Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc
email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Trang NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
*
Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc
email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Phương Ý
Thơ NLV
*
Thi
Ca sẽ giúp “sau trước tỏ nguồn cơn”. Đến bây giờ ở trong nước và
ngoài
nước (...), tôi chỉ nhờ thơ Vỵ giúp tôi tin ở những cuộc “viễn mộng” xa
xôi... Tôi phải cảm ơn Vỵ nhiều lắm. Hãy cho tôi đọc nhiều thơ nữa đi,
đọc suốt đời càng thích. Vì “chữ” của Vỵ đâu phải chỉ là “chữ”
không
thôi, nó chính là Tính Linh của chúng ta, dù chỉ là loại tính linh đầy
những máu.
Nguyễn Tôn Nhan
*
Nếu
Nguyễn Lương Vỵ chưa được ai gắn cho danh hiệu Lạt Ma chỉ vì anh đã độc
quyền hai chữ ...Lạt Quỷ!
Tính Linh ở chỗ đó, đó!
Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ 1
Đọc thơ NLV 2
Nhịp hai tay thơ
Nhịp ba chân thơ
Note: Gấu cứ "hẹn với lòng mình", sẽ "buông dao đồ tể", để chỉ lèm bèm
về thơ, vậy mà..
*
Việt Báo giới thiệu Nguyễn Lương Vỵ
*
“…Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ và đăng thơ Vỵ từ những ngày Khởi Hành ở
trong nước, từ 1969, cùng với những Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Đạt, Trần
Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Nhàn, Ngô Nguyên
Nghiễm, Phạm Ngọc Lư, Lê V Trung… những người mà sau nầy nhìn lại, tôi
vui như nhìn lại những cánh diều cùng thả lên trời một ngày quá khứ,
bất chợt thấy diều bay lồng lộng thinh không một chiều xa vắng xứ
người, tôi tìm lại được niềm vui cũ, mà mới, niềm vui bằng hữu văn
chương muôn thuở; hay một thoáng ngậm ngùi lúc diều bay thẳng về mặt
đất, như vừa rồi tưởng thấy cánh gió băng sương của Nguyễn Bạch Dương,
của Nguyễn Phan Thịnh.
Mai ta về khóc ngất dấu sương tan. Câu
thơ ấy của Nguyễn Lương Vỵ trong bài
Một Mình, bài thơ dài đến
mười trang; với tôi, đây là một bài tiêu biểu của nhà thơ: lọc chữ chọn
vần nhưng vẫn đùa thảnh thơi; đời chết đôi lần mà vẫn vui, tuy kiềm
kiệm; vũ trụ ảo hóa mà có khác chi em tuyệt cùng.
Nhưng sao lại Hòa Âmmmm? Hòa âm thế nào?
Đêm rất sâu nên đêm trầm khói sương. Tim buốt âm nên âm
rền thấu xương. Đó là một âm trong các
Hòa Âm âm âm âm của
Nguyễn Lương Vỵ, một tập thơ mà thi-ngữ nhiều sáng tạo, văn-phong
khoáng đạt, tạo một phẩm giá thi ca riêng, tôi tin nó sẽ tồn tại lâu
dài trên văn đàn và trong lòng người đọc.”
Viên Linh [Khởi Hành số 130, Tháng Tám, 2007]
Vĩnh Biệt Lửa Thiêng
Tán nhảm
về bài thơ của NLV.
Thơ
bay như ráng đỏ sang sông:
Câu này ví cảnh HC sang sông, "bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ
thơ," theo VC.
Bãi
chiều tuổi dại cháy mênh mông
Mang theo tiếng
dội ùm hư
không:
"Cũng theo hư không mà đi",
như một câu nhạc vàng, nhạc sến.
"Không
cầu gợi chút niềm thân mật"
Tớ vĩnh biệt
Lửa
Thiêng, chứ không phải vĩnh biệt Huy Cận.
Nhà thơ, từ bữa ráng đỏ qua sông, thì
đâu còn là thi sĩ nữa.
Tolstaya, vĩnh biệt Brodsky, mất năm
1996:
Chỉ cần ông sống
thêm bốn năm nữa thôi, thế kỷ chúng ta sẽ có được một kết thúc thật là
tuyệt
vời. Bây giờ ông mất, căn nhà Nga mới thực sự trống rỗng.
Theo ý đó,
Vĩnh
Biệt Lửa Thiêng là
một
bài thơ muộn.
(1)
*
Bi
thương hồn Việt huyết gào ngàn
Sắc chàm ưu hận
thấm qua
trang…
Đây là nói về cuộc chiến. Sắc chàm ưu hận thấm
qua
trang...
là số phận đau thương của cả một miền đất, như là hậu quả của cái vụ
ráng đỏ
qua sông?
Chân
giả lộn đường huyết cũng khô
Đành thôi nhang
khói nhắn
huyền hồ
“Lòng quê rờn rợn
sầu con
nước
Không khói hoàng
hôn cũng
nhớ nhà”
Hai câu đầu, có vẻ như là kết cục bi
thương của cuộc chiến.
Nhưng hai câu sau, lại là cái số phận của thi sĩ, khi ở hải ngoại?
*
(1) Có những bài thơ viết
muộn
Vì không thể viết
sớm hơn
Ngặt nỗi thương
thầm gió
ruộng
Vẫn còn vuốt mắt
sương
thôn
NLV
*
Cái ý, "có những bài thơ viết muộn, vì không thể viết sớm hơn", theo
Gấu, nó "khủng khiếp" lắm.
Và nó liên quan đến ráng đỏ qua sông, đến giấc mộng lớn đã đạt, sáng
ngủ dậy, thấy nước nhà thống nhất.
Nhưng chưa kịp mừng, thì đã thấy bi thương hồn Việt....
Gấu này nhớ, ông anh nhà thơ mà cũng còn mừng hụt, vì cú 30 Tháng Tư.
Ông mừng thực, khi tâm sự với thằng em, thế là mình khỏi viết nữa. Làm
một người dân bình thường, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam! Chẳng
cần làm thơ nữa!
Từ không làm thơ, khỏi phải viết nữa, tới bài thơ viết muộn, là cả trời
bi thương.
Bi thương hồn Việt
Sắc chàm u hận...
Đành thôi nhang khói..
*
Theo nghĩa đó, cả tập thơ mới ra lò của NLV, chỉ là một bài thơ viết
muộn, sau "Lò Cải Tạo"!
NGUYỄN HÀN CHUNG
XÁC CHỮ HỒN ÂM
Nhân đọc HOÀ ÂM ÂM ÂM ÂM
của Nguyễn Lương Vỵ
(Thư Ấn Quán 2007)
Ngày
còn ở Việt Nam, tôi chưa từng quen biết Nguyễn Lương Vỵ dù cùng quê
Quảng Nam với
anh, khi sang Mỹ, tôi cũng chưa hề gặp anh, thi thoảng có email hoặc
phone cho
nhau ít câu thăm hỏi.
Ấy là về người, còn thơ thì tôi có đọc anh theo lối cách
'không điểm huyệt', nghĩa là bài nào tôi thấy thâm hậu hồn nhiên “thấu tử cung cuộc sống’’ thì đào bới
ngôn âm, bài nào tôi thấy anh buông tuồng chữ
nghĩa thì xin kính nhi viễn chi, vậy.
Anh mần thơ ra răng, xin mời bạn đọc thấu
thị xuyên tầng cõi thơ ta bà tá hoả, anh xào xáo
“theo
cái máy động của trời đất’’
Thơ
Vỵ bỡn cợt một cách nghiêm cẩn giống như cô gái giang hồ say rượu nắm
chắc cái
lai quần trinh nguyên môt thuở bời bời dậm đạp :
“Ta thấy ta quá cỡ sặc sừ
Câm trời nín đất
nứ nừ nư
Ngọng nghịu mà thâm như cái đó”
(Một Mình )
Đúng
như tên gọi, tuy tập thơ đến mấy chục bài chữ là chữ Việt có, Tây có,
Quảng Nam
pha rề có, nhưng dường như chữ hơi bị chìm trong huyệt tuyết tinh mà
trỗi lên chân
khí huyền âm, tinh âm, âm hao, âm mao, âm
sấm chẻ, hồn âm, nhú âm cuồng, âm thạch động, âm đáy vực, hoài âm hoài
…. Nhưng
trên hết, cao hết, anh đã sử dụng vô lượng sát na thần công hoà
âm âm âm âm thành ảo âm đến mức “thơ
dầm buốt nguyệt - tuyệt cùng như em tắt kinh”.
Tắt kinh để hoài thai những
câu thơ ấm ớ cho vui nhưng
đủ
lực ngạo thị đất trời vùi
sinh dập tử làu chùi mênh mông .
Thi
thoảng anh có những câu thơ động rung buốt lạnh từ sống lưng những
thằng thơ lưu
lãng “Một tiếng đàn vô thanh…Sợ xác no
hồn đói” (Độc tấu I )
Nguyễn
Tôn Nhan rất thấu cảm thơ Vỵ khi cho rằng chỉ
thấy tính linh phải đâu là
chữ. Chữ chỉ là xác“tinh âm chìm trong dây-Hoà âm ghìm
trong
tay - Nở ra hoa tinh khí….Một vệt dài sinh tử” (Hoà Âm Độc Huyền Cầm )
Phải có một cơ duyên nào đấy Nguyễn Lương Vỵ mới ngộ âm
từ “hạt bụi réo sinh linh’’. Phải chăng
từ một sợi lông của càn khôn tuý luý, anh
làm thơ như ngẫu
nhĩ trùng lai không vị bất cứ cái gì mà
là vị tất. Từ ngữ trong thơ anh cũ rích một cách vô cùng mới mẻ. Anh đi
hồn nhiên
trên lối mòn vần điệu của một gã tuý tiên hát âm thơ bằng giọng điệu
quê nhà: xanh lè, sặc máu mà thương tưởng
đến linh lung .
Các bài Chân Dung, Lửa và Chữ, Hoà Âm Đại
Hồ Cầm, Hoà Âm Cầm Dương Xanh, Bất Tuyệt, Nhân Đọc
Thuỷ Mộ Quan … theo tôi đã đủ độ “khạc
hết máu tinh hoa-khạc hết máu tinh ma”
trong hồn âm Nguyễn
Lương Vỵ .
Tôi và Vỵ cùng một lứa bên trời lận đận trong nghề thợ
đụng mưu sinh trên đất Mỹ. May mà
còn lại
ít câu thơ để rồi đây Tý Ngọ Mẹo Mùi xương
tàn cốt rụi còn có cái để mà leo lét bay. Tôi cạn nghĩ chữ còn có thể
mất chứ rốn
âm rên rền tức tửi vẫn còn.
Houston TX, 11 Aug 2007
* chữ in
nghiêng
lấy từ trong thơ NLV