Tuổi Hai Mươi
Yêu Dấu
Chương Hai
Bạn bè
“Khi
bạn tôi chột mắt,
Tôi ngó họ ngang mặt”
Joubert
Tôi
gần như không có bạn
bè nào ở đại học. Tôi không ưa gì cái lũ nhà quê học làm sang ấy. Không
có đứa
nào ra hồn. Tôi thích bọn bạn ở phố phường hơn. Nói cho cùng, bọn bạn ở
phố
phường cũng chẳng ra gì, nhưng tất cả chúng đều ở thành phố nên chúng
đỡ tẩm hơn. Hồi học phổ thông, tôi học ở
một trường tư, tức là một trường dân lập. Hiệu trưởng nhà trường là một
tay
pháo binh về hưu, hoàn toàn chẳng hiểu quái gì về giáo dục, nhưng khôn
ranh
kinh khủng. Khi nền kinh tế thị trường mở ra, tay cựu pháo thủ chớp
ngay lấy
thời cơ, đứng ra xin phép mở trường, rồi thuê giáo viên đến dạy. Bà vợ
ông ta
làm thủ quỹ, cô con gái giữ chân giáo vụ điều phối các giờ lên lớp.
Trường tôi
mang tên một vị danh nhân trong lịch sử mà cả thày lẫn trò đều chẳng
hiểu thân
thế sự nghiệp vị ấy ra sao. Quan điểm “bắn cầu vồng” của tay cựu pháo
thủ khá
giản dị: “Trẻ con nhìn chung không có trẻ con hư, nguyên tắc giáo dục
tối cao
là tha bổng”. Tất cả học sinh cứ đóng đủ tiền học phí là có thể đến
lớp. Ở lớp
10, lớp 11, lũ học sinh chúng tôi phải ngồi lèn vào nhau vì đông không
thể tả,
lớp 11H chúng tôi, sĩ số có tới 72 đứa, cô giáo chủ nhiệm không thể
biết đứa
nào vào đứa nào, sự cai trị của cô hoàn toàn trông cậy vào con bé lớp
trưởng,
nó phải “chấm công” từng buổi lên lớp của chúng tôi để biết đứa nào
học, đứa
nào không. Với con bé này thì chúng tôi bắt nạt nó dễ ợt. Đến lớp 12,
tay đại
tá hiệu trưởng độc tài nhưng ranh mãnh thường làm một đợt thanh lọc học
sinh
rất nghiêm khắc: tất cả những đứa nào không có khả năng thi đỗ tốt
nghiệp phổ
thông trung học đều phải chuyển sang trường khác không có một hai gì
cả. Số
lượng học sinh vơi đi một nửa. Những giáo viên dạy lớp 12 đều là những
“hiệp sĩ
thánh chiến” tức là những tay luyện thi chuyên nghiệp không thể chê vào
đâu
được. Học sinh bị vần như vần gà chọi. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ
thông
trung học ở trường chúng tôi vì thế năm nào cũng vào loại nhất thành
phố, gần
như năm nào cũng là một trăm phần trăm tốt nghiệp.
Bọn bạn ở lớp 12 của tôi nhìn chung đều là con nhà khá giả. Tôi công
nhận trong
bọn chúng có những đứa thật xuất sắc, thí dụ như con Dung cận, thằng
Thắng béo
hay con Huyền mờ. Con Dung cận là con một ông giám đốc ở dưới Quảng
Ninh, ông
này mua nhà trên Hà Nội, thuê gia sư dạy riêng cho nó. Nó nói tiếng Anh
lau
láu, sử dụng máy vi tính thì hết chê. Thằng Thắng béo thực sự là một
thiên tài,
có lẽ vì nó có gene di truyền: cả bố lẫn mẹ nó đều là bác học. Nó làm
toán như
người ta ăn kẹo. Chỉ số I.Q của nó có lẽ phải cao nhất nước. Con Huyền
mờ là
con nhà Kitô giáo, nó ngoan đạo kinh khủng, mó học giỏi có lẽ vì Chúa
giúp nó.
Tôi
là trường hợp ngoại
lệ. Nói trắng phớ ra, tôi chẳng có
“kiến thức” quái gì, tôi không thể phân biệt thế nào là sin
với côsin, tôi không
biết cách viết một bài văn chính luận ra sao. Tiếng Anh tôi dốt kinh
khủng. Cả
địa lý nữa, tôi cứ tưởng Sơn La là một tỉnh ở Nam Bộ. Tôi cũng không
hiểu tại
sao tôi lại học hết được phổ thông trung học, rồi thi tốt nghiệp loại
ưu hẳn
hoi, sau đó lại vào đại học. Công nhận bố mẹ tôi có “phù phép” hậu
trường cho
việc học của tôi nhưng sự “phù phép" ấy nào có ra gì. Bố tôi là một
người
rất nghiêm khắc, ông rất ngại đến nhà các thày cô giáo, có thời ông
từng là
thần tượng của bọn trẻ. Ông luôn biết giữ gìn danh tiếng của mình, tôi
luôn tự
hào và biết ơn vì ông chưa hạ mình trước ai. Nói như thế không có nghĩa
là tôi
không oán ông, việc nào phải ra việc ấy. Quà của bố tôi cho các thày cô
giáo
thường chỉ là một cuốn sách do ông viết, khi cho sách bao giờ ông cũng
nói
rằng: “Trong sách này có truyện đọc được.” Còn mẹ tôi, với thói bủn xỉn
cổ
truyền của đàn bà, quà cáp cho các thày cô giáo thường chỉ là một cân
táo Trung
Quốc hoặc một hộp kẹp chocolate mua ở
ngoài chợ. Ấy thế mà mẹ tôi luôn bảo rằng: “Hộp kẹo chocolate này chồng
em mang ở Mỹ về.” Thật chết cười, mẹ tôi
thật hài
hước từ trong bản chất, mẹ tôi cứ tưởng thiên hạ không ăn chocolate
bao giờ, mẹ cứ tưởng người ta không biết đọc chữ nữa. Ôi
mẹ ôi! Chocolate mới chẳng chocolate,
tôi thật ngượng chết đi được.
Chocolate bố tôi mang ở Mỹ về thì tôi đã xơi từ đời tám hoánh. Ở nhà
tôi, tất
cả những gì ngon lành nhất tôi đều chén ráo, chén sạch. Ấy thế mà có chocolate mang ở Mỹ về để tặng thiên hạ
thì có nực cười hay không?
Trong
số bạn học phổ thông
của tôi có thằng Thanh nhạn là thằng đáng kể. Gọi là Thanh nhạn là lấy
tích
“lãng tử Yến Thanh” trong phim Thuỷ Hử của Tàu. Yến và nhạn đều cùng là
một
loại chim tương tự như nhau. Thú thực, tôi không thể phân biệt được
chúng, thậm
chí tôi còn chưa nhìn thấy chúng bao giờ. Tôi chỉ biết dãi của chim yến
được
chế biến thành một món ăn rất đắt tiền.
Nhà
thằng Thanh nhạn là
một nhà cầm đồ. Nhà nó cầm đủ thứ, từ xe máy xe đạp cho đến giấy tờ nhà
cửa. Có
lẽ chỉ trừ quần lót của người ta là nhà nó không cầm. Bố nó là một đại
uý công
an bị “tuột xích” tức là bị đuổi khỏi ngành. