Thảo Trường
Cai
Lậy, Mỹ Tho
|
Hai cái tuổi thơ bất hạnh
của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ,
trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc
chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê
hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những
ông bạn quí hoá."
The domestic background là
tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ, Jessie Conrad,
viết về chồng, [Joseph Conrad and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn, không phải những
ông chồng nhà văn, mà bà xã của họ.
Lần đó, trả lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu,
buồn nhất, trong đời làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần
rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về nhà mới ở Sài Gòn.
Đúng vào năm có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có
quãng, phải đi xuồng.
Và Gấu Cái ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi, giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!
Theo nghĩa đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!
*
Thảo
Trần lại là dân miệt vườn thứ thiệt, sinh quán Cai
Lậy, Mỹ Tho, và là bà xã của NQT. Đây tuy là tập truyện đầu tiên của
bà, nhưng đã mang đầy sức mạnh riêng tư, trong một dòng văn cũng rất là
Nam Bộ trong kiểu rất là Sài Gòn.
Phan Tấn Hải đọc NDSCVPN
Riêng với bà Thảo Trần, mặc dù ông chồng bà giới thiệu là bà
mới chỉ “tập” viết, tôi có ý kiến là bà hãy cứ nghe
và ghi nhận những gì nhà phê bình văn học họ
phán, vâng, trân trọng
nghe và ghi nhận, nhưng bà vẫn cứ thảnh thơi viết theo ý bà, viết thật
tình chứ
bà không cần phải “tập” gì nữa.
Thảo Trường:
Cai Lậy, Mỹ Tho
Nhà văn Nhật Tiến, khi đọc xong cuốn
truyện ngắn Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam, mà Gấu hân hạnh thay mặt
Gấu Cái, viết lời đề tặng, phán, văn như thế này, viết tự nhiên như…
không viết, chữ cứ thế tà tà chảy về phiá Nam như những dòng kênh dòng
lạch của Miền Nam chảy ra biển cả, mở ra giống dân lưu vong có tên là
thuyền nhân sau này, thì cần gì phải ăn ké tiếng tăm của thằng cha Bắc
Kỳ di cư 1954, thằng cha Gấu, nhà văn?
Nhà thơ
Phan
Tấn Hải
đọc "Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam"
Nếu bạn
quan
tâm về
văn học, thì "Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam" là
một cuốn sách nên tìm đọc. Không đơn giản vì hai tác giả Thảo Trần
& Nguyễn Quốc Trụ là những người quen tên, nhưng còn vì cách viết
duyên dáng về những gì rất là thân quen trong thế giới văn học Việt ngữ.
Thuộc
thể loại truyện & ký, tác phẩm dày 172 trang, trình bày trang nhã,
bìa màu đẹp với tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, ghi giá bán
12 USD, do NXB Sài Gòn Nhỏ phát hành.
Tác giả
Nguyễn
Quốc
Trụ đã nổi
tiếng từ thập niên 1960s tại Sài Gòn, với các thể loại truyện ngắn, tạp
ghi và biên khảo văn học. Ra hải ngoại, ông viết bài cho nhiều báo,
chuyên khảo về văn học Việt Nam và thế giới, đang thực hiện trang web
riêng ở địa chỉ tanvien.net. Với ngôn ngữ rất là Bắc Kỳ, và gần suốt
một đời trưởng thành và sống tại Miền Nam, văn của NQT đã trở nên đa
dạng và phức tạp hơn hầu hết những người cầm bút cùng thời.
Trong
khi đó, tác giả Thảo Trần lại là dân miệt vườn thứ thiệt, sinh quán Cai
Lậy, Mỹ Tho, và là bà xã của NQT. Đây tuy là tập truyện đầu tiên của
bà, nhưng đã mang đầy sức mạnh riêng tư, trong một dòng văn cũng rất là
Nam Bộ trong kiểu rất là Sài Gòn.
Đề tài
của sách
cũng
cực kỳ đa
dạng, từ một bối cảnh ở Trường Nữ Trung Học Mỹ Tho, chuyện ông giáo có
cô con gái lỡ mang bầu, cho tới chuyện nhà văn Guenter Grass thời Đức
Quốc còn chia đôi... cho tới các mẩu chuyện và kỷ niệm về các nhà văn
Mai Thảo, Huỳnh Phan Anh, Chu Tử, Võ Phiến, Phan Lạc Phúc, Trịnh Công
Sơn, Thanh Tâm Tuyền...
Nhìn
chung, đây
là
một cuốn sách nên đọc đối với những người có quan tâm về văn học. Sách
đã phát hành ở các tiệm sách Việt Ngữ.
[Trích
Việt Báo
On
Line]
In nature the
bird
who get gup earliest catches the most worms, but in
book-collecting the prizes fall to birds who know worms when they see
them.
[Thường
ra, chim nào dậy sớm nhất vớ được nhiều sâu nhất; nhưng trong
nghề chơi sách, ăn thua là, phải nhận ra sâu, khi nhìn thấy chúng]
Michael
Sadleir,
The Colophon,
Number 3, 1930
Câu
trích dẫn trên mở ra cuốn A Gentle Madness, Khùng Dễ Thương,
Khùng Nhè
Nhẹ, hay là Nỗi Đam Mê Đời Đời Dành Cho Sách, của Nicholas A. Basbanes.
[634 trang, An Owl Book, Henry Holt and Company, New York].
Thảo Trần, ít
ai
biết.
Phải
nói, chẳng ai biết!
NQT, dù
gì thì cũng nhà
văn miền nam trước 1975!
"Bạn"
nhìn thấy tên NQT, cầm lên những truyện ngắn của
Thảo Trần.
Và biết
chúng.
Như nhận
xét của Xì Lô: Truyện của mẹ thì còn đọc được.
Nhưng có
lẽ, lời ngợi ca thú vị nhất, dành cho cuốn sách của vợ chồng
Gấu, là câu trích dẫn Chef Louis, của tác giả Khùng Dễ Thương, trong
lời
giới thiệu dành cho lần xb thứ nhì cuốn sách của ông (loại bìa
mỏng,1999):
"Hãy hứa
với tôi, khi bạn viếng thăm những nơi chốn thiêng liêng đó, là
phải dẫn theo bà xã. Một kinh nghiệm quí báu như thế, là để chia sẻ
với người mà bạn yêu thương"
["Make
me one promise", he said. "When you go to these sacred places,
make sure you take your wife with you. This is an experience that must
be shared with someone you love."]
Xin giới
thiệu một tí, về Sếp Louis.
Ông tên
thực là Louis I. Szathmary II, chủ tiệm ăn, thầy giáo, nhà văn,
nhà từ
thiện, và nhà sưu tầm
sách có hạng, mất ở Chicago sau một thời gian ngắn bịnh, vào ngày 4
tháng Mười, 1996, thọ 77 tuổi.
Một tay
sành ăn và sành sách. Một trong những cô con gái của Sếp, sau
cũng trở thành một bà giám đốc
viện bảo tàng về ba món ăn chơi, thú bếp núc, the Culinary Archives and
Museum, ở
Provence.
Thú mê
đời, và mê học của ông làm người nào quen biết ông, là say mê
ông. Vào năm 1989, ông đóng cửa tiệm ăn nổi tiếng của ông ở Chicago,
The Bakery, để dành trọn đời mình cho thú mê sách. Rất khoái được gọi
là Đầu Bếp [Chef] Louis.
Là một
người ưa tặng sách. Thường mua vài cuốn, trong lần xb đầu, yêu
cầu tác giả ký tên, rồi gửi tặng bè bạn. Hỏi cảm tưởng, khi, một người
mê sách như ông, tặng một cuốn sách quí cho một kẻ khác, ông trả lời:
"Những
cuốn sách mà tôi cho đi, chúng nằm ở trong trái tim của tôi, như
là những cuốn khác. Tôi không cần phải nhìn thấy chúng, mới yêu chúng."
Ong ba T.
DTL đây.
Tôi vừa
đọc xong cuốn truyện của bà trên chuyến bay về Atlanta.
Tôi không ngờ bà viết hay như vậy! Bái phục, bái phục!
Tôi cũng
rủ bà xã đi Canada theo lời mời của ông bà, nhưng bà xã bảo
lúc này bận lắm, bà gửi lời cám ơn ông bà, hứa sẽ có ngày đi.
Hôm
trước, NP hốt hoảng gọi cho tôi, báo tin NMT đã ra đi, ông ta mới
ngồi nhậu với tụi tôi, hai tuần trước, có PIB, [em DNM], CXH, HKP... ở
quán Viễn Đông. Tôi bảo, tụi mình bây giờ ở trong Waiting List, không
biết đi lúc nào, chuyện đó không có gì ngạc nhiên cả....
Tôi mới
mở Tản Viên, thấy hình "Cát Bụi Tuyệt Vời" ông mới post.
Cam on
ong ba, chuc ong ba vui khoe.
DTL
By DuTuLe.com
Aug 25, 2004, 7:30pm
Nhà
thơ Phan Tấn Hải mới có một
bài viết giới thiệu
tập truyện & ký của hai tác giả Thảo Trần và Nguyễn Quốc Trụ.
Tuyển tập
nhan đề “Nơi dòng sông chảy về phía nam” [nhà xuất bản Saigòn Nhỏ].
Theo
Phan Tấn Hải, Nguyễn Quốc
Trụ là một nhà văn
nổi tiếng, gốc “Bắc kỳ,” thuộc loại đa dạng và, phức tạp... Trong khi
Thảo
Trần, gốc miền nam, miệt vườn, chơn chất.
Thảo
Trần người Cai Lậy, Mỹ
Tho, bạn đời hiện
tại [và từ trước tới nay] của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ.
Vẫn
theo Phan Tấn Hải, Thảo
Trần viết về những kỷ niệm
thời thiếu nữ, trong khi Nguyễn Quốc Trụ viết về những kỷ niệm, cùng
nhận định
của ông về một số tác giả miền nam mà, ông quen biết như Thanh Tâm
Tuyền, Huỳnh
Phan Anh, Võ Phiến...
Được biết Thảo Trần, Nguyễn Quốc
Trụ hiện cư ngụ tại thành phố Toronto, Canada.
[ Trích trang net Du Tử Lê.
Có
biên tập vài chữ]
|