khỏi những bức hình như thế đã bị ném vào Gulag, biến thành bụi trại (camp dust). Cũng đâu cần, vợ chồng con cái, cha mẹ anh em họ hàng của họ, cũng đã biến thành bụi...

Nhìn bộ sưu tập chúng ta nhận ra một sự thực: Trotsky chưa từng hiện hữu, cùng với ông là một danh sách dài: Zinoviev, Kamenev, Radek, Bukharin, Belinski... Đấy là người. Con ó hai đầu ở tiền đình Nhà Hát Lớn, Bolshoi Theater cũng biến mất. Hai năm cuối đời của một Lênin ngắc ngoải, liệt bại, với nụ cười ngây ngô, khờ khạo cũng biến mất, thay vào đó là một Lênin mạnh khỏe cho tới hơi thở cuối cùng, với Stalin luôn luôn ở kế bên, trên con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa, trong những chuyến đi, vào những thời điểm quyết định quan trọng. Như một cậu học trò ngỡ ngàng, hay một bậc cha chú đáng yêu, ông lắng nghe những lời vàng ngọc của Stalin, với một sự quan tâm và ngưỡng mộ, lúc nào cũng như đang uống từng hớp thiên tài người Georgia. Có những bức hình cho thấy một Stalin không hề già đi, ngày một thêm khôn ngoan ra. Cũng cần có một tí chút mệt mỏi nữa chứ: Người vừa bẽ gẫy sống lưng Phát-xít, tóm gọn một nửa Âu-châu, chỉ với hai bàn tay. Nụ cười của Người, trong lễ sinh nhật lần thứ 70 sao rạng rỡ, sao bất tử, sao nhập thế, như của Phật!

Rồi hàng triệu triệu con người biến mất, như chưa từng hiện hữu. T. Tolstaya tự hỏi, tại sao không xây dựng một viện bảo tàng, trưng bầy đầu lâu, mà phải làm như triệu triệu kẻ thù chưa từng hiện hữu? Và bà tự trả lời, ngoài những lý do hiển nhiên, còn những nguyên nhân kỳ bí, ngoại lý; chúng làm vẩn đục tâm hồn vốn đã u tối của vị bạo chúa. Có một lề luật cổ xưa về huyền thuật: kêu tên quỉ, quỉ tới liền! Tín đồ nói đến quỉ ma một cách gián tiếp, tránh gọi thẳng tên. Đó cũng là lý do tượng Chúa, nhà thờ tất cả đều bị triệt hạ, huỷ diệt. Như đã chưa từng hiện hữu. Như sẽ chẳng bao giờ hiện hữu.

Tận Mắt Nhìn Lịch Sử như muốn trả lời câu hỏi: Nghệ thuật nhiếp ảnh là gì, hay rõ hơn, đâu là độ nói dối được cho phép, đối với một nhiếp ảnh viên, khi thực tại, và nghệ thuật gặp nhau ở ống kính?

Cuộc đời Khaldei thật là bi thảm, và khác thường. Là con, trong một gia đình Do-thái nghèo tại Ukraine. Mẹ chết trong vụ thanh trừng vào năm 1918, viên đạn xuyên qua thân thể bà nằm luôn trong đứa con trai mới gần năm. Cả gia đình, hai thập niên sau đó bị lính Đức giết hết, còn trơ mình ông. Học tới lớp tư phải bỏ, lo kiếm sống. Thiên tài bẩm sinh, máy hình đầu tiên là do ông tự làm lấy, và vào nghề thợ chụp ngay từ khi còn nhỏ. Vác máy hình, đi trọn cuộc chiến, làm cho thông tấn TASS và nhật báo Pravda. Bức hình chụp tấm băng đỏ gói trọn vẻ ngạo nghễ của Tòa Nhà Quốc Hội Đức, Reichstag, là của ông. Tuy trọn đời hiến dâng cho nghệ thuật Xô-viết, nhưng ông mất việc hai lần. Ông mất tháng Mười 1997, sau khi bộ sưu tập của ông được in ra. Có một số hình trong đó chưa hề được biết đến, và chúng cho thấy một điều là những cái trước, và sau cuộc chiến như thuộc hai con người khác nhau. Những tấm sau là những thí dụ tồi tệ nhất, về Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng không phải những tấm trước đó không có điều khác thường. Tolstaya cho biết về bức hình nổi tiếng nhất của ông, trang 60-61, chụp người lính Xô-viết giương cao tấm băng đỏ trên đỉnh Reichstag: một người sĩ quan phải giữ chân người lính, cho anh ta khỏi té. Tay viên sĩ quan đeo đồng hồ. Sau khi rửa hình, người ta nhận ra viên sĩ quan không phải chỉ đeo có một, mà tới hai cái đồng hồ lận! Lại phải cạo sửa lịch sử! Còn tấm băng đỏ, ở đâu mà có sẵn, nhanh như vậy? Hóa ra là, nhiếp ảnh viên Khaldei, vốn đã sửa soạn sẵn cho tấm hình nổi danh của đời mình, ngay từ Moscow, và đã cẩn thận mang theo, không phải một mà tới ba tấm băng đỏ! Người viết nghe nói bức hình lịch sử chụp cảnh xe tăng CS san bằng cổng dinh Độc Lập cũng đã phải chụp tới hai lần. Ủi sập rồi, lại phải ra lệnh dựng lên, chụp lại. Nguồn tin rất đáng tin, nhưng vì không tận mắt chứng kiến (lịch sử), cho nên đành ngưng tại đây. 

NQT

Chú thích

Người viết sau đó được biết, Bùi Tín đã xác nhận chuyện này. Ông cho biết thêm, cả tấm hình lịch sử cờ CS phấp phới trên đỉnh Điện Biên Phủ, cũng được "làm lại".)



Nổi Dậy Ở Ai Cập: Những ngày phán xét

David Remnick

In 1983, the great writer of Cairo, Naguib Mahfouz, published “Before the Throne,” a novella in which Egyptian rulers over five millennia, from King Menes to Anwar Sadat, stand before the Court of Osiris, and answer for their deeds. The divinities Osiris, Isis, and Horus assess the record of triumph and brutality and determine who is worthy of immortality. Mahfouz failed to include the last of the pharaohs: Muhammad Hosni Sayyid Mubarak.

Last week, it was not the gods but the people of Egypt who stood in judgment of Mubarak, and, from Suez to Islamiya, their verdict was deafening. “Irhal! Irhal!” the crowds on Cairo’s Tahrir Square chanted: “Leave! Leave!” Decades of bottled-up resentment came unstoppered. Egyptians, secular and religious, poor and middle-class, flowed into the public square to express their outrage after years of voiceless suffering; they protested injustice, the endlessly documented incidents of torture and corruption, the general stagnation and disappointment of their lives.

Mubarak had hoped to achieve immortality by installing his son Gamal on the throne, but now such schemes were impossible, and the old man, his chest sunken, his hair dyed an inky black, stayed in the palace and watched, on television, his effigy dangling from a traffic light. Osiris, Isis, and Horus were silent, but the Egyptian masses had spoken.

Note: NHT cũng đã tưởng tượng ra 2 màn phán xét như trên:
Ông cho NH ra phá nát Bắc Kít, rồi về Nam.
Vô ích!
Lần sau, ông cho Gia Long ra Bắc.

Ông này làm cái gì thì GNV không dám viết ra!
Nhưng cũng vô ích!
Cuối cùng thảm họa vưỡn xẩy ra.
Lần chót, giá như có, thì chắc là như ở Ai Cập: Bắc Kít xuống đường hỏi tội Bắc Bộ Phủ?

Ghi chú trong ngày

09 février 2011
“Un homme, ça peut être détruit et pas vaincu"

Thấy câu này, nhờ link trên Blog NL.

Nguyên tác tiếng Anh, trong Ngư Ông và Biển Cả hách hơn nhiều:
A man can be destroyed but not defeated: Con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh gục, [nhà thơ NTH đề nghị thay bằng từ ‘vấp ngã’, trong 1 bài viết ‘cám ơn’ LCD!]

Gấu lần đầu đọc Ngư Ông, và bị câu này làm chấn động, bất giác nhớ đến người hùng Lê Văn Trương của Gấu, thời mới lớn!
*

Nội Cỏ Của Thiên Đường 

Nội Cỏ Của Thiên Đường, truyện ngắn Steinbeck, viết về tuổi thơ, Gấu đọc bản dịch [hình như của Truơng Bảo Sơn], hồi còn đi học, và nhớ hoài đến già.
TBS còn dịch một truyện dài, có tên tiếng Việt là Con Nai Tơ thì phải, cũng thật tuyệt vời. 

Nội Cỏ Của Thiên Đường là câu chuyện của hai bố con, ông bố làm thư ký thành phố, hình như mất việc, về quê sống, và lạc vào Xứ Thần Tiên. Ông bố chỉ tỉnh giấc, khi, tới mùa tựu trường, bà con lối xóm thương thằng bé, bèn kéo nhau tới thăm, với một bọc quần áo. 

Thế là sáng hôm sau, hai bố con đành từ giã nội cỏ của thiên đường, trở lại thành phố. 

Con Nai Tơ là câu chuyện một chú bé với con nai nhỏ xíu của cậu. Nhưng làm sao người và vật cứ nhỏ xíu được mãi. Con nai lớn, gây đủ thứ phiền hà, khiến ông bố đành phải giết con vật. Cậu bé bỏ đi, và thế giới bên ngoài làm cho cậu hiểu, đời sống bắt buộc phải khốn nạn như vậy. Cậu trở về, xin lỗi bố và hứa, sẽ thay ông, làm nốt công chuyện của một người đàn ông trong gia đình. 

Làm sao cứ nhỏ xíu được mãi. Đây chính là câu mà Bông Hồng Đen mắng mỏ Gấu, khi từ giã Nội Cỏ Của Thiên Đường. "Mi đâu có thương ta? Mi thương con bé mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!" 

Trong những nhà văn Việt Nam viết cho nhi đồng, có một, ít được nhắc tới, và khi nhắc tới, thì lại bị coi là nhà văn chuyên viết truyện cho người lớn đọc, và thứ văn chương của ông sau thành một "thương hiệu", văn chương triết lý người hùng Lê Văn Trương, với những cuốn để đời: Trường Đời, Người Anh Cả, Ngựa Đã Thuần Mời Ngài Lên, Bốn Bức Tường Máu....
 
Nhưng ông không hề quên thiếu nhi. Trong số những truyện viết cho thiếu nhi của ông, Gấu còn nhớ được hai, thật là tuyệt vời.

Một, viết về hai thằng bé đánh giầy ở Hà Nội. Truyện này, Gấu chỉ nhớ, mang máng cái tên truyện, như trên, khi đọc Dickens viết về những đứa trẻ khốn khổ của Luân Đôn.

Và một, về một đứa bé, con nhà giầu, ở Hà Nội, ham chơi, bố mẹ bèn tống lên ở với một ông cậu, hay bà bác, ở mãi  trên Tuyên Quang, hay Phú Thọ. Thằng bé nhớ Hà Nội, nhớ bố mẹ, không chịu nổi cuộc sống buồn tẻ ở mạn ngược, bèn lùi lũi, cứ thế đi bộ về... Hà Nội.

 Cuộc" vạn lý trường chinh", về "tiếp quản" thủ đô, xuyên qua đồng bằng sông Hồng, những làng mạc ven bờ đê, trở thành một kỷ niệm để đời trong chú bé. Nhưng chú hoàn thành được cuộc "vạn lý trường chinh, chín năm trường kỳ kháng chiến", là nhờ một thằng bé nhà quê. Chính thằng bé nhà quê, khi chú đói lả, đem chú về nhà, cho chú ăn, dậy cho chú cách vo gạo, ở một cái cầu ao, cách nấu gạo thành cơm, từ một cái bếp rơm, từ một cái nồi đất... nghĩa là chỉ cho chú thấy cuộc sống bần hàn, quê mùa, của làng quê, cùng lúc, dậy cho chú bé thành phố con nhà giầu kia, biết, ý nghĩa của cuộc đời. Chú bé thành phố như được gột rửa, và khi về đến Hà Nội, gặp lại người thân, trở thành một thằng bé khác.

 Cuốn sách trên, người đưa cho Gấu đọc, Gấu vẫn còn nhớ. Đó là cậu Toàn, em của mẹ Gấu. Nhớ luôn cả lời bình của ông cậu, ghi ngay ở cuối sách.

 "Cái thằng bé này là một thằng bé vô ơn. Khi nó về đến Hà Nội, gặp bố mẹ, trở thành một thằng bé tốt, nó không hề nhắc tới thằng bé nhà quê đã cứu sống nó, đã đem cho nó ý nghĩa của cuộc đời."

 Về già, Gấu mới hiểu ra được lời mắng mỏ nặng nề của ông cậu, đối với một thằng bé vô ơn. Ông cậu Gấu, khi viết những dòng đó, không hề nghĩ đến một điều, như Gấu nghĩ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách Hà Nội, và khi trở về, gặp lại ông cậu, nhớ lại bao chuyện cũ, chuyện mới, và hiểu ra được rằng là:

 Cái thằng bé vô ơn đó, biết đâu đấy, là cả một thế hệ, nhiều thế hệ, của những chúng ông, những ông con trời, ở Hà Nội?

 Như thế, thì lại thành chuyện người lớn mất rồi.

 Nhưng tôi tin rằng, những đứa trẻ của Hà Nội, hay nói rộng ra một chút, những đứa trẻ của cả một miền đất. đã không hề được đọc, những truyện viết về thiếu nhi như thế, của một ông nhà văn của Miền Bắc, thí dụ như Lê Văn Trương.

 Họ được dậy cách cắm cờ đỏ, lên một thành phố Miền Nam, mà sau này, cái hành động vinh dự ngày nào trở thành một "mặc cảm", hay là “cái còn lại”, ở một nhà văn. (1).

 Nói qua nói lại mới toại lòng nhau.

 Gấu tui có được đọc một ông Miền Nam viết về thời học sinh, và kỷ niệm cay đắng của ông, khi phải xếp hàng đón Tổng Diệm, hình như vậy. Cay đắng thiệt, nhưng chưa cay đắng bằng cảnh, một người quen của Gấu kể lại, anh đi coi ciné mà không chịu đứng dậy chào cờ, và suy tôn Ngô Tổng Thống, đã bị mật vụ chìm, ngồi chung với khán giả trong rạp lôi ra tẩn cho một trận để đời!

 Tuy nhiên, không hề có một thầy cô giáo nào thưởng công học trò tiên tiến theo kiểu như trên cả. Thầy cô Miền Nam dậy học trò, những cuốn như Tâm Hồn Cao Thượng, [Hà Mai Anh dịch Les Grands Coeurs, của de Amicis, nguyên bản tiếng Ý, nhật ký của một học sinh, bản tiếng Anh The Heart of a Boy], Kho Tàng Trong Căn Nhà Có Ma [dịch Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain], Con Nai Tơ, Cuộc Phiêu Lưu Trên Lưng Ngỗng [Lý Quốc Sỉnh dịch The Wonderful Adventures of Nils, của Selma Lagerlöf (1858-1940), Nobel 1909]...

 Miền Bắc chỉ dậy học sinh có một việc: cắm cờ! Kết quả thần sầu, là chiến thắng Miền Nam.

 Nhưng hậu quả của nó, khủng khiếp hơn nhiều, thê lương hơn nhiều!

Bởi vì khi anh đã nói dối con nít, lợi dụng con nít, bao nhiêu thế hệ con nít, một khi mà chúng vỡ ra được, là... bỏ mẹ!

Hơn thế nữa, khi đã quen cắm cờ thì khó mà rũ bỏ đi được.
Đây là điều mà triết gia người Pháp, André Glucksmann, nhận ra, khi ông cho rằng, "họ" (ông muốn nói Cộng Sản Miền Bắc) bị kết án phải gây chiến tranh, như là "yếu tính" của họ [của một miền đất?].
[Đọc Ngợi Ca Mì Gói]

Tất cả những gì gọi là sa đọa, ở nơi thế hệ trẻ ở trong nước, là phản ứng ngược lại với cái việc cắm cờ ngày nào.

Có thể nói, chưa có trẻ con nơi nào ngoan như trẻ con Miền Bắc trước 30 tháng Tư, 1975. Ngoan đến nỗi bố mẹ mà còn đem ra đấu tố, thép đã tôi đến mức như thế, thì làm sao hư được nữa!
Và chưa có trẻ con nào hư, như họ, sau ngày đó.
Ngay cả khi họ học giỏi.
Học càng giỏi, càng hư.
Bởi vì những phần tử ưu việt của chế độ Đỏ, tốt nghiệp đại học Tây Phương, nào Sorbonne, nào Harvard... khi về nước, thay vì cắm cờ như ngày nào, bèn "ngồi lên đầu nhân dân"!
Đó là ý nghĩa của cụm từ "cà rem của cà rem" của Joseph Brodsky, trong bài Diễn Văn Nobel của ông.
*

Salvation or Ruin?

Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Mô phỏng Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.

NQT

(1) Về chi tiết cắm cờ, xin xem bài viết “Còn Lại Gì”, của Phạm Thị Hoài, trên talawas.
Cái tít bài viết, khi được dịch sang tiếng Anh, biến thành “Cái Còn Lại”, What Remains, không đúng tinh thần của nguyên văn tiếng Việt, theo tôi. NQT





Yann Martel met fin à sa correspondance avec Stephen Harper

Yann Martel chấm dứt cái vụ gửi sách cho Stephen Harper thủ tướng Canada.

Ngưng ở con số 100, vì đây là 1 con số đẹp, và tôi còn việc khác để làm, như YM cho biết. Vả chăng, ngài thủ tướng chưa hề trả lời v/v gửi sách. Nhân viên của ông, tất nhiên, có viết thư cám ơn, đã nhận, tất cả là 7 lần.
Trên TV có giới thiệu vài cuốn trong số những cuốn nhà văn gửi thủ trướng của ông, đề nghị đọc. Trong đó, có cuốn GNV này rất mê, từ hồi mới đọc sách, Sa Mạc Tác Ta, nếu GNV này nhớ không lầm. Hay Buồn ơi chào mi, của Sagan, Hóa Thân của Kafka, Giả Tưởng của Borges [chê]…

BOOK 49:
THE OLD MAN AND THE SEA
BY ERNEST HEMINGWAY

February 16, 2009
To Stephen Harper,
Prime Minister of Canada,
From a Canadian writer,
With best wishes,
Yann Martel 

Dear Mr. Harper,

The famous Ernest Hemingway. The Old Man and the Sea is one of those works of literature that most everyone has heard of, even those who haven't read it. Despite its brevity 127 pages in the well-spaced edition I am sending you it's had a lasting effect on English literature, as has Hemingway's work in general. I'd say that his short stories, gathered in the collections In Our Time, Men without Women and Winner Take Nothing, among others, are his greatest achievement and above all, the story "Big Two-Hearted River" but his novels The Sun Also Rises, A Farewell to Arms and For Whom the Bell Tolls are more widely read.
    The greatness of Hemingway lies not so much in what he said as how he said it. He took the English language and wrote it in a way that no one had written it before. If you compare Hemingway, who was born in 1899, and Henry James, who died in 1916, that overlap of seventeen years seems astonishing, so contrasting are their styles. With James, truth, verisimilitude, realism, whatever you want to call it, is achieved by a baroque abundance of language. Hemingway's style is the exact opposite. He stripped the language of ornamentation, prescribing adjectives and adverbs to his prose the way a careful doctor would prescribe pills to a hypochondriac. The result was prose of revolutionary terseness, with a cadence, vigor and elemental simplicity that bring to mind a much older text: the Bible.
    That combination is not fortuitous. Hemingway was well versed in biblical language and imagery and The Old Man and the Sea can be read as a Christian allegory, though I wouldn't call it a religious work, certainly not in the way the book I sent you two weeks ago, Gilead, is. Rather, Hemingway uses Christ's passage on Earth in a secular way to explore the meaning of human suffering. "Grace under pressure" was the formulation Hemingway offered when he was asked what he meant by "guts" in describing the grit shown by many of his characters. Another way of putting that would be the achieving of victory through defeat, which matches more deeply, I think, the Christ-like odyssey of Santiago, the old man of the title. For concerning Christ, that was the Apostle Paul's momentous insight (some would call it God's gift): the possibility of triumph, of salvation, in the very midst of ruination. It's a message, a belief that transforms the human experience entirely. Career failures, family disasters, accidents, disease, old age-these human experiences that might otherwise be tragically final instead become threshold events.
    As I was thinking about Santiago and his epic encounter with the great marlin, I wondered whether there was any political dimension to his story. I came to the conclusion that there isn't. In politics, victory comes through victory and defeat only brings defeat. The message of Hemingway's poor Cuban fisherman is purely personal, addressing the individual in each one of us and not the roles we might take on. Despite its vast exterior setting, The Old Man and the Sea is an intimate work of the soul. And so I wish upon you what I wish upon all of us: that our return from the high seas be as dignified as Santiago's.
Yours truly, Yann Martel

ERNEST HEMINGWAY (I899-1961) was an American journalist, novelist and short story writer. He is internationally acclaimed for his works The Sun Also Rises, A Farewell to Arms, For Whom the Bell Toll and his Pulitzer Prize-winning novella, The Old Man and the Sea.
Hemingway's writing style is characteristically straightforward and understated, featuring tightly constructed prose. He drove an ambulance in World War I, and was a key figure in the circle of expatriate-artists and writers in Paris in the 1920s known as the "Lost Generation.” Hemingway won the Nobel Prize in Literature in 1954.
NKTV

Thật tình cờ, Gấu đọc bài viết của Thầy Cuốc, cùng lúc, đọc Yann Martel, tác giả ‘Life of Pi’, và bài viết của ông về ‘Ngư Ông Và Biển Cả’, và bèn nhớ đến câu phán để đời của Bố Già Hemingway: Con người có thể bị hủy diệt, [như một Miền Nam đã từng bị huỷ diệt], nhưng không thể bị gục ngã [defeated, bị đánh bại, thất trận…], và cũng không thể bị… ô nhục, tất nhiên!

Vì ô nhục còn khốn nạn hơn cả gục ngã!

Martel gọi cái sự không thể bị gục ngã này, là ân sủng dưới sức ép, ‘grace under pressure’, và vì cái từ ân sủng này, có thể, mà ông viết, cách viết của Hemingway đưa chúng ta tới cội nguồn của nó, là.. Thánh Kinh!

Bài viết, đúng ra là cái thư gửi Ngài Thủ Tướng Candada, đề nghị Ngài nên đọc một số tác phẩm, trong có Ngư Ông, ngắn, post ra đây, và nhân đó, lèm bèm tiếp, lèm bèm mãi...

The Old Man and the Sea is an intimate work of the soul. And so I wish upon you what I wish upon all of us: that our return from the high seas be as dignified as Santiago's.
Yours truly,
Yann Martel

Đây là câu chúc tuyệt vời nhất của tác giả Life of Pi, gửi tới chúng ta, những đấng Mít hải ngoại, đang 'vô tri', muốn bò về xin VC tí 'tri tri':
Ngư Ông và Biển Cả của Hemingway là một tác phẩm thầm kín của tâm hồn. Và như vậy tôi cầu chúc thủ trưởng điều mà tôi cầu chúc tất cả chúng ta: rằng cái chuyện trở về từ biển cao kia thì cũng bảnh tỏng như là của Santiago: mang được cái bộ xương của kẻ thù về cùng với mình!

*


*

Good Manners in the Age of WikiLeaks

Slavoj Žižek



Sự thực, như đã trình bày ở trên, sự có mặt của tạp chí Sáng Tạo, một dấu mốc quan trọng của 20 năm văn học miền Nam, chỉ là một tình cờ. Như bất cứ một tình cờ nào khác trong dòng sống.
Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.
Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.
Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

Nguồn DTL.com

Ông bạn thi sỡi Du Tử Lê này, thú thực, đúng thứ ngây thơ cụ. Cái chuyện Xịa tài trợ làm tờ Sáng Tạo, thì rõ như ban ngày, nhưng những ông như Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền, và có thể cả Mai Thảo, khi ngửa tay nhận tiền, cũng không hề biết đó là tiền của Xịa.
Đây là trường hợp đã xẩy ra cho rất nhiều tờ báo rất uy tín, với không biết bao nhiêu là nhà văn nhà thơ Tây Phương, toàn những thứ hách xì xằng, cộng tác, không ai biết, tờ báo do Xịa chi tiền!
Người phịa ra mặt trận chống tư bản, chống phát xít trước, hướng về cái nôi Cách Mạng là Điện Cẩm Linh, là Ilya Ehrenburg.  Trên TV có giới thiệu.
Koestler, nhân đó, mới đề nghị Mẽo mở ra Mặt Trận Bảo Vệ Văn Hóa Tự Do, nhưng sau ông cũng bị Mẽo đá đít. Vụ này lý thú lắm, để thủng thẳng, Gấu trình bày tài liệu, dẫn chứng..  sau!

Tờ HL cũng có đóng góp của Xịa đấy, và của cả VC nữa, đấy. Còn KT đó, thử hỏi anh ta thì biết! Hỏi NT, hay NMG, cũng được. Vụ này, GNV nghe qua NMG, hình như cũng đã lèm bèm trên TV rồi. NTV hỏi lại KT, xừ luỷ xác nhận có. Tờ TC cũng được đưa đề nghị, nhưng một tay trong tòa soạn, [không phải NTV mà là TDT], từ chối, không nhận. Tiền VC tài trợ HL, là danh sách độc giả dài hạn, do đám bỏ chạy bợ đít VC đóng góp.

Người "sáng tạo" ra cái ý nghĩ dùng tiền Xịa nuôi báo văn nghệ, không hề đòi hỏi, mi phải chống Cộng, chỉ cần viết thứ văn chương ra văn chương [thế là chống Cộng rồi] là me xừ Koestler.
Đây nè, ông ta đang nói chuyện bữa khánh thành cái cơ quan, mà sau này, chi tiền luôn cho cả VP làm bộ VHMN, lẽ dĩ nhiên là dưới 1 cái ô dù khác, nhưng vẫn là đô la Mẽo!

Ngay cả quỹ WJC gì gì đó, chi tiền cho VC viết văn hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bộ mặt lưu vong Mít, theo 1 nghĩa nào đó, là cũng tiền Xịa, nếu chúng ta hiểu đúng đắn ý tưởng của Koestler, khi đề nghị Mẽo mở ra cái gọi là Hội Nghị vì Tự Do Văn Hoá.
Czeslaw Milosz, thi sĩ, Nobel văn chương, cũng rất rành vụ này. Ông đã từng bốc phét, dư sức viết cả 1 cuốn sách về đề tài này, nhưng đếch thèm viết. Trên TV cũng có nhắc tới, để thủng thẳng, tìm coi nó ở đâu!

*

Cái vụ ra đời của HL cũng ly kỳ và ‘cần thiết’ y chang cái vụ Koestler đẻ ra Hội nghị Văn hóa Tự Do [1950]. Số là, lúc đó, Đảng ta quá cần 1 tờ báo của phe ta, ở hải ngoại, mà phải 1 tên Ngụy, thứ thiệt, làm chủ thì mới ăn khách. Vớ được ngay ông KT, còn gì bằng, lính Ngụy thứ thiệt, ba gai ba ghiếc chẳng sợ thằng nào hết. Thế là Đảng ra lệnh cho Vịt Kìu iêu nước giúp nó 1 tay, tao ra mặt không tiện! Nhưng, Xịa cũng có ý nghĩ đó, mạt cưa mướp đắng gặp nhau là vậy. Thế là cũng vẫy vẫy KT, đến đây tao chi cho tí tiền.

Khổ 1 nỗi, Đảng không khứng chuyện bắt cá hai tay như vậy. Và anh Xịa thì cũng không tin KT làm nên trò trống gì [dân lính tráng i tờ rít biết gì về văn chương, mấy anh Xịa chắc nghĩ thế], thế là bèn cho 1 tên agent qua VN thăm thú tình hình, coi tờ HL có về được trong nước hay không. Bị ngay VC tóm, chụp hình hồ sơ tài liệu, rồi thả. Đến khi NT về gặp ông em lo xb Đất Tầu Đất Ta, bị anh cớm VC tóm, đưa cho coi hồ sơ nhận tiền Xịa, và ra lệnh, đừng có về nữa, không, tao bắt luôn, chứ không đá đít ra khỏi cửa khẩu như Thầy Cuốc.
NT đâu có dám về nữa!
Hà, hà!

Hội nghị vì Tự do Văn hóa

Đọc đầu vào [input] Congrès, pour la Liberté de la Culture, trong cuốn Milosz's ABC's làm Hai Lúa nhớ tới vụ MT nhận tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo.

Về cái vụ Hội nghị này, tôi [Milosz] có thể viết cả một cuốn sách, nhưng viết làm đếch gì. Nói cho cùng, có hàng đống sách viết về cái gọi là "diễn biến hòa bình" [cập nhật hóa cụm từ "liberal conspiracy": "âm mưu tự do"], như nó được gọi. Một giai đoạn quan trọng trong Chiến Tranh Lạnh.

Vấn đề là như thế này, Nữu Ước thì quá ưa, và quá ư, Mác xịt, trước khi cuộc chiến xẩy ra, và ở trong cái thành phố đó, hai băng đảng Trốt kít và Xì ta lin nít, gặp nhau là ăn tươi nuốt sống lẫn nhau [Milosz: eating each other].

[Hai Lúa không hiểu, tình trạng có giống như Sài Gòn hồi trước Cách Mạng không].

Khi cuộc chiến bùng nổ, tình báo Mẽo, OSS [The Office of Strategic Services], bèn muớn một đám tả phái ở Nữu Ước, của cái gọi là NCL, hay Tả nhưng đếch phải CS [Non-Communist Left]. Họ hiểu rất rõ sự quan trọng của ý thức hệ, đặc biệt là ở Âu Châu, nơi bất cứ một cái đầu nào kha khá một chút, là dính bả Cộng Sản. 

[Hai Lúa lại nhớ tới miền nam Việt Nam, những ngày 1954, ngoài cái đám di cư ra, còn thì đều là mê... miền bắc. Hai Lúa cũng đã có lần kể chuyện, vô nam, còn là thằng con nít, tới trình diện ông chú, Ông Th. Ông 'chưởi': Nước nhà độc lập rồi dzô đây làm gì?, trong Gòa không Goà không, và Tên Của Cuộc Chiến

Sau đó OSS đổi thành CIA, và lập tức tiến hành cuộc chiến "phản-ý thức hệ", tức Chống Cộng. Nhưng người đẻ ra cái ý nghĩ, thành lập một hội nghị Chống Cộng ở Tây Bá Linh vào năm 1950, là Arthur Koestler. Ông đã từng là một viên chức Cộng Sản, trong cái chuồng nổi tiếng Willi Munzenberg, vào thập niên 1930. Koestler làm việc cho trung tâm này. Bây giờ, ở Paris, sau khi cắt bào đoạn nghĩa với Đảng, ông mơ màng tưởng tượng làm sao thành lập được một cái đảng cũng giông giống như Đảng Cộng Sản, nhưng là vì lý tưởng tự do. Một trung tâm ý thức hệ tự do, đại khái dzậy. Mấy tay như Melvin Lasky và những tay ở New York khác đã hỗ trợ ông. Sau hội nghị Berlin, có quyết định là sẽ lấy Paris là nơi đặt đại bản doanh. Và một cái tên Tây nữa chứ, cho phải phép. Thế là ra lò cái tên Hội nghị vì Tự do Văn hóa.

Như thế, cái gọi là Đại hội này, là một tác phẩm đã kinh qua những giai đoạn ý thức hệ Mác xít, Xét lại, và Trốt kít. Chỉ những đầu óc đã kinh qua cả mấy cái lò đó, thì mới hiểu ra được sự nguy hiểm của một hệ thống Xì Ta Lìn Nịt, bởi vì chỉ có họ, những con người độc nhất ở phương Tây, mong ước cái chuyện vá trời, là Chống Cộng, vào thời kỳ đó, ở Tây Phương.

Nói ngắn gọn, chủ yếu là giới trí thức Do Thái  ở Nữu Ước đã thành lập ra cái gọi là Hội nghị.  Jozef Czapski và Jerzy Giedroyc thì đã tham dự ngay từ hội nghị Berlin. Đó là lý do tại sao tôi quen thuộc ngay từ hồi đầu với cả đám.

Vào lúc đó, chẳng ai biết tiền ở đâu ra. Người ta nói, có một số cơ sở thương mại lớn hỗ trợ, và thực sự là vậy. Rồi tới năm 1966, bí mật bật mí, tiền Xịa, và những cơ sở thương mại kia chỉ là bình phong. Vả chăng, cái kiểu đặt đại bản doanh ở Paris, đủ thấy, tiền từ đâu đâu rót xuống. Nhưng khi biết được, Xịa, dân Tây, vốn ghét Mẽo, bèn tẩy chay hoàn toàn.

Ngày nay, nhìn lại, tôi nhận ra một sự thực, cái gọi là âm mưu, xúi  bẩy người ta nếm mùi tự do, the liberal conspiracy, như thế, là rất đáng làm, nên làm, và rất chính đáng.
[Đó cũng là nhận định của một số người Việt về cái chuyện MT lấy tiền Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Có trách ông, là ông làm báo thì ít, mà đi vũ trường, bao gái, thì nhiều!]

Hội nghị trên đúng là một đối lực, chống lại chiến dịch tuyên truyền qua đó, những người Xô Viết mở rộng ảnh hưởng tới mọi xó xỉnh. Hội nghị đã cho xb nhiều tờ báo có giá trị rất cao, bằng những ngôn ngữ chính của Âu Châu: Preuves ở Paris, Encounter ở London, Quadrant ở Úc, Tempo Presente, với một trong chủ biên là Ignazio Silone ở Rome, Der Monat, Đức, Quardernos, Tây Ban Nha. Họ muốn kéo cả Kultura vào cùng một rọ, nhưng Giedroyc, từ chối, mặc dù ông ta quá cần tiền cho tờ báo.

Tôi thì cũng rứa. Tiền thì cũng muốn hít, nhưng đau thì vẫn thấy đau, cứ như gái ngoan ngồi phải cọc!

Lẽ dĩ nhiên, còn nghi ngờ nữa chứ. Tiền có mùi gì kỳ quá hé!

Nói cho cùng, thì cũng tội quá nghèo. Mà mấy ông chủ Mẽo ở Paris hồi đó thì quá giầu. Ngày nay, nghĩ lại, tôi cũng thấy mủi lòng, ấy là nói về thái độ của mình đối với Michael Josselon. Ông chủ chi địa, mọi chuyện đều trông vào ông. 

Tôi thật sự không ưa, cái vẻ tự mãn của ông ta, và nhất là điếu xì gà. Cả đám những ông chủ Mẽo này đều mắc một cái tội là hay quên, nhất là những lỗi lầm của họ. [Thì cái vụ Việt Nam chưa hết đau, nỗi đau hội chứng, hậu hội chứng, thì đã chui đầu vào bẫy Iraq!]. Một trong những lỗi lầm của đám họ, ở Paris hồi đó, là chơi một cái văn phòng hách xì xằng, ở trong một khu đắt tiền nhất Paris, trên Đại lộ Montaigne.

Để chứng tỏ, tuy quen biết, nhưng tôi chẳng có thớ gì, ở trong Hội nghị, là, tôi đã bị từ chối visa nhập cảnh Mẽo. Lỗi đâu phải ở Hội nghị, tuy nhiên....

Một trong những nỗi đau của ông chủ chi địa Josselon, là qua tiền của ông, rất nhiều nhà văn nhà thơ lên hương, thoát ra khỏi lục địa Âu Châu cằn cỗi, nghèo khổ, nhập thiên đàng Mẽo, nhưng ông chủ không làm sao vỗ ngực nói, này, nhờ tao cho mày tiền đó!
*

Người khui ra vụ MT nhận tiền Xịa làm tờ ST, là NS, do thù TTT. Có thể tới lúc đó, TTT mới biết, và do tính của ông, rất ghét chuyện bửn, thế là ông rãn ra, và, cũng hết mẹ nó tiền, do bao gái nhảy nhiều hơn là do làm báo. GNV tin rằng, VP, vì lý do này, khi lấy tiền Mẽo làm bộ VHMN, đã đổi cái tên Mẽo thành cái tên Việt!


Mémoirs
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay

I wish you will have another book...

Tks.

Tôi sẽ dịch tiếp cuốn “Gọi người đã chết”, thay cho lời chúc Tết năm nay.
Cuốn này, ngay khi vừa mới ra được hải ngoại, tôi đã dịch, được 1, 2 chương đầu, rồi lo đi bán bảo hiểm nhân thọ...
Bây giờ nhớ lại những ngày tù Bangkok, nghĩ đến anh bạn tù người Mã Lai nằm kế bên, nhớ tới.... bèn lôi ra dịch tiếp.

*
*

GNV & HPA @ Paris 1999

Tính làm 1 chuyến dối già, mà coi bộ phiêu quá rồi!

Phận lưu vong

*

Cầu Việt Trì, trên sông Hồng, nơi ông cụ Gấu, vào năm 1946, được một đấng học trò làm thịt, xong, thẩy xuống sông, kèm cục đá tổ bố, để cho khỏi nổi lên.

Kurtz des ténèbres [Kurtz của bóng đen]

Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái Lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.

Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

NKTV

*

Cái đồn lúc đó không trơ trụi thùi lụi, chỉ hai cái lô cốt như trên. Chung quanh là trại lính, lính Tây, lính Ta, tức lính Ngụy, tức Việt Gian, tức Bảo Chính Đoàn. Xa chút nữa, là những thửa vườn, ruộng của vợ con lính. Cả 1 khu bề thế.
Chỉ đến khi trở về, hơn  nửa thế kỷ sau đó, nhìn hai cái lô cốt trơ trọi, Gấu mới ngộ ra cái thế yểm bùa của nó. Cái Ác Bắc Kít, bị phù thuỷ Cao Biền, bị danh tướng thiên triều Mã Viện, trấn áp, bao nhiêu đời, [cái này là hiện thực huyền ảo nhe, đừng chửi Gấu, Tây mới cai trị sau này, sao mi dám lần tới thời kỳ lập nước], phải đợi đến ngày 30 Tháng Tư 1975, mới thoát ra được, và gây họa cho giống Mít, đúng như nhà thơ ông anh tiên đoán: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này!

Khủng khiếp thật.

Thảo nào Thảo Trường gật gù, mi về chụp cái hình “cột đồng Mã Viện”, qua Việt Trì đốt nén hương cho ông cụ mi, xong, là đi, chẳng cần phải về nữa!
*

THE LASTING POWER OF "HEART OF DARKNESS"

Joseph Conrad's slim novel may be the single most influential hundred pages of the 20th century, writes Robert Butler in his latest Going Green column ...

From INTELLIGENT LIFE Magazine, Winter 2010

It was a beautiful moment in 1887 when a veterinary surgeon in Northern Ireland invented a new kind of tyre, to smooth out the bumps when his son was on his tricycle. Within ten years John Dunlop’s pneumatic tyre—inflated canvas tubes, bonded with liquid rubber—had become so successful that the American civil-rights leader Susan B. Anthony could claim, “The bicycle has done more for the emancipation of women than anything else in the world.”

The invention didn’t free everyone. The raw material for the pneumatic tubes came from the rubber vines of the Congo, and the demand for rubber only deepened the damage that had been inflicted in that region by the demand for ivory. A century later, the pattern hadn’t entirely changed: the coltan required for mobile phones comes from the same area, where war has claimed millions of lives over the past 12 years.

Our awareness of the shadowy stories of supply and demand also goes back to one man, a contemporary of Dunlop’s. Between June and December 1890, a 32-year-old unmarried Polish sailor called Konrad Korzeniowski made a 1,000-mile trip up the Congo for an ivory-trading company on a paddleboat steamer called Roi des Belges. It took him nine years to find a way to write about what he saw. Joseph Conrad’s “Heart of Darkness” is a story within a story, which starts with five men on a boat moored in the Thames, and one of them, Marlow, a veteran seaman and wanderer, telling of a journey up a serpentine river into the centre of Africa, where he meets another ivory trader, Kurtz. Six pages in, Marlow tells the others, “The conquest of the earth, which mostly means the taking it away from those who have a different complexion or slightly flatter noses than ourselves, is not a pretty thing when you look into it too much.”

Published in 1902, “Heart of Darkness” had an immediate political impact—it was widely cited by the Congo Reform Movement—but it wasn’t an instant classic. Twenty years later, T.S. Eliot wanted to choose a quotation from it for “The Waste Land”, but his colleague Ezra Pound dissuaded him: “I doubt if Conrad is weighty enough to stand the citation.” Three years after that, Eliot chose another line from the novella as one of the epigraphs for “The Hollow Men”. (“Mistah Kurtz—he dead.”) “Heart of Darkness” had become part of the cultural landscape. In 1938 Orson Welles adapted it for a Mercury Theatre live radio production. He went on to write a screenplay in which he planned—with Wellesian gusto—to play both Marlow and Kurtz. He couldn’t get the movie made and was forced to move on to a project about a media mogul called Charles Foster Kane.

In the late 1970s, Francis Ford Coppola took “Heart of Darkness” and transplanted it to Vietnam as “Apocalypse Now”, with Martin Sheen as Captain Willard, the Marlow character, a special-operations officer, sent on a mission to “terminate…with extreme prejudice” the life of the deranged Captain Kurtz, played by Marlon Brando. In this version the Mekong River becomes the Congo. The irony was hard to miss: just as Britain, once colonised by the Romans (“1,900 years ago—the other day”, writes Conrad), had become an imperial power, so had the United States, once colonised by the British, now become one too. With the success of the movie, the novella’s place on the campus syllabus was assured. “Apocalypse Now” launched a thousand sophomore essays comparing and contrasting the book and the movie.

And now “Heart of Darkness” is a graphic novel by Catherine Anyango, with the ivory domino pieces—lightly touched on by Conrad in the opening pages—looming in the foreground of the opening drawings. The theme of traceability, where things come from and the journey that they take, is vividly dramatised. It’s a story for today. One day in June last year, Jeff Swartz, CEO of the leisurewear company Timberland, woke up to find the first of 65,000 angry e-mails in his inbox. These were responses to a Greenpeace campaign that said Brazilian cattle farmers were clear-cutting forests for cattle and the leather from the cattle was going into Timberland shoes. Swartz has written up his experience for the Harvard Business Review. His first action, he says, was to admit that he didn’t know where the leather came from. It wasn’t a question he had asked.

As “Heart of Darkness” has moved from one medium to another, it has made a good claim to be the single most influential hundred pages of the 20th century. If you consider its central theme—how one half of the world consumes resources at the expense of the other half—it’s easy to see its relevance becoming even greater. Only the resources will no longer be ivory for piano keys, or rubber for bicycle tyres.

Conrad’s artistic challenge was to make the world he saw visible to others. It’s a political challenge too. Sometimes writers reveal a hidden situation, sometimes campaigners do, and sometimes it’s just an accident. Few of us had much idea about the conditions in which copper is mined—everyday copper for plumbing, electrics, saucepans and coins—before 33 Chilean miners found themselves trapped 2,000 feet underground. 
  

Robert Butler is a former theatre critic. He blogs on the arts and the environment at the Ashden Directory, which he edits. Picture Credit: Gastev (via Flickr).

Ideas  GOING GREEN  Intelligence  winter 2010
*

how one half of the world consumes resources at the expense of the other half:

Câu trên chôm và áp dụng vào xứ Mít, được: Bằng cách nào anh Yankee mũi tẹt, tức nửa nước Mít phía Bắc, 'tiêu thụ', thằng em Nam Bộ, tức nửa nước Mít phía Nam.
Đọc bài điểm sách trên, thì ngộ ra 1 điều, lịch sử nhân loại, và cùng với nó, là lịch sử văn học thế giới, hoá ra chỉ qui về… hai cuốn truyện: Trái Tim của Bóng Đen, một nửa thế giới tiêu thụ tài nguyên của 1 nửa thế giới còn lại; Bóng Đêm giữa Ban Ngày, 1 nửa nhân loại và sau đó, toàn thể nhân loại, thoát họa Quỉ Đỏ.
Khi viết Bếp Lửa, TTT không hề nghĩ rằng, cuốn sách của ông là cũng nằm trong truyền thống trên.

Bởi vì nó cũng thuật câu chuyện một nửa nước Mít làm thịt một nửa nước Mít.

“The conquest of the earth, which mostly means the taking it away from those who have a different complexion or slightly flatter noses than ourselves, is not a pretty thing when you look into it too much.”
Published in 1902, “Heart of Darkness” had an immediate political impact…

Cuộc chinh phục Miền Nam, nghĩa là cuộc làm thịt đám Ngụy, thì không bị được đẹp cho lắm, nếu nhìn thật gần, và nhìn thật ‘nâu’ [‘lâu’, đọc giọng Bắc ], và thật nhiều…
Xb vào năm 1954, BL lập tức trở thành một cú chính trị ‘đéo phải đạo’ [dám gọi cái chuyện đi lên chiến khu, vô rừng, theo Chiến Kháng, "cũng là 1 thứ đánh đĩ"!]….

*

“Voilà soixante ans que j'essaie, la nuit, de me rappeler les objets du camp. Ce sont les affaires de mon bagage de nuit. Depuis mon retour du camp, la nuit d'insomnie est une valise en peau noire que j'ai dans le front. Mais, depuis soixante ans, je ne sais toujours pas si j'ai des insomnies parce que j'essaie de me rappeler des objets ou si, à l'inverse, je me bagarre avec eux, ne pouvant fermer l'œil.” Ainsi parle la bouche d'ombre, Léopold Auberg, le héros du nouveau roman de Herta Müller. Léopold a 17 ans en 1945. Il appartient à la population germanophone de la Transylvanie, région de Roumanie. Léopold est le double fictif d'un vieil ami de Herta Müller, et un écrivain oulipien allemand décédé en 2006. Oskar Pastior fut envoyé au goulag par les Russes, à la fin de la Seconde Guerre mondiale. C'est avec lui et à quatre mains que la romancière, prix Nobel 2009, devait écrire La Bascule du souffle. Du témoignage de son ami, elle a fait un roman, à la première personne du singulier. Un roman qui fait partie de ces livres qu'on préférerait ne pas ouvrir. On croit qu'ils vont nous fredonner une macabre antienne; on croit, perversement, à la « rengaine» de ladite « littérature des camps ». Et l'on lit un récit qui fore la réalité de part en part, une sorte de « carnet du sous-sol ».
 La Bascule du souffle nous force à lire lentement. À relire. Rien de bien compliqué en apparence; il faut s'accoutumer pourtant à la dislocation du réel qui morcelle la narration en courts chapitres, en veilles et en souvenirs, en méditations et en observations, en portraits et en anecdotes. Fragments du miroir brisé de soi qui échappent au temps, dans une latence difficile à suppporter. Non, l'écriture de Herta Müller n'est pas poétique, et encore moins onirique. Elle ne fait pas rêver, encore moins s'évader. Rire, parfois. Mais elle ne transscende aucun enfer par une hypothétique magie des mots, même quand Léopold répond à son kapo, qui lui demande « Comment c'est, chez vous, au sous-sol?" : « C'est charmant, chaque tranche de travail est une œuvre d'art. » Imagée, cette écriture l'est; non pas en raison d'éventuelles - et rares - métaphores, mais d'une certaine myopie obsessionnelle.
Si la « nuit d'insomnie" est une « valise en peau noire", ce n'est pas par un effet d'imagination, mais de délire: elle ne fait que réitérer le départ au petit jour et la déportation qui s'ensuivit. Faire sa valise. La valise, d'un coup, occupe le champ de vision du texte. Elle devient le symptôme lancinant du « grand voyage" de Léopold. D'autres images prennent tour à tour le dessus, comme celle de l'amas de poux qui vient contaminer l'apparition de certains aliments, ou celle des chaussettes de laine blanches. Dans l'univers de la romancière, les objets menacent à tout moment d'être éternels. L’auteur aux yeux écarquillés - comme grand ouverts sur une vision de cauchemar - racontait cette angoisse dans l'une de ses deux conférences données à Paris à la mi-octobre: “Quand on est face à la peur de la mort, les objets peuvent prendre des proportions monstrueuses. Qui me dit que ce verre d'eau, posé là sur la table, ne va pas vivre cinq cents ans?” Dans cerrtains de ses précédents livres, comme Le renard était déjà le chasseur, l'effet de loupe pouvait paraître étrange et dérangeant. Les objets inanimés, les animaux, les fruits, venaient créer une inquiétante fanntasmagorie du quotidien sous la dictature. Mais, dans le contexte de l'univers carcéral du camp de concentration, cela prend tout son sens. Quand les objets font cruellement défaut, même les plus menus deviennent des bourreaux ou des trésors. Ainsi du mouchoir offert au prisonnier par une vieille femme russe, évocaation qui tissait déjà la trame de l'émouvant discours de réception du prix Nobel de Herta Müller (1). Ces objets ne sont pas des symboles ou des allégories, mais les derniers résidus d'un sens en fuite.
Il n'est pas jusqu'aux mots qui ne soient réquisitionnnés pour servir de matière brute: si la romancière emploie les capitales d'imprimerie, c'est bien pour les muter en objets, dans cet univers de famine où règne l'équation “1 pelletée = 1 gramme de pain”. Là où les mots ne collent plus aux choses, ils deviennent eux-mêmes choses parmi les choses. Et prennent la consistance du charbon, de la faim, du désir.
Le magnétisme de l'œuvre de Herta Müller tient à ce saisissant effet d'optique, qui fournit dans La Bascule du souffle des renversements terrifiants. Ainsi, le héros revenu au bercail devient à son tour un objet pour le petit frère conçu en son absence. Ainsi la scène de danse finale, époustouflante, dans laquelle le héros répète la tradition du tango au camp, avec de bien singuliers partenaires : le réveil, les clés, la théière. Car, le plus insoutenable, finalement, c'est ce retour parmi les “gavés du pays natal”. Comment s'étonner, dès lors, du constat de l'irrémédiable solitude du héros qui se met à consigner son histoire sur le papier, à l'instar de l'écrivain: “C'était un grand fiasco intérieur d'être désormais en liberté, irrévocablement seul, et le faux témoin de moi-même. J'ai caché mes trois grands cahiers à carreaux dans ma nouvelle valise en bois.”+

(1) Le discours de réception débute par la question que sa mère lui posait tous les matins: «Tu as un mouchoir?» 

Extrait

Raconter des recettes, c'est tout un art, plus délicat que celui de raconter une histoire drôle. Le bon mot doit porter juste, même s'il n'est pas amusant. Quand la recette commence par PRENEZ, c'est déjà le fin mot de l'histoire, vu qu'ici, au camp, on n'a rien. Mais ce bon mot, on évite de le prononcer. Les recettes sont les histoires drôles de l'ange de la faim.

La Bascule du souffle, Herta Müller

Hồi ký viết dưới hầm, mới

“Đã từ 60 năm tôi cố gắng, vào ban đêm, nhớ lại những đồ vật của trại tù. Đó là hành trang đêm của tôi. Từ khi trở về từ trại tù, đêm mất ngủ là một cái rương bằng da đen ở trước tôi. Nhưng, cũng 60 năm, tôi không hiểu tôi mất ngủ là bởi vì tôi cố gắng nhớ lại những đồ vật, hay là ngược lại, tôi hục hặc với chúng nên không thể nhắm mắt”.

“Khi con người đối diện với nỗi sợ chết, những đồ vật có thể có những tỷ lệ khủng khiếp. Ai nói với tôi, cái ly nước để ở trên bàn, sẽ không sống năm trăm năm?

*

**

Ở Pháp, một số quán cà phê như Les Deux Magots, Café de Flore và Brasserie Lipp ở khu St-Germain-des-Prés, Paris có thời từng là những nơi gặp gỡ thường xuyên, gần như mỗi ngày, của những tên tuổi lớn như Paul Verlaine, Oscar Wilde, Guillaume Appolinaire, Paul Eluard, André Gide, Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoire, v.v... Họ đến đó, mỗi buổi sáng, để viết; và nhiều hơn, để gặp gỡ và tán dóc với bạn bè văn nghệ.
 NHQ

Beauvoir, không có chữ "e", dù em là ‘bướm’, thưa Thầy Cuốc!
Apollinaire, Thầy viết thừa chữ ‘p’, thiếu chữ "lờ"!

Hơn nữa giang sơn nào, anh hùng đó, Thầy Cuốc ơi, Thầy kể ‘linh tinh’ như thế, mất hết lý thú!
Thí dụ, những chi tiết trong hình mà chẳng là những giai thoại sao?
Sartre ngồi Le Flore 4 năm, viết xong Những nẻo đường tự do, “em” của Sartre, viết Máu người khác cũng ở đó, dến ngay tay bồi bàn cũng đi vô văn học sử!

Quán này trở thành Tổng Hành Dinh của nhóm, thời gian Pháp bị Đức chiếm đóng. Tha hồ viết, đến nỗi “Chàng” phán: “Chưa bao giờ chúng tớ tự do như khi bị Đức chiếm đóng!” ["Jamais nous n’avons été PLUS LIBRES que sous l'OCCUPATION allemande!”]

Ui chao lại nhớ thời Sài Gòn bị Yankee mũi lõ “chiếm đóng”! GNV phải đi làm bồi cho tụi chúng. Khổ ơi là khổ!
Được giải phóng rồi, sướng quá, phát điên, bỏ chạy xuống biển, làm mồi cho cá!

Note:
Nhanh thật.
Mới coi Hậu Vệ, thấy Thầy Cuốc đã sửa hai cái lỗi trên, nhưng không thấy cám ơn GNV!
Y chang cái em gì gì bên DM!

Trên VOA, thấy còn nguyên hai cục sạn trên.

Cái tên của 1 tác giả, là rất quan trọng; viết sai, là tỏ ra thiếu kính trọng, chưa nói chuyện khác. Vào thời Google, còn cho thấy sự cẩu thả. Chỉ cần gõ 1 cú, vậy mà cũng không làm được, làm sao độc giả tin cậy bài viết?

GNV không tin những người được nêu tên, ‘lõ hay tẹt’, đều cảm thấy hài lòng! GNV qua Cali thăm bạn cũng nhiều phen, ngồi với nhiều đấng, mà đâu dám nhắc tới ai, vì chưa chắc họ đã khoái được nêu tên trên báo, theo cái kiểu điểm danh của Thầy Cuốc!
Đúng là Càn Long du Giang Nam, quan chức nào cũng phải bệ kiến!
Càn Long không có tính quảng cáo cho một tờ lá cải nào, nhưng lại ghé diễn đàn Bến Nghé ngày nay, thí dụ!
Chỉ để du lịch thôi, và CL rất thích cái không khí của những diễn đàn như thế!

*
*

Nữ văn sĩ Thảo Trần @ Les Deux Magots, 1999


*

@ KT's, 1999

*
Mémoirs

**

Bởi vì tớ mất cơ may chết vô danh cho nên đành lâu lâu tự thổi mình, sống đếch ai hiểu tớ!
Ui chao lại nhớ câu của Hegel, khi chết than, cả đời tớ, chẳng có ai hiểu, duy chỉ 1 đấng học trò, và, quay qua tên đệ tử mắt sáng rỡ, nhưng, tội thay, hắn lại hiểu sai!

Trong bài viết về Bếp Lửa của TTT, từ năm 1973, GNV này đã phán, ông, do loay hoay hì hục viết đi viết lại mãi, chỉ 1 cuốn BL, mà bỏ lỡ 1 cuộc cách mạng, y chang Sartre, với cuốn La Nausée!
Sartre suốt đời mê làm cách mạng, nhưng khi cờ đến tay, thì lại bỏ lỡ: cuộc cách mạng văn học của Tây, sau Sartre, bắt đầu từ La Nausée.
Phải đến khi về già, Sartre mới nhận ra điều này, và thú nhận, tất cả những tác phẩm đầu đời của ông, chỉ còn lại… La Nausée!
Nhưng bảnh nhất, phải là truyện ngắn Bức Tường, Le Mur. Koestler coi đây là 1 tuyệt tác viết về cuộc chiến Tây Ban Nha.
Truyện này, thú vị nhất, là được 1 giáo sư, triết gia số 1 Mít thuổng, nghĩa là, viết lại, y chang, và cho đăng trên tờ báo VH của NMG!
*

LE ROMANCIER PHÉNOMÉNOLOGUE
Tiểu thuyết gia hiện tượng học

C'est malgré tout dans La Nausée, journal de bord d'« une épave sans mémoire», qu'on trouve sans doute les motifs littéraires les plus marqués philosophiquement. Sans être un roman à thèse, La Nausée est bien une fiction à visée métaphyysique. Sartre ne s'en cache pas : «Je voulais que la philosophie à laquelle je croyais, les vérités que j'atteindrais s'expriment dans mon roman ... » (Carnets de la drôle de guerre).

Mais ce ne sont toutefois pas les thèmes que Sartre « évoque» dans ses romans qui sont le plus significatifs. Ce n'est pas non plus le fait qu'il prête à son héros des intuitions qui préfigurent un certain nombre des développements de L'Etre et le Néant (l'angoisse, !a nausée, l'ennui), ni que l'univers, le «Monde tout nu», lui apparaisse dans son absurde, «effrayante et obscène nudité». C'est bien davantage la manière dont le romancier saisit les choses dans leur mode propre de se manifester.

C'est là que la technique romanesque sartrienne s'apparente à la méthode phénoménologique. Car, pour Sartre, toujours très conscient des procédés des écrivains, qu'il lui arrive de plagier ou de parodier avec une virtuosité sans égale, «une techhnique romanesque renvoie toujours à la métaphysique du romancier» (Situations I). Les situations, dans lesquelles s'ajointent inextricablement les choses et les êtres, sont ainsi vues à travers les postures et les gestes des personnages, et cela sans faire appel à leurs sentiments ou à leur intériorité. C'est

une phénoménologie en situation qui ne tend pas à la description objective, si par objectif on suppose un Narrateur omniscient qui saurait tout le secret des personnages et des situations. Sartre s'efforce, à la manière de Dos Passos, de faire en sorte que le lecteur n'en sache jamais plus que les personnages sur ce qui se passe....
Jean Montenot
*

Những câu phán để đời của Sartre: 

«L'HOMME est une PASSION INUTILE.»
Con người là 1 đam mê vô ích

Cette formule de L'Etre et le Néant doit sa célébrité au fait qu'elle tranche avec la terminologie technique de mise '" dans le livre de 1943. Sartre la jugera, d'ailleurs, plus tard, un peu trop littéraire! En tout état de cause, il faut la resituer dans son contexte: «Toute réalité-humaine est une passion, en ce qu'elle projette de se perdre pour fonder l'être et constituer du même coup l'en-soi qui échappe à la contingence en étant son propre fondement [ ... ]. Ainsi la passion de l'homme est l'inverse de celle du Christ, car l'homme se perd en tant qu'homme pour que Dieu naisse. Mais l'idée de Dieu est contradictoire et nous nous perdons en vain; l'homme est une passion inutile. » CQFD. 

«ABATTRE UN EUROPÉEN c'est faire d'une pierre deux coups, supprimer en même temps un OPPRESSEUR et un OPPRIMÉ: restent un homme mort et un homme libre.»
Làm thịt 1 tên Âu Châu, là bắn 1 một mũi tên chết 2 con chim

Lue aujourd'hui, cette phrase de Sartre, proférée dans la préface aux Damnés de la terre (voir p. 58), fait froid dans le dos. Prononcée dans le cadre de la lutte contre le colonialisme - cause qu'épousa Sartre dans les années 1950 -, elle pose la question, qui était déjà celle de la polémique avec Camus, du degré de violence qu'on est prêt à accepter au nom de l'exigence d'émancipation, qu'elle soit anticoloniale ou révolutionnaire. La «violence irrépressible» de Frantz Fanon est celle de «l'homme se recomposant », Ainsi, «le colonisé se guérit de la névrose coloniale en chassant le colon par les armes », et «l'arme d'un combattant, c'est son humanité ». Sartre rêvait sans doute les yeux ouverts lorsqu'il écrivit qu'avec «le dernier colon tué, rembarqué ou assimilé, l'espèce minoritaire disparaît, cédant la place à la fraternité socialiste ». 

«Du moment que je dis la DROITE, pour moi ça veut dire des SALAUDS.» 

Propos un peu raide de L'Espoir maintenant. En fait, Sartre s'en prend surtout à la gauche qui a tout lâché, perdu repères et principes, et qui laisse triompher une droite misérable. Il s'agirait de retrouver de «vrais principes à la gauche». Le salaud est une figure classique de la pensée sartrienne, il désigne celui qui a toujours de bonnes raisons de fuir sa liberté: «Les uns qui se cacheront, par l'esprit de sérieux ou par des excuses déterministes, leur liberté totale, je les appellerai lâches; les autres qui essaieront de montrer que leur existence est nécessaire, alors qu'elle est la contingence même de l'apparition de l'homme sur la terre, je les appellerai des salauds. » (L'existentialisme est un humanisme.)

« La liberté de CRITIQUE est totale en URSS.»

Titre du premier article de Libération, en juillet 1954, au retour de son périple dans la patrie du socialisme. Les propos sont dignes de ceux de Romain Rolland déclarant en pleine collectivisation forcée, qui se traduit dans les années 1930 par la liquidation de centaines de milliers de paysans: «J'ai vu en Union soviétique un élargissement remarquable des droits humains. » Sartre commente, en 1980 (L'Espoir maintenant) : «Romain Rolland n'est pas un penseur remarquable », et reconnaît devant Benny Lévy : «C'est vrai que j'en pensais du bien, moins que tu ne sembles le penser. Mais c'est que je me défendais d'en penser du mal.» Et d'ajouter: «J'ai été très peu compagnon de route, je l'ai été en 51-52, je suis allé en URSS vers 54, et presque tout de suite après, avec les événements de Hongrie, j'ai rompu avec le Parti.» Ce qui ne veut pas dire, bien au contraire, que Sartre a cessé d'être marxiste. 

« L'EXISTENCE précède L'ESSENCE.»

C'est «la» formule célèbre de Sartre. Il tient à la distinguer d'une formule voisine chez Heidegger: «L'existentialisme athée, que je représente, est plus cohérent. Il déclare que si Dieu n'existe pas, il y a au moins un être chez qui l'existence précède l'essence, un être qui existe avant de pouvoir être défini par aucun concept et que cet être c'est l'homme ou, comme dit Heidegger, la réalité humaine. Qu'est-ce que signifie ici que l'existence précède l'essence? Cela signifie que l'homme existe d'abord, se rencontre, surgit dans le monde, et qu'il se définit après. L'homme, tel que le conçoit l'existentialiste, s'il n'est pas définissable, c'est qu'il n'est d'abord rien. Il ne sera qu'ensuite, et il sera tel qu'il se sera fait. Ainsi, il n'y a pas de nature humaine, puisqu'il n'y a pas de Dieu pour la concevoir. L'homme est seulement, non seulement tel qu'il se conçoit, mais tel qu'il se veut, et comme il se conçoit après l'existence, comme il se veut après cet élan vers l'existence; l'homme n'est rien d'autre que ce qu'il se fait.»
 

« Un ANTICOMMUMSTE est un CHIEN, je ne sors pas de là, je n'en sortirai plus jamais.» 

La formule se lit en 1961 dans un texte d'hommage posthume à son alter ego en phénoménologie intitulé: « Merleau-Ponty vivant» (Situations I). Sartre y fait état, dans le passage en question, des raisons qui l'ont poussé à son compagnonnage avec le Parti communiste. La cause occasionnelle fut l'affaire du procès du quartier-maître Henri Martin, sur fond de guerre d'Indochine et de guerre froide. Malgré les injures staliniennes de 1947 - «hyène dactylographe », «rat visqueux », «vipère lubrique" et « putois déliquescent" -, Sartre avait pris son parti. Il serait du côté des communistes. «Ma vision fut transformée [ ... ] après dix ans de ruminations, j'avais atteint le point de rupture et n'avais besoin que d'une chiquenaude. En langage d'Eglise, ce fut une conversion. » Tandis que Merleau-Ponty avait découvert l'horreur du stalinisme, Sartre se découvrait une haine définitive de la bourgeoisie, «une haine qui ne finira qu'avec moi". 

«Jamais nous n'avons été PLUS LIBRES que sous l'OCCUPATION allemande!»

Phrase paradoxale s'il en est. Il s'agissait de dire (en septembre 1944) que la radicalité de la situation exigeait alors que chacun, résistant ou non, réponde par ses attitudes et ses conduites - de l'engagement à la lâcheté en passant par l'insouciance - de sa liberté de consentir ou non à la situation. Plus tard, il s'autocritiquera : «Quand j'écrivais que, quelle que soit la situation, on est toujours libre, cela me paraît aujourd'hui absurde", concédera Sartre qui, de révisions en révisions de sa propre pensée, admet que la conscience d'être libre ne suffit pas à fonder pratiquement sa liberté. 

«L'ENFER, c'est les AUTRES.»

Il faut citer la réplique de Garcin dans son intégralité, car elle se présente un peu comme la clé de Huis clos: «Alors, c'est ça l'enfer. Je n'aurais jamais cru ... Vous vous rappelez: le soufre, le bûcher, le gril ... Ah 1 quelle plaisanterie. Pas besoin de gril, l'enfer, c'est les Autres.» Garcin et les deux autres personnages de la pièce, Inès et Estelle, sont morts, enfermés et condamnés à se supporter mutuellement pour l'éternité dans un huis clos qui a donné son nom à la pièce, que Sartre avait d'abord voulu intituler Les Autres. Le propos a été mal compris, car il ne s'agit nullement pour Sartre d'affirmer que le rapport à autrui est impossible, ni qu'il faut être pessimiste au point de renoncer à toute forme de bonheur relationnel. La mort symbolise, dans la pièce, les «gens encroûtés dans une série d'habitudes»; et la majuscule dans la réplique, une certaine manière d'hypostasier autrui. Sartre entendait ainsi montrer par l'absurde qu'il est toujours possible, si l'on ne renonce pas à sa liberté, comme les morts de la pièce, de briiser le repli sur soi auquel conduisent la rumination des propos d'autrui et l'intériorisation du regard d'autrui dans le huis clos de notre for intérieur.

Fréderic Beigbeder viết về Sartre:

Tôi thật khoái, khi thằng chả phán, cái chết của thằng cha già, bố tao, là 1 cơ hội.

Khi tôi học lycée Montaigne những năm 1976-1979, Sartre đang thời thượng, hay thượng thời, à la mode. Có cả một đống, những đấng sinh viên, với cặp kính to tổ bố, trịnh trọng phán, tao bắt buộc phải đọc Sartre! Và thế là tôi đọc Buồn Nôn, và nhân vật Roquentin chẳng biết mình muốn gì, thì giống tôi và tất cả những học sinh trung học, và hắn thì... cũng được! Hắn [cùng với Meursault] là tổ tiên của đám phản-nhân vật của Bukowski, Djian, hay Houellebecq… Ngược lại, kịch của Sartre thật nản. Tôi nhớ có 1 đám chơi kịch Những kẻ bị cầm tù ở Altona, theo cái kiểu thật thê lương khiến bạn hết làm sao mà mê nổi thứ bi kịch, l’art dramatique. Đám người này lúc nào cũng tỏ ra trịnh trọng, sérieux, đầy tham vọng, kiêu căng, phách lối, tự phụ… prétentieux. Và, thành thực mà nói, tôi không nghĩ có ma nào hiểu được, nhưng tất cả đều làm ra vẻ!
Mới đây thôi, tôi khám phá ra Những chữ, Les Mots, và cái nhìn của tôi về Sartre thay đổi triệt để, bởi vì đây là 1 cuốn sách rất nhộn, très drôle, một bản văn tự thuật lớn. Đọc nó, tôi rũ bỏ được hình ảnh 1 tay trí thức đếch chịu nổi, và hũ nút, [intolerant et hermétique].
Tôi có hứng đọc Les Mots, là nhờ Francoise Sagan. Tôi đọc trong 1 cuộc phỏng vấn, em thỏ thẻ là em mê cuốn Những cây sồi dại của Faulkner, cùng với Les Mots của Sartre. Thế là tôi chôm nó, từ tủ sách của ông anh. Chỉ ít lâu trước khi tôi viết Un Roman Francais. Tôi nghĩ là cái văn phong thật đậm đặc, dense, của Sartre, đã ảnh hưởng một vài chương cuốn của tôi…. Tôi thật mê khi Sartre thố lộ cái chết của ông bố đã đem cơ may cho ông. Sartre thì thật là sáng suốt, đến phát sợ, và đôi khi, thật độc ác, cruel. Ông nói về những nỗi đau khi còn là đứa bé, về vẻ thô kệch, laideur, của ông, về lé và về lùn, ông nói một cách thật can đảm, và tếu tếu… Ở trong ông, có 1 cái gì có thể gọi là sự mẫn cảm rất ư là thê lương, tuyệt vọng, une acuité desespérée, mà tôi gọi là trực giác, hay mặc khải, hay hứng khởi thường ngày, une inspiration quotidienne. Và, ngạc nhiên làm sao: mặc dù tất cả những cố gắng của ông, để tỏ ra lạnh lùng, chính là trong Les Mots mà người ta khám phá ra ông có 1 trái tim.
*

Sartre rất khổ về cái sự vừa lé lại vừa lùn, và cái dáng cù lần của mình, y chang GNV những ngày còn trẻ!
Khi ông cụ của Gấu bị chúng làm thịt, Gấu cứ tâm niệm, lớn lên sẽ làm nghề dạy học, tiếp tục sự nghiệp của bố, nhưng do lé và lùn, đành chịu thua.
Sartre, sở dĩ thù Camus, là cũng do ghen tị mà ra, như chính ông thú nhận: Thằng chả có tất cả, hắn ngược hẳn tôi, hắn ta đẹp trai, lịch lãm, élegant, và còn là 1 thằng duy lý, un rationaliste.
“Ông ta ý thức đến tàn khốc về cái sự cù lần của mình, và điều này ảnh hưởng cùng cực đến cách ứng xử của ông ta”, “Il était atrocement conscient de sa laideur, ce qui largement affecté son comportement” [Hazel Rowley, tác giả cuốn
Tête à tête. Beauvoir et Sartre, un pacte d’amour]



**

*


GNV bị cú cảm mùa đông Canada, nặng quá, dù đã chích 1 cú phòng ngừa, kể từ hồi qua đây mới bị, tưởng là đi luôn, vậy mà chưa đi, thế là bèn mò xuống phố, bèn quơ vội mấy thứ, rồi chuồn!
Hai cuốn thơ, second-hand, số báo ML đặc biệt về Ông Thánh Genet của Sartre!


*

1. Nguyễn Sáng

Thưa chị, đọc trong trang nhà dutle.com, tôi rất vui mừng khi biết chị đã nhận lời trả lời những câu hỏi của mọi người qua mục “Trò chuyện trên mạng.”

Câu hỏi của tôi từ bao lâu nay giờ mới có cơ hội để gửi tới chị. Câu hỏi đó là theo tôi nhớ thì truyện ngắn đầu tiên ký tên Trần thị Ngh có nhan đề là “Nhà có cửa khóa trái”. Trong khi bạn tôi nhất định bảo không phải mà truyện ngắn đầu tiên của chị phổ biến trên báo là truyện “Một ngày để tùy nghi”. Vậy thưa chị, tôi đúng hay bạn tôi đúng?

Tôi xin được cám ơn chị trước.

Nhà Văn Trần Thị NgH. trả lời:

Đúng ra truyện ngắn đầu tiên là "Chủ Nhật", đăng ở Vấn Đề do Vũ Khắc Khoan và Mai Thảo chủ biên. "Nhà Có Cửa Khóa Trái" là truyện thứ nhì, đăng ở Văn do Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao phụ trách. "Một Ngày Để Tùy Nghi" không phải của Trần Thị NgH. Hai bạn huề một đều.

DTL.com

Note: Đây là nỗi bất hạnh vì được nổi danh của TTNgH, như GNV đã có lần lèm bèm. (1)
Bởi vì VP không hề biết đến truyện ngắn đầu tay Chủ Nhật, và do quá mê cái chất bạo, ngổ ngáo…. của "Nhà có cửa khóa trái", khen um lên, thế là làm hư 1 mầm non văn chương!

Milan Kundera đã từng chửi cả 1 trường phái Kafkalogie, là cũng theo nghĩa này.
Trường phái Kafkalogie do bạn của K, là Max Brod xây dựng lên, và với ông bạn Max Brod này, thì Kafka là 1 vì thánh, mà thánh thì cần gì đến chim, thế là ông ta xẻo phăng luôn chim của Kafka.

Còn VP, thì ngược lại, ông phong thánh cho một bướm, khiến bướm, khi muốn viết văn, là phải thật hung!

Ngay từ khi TTNgh xuất hiện, và nổi lên như cồn, vì cái truyện "nhà có cửa [không] khóa trái", là GNV đã kêu thầm, hỏng rồi, chỉ mong có người nào ra tay nghĩa hiệp, phán ngược lại VP, nhưng than ôi, không có ai dám làm chuyện này!

Đọc cái đoạn VP tả văn chương Miền Nam nữ lấn nam, trước nghe giọng văn ồm ồm, sau éo eó, mới đại nhảm.

Nhưng phải là Brodsky, cắt nghĩa cái hiện tượng về sự ra đời của những nữ lưu lừng danh, thiên tài thi ca, với Nga là Anna Akhmatova, hay nữ sư phụ của ông, là Marina Tsvetaeva, thí dụ, thì mới sướng mê tơi.

Volkov. For a hundred years or so, from Karolina Pavlova to Mirra Lokhvitskaya, women made up only a marginal part of Russian poetry. Then suddenly, all at once, we find two such talents as Tsvetaeva and Akhmatova standing alongside the giants of world poetry. 

Brodsky. This may not have anything to do with time. Then, again, maybe it has. The point is that women are more sensitive to ethical transgressions, to psychological and intellectual immorality. And universal amorality is precisely what the twentieth century has offered us in abundance. There's something else I want to say, too. Man's biological role is as time-server, right? A simple, mundane example. A husband comes home from work and brings his boss with him. They have supper, and then the boss leaves. The wife says to her husband, "How could you bring that scoundrel into my home?" Although the home in fact is maintained with the money this very same scoundrel gives her husband. "Into my home!" The woman is taking an ethical stance, because she can allow herself that. Men have another purpose so they shut their eyes to a great deal. In fact, though, the result of existence ought to be an ethical stance, an ethical assessment, and women are in much better shape as far as that goes.

Solomon Volkov: Conversations with Joseph Brodsky

Cái sự kiện nữ lấn nam, không phải vì nam đi lính chết mẹ nó hết, như VP phán, mà là vì nữ ngửi sớm hơn nam cái mùi băng hoại, không chỉ trong cuộc chiến mà còn mãi sau sau đó.

Giá mà hồi đó, có người chỉ ra, có người báo động, thì ít ra, 1 nhà văn nữ đã được cứu thoát!

(1)
Chẳng cần tới Lạc Đạn, Trần Thị NgH đã nổi tiếng. Trong bài viết
Nhìn lại văn chương hải ngoại năm 1999, (đã đăng trên tuần báo VHNT trên internet, do Phạm Chi Lan chủ trương), người viết có đưa ra nhận xét, đây là một năm được mùa. Mùa gặt mới trong đó có cả lúa chín muộn: sự góp mặt của một tác giả như Trần Thị NgH, một tác giả trước 1975 tại Miền Nam, vừa xuất hiện đã gây chấn động giới viết lách ở Sài Gòn, với truyện ngắn Nhà Có Cửa Khoá Trái. Theo như tôi còn nhớ, truyện ngắn đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, nhân bữa chủ nhật đi thăm một người đàn bà không chồng nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng trong Sài Gòn vẫn còn đọng lại ở trong tôi, có hình ảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm. Truyện được viết bằng một giọng văn bình dị, không có chất ngổ ngáo, "rất NgH" như "nguời ta" thường nhận định về bà.

Nguồn



Makine: Eden en Enfer

Thiên Đàng ở Địa Ngục

*    *

La Chanteuse vs Le Pianiste
Nữ ca sĩ ghetto vs Nghệ sĩ dương cầm

N. O. - Szpilman, selon vous, n'a pas été un héros?
A. Tuszynska. - Non, il n'a pas été un héros pur. Les héros n'existent pas. La vie n'est pas noire ou blanche. C'est plutôt gris.
N. O. -

Theo bà, S. đếch phải là anh hùng?
Không, ông ta không phải thứ anh hùng vàng ròng. Làm đếch gì có anh hùng. Nếu có thì là thứ anh hùng Lê Văn Tám.
Cứ hỏi ông Nguyên Ngọc thì biết, có bao giờ ông ta dám nhắc tới anh hùng Núp nữa đâu! Hà, hà! Ông ta sợ anh hùng quá rồi!


Caught in the net
Why dictators are going digital
Politics and the internet
Jan 6th 2011 | from PRINT EDITION

The Net Delusion: The Dark Side of Internet Freedom.
By Evgeny Morozov. PublicAffairs; 408 pages; $27.95

Published in Britain by Allen Lane
as “The Net Delusion: How Not to Liberate the World”; £14.99

 
WHEN thousands of young Iranians took to the streets in June 2009 to protest against the apparent rigging of the presidential election, much of the coverage in the Western media focused on the protesters’ use of Twitter, a microblogging service. “This would not happen without Twitter,” declared the Wall Street Journal. Andrew Sullivan, a prominent American-based blogger, also proclaimed Twitter to be “the critical tool for organising the resistance in Iran”. The New York Times said the demonstrations pitted “thugs firing bullets” against “protesters firing tweets”.
The idea that the internet was fomenting revolution and promoting democracy in Iran was just the latest example of the widely held belief that communications technology, and the internet in particular, is inherently pro-democratic. In this gleefully iconoclastic book, Evgeny Morozov takes a stand against this “cyber-utopian” view, arguing that the internet can be just as effective at sustaining authoritarian regimes. By assuming that the internet is always pro-democratic, he says, Western policymakers are operating with a “voluntary intellectual handicap” that makes it harder rather than easier to promote democracy.
He starts with the events in Iran, which illustrate his argument in microcosm. An investigation by Al-Jazeera, an international news network based in Qatar, could confirm only 60 active Twitter accounts in Tehran. Iranian bloggers who took part in the protests have since poured cold water on the “Twitter revolution” theory. But the American government’s endorsement of the theory, together with the State Department’s request that Twitter delay some planned maintenance that would have taken the service offline for a few crucial hours at the height of the unrest, prompted the Iranian authorities to crack down on social networks of all kinds. Iranians entering the country were, for example, looked up on Facebook to see if they had links to any known dissidents, thus achieving the very opposite of what American policymakers wanted.
The root of the problem, Mr Morozov argues, is that Western policymakers see an all-too-neat parallel with the role that radio propaganda and photocopiers may have played in undermining the Soviet Union. A native of Belarus, Mr Morozov (who has occasionally written for The Economist) says this oversimplification of history has led to the erroneous conclusion that promoting internet access and “internet freedom” will have a similar effect on authoritarian regimes today.
In fact, authoritarian regimes can use the internet, as well as greater access to other kinds of media, such as television, to their advantage. Allowing East Germans to watch American soap operas on West German television, for example, seems to have acted as a form of pacification that actually reduced people’s interest in politics. Surveys found that East Germans with access to Western television were less likely to express dissatisfaction with the regime. As one East German dissident lamented, “the whole people could leave the country and move to the West as a man at 8pm, via television.”
Mr Morozov catalogues many similar examples of the internet being used with similarly pacifying consequences today, as authoritarian regimes make an implicit deal with their populations: help yourselves to pirated films, silly video clips and online pornography, but stay away from politics. “The internet”, Mr Morozov argues, “has provided so many cheap and easily available entertainment fixes to those living under authoritarianism that it has become considerably harder to get people to care about politics at all.”
Social networks offer a cheaper and easier way to identify dissidents than other, more traditional forms of surveillance. Despite talk of a “dictator’s dilemma”, censorship technology is sophisticated enough to block politically sensitive material without impeding economic activity, as China’s example shows. The internet can be used to spread propaganda very effectively, which is why Hugo Chávez is on Twitter. The web can also be effective in supporting the government line, or at least casting doubt on critics’ position (China has an army of pro-government bloggers). Indeed, under regimes where nobody believes the official media, pro-government propaganda spread via the internet is actually perceived by many to be more credible by comparison.
Authoritarian governments are assumed to be clueless about the internet, but they often understand its political uses far better than their Western counterparts do, Mr Morozov suggests. His profiles in “The Net Delusion” of the Russian government’s young internet advisers are particularly illuminating. Previous technologies, including the telegraph, aircraft, radio and television, were also expected to bolster democracy, he observes, but they failed to live up to expectations. The proliferation of channels means that Americans watch less TV news than they did in the pre-cable era. And by endorsing Twitter, Facebook and Google as pro-democratic instruments, the American government has compromised their neutrality and encouraged authoritarian regimes to regard them as agents of its foreign policy.
So what does Mr Morozov propose instead of the current approach? He calls for “cyber-realism” to replace “cyber-utopianism”, making it clear that he believes that technology can indeed be used to promote democracy, provided it is done in the right way. But he presents little in the way of specific prescriptions, other than to stress the importance of considering the social and political context in which technology is deployed, rather than focusing on the characteristics of the technology itself, as internet gurus tend to. Every authoritarian regime is different, he argues, so it is implausible that the same approach will work in each case; detailed local knowledge is vital. Yet having done such a good job of knocking down his opponents’ arguments, it is a pity he does not have more concrete proposals to offer in their place.
With chapter titles and headings such as “Why the KGB wants you to join Facebook” and “Why Kierkegaard Hates Slacktivism” it is clear that Mr Morozov is enjoying himself (indeed, there may be a few more bad jokes than is strictly necessary). But the resulting book is not just unfailingly readable: it is also a provocative, enlightening and welcome riposte to the cyber-utopian worldview.
Note: Nửa mặt bên kia của Cô Hằng Net! TV sẽ đi 1 đường chuyển dịch, sau!

Khi đám trẻ Iran xuống đường phản đối bầu cử do nhà nước đạo diễn vào tháng Sáu 2009, truyền thông Tây Phương [thuổng ý kiến của Thầy Cuốc], coi đây là cuộc khởi nghĩa của đám đông, nhờ internet mà có được, nhất là nhờ Twitter. “Không có Twitter là không có cách mạng, không có xuống đường gì hết!”
Evgeny Morozov, tác giả cuốn “Ảo tưởng Net: Phía đen thui của Tự Do Internet”, coi đây là 1 cái nhìn không tưởng nảy sinh từ không gian aỏ cyber, và theo ông, internet cũng được sử dụng thật hữu hiệu để duy trì những chế độ độc tài.

9.1.2011


*

Marx

« Opium du peuple»
“La religion est l'opium du peuple.”
Qui ne connaît cette phrase de Marx, extraite d'une étude sur Hegel publiée en 1844 ? Un anti-cléricalisme borné a voulu en faire l’expression de l'abrutissement engendré par la foi. Remise en contexte, elle est plus subtile. “La religion est le soupir de la créature opprimée, l'âme d'un monde sans cœur", écrit-il en effet. Non seulement elle apaise, mais elle rend tolérable un monde dépourvu d'esprit. “L'abolition de la religion en tant que bonheur illusoire, c'est l'exigence de son bonheur réel”, répond par avance Marx aux futurs éradicateurs léninistes d'Eglises orthodoxes.

Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng?
Câu của Marx, ở trong context của nó, là như vầy:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị chà đạp, đàn áp, là tâm hồn của một thế giới không có trái tim”
“Huỷ bỏ tôn giáo như là thứ hạnh phúc dởm là yêu cầu cấp thiết của hạnh phúc thiệt’

Câu mà Marx mê mà chẳng bảnh sao: "Chẳng có thứ gì có mùi người mà tôi chưa từng hửi!" [Nguyên văn: Không có gì dính dấp đến con người mà xa lạ đối với tôi].
Hai nhân vật lịch sử Marx mê cũng quá bảnh. Kepler là người tìm ra quỹ đạo bầu dục của các hành tinh, nhân vật ‘thần kỳ’ trong “Những kẻ mộng du” của Koestler. Spartacus thì khỏi nói, ai cũng biết. Nhưng chưa ai nhìn ra, đây là anh Mít đầu tiên của lịch sử nhân loại, đã đi theo hướng ngón tay trỏ của Đức Thánh Trần, mở con đường máu về phía biển cả. Chàng trả tiền cho lũ cướp biển Sicile, nhưng bị chúng lừa!
Đâu có khác chi dân Mít bị lừa đến nỗi phải chạy ra biển!
Ý nghĩ của ông về hạnh phúc? Chiến đấu, giành cho bằng được.
Còn về bất hạnh? Chịu thua nó cho rồi!
Ui chao đúng y chang Gấu, khi BHD nói “không” là bèn lủi thủi ra về, khóc như chưa bao giờ biết khóc!
Tính xấu ông tha thứ? Cả tin.
Ui chao đúng là cái tính tốt của dân Mít. Yankee mũi tẹt nói đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng sự thực, là ăn cướp Miền Nam, thế mà mọi nhà mọi người đều tin theo, đưa đến đại họa như bây giờ, khổ thế!
Cái đại hoạ bây giờ của dân Mít, Marx cũng đã tiên tri ra được, như trong câu tiếp theo:
Cái tính xấu mà ông ghét thậm tệ? Làm đầy tớ cho Đảng!

Ghi chú trong ngày

6.1.2011

Why do people love Stieg Larsson’s novels?
by Joan Acocella

Tại sao nhân dân thích tiểu thuyết của Stieg Larsson?
In part because Larsson was not alive when the books were published
Một phần là do ông ta đã ngỏm, khi chúng được xuất  bản

“Shoah” and a new view of history.
by David Denby

As Snyder demonstrates, the Nazis and the Soviets may have been trying to destroy each other in the ferocious combat of 1941 to 1945, but, if one looks at the entire thirteen-year period that he describes, the two totalitarian powers occasionally acted in a kind of weird concert, in which each side emboldened or even enabled the other. For instance, when the Soviets murdered twenty-two thousand Polish reserve officers in the Katyn forest, in 1940, they were mirroring the German slaughter of the Polish professional classes in German-occupied western Poland. And when the Polish Home Army revolted against the Germans in occupied Warsaw, in 1944, the Soviets, who had encouraged the uprising, fought and defeated the Germans outside the city but then waited for months as the Nazis crushed the Poles inside it. When the Soviets finally entered Warsaw, they not only routed the Germans but, with the help of Polish Communists, suppressed the surviving anti-Nazis, thereby finishing the job of subduing the spirit of Polish independence. Without diminishing in any way the Jewish Holocaust, Snyder insists that it should not be seen as separate from the many other mass slaughters of civilians—the millions of Poles, Belarusians, Balts, and Ukrainians killed for political or ideological reasons, or merely because they were an encumbrance that needed to be cleared away to make space for German or Soviet occupancy.

