Kỷ
niệm, kỷ niệm
Chiều một mình xuống phố/Vớ
được mấy cái trên.
Cuốn Đêm
giữa ban ngày,
bản tiếng Anh, lần đầu vớ được. Lần bỏ chạy quê hương, có nó đi cùng,
bản tiếng
Tây. Cuốn của Greene, có mấy bài về Việt Nam, dịch từ báo Tây. Số Le
Monde,
về Zweig, có mấy bài thật tuyệt, về Freud, Joseph Roth, về đế quốc Áo
Hung, và
"phép lạ Vienne" [le miracle viennois]
Đọc lại Đêm giữa ban ngày, để
kiểm tra trí nhớ. Quả có mấy xen, thí dụ, Ông Số 2 đang đêm bị hai chú
công
an đến tóm, và ông ra lệnh cho một chú công an, lấy cho tao cái áo đại
quân
thay thì đứng xớ rớ mân mê khẩu súng. Có câu chuyện thê lương về anh
chàng
Rip của Koestler [Giá mà Bác Hồ hồi đó, khi ở Paris, đọc được, thì chắc là hết dám
sáng
tác Giấc Ngủ 10 năm, có khi còn từ bỏ Đảng cũng nên!]
Reflections
là những bài viết
ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới
thiệu sách.
Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một,
tưởng niệm
Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.
Bài về
những tiệm sách cũ làm
Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi
mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về
chúng trong
một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm
sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên
con phố
Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP
man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị
VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.
Tôi
không biết Freud giải thích
thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc
nhất của
tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề
biết, hoàn
toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang
ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và
đành phải
đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên
những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi
lên một
đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật
cao, và cao
như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách
gần đụng
trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin
rằng, đã vớ
được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt
tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến
mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London,
nó cứ trăn trở, đi
đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật
là rõ ràng
mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó
trong khu
đằng sau Charlotte Street
trước khi bạn tới Euston
Road.
Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm
đếch gì
có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi
chao, sướng
ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene
Ui
chao, không lẽ Sài Gòn,
Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong
những tiệm
sách cũ, như trên, của Greene?
Nhưng,
giả như thế, thì lại càng
tuyệt, tuyệt!
Bởi vì
rõ ràng là, khi dịch Istanbul, Gấu cũng có cảm giác như vậy,
không phải về những
con phố của Istanbul
của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài
Gòn, về BHD
của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!
Một
thân hữu nhận ra điều này,
khi viết:
Những mối tình e
ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông
trong
chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan
Hương” của
tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một
thời (và
một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh
đọc
đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù
quáng đến
rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần
bắt đầu
lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút
nào, chỉ
lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Ui chao Gấu Cái
đọc đoạn trên, lắc đầu!
Hai
trang bản thảo một bài viết,
về một ông ký giả Sài Gòn trước 1975, gặp ở trại tị nạn Panat Nikhom,
cc 1990.