*

 





Nhật báo Người Việt

Buổi ra mắt sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết”
của THẢO TRƯỜNG 

THƯ MỜI
Kính mời quý vị tham dự buổi ra mắt cuốn sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường.
Thời gian: Từ 1:00 pm đến 4:00 pm ngày Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008.
Địa điểm: Phòng sinh hoạt Lê Đình Điểu nhật báo Người Việt,

14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.

Thảo Trường là nhà văn nổi tiếng của miền Nam, đã trải qua gần 17 năm tù sau 1975 trong chế độ cộng sản. Từ khi sang định cư Hoa Kỳ năm 1993, ông đã tiếp tục viết  nhiều tác phẩm. “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” do Người Việt xuất bản là một Tuyển Tập gồm những tác phẩm quan trọng nhất của ông.
Ban Tổ Chức kính mời


*

Trân trọng giới thiệu
Giá 25 US
Xin hỏi các tiệm sách nơi bạn cư ngụ
*
... Cho tới năm 1975 tội lớn nhất của Cộng Sản, là thắng trận
và chiến công lớn nhất của Cộng Hòa là thua trận!
... Phải luôn luôn nhớ rằng, hãy quên đi tất cả...

*
&
*

Little Saigon, Nghiêm, Thảo Trường, và tôi 

Cai Lậy, Mỹ Tho

DTH coi cuộc chiến vừa qua là ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân Mít.
Nói như thế, là nhìn mặt nổi của nó, rồi phán,  hay, đây là giá trị biểu kiến của nó. Mặt chìm, cuộc chiến là "đỉnh cao hận thù" Nam Bắc: Cho đến 1975, tội ác lớn nhất của VC là thắng trận, như Thảo Trường phán, là theo nghĩa đó.
Hận thù Nam Bắc bắt đầu, khi có cái gọi là Đàng Trong. Nói hận thù không đúng, mà phải nói, cái sự thèm thuồng mảnh đất Đàng Trong, của Đàng Ngoài.

Một số sử gia cũng phán y chang về Cuộc Chiến Lạnh. Theo Applebaum, trong Gulag một lịch sử, năm 2002, một tay trên báo Spectator thuộc phe bảo thủ Anh, phán: Cuộc Chiến Lạnh là "một trong những cuộc xung đột không cần thiết nhất của mọi thời", là cũng theo nghĩa đó.
Không có cuộc chiến Nam Bắc Lần Thứ Hai, thì mới lạ! Mới quái dị!
Bước ngoặt vĩ đại, hay nói theo Milosz, 1975: Anus Mundi của Mít!
*

Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.

Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
*

Trong Gulag một lịch sử, Anne Applebaum đặt vấn đề, thật căng: Sau  khi xẩy ra Gulag, hiểu nó, là tối quan trọng, y chang Grass đặt vấn đề, muốn thống nhất nước Đức, là phải ôm chặt lấy Lò Thiêu.
Cũng thế, đối với chúng ta. Có thể nói, sau 1975, trừ những tay VC nằm cùng, cả Miền Nam là tù cải tạo, theo một nghĩa ngầm nào đó!
Phải ôm riết lấy Miền Nam là theo nghĩa đó.
Đừng nghĩ Gấu này khêu gợi hận thù Nam Bắc!
Đây cũng là vấn đề của những anh chống Đảng, phản Đảng, ly khai, chống đối, như một sử gia cố gắng diễn tả cảm nghĩ của một anh được tái xét và tái nhập Đảng:
"Yếu tố quan trọng nhất, nó làm cho tôi cảm thấy an tâm sau những ngày đi tù khốn khổ vì tội chống Đảng, là niềm tin sắt đá của tôi vào Đảng Lê nin nít của chúng tôi, theo những nguyên lý nhân bản của nó… Trả lại cho tôi chức vụ, vị trí, cấp bậc Đảng là hạnh phúc lớn lao nhất trong đời tôi!”

*
Thảo Trường @ NDT's,
Cali
, Tiểu Sài Gòn, Tháng Ba, 2008.
"Từ lúc tôi bị té, cái đầu lạ làm sao, sáng hẳn ra, đầy ắp những điều chỉ chờ dịp nhập vào trang viết..."

Tản mạn với Nhà Văn Thảo Trường -
“Những Miểng Vụn của tiểu thuyết” hay những miểng vụn của số phận!

Tuesday, August 26, 2008
*

Phạm Phú Minh trò chuyện cùng Thảo Trường
*
Chuyện tình ở đầm lầy

Miểng
*
Đặng Phú Phong trò chuyện cùng Thảo Trường
*
*

Note: Đây có lẽ mới đúng là những phút nói thật của cả hai, hay "cả ba ta"?
Đọc, mới bật ra một ý, về, hà cớ sao bạn ta lại muốn nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn!
Trân trọng giới thiệu bạn đọc. NQT
Cái tham vọng nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn của TT, có một lần nào đã lâu lắm, làm Gấu tưởng tượng ra cái cảnh vị thần bị nhốt ở trong một cái chai, và một ông thuyền chài ngồi canh…
Nhưng sau này, đọc Lukacs, khi ông đọc Một ngày của Solz, thì mới vỡ ra rằng truyện ngắn mới là thứ vũ khí hữu dụng nhất, ở đầu hoặc ở cuối một chu kỳ văn học, một Not Yet, và một No Longer, như thuật ngữ của ông.
*
Nhà văn Thảo Trường có tham vọng, nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn.
Qua bài phỏng vấn trên tạp chí Văn, tôi thấy lại, dáng người to con, kềnh càng, nụ cười hóm hỉnh của ông, những lần tình cờ đụng đầu ở ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hồng Thập Tự: Tôi từ nhà đi ra, vòng tới trước cư xá Thành Tín, đường Hồng Thập Tự, kế bên đài Truyền Hình, rồi theo con hẻm sở Điện Lực băng qua Phan Đình Phùng, tới sở làm. Còn ông đi vô "cục số 8", An Ninh Quân Đội. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cứ mỗi lần thành phố trở trời là lại vật mình vật mẩy, rộp lên với những hàng rào kẽm gai. Mấy "chú" lính thường rảnh rỗi, đọc sách "chữ Tầu" cho qua phiên gác.
Có lần tôi vào thăm ông. Cũng thật nhiêu khê. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ thầm, tướng tá thì hiền khô, lính tráng thì toàn thứ "trốn quân dịch", vậy mà tên cơ quan thật dữ dằn. Mà dữ dằn thật! Tôi "nghi" rằng, tham vọng của ông là từ nụ cười hóm hỉnh mà ra. Tôi tưởng tượng, ông đã có lần nhìn thấy vị thần khổng lồ bị ông thuyền chài tinh quái bắt chui vào chai, để ông trả lại biển cả. Có thể ông "lựa chọn" văn chương, là cũng chỉ để thực hiện giấc mơ "tiềm ẩn" từ thuở nào: nhét cả cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, rồi làm ông chài, vừa buông lưới, vừa "canh", vừa "cảnh tỉnh" nhân loại, như thể đây là "cuộc chiến cuối cùng"... Rồi tôi lại lẩn thẩn, tham vọng của ông đã có ai thực hiện được chưa.
Họa sĩ Choé, trong một bức hí họa, vẽ cảnh cả nước Mỹ, - và nếu hiểu rộng ra, cả nhân loại - hì hục kéo một anh GI ra khỏi cái chai, như muốn nói lên cùng tham vọng, nhưng có bề ngoài ngược lại: kéo lương tâm nhân loại ra khỏi một cuộc chiến mà nó nghĩ là "bẩn thỉu". Liệu chúng ta có thể coi, bức họa của ông, như một "truyện" cực, cực ngắn, chỉ còn một chữ ký, "Choé", một vài nét vẽ ?
Khi Milovan Djilas mất, tờ Guardian thì phải, viết, ông có lẽ là người duy nhất, ở phía bên kia, mà phía bên này đau thương ngậm ngùi, vì nỗi mất mát lớn lao. Ông sinh năm 1911, tại
Montenegro. Nhà văn, nhà lãnh đạo chính trị Nam Tư, đảng viên đảng Cộng Sản (1932), đã từng giúp đỡ Josip Broz Tito thành lập đội quân chí nguyện chiến đấu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Hoạt động trong lực lượng kháng chiến Nam Tư, thời Đệ Nhị Chiến. Chiến tranh chấm dứt, trở thành nhân vật quan trọng trong đảng, và trong chính quyền. Là cố vấn chính trị của Tito, ông lên tiếng tố cáo mọi toan tính của Kremlin, nhằm đưa Nam Tư vào quỹ đạo Xô-viết. Được coi là người kế vị Tito; nhưng tới năm 1954, ông đột nhiên bị truất khỏi chính quyền. Do ủng hộ cuộc cách mạng Hungary nên đi tù 1956, kéo dài tới 1957 vì sự xuất hiện, tại phương Tây, tác phẩm "Giai Cấp Mới: Một Nghiên Cứu Hệ Thống Cộng Sản". (Cuốn này đã từng gây sôi nổi tại Miền Nam, trước 1975). Được thả 1961, bị bắt lại 1962, và sau cùng được tự do, 1966. Tác phẩm: Miền Đất Không Công Lý, Chuyện trò với Stalin, Xã Hội Bất Hoàn Hảo, Dưới Những Sắc Mầu (tiểu thuyết), Hồi Ký Của Một Người Cách Mạng. Ông cũng viết truyện ngắn. Một, có nhan đề "Chiến Tranh", tả hai ông bà già, lụm cụm kéo một chiếc áo quan từ tiền tuyến về quê. Trên đường, giữa những dân quê cùng đi, có kẻ nghi ngờ - không phải những giọt nước mắt, những lời khóc than của ông bà già, về người con trai tử trận - mà là chiếc quan tài. Tới trạm gác, người đó tố cáo với lính canh. Mở ra, quả có anh lính "đào ngũ". Thể theo đúng nguyện vọng, đưa xác con về quê nhà mai táng, người lính gác đã "đòm" một phát.
Truyện ngắn
Cái truyện ngắn Chiến Tranh, của tay Djilas này, bây giờ mới nhớ ra, Gấu đọc trên một tờ báo Tây, trong khi chờ BHD. Khi em tới, xúc động quá, Gấu đưa cho em đọc. Đọc xong, em nói một câu gì đó, Gấu không làm sao nhớ được. Thôi đành, để gặp lại, hỏi luôn thể, chắc cũng chẳng còn lâu la gì...
*
Ông là Bắc Kỳ di cư đi tầu há mồm sao lại không biết cơm tám? Đảng ta muốn khoe Miền Bắc giầu có sang trọng nên mới đãi tôi cơm tám. Lần ra thứ hai, Đảng ta đãi củ sắn là đúng thực chất biện chứng.

Ông ráng giữ gìn sức khỏe kẻo Bà Gấu bà ấy phải tế thiệt chứ không phải tế sống nữa đâu. Bọn mình bây giờ sinh đủ thứ bịnh. Tôi, cái chỗ đầu bể, nay tự nhiên nó lại đau đau.
Phúc đáp: Đây là do đổi font chữ, thành thử Gấu đoán nhảm, thành cơm tấm. Nhưng cơm tấm ngoài Bắc không có, cũng như không có hột vịt lộn. Bây giờ không biết sao. Tks, take care, plse. NQT
Cái vụ không có cơm tấm, nó liên can đến cái vụ Blog War
*
Hà Nội không bỏ một chữ.
Nhưng giả như họ thiến vài chữ, liệu NMG có chịu không?
Giả như đám Hà Nội có tham chiếu bài viết của NMG, Nhìn lại những trang viết cũ, trong đó, ông so sánh đám hàng thần lơ láo Miền Nam, những ngày sau 30 Tháng Tư, với đám quan lại thời Tây Sơn, trước họa Bắc Phương, và từ đó, suy ra "thâm ý" của NMG, cái cuộc giải phóng Miền Nam thì cũng cùng một dã tâm ăn cướp như của Mãn Thanh ngày nào, và từ đó, bật ra cái sự hào hùng của Nguyễn Huệ ra Bắc, thống nhất đất nước, lật ngược căn cước lịch sử Mít?
*
Ui chao, liệu NMG thực sự có cái cao ngạo, có cái tham vọng ngất trời như thế chăng? Và nếu như thế, cái sự nhục nhã để cho VC sờ chim thì cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Tín ngày nào!

Viết đến đây, Gấu lại nhớ những ngày Trần Trường, Gấu may mắn làm sao có mặt, và cũng túc trực, chen vai sát cánh cùng đám biểu tình, bằng cách hàng ngày ngồi đánh cờ tướng ở một tiệm cà phê ngay kế bên tiệm Hi-Tech. Và, đọc Thảo Trường viết về người tù binh nằm trong nôi. Bữa ghé NMG, hỏi đã đọc chưa, NMG gật gù, bảnh, bảnh thật, cả một cuộc biểu tình ghê gớm như thế, mà chỉ là “tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy” trước cặp mắt ngây thơ của đứa con nít nằm trong nôi! [Đây là Gấu diễn ý của NMG, chứ thực tình, không nhớ đúng nguyên văn câu phán của ông]. Mấy bữa sau gặp TT, kể, bạn ta gật gù, ông NMG phán như thế, đến tai đám biểu tình, là bỏ mẹ thằng này!
*

Trước 1975, Thảo Trường thuộc loại đàn anh của tôi. Anh có tên trong tờ Sáng Tạo, nhưng theo "một nghĩa nào đó", anh chẳng mắc mớ gì với chủ trương "đạp đổ", làm cách mạng văn học của nhóm này. Cho tới giờ này, tôi vẫn không hiểu được tại sao anh có mặt "ở đó"?
Bởi vì truyện ngắn của Thảo Trường "hiền khô", lại không "mới". Cái cũ "nhất" ở anh, là kỹ thuật truyện ngắn. Thứ truyện ngắn không nhắm vào tiểu sảo, không mà mắt người đọc với những kỹ thuật mượn từ độc thoại nội tâm, điện ảnh... vốn rất được ưa chuộng hồi đó, kể luôn cả chuyện, cho nhân vật tuôn ra đủ thứ tư tưởng, hoặc ăn nói theo kiểu ba phải (nghĩa là lạm dụng nghịch lý, ra cái điều thông thái: Đời chẳng đáng gì nhưng đâu có gì đáng (như) đời, la vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, André Malraux).
Ngay hồi đầu đọc anh, tôi đã ngạc nhiên, anh cứ một mình đi một đường, an nhiên tự tại, thong dong mà viết.
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục. Đá Mục cho thấy điều này. Như thể Sáng Tạo hô hào lật đổ, là để chờ tới giai đoạn hậu-Sáng Tạo: giai đoạn Đá Mục.

Câu chuyện như chỉ có hai nhân vật. Và ba đoạn đời.
Người ta có thể dựng một cuốn phim chỉ với những tình tiết "đơn giản" như vậy: Tên một cuộc chiến (tại sao không?)
Đoạn đầu: Anh chuẩn uý mới ra trường, trấn một đồn biên. Đệ tử, một anh lính truyền tin.
Đoạn hai: Họ gặp lại nhau trong trại tù.
Đoạn ba: Anh sĩ quan, sau 17 năm tù, tái ngộ vợ con, và đệ tử tại xứ người.

Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả (Đá Mục).

Trận chiến diễn ra trên đường Bolsa, thành phố Westminster. Một bên là Việt Cộng rất thủ đoạn nhưng có lực lượng cảnh binh sắc phục đẹp và oai phong nhất thế giới, trang bị bằng những khí cụ hiện đại tối tân cũng nhất thế giới, hộ tống. Một bên là dân di cư chạy loạn, nạn nhân của Việt Cộng...
Mẹ cháu cũng bị bắt trong nhấp nháy.... Và cháu cũng bị bắt dẫn đi. Cháu vẫn nằm trong nôi.... Cháu trở thành tù binh... Một thứ tù binh của hòa bình... Trận đánh cuối thế kỷ.
(Người tù binh nằm trong nôi).

"Có một bản thảo đưa ông đem về mà cũng đánh mất, đòi gửi tờ khác thì tôi gửi đây (Người tù binh nằm trong nôi)... tôi kèm thêm một ít trang bản thảo tập truyện sắp in, ông đọc đỡ buồn!
Tôi không hiểu sao các ông lại không ở "Saigon" này mà đi tuốt luốt sang mãi "Tây Ninh, Đồng Tháp" xa xôi chi vậy để rồi thỉnh thoảng lại phải "về phép" tốn tiền tốn sức. Sang "Saigon" này mà ở cho nó tiện việc ra quán cà phê cà pháo mỗi ngày. Xin gửi lời kính thăm quí bằng hữu ở bên đó.
Nói vậy chứ ở đây cũng chán bỏ mẹ!"
Littile Sài Gòn
*
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục.
Câu sau đây, cũng có thể áp dụng cho TT:

The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope.
The old days

Cuốn sách còn được viết như là một luận đề về sự sống sót. Giọng  văn thì đã có từ tuyệt phẩm đầu tiên được xb, Một ngày (không có trong ấn bản The Solz Reader). Không giống một thiên tài khác cùng loại, Varlam Shalamov (một thứ Primo Levi của Nga), ông này coi trại tù là địa ngục hết thuốc chữa, nơi chất người kể như tiêu, giọng kể chuyện của Solz, là của một ngụ ngôn đạo đức của một linh hồn bị kết tội tìm kiếm, bằng kinh nghiệm nhọc nhằn của cuộc sống tù đầy, ánh sáng của sự tươi trẻ trở lại. Quần đảo Ngục tù trở thành một cuốn best-seller trên toàn thế giới, cùng với hai cuốn trước đó, Tầng Đầu và Khu Ung Thư, thuộc dòng bi kịch chính trị có tính truyền thống, giọng văn và cách suy nghĩ của hai cuốn này không khác gì dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thống, theo Shalamov. ...

Có lẽ đây là dịp để người Nga đọc nó, The Solz Reader, từ viễn tượng lịch sử của chính họ.
*
Thành thử, những "phát giác", "những ám ảnh chiến tranh", trong "Miểng" của TT, tiếng 'kêu thương chấp chới"... là 'phỉnh nịnh' bạn ta cả đấy!
Từ 'phỉnh nịnh' này, Gấu mượn của Steiner, khi ông chửi mấy anh nâng bi ông, là 'tản mạn'. Steiner giải thích: Suốt đời tôi, chỉ băn khoăn có một điều, có hay không có Thượng Đế.
Sự tươi trẻ trở lại? Bạn đọc TT, cái đoạn anh tù lầm quả trứng bồi dưỡng cho con heo nọc, là của em nữ quản giáo tặng cho anh, mà chẳng thấy tuơi trẻ trở lại sao?
Cái con heo nọc của anh tù trong truyện Đá Mục của TT, mới đây thôi, Gấu nhớ lại, khi đọc NQL.
Ông này cũng có một con heo nọc chuyên phục vụ mấy bà vợ liệt sĩ, bộ đội vào Nam chiến đấu.

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Chuyện hai nhà văn

Nhà văn Miền Nam có thể tạm so sánh với Nguyễn Khải, có lẽ phải là Võ Phiến, nếu chỉ xét mặt văn phong, cách viết.
Chẳng thế mà có lần Gấu này khen Nguyễn Khải trước NMG, ông chủ báo của Gấu gật gù, cho biết, VP cũng rất thích NK, và ông còn cho biết thêm, NK cũng rất nể VP. 
Đó là thời gian Gấu qua Cali chơi, lần thứ nhất, tá túc nhà NMG. Khi về NMG order, anh viết một bài cho số đặc biệt Văn Học, về Võ Phiến.
Khi NK mất, trong nước, khi vinh danh ông, có trích dẫn lời khen của VP, qua NMG nói lại.
Cái sự so sánh, là rất cần thiết, nhưng cũng rất nguy hiểm. So sánh Thảo Trường, là phải với một tay cũng dung dị như ông.
Văn của NK rất hiểm độc. Văn Võ Phiến cũng có chất đó, theo nghĩa, ông dám đánh đu với tinh, như sư phụ của ông là Zweig. Điều này Gấu nhận ra, theo kiểu "đọc trò lần ra thầy", và đã viết ra trong bài về Võ Phiến. Còn nếu so sánh sự tự do khi viết của nhà văn Miền Nam, với sự viết dưới ánh sáng của Đảng, mà vẫn giữ được lương tâm của người viết, thì phải để Thảo Trường – dù ông chẳng hề muốn - với thí dụ Nguyễn Minh Châu, hay Nguyên Ngọc, mặc dù cũng thật khập khễnh, vì hai ông này, vào lúc trai trẻ của mình, đều nghĩ về văn chương khác hẳn Thảo Trường. Còn đi
ều này nữa, cả ba đều tham dự cuộc chiến, trong khi NK, hình như không, hoặc, do nhát, cũng thực sự "không"!
*

Những độc giả say mê Võ Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân vật của Võ Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn hồn, có vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người tình của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại đã có lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có văn bản trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ được, khi đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có đúng, và cảm nghĩ có thay đổi hay không).
Những nhân vật tiểu thuyết hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại, với những nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông đã đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một Võ Phiến bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu khi bị bắt trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng những giấy tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng, cách biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ của ông B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là kẻ thù nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
Hãy so sánh với sự thất bại của hầu hết những nhân vật của Võ Phiến, trước cuộc đời: những ông Ba Đồng Thời, Bốn Thôi...

"Vết thương không thể lành", Levi viết trong Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Thoát. Lò Thiêu địa ngục thứ nhất, hậu Lò Thiêu, địa ngục thứ nhì. Tadeusz Borowski, tác giả Quí Bà Và Quí Ông, Đường Này Tới Lò Thiêu, thoát cả hai lò thiêu Auschwitz và Dachau, năm 1951, ông chưa tới 30 tuổi, ba ngày sau khi cô con gái chào đời, ông đã trở lại nơi lò thiêu ngày xưa: tự tử. Nhà thơ Paul Celan: tự tử. Còn nhiều nữa...
Người ta nói tới không khí hiu hắt, cô đơn trong văn phong của Võ Phiến. Phải chăng đây cũng là một tình trạng "không thể lành", sau kinh nghiệm 1945? Tính cách bất toàn, luôn bám lấy một tư tưởng cố định, idée fixe, coi thường chính mình, của những nhân vật Võ Phiến? Nếu sau này, Võ Phiến có giọng viết như nói, như trò chuyện thoải mái, tôi nghĩ đó là do ảnh hưởng Miền Nam. Võ Phiến thời đầu không có giọng văn này.
*
Nguyễn Khải là một nhà văn chuyên nghiệp được quân đội miền Bắc nuôi để viết văn, còn Thảo Trường thì không. Ông không thuộc ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh, theo ý thích, không viết lách như làm việc. Ngay năm 1969, khi viết về chiến tranh ông đã mô tả tinh vi những mâu thuẫn trong lòng một sĩ quan thấy anh lính thân cận nhất của mình ngã chết, rồi lại được nghe những tiếng khóc của người vợ lính mất chồng. Ðến bây giờ sau 40 năm chúng ta vẫn cảm động khi đọc lại. Trong một câu chuyện chiến tranh khác, Thảo Trường chỉ kể lại những đối thoại của một người lính Việt Nam Cộng Hòa với một em bé, khi em bé cứ cặm cụi, tẩn mẩn tìm cách đào một viên đạn bắn vào nhà mình, còn ghim trong tường. Thảo Trường còn viết, viên đạn Mỹ, nhưng không biết bên nào bắn. Một nhà văn miền Bắc, nhất là một nhà văn quân đội không được phép viết tự do như vậy. Ngô Nhân Dụng

Nhận định, “ông không thuộc ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh…” khiến độc giả "suy ra", là, giả như TT thuộc về ngành tâm lý chiến, thì sẽ viết khác đi, và tất cả những nhà văn TLC Miền Nam, thì cũng giống như nhà văn Miền Bắc, được nhà nước, quân đội VNCH nuôi, để viết văn, và viết văn Chống Cộng?

Gấu này đã tính đếch thèm viết về Ông Số Hai, (1) nhưng ông viết nhảm quá, đành phải ngứa miệng sủa tiếp!
(1) Xin xem
Tự Kiểm
Theo Gấu, rất khó, và không nên, so sánh những nhà văn Miền Bắc với bất cứ một nhà văn Miền Nam, bởi vì họ khác nhau, ngay tự bản chất. Trong bài viết về Võ Phiến, Gấu đã viết về điều này, và sửa nhẹ Ông Tiên Chỉ, về cái chuyện, ông tưởng tượng ra một nhà văn Miền Nam ra Miền Bắc, rồi cũng bắc loa lên chửi nhà nước Xạo Hết Chỗ Nói, như những ông Miền Bắc giả đò làm nhà văn miệt vườn
*
Bài viết về VP, là vào năm 1998, cho một số Văn Học đặc biệt về ông, thời gian Gấu, [noi gương Bác Hồ], đang trên đường tìm kiếm một mảnh đất riêng, để tha hồ mà tự tung tự tác, sau khi NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, và cùng với chúng, là tham vọng để kế Lò Thiêu Nazi bên cạnh Lò Cải Tạo Yankee Mũi Tẹt!

Nhưng phải đến khi đọc Cao Hành Kiện, thì Gấu mới ngộ ra được, bản chất văn học Miền Nam, thứ tiếng nói của cá nhân, không nhằm vinh danh bất cứ một chế độ, một ý thức hệ nào.
*
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?) nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó...
"Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô (Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối. Họ không hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu, Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà văn một kẻ sống sót, là vậy. (1)
(1) Khúc trên, được một nhà văn ra đi từ Miền Bắc 'nắc nỏm' khen. Nhân đây, Tks. NQT
*. Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. B. cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu B. tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
- B. rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc B. nể quá.
- Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
- A. bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một điều gì đó nhưng không dạy đời.
Miểng
 Miểng nghĩa là gì?
 Trả lời DDP, Thảo Trường “cẩn trọng” người phỏng vấn ông, này, mảng là mảng, không mắc mớ gì tới mảnh, mảnh thì cũng như miểng, nhưng tôi thích cách gọi miểng [tiếng Miền Nam] hơn.
Mấy thằng ngu, khi viết về ông, dùng tưới hai tiếng “mảnh/miểng,” là không hiểu tấm lòng của ông dành cho “miểng”.
Nhưng miểng ở đây lại còn là một bận tâm về kỹ thuật viết, giữa hai thể loại viết, truyện ngắn, và truyện dài.
Thảo Trường viết văn rất tự nhiên, không cầu kỳ, nhưng như thế không có nghĩa là ông không bị kỹ thuật viết làm phiền ông, thí dụ như cái tham vọng nhét của một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, và, khi coi những truyện ngắn của ông, như là những miểng của một cuốn tiểu thuyết… chưa có, và cái phần chưa có kia, còn nằm trong đầu, hay trong túi của ông.
Nhân đọc lại bài giới thiệu Joseph Roth, trên Tin Văn, xin post lại những đoạn có thể làm rõ ra quan niệm viết, viết truyện ngắn, viết truyện dài của TT.
Trong lời dẫn khi dịch Tập Truyện Ngắn của Roth, Michael Hofmann viết:
Hình như có hai loại tiểu thuyết gia. Một, hãy nghĩ tới Kafka, hay Lawrence, hay Hemingway, hay Scott Fitzgerald, hay Thomas Mann, hay Jean Rhys, hay Paul Bowles, là những người có chút chú ý đặc biệt về cái gọi là truyện ngắn, [short fiction], ban cho nó một tí quan tâm, lại cũng đặc biệt, về kỹ thuật, và sau cùng, "bèn" viết chúng. Và những người khác  - Dickens, Flaubert, Turgenev, Woolf, ngay cả Joyce - là những người cũng viết truyện ngắn, nhưng thường 'viết là viết', thoải mái, vô tư mà viết, giống như một thứ phó sản phẩm, hay là một phần của cái gọi là chuyện nghề của họ, 'đã đem nghiệp ấy vào thân', thì đành cũng thử xoay vần với cái gọi là truyện ngắn [với Nguyễn Du, cái gọi là lục bát], xem sao!

Với nhóm trên, người đọc, khi đọc những truyện ngắn của họ, là tìm cái mẫn cảm, cái có giá trị, của cái gọi là văn chương. Với nhóm dưới, đọc họ thấy kỳ kỳ [peculiar], cứ như là bị ép phải đọc! Không phải là họ viết dở, không có chi là đặc biệt ở trong đó, nhưng có lẽ, là do cảm giác này: những truyện ngắn của họ viết ra đó không hẳn là những truyện ngắn, không phải thứ tuyệt tác, theo đúng như cách mà người ta thường định nghĩa truyện ngắn là phải như vậy, nhưng thuộc vào cái khối đồ sộ là toàn bộ tác phẩm của họ, toàn thể cuộc đời của họ.
Joseph Roth thuộc nhóm này.
Cái đoạn gạch đít ở trên, có thể áp dụng cho Thảo Trường. Truyện ngắn của ông, như là những miểng, của cuốn tiểu thuyết, là toàn thể cuộc đời của ông.
*
Nhắc tới Josph Roth, là do đọc Người Kinh Tế, số 6 Tháng Chín, 2008, có một bài viết về Đế quốc Áo Hung quê hương của ông, và phát súng khởi đầu làm tan rã nó. Chỉ một phát súng khởi đầu. (1)
Và "chỉ một phát súng' khởi đầu này, lại làm nhớ tới phát súng mở ra Cách Mạng Tháng Tám, của Văn Cao...
Ấy đấy, cái nọ xọ cái kia,...
(1) Starting Pistol: Cú ám sát Franz Ferdinand: Một buổi sáng tại Sarajevo: 28 June 1914. Tác giả David James Smith. Nhà xb Weidenfeld & Nicolson; 336 trang, 18.99 Anh kim.
*