Như Snyder chứng minh, Nazi và Xô Viết thề không đội trời chung, và cố thanh toán lẫn nhau trong cuộc chiến tàn khốc 1941-1945, nhưng quái quỉ làm sao, rất nhiều lần, chúng chơi bản đồng ca, nối vòng tay lớn!

Ui chao GNV lại ngó về nước Mít, và lại nhớ đến những cú liên minh ma quỉ gia Mẽo và VC.
VC nói với Mẽo, để tao nhử mày vô Miền Nam, rồi mày với tao quần thảo chơi, cũng 1 cách không cho anh Tẫu nhẩy vô DNA!
Rồi trong cú Mậu Thân, Mẽo án binh bất động, cho VC tha hồ làm thịt VNCH.
Còn bi giờ, VC cần Mẽo đến mức nào, thì ai cũng hiểu!

5.1/2011

Gáy người thì lạnh

 Bạn định vị trên điện thoại rằng nhà bạn gần một trung tâm dưỡng lão, cứ tới đó đi, bạn sẽ đứng chờ. Xe ôm thả tôi xuống chỗ buồn hiu đó cả buổi, tôi lựng khựng tìm hoài mà không thấy ông già lòng khòng xương xẩu đâu. Và khi tha thẩn ở cuối đường tôi bỗng nhớ mình đã qua đây, đã đi về phía con hẻm vuông góc với chỗ tôi đang đứng, chui vào căn nhà tuềnh toàng của bạn, mười năm trước. Tôi hôm ấy run rẩy như con mèo ốm o bị ướt, khi tới nhà ông Đồng gió, Nhớ khói mà tôi đã ngưỡng mộ lâu rồi. Để lần đầu tiên biết nhà văn cũng có hai mắt một mũi như mọi người, cũng hài hước, cũng lơ tơ mơ, cũng nghèo…

 Cái hồi ức mười năm làm tôi hơi hoảng, mười năm qua tôi đã đi tới đâu, tận những chân trời nào, sao không thăm lại ? Tôi loay hoay với câu hỏi đó khi ngồi chơi với vợ bạn, để đợi bạn đang vẫn còn ngóng đón tôi đâu đó ngoài đầu hẻm. Đến sắp gặp nhau rồi mà lẻ vẫn đuổi theo vẫn so le, trục trặc. Nối lại loay hoay như thể đã bị đứt lìa lâu quá…
Trong nhóm bạn già mà tôi hay lân la, bạn trẻ nhất. Mỗi lần gọi điện cho bạn, và nghe bên kia hịch hạc bảo, “ê nói nghe nè…”, như hai đứa trẻ con thầm thì, như bạn không cách tôi hai mươi lăm tuổi đời và hai trăm cây số.

“Ê nói nghe nè, mầy viết ác vừa vừa thôi, tao không chịu…”

“Ê nói nghe nè, có cái truyện trên Văn nghệ được lắm, sao không đọc ? ”

Tôi không mảy may nghi ngờ việc bạn sẽ còn rầy rà tôi đến vài ba chục năm nữa, dù nhiều lần bạn nói bâng quơ ê nói nghe nè dạo này sao tao nghĩ nhiều về cái chết, làm như đã đi gần tới nó nên ngửi được mùi thấy mờ mờ dung nhan nó rồi. Tôi nghe có chút dửng dưng, chuyện đó thường thôi, thậm chí đôi khi tôi còn rờ đụng nó mà. Bỗng có bữa đầu dây bên kia bỗng rã rời, “ê nói nghe nè, tự dưng tao thấy đời buồn hiu, mậy…”.

Tôi ngớ ra trong giây lát, bởi chưa từng nghĩ bạn cũng buồn. Hồi biết bạn tới giờ lúc nào cũng gặp nhau giữa bạn bầy đông đúc, trong tôi mặc định bạn là con người của hội hè, tạo ra hội hè. Cứ cất tiếng “ê nói nghe nè, làm vài ly đi…” thì ai nấy hồ hởi đáp lời ngay. Cái chất hào sảng, chịu chơi của dân miền Tây mà phải chịu nỗi một mình thì vô lý.

Nhưng giờ quanh bạn thưa đi những tiếng vọng. Những cuộc rượu nếu có chảy về phía ông, cũng bằng một hình thức khác. Nhiều khi nhậu nhẹt bọn tôi đã lấy bạn ra làm mồi cho đỡ lạt miệng. Bọn tôi nhắc chuyện bạn thấy đồng nghiệp bị vợ bạc đãi nên bất bình nhảy ra bênh, ngoay đầu đánh chị kia cho chừa ai ngờ ông chồng nổ xung thiên cự lại “sao mầy đánh vợ tao ?”. Hay chuyện hết tú tài bạn định đi vào cứ theo cách mạng, ngồi chờ tàu đò lâu quá tự dưng thấy… nản, bạn quay về bị chính quyền Sài Gòn bắt lính, ngót bốn năm làm anh binh sĩ ngồi bàn giấy, một bữa pháo lạc bầy tiễn về nhà với gương mặt có vết sẹo dài. Hay chuyện bạn giấu tiền dưới mấy cục gạch tàu lót nền, định xài riêng mà quên biệt, chừng xây lại nhà người ta thấy tiền rải đầy dưới đó. Hay chuyện bạn buồn ngủ quá mà tiếc cảnh vật đường xa nên bôi dầu gió vào mắt cho chúng đừng ríu lại. Hoặc chuyện bạn bỏ quên cái mắt kính trong phòng vệ sinh nữ, hồi đại hội.

Những câu chuyện ngộ nghĩnh ba hư bảy thực về bạn làm bữa rượu bỗng ngon hơn với những tràng cười nghiêng ngã, cười đến chảy nước mắt ra… Ôi ôi ông ơi bọn tôi vui quá. Sau phút giây ràn rụa ấy, bỗng ràn rụa trong tôi cái ý nghĩ ở trong một cái nhà nhỏ bừa bộn chật chội nằm trên hẻm nhỏ giữa lòng thành phố Long Xuyên, biết đâu chủ nhân của những huyền thoại đang uống rượu một mình.
Tôi vẫn hay thấy tuổi già của mình khi soi vào bạn. Bỗng trái tính trái nết, bỗng bạn bè đâu hết, thấy lẻ cả ở trong nhà mình. Đau đáu nỗi đời không biết nói với ai nên sà vào cuộc vui nào cũng tuôn cho đã cơn thèm, nào văn chương nào tôn giáo, nào cái ác nhiễu nhương… Xưa góp vui người ta gọi mời, giờ góp ưu phiền người ta ngại rủ lại chơi, thành ra bị bỏ rơi, thành ra bọn tôi cứ luẩn quẩn đi theo cái vòng cô đơn vô tận.

Hết duyên rồi. Như chữ bạn vẫn thường dùng khi nói về cô bạn thân hồi trước. Phụ bạc luôn len lỏi trong máu của mỗi người. Và những cuộc bỏ rơi nhau vẫn đang xảy ra ở đâu đó.

Từ ngày biết bạn cũng hay buồn, chập chờn mãi trong tôi hình ảnh một ông già mở ti vi cho nó oang oang và ngồi uống rượu một mình. Tới nhà chơi bỗng thấy may là bạn còn có sách ở bên, quơ tay đâu cũng đụng, mắt ngó đâu cũng thấy, chân đi đâu cũng vấp. Bạn vẫn ham, vẫn như đói ngấu mỗi khi gặp bất cứ cuốn sách nào. Tôi không còn thấy xa xót bồn chồn. Mang theo cuốn tản văn của Sandor Marai đọc lúc dọc đường, tôi để lại cho bạn. Cuốn sách này sẽ ở mãi đây, ngay cả khi tôi đã quay lưng đi khỏi.

Một cuốn sách thì cả khi chìa gáy ra, người ta cũng nhận được một cái gì đó ấm áp, trao gửi

Blog Sầu Riêng



*

Mặt trời không bao giờ có thực và ký ức Sài Gòn

*

Vào cái thời Sài Gòn mê PCT, thì may thay Gấu đã đi làm, đã viết lách tí ti, đã có một, hai truyện ngắn thật hách xì xằng, đã hay ngồi Quán Chùa, và khiến PCT phát bực, và đã có lần phạng Gấu và đồng bọn, cái đám, tay cầm hoặc nách cặp, 1 cuốn sách loại Sách Bỏ Túi, Livre de Poche, hay 1 tờ Tin Nhanh, L’Express, lắc la lắc lư đi từ tiệm sách Xuân Thu trên đường Tự Do, qua La Pagode, ngay kế bên.

Nhưng liền ngay sau, ông viết, tớ chửi tụi nó, cũng là chửi tớ.

Tất nhiên, những dòng trên, là của Gấu, để diễn tả 1 hồi ức về ông và những ngày ở Sài Gòn.
Thú vị nhất, theo Gấu, là có lần Gấu đọc ông, chê Simone Weil, ngắn thôi, và Gấu bèn vờ bà này, cho đến khi ra được hải ngoại, đọc 1 bài viết của Steiner, và sau đó, trúng cái rìu phá băng của bà bổ trúng đầu, đúng những ngày Trần Trường, và hơn thế nữa, được biết tới 1 độc giả, cũng rất rành về Simone Weil.
Giả như những ngày đó, không đọc những dòng mà PCT viết về SM thì sao, nhỉ?

TV sẽ giới thiệu bài viết trên NYRB về Henry Miller. Cũng là 1 cách tưởng nhớ 1 thời, trong đó có PCT, mà GNV này chẳng nợ nần gì!

Hà, hà !

Ngày sinh của Rắn

Trường giang Mỹ Tho

*

Cuốn số 1 trong 20 cuốn số 1 của năm 2010, theo tờ Lire, Dec 2010-Janvier 2011, viết về Tướng Về Hưu, Nazi

&

Dès que l'on quitte Sapa pour gagner la passe de la Porte des nuages,
on découvre les rizières en terrasses qui grignotent le flanc de la montagne.

Ngay sau khi rời Sapa qua lối Cổng Mây, là những dải ruộng nằm trên sườn đồi

Projections vietnamiennes
Phóng chiếu Việt Nam


Địa linh, L'Esprit  Des Lieux:
Những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất viết về xứ Mít, thì đều lấy Sài Gòn làm... trung tâm

*

NYRB số mới nhất,23 Dec, 2010, đọc The Colossus of Maroussi
của Henry Milerr: Điên lên vì Hy Lạp
Với Miller, Hy Lạp là nhà của những vị thần, và thần, thì tầm vóc cũng chẳng khác gì con người
 – nghĩa là, chính xừ luỷ - có thể, nhỉnh hơn tí ti !

*

It says much about Miller, though, that the Colossus of his title turns out, unexpectedly, to refer to no ancient ruin or god-filled temple but, in fact, to a larger-than-life monologist and overweening storyteller, George Katsimbalis. "He was a vital, powerful man," Miller writes, just after meeting the Greek writer, "capable of brutal gestures and rough words, yet somehow conveying a sense of warmth which was soft and feminine." He goes on:
    He was extremely sympathetic and at the same time ruthless as a boor. He seemed to be talking about himself all the time, but never egotistically. He talked about himself because he himself was the most interesting person he knew.
And then the flash of disarming self-knowledge that comes so close to self irony it can save the day: "I liked that quality very much-I have a little of it myself."

Colossus, ở trong cái tít, là tên của 1 ngôi đền đầy thần, một cõi điêu tàn như Tháp Chàm của xứ Mít, chắc thế, nhưng hoá ra lại là tên 1 đấng bạn quí của... GNV!

Bạn quí của tớ thì nói hoài về hắn, nhưng hắn không bao giờ là 1 tên vị kỷ.

Hắn nói hoài về hắn, bởi vì có thằng nào bảnh hơn chính hắn!
Nếu không thế, làm sao là bạn quí của GNV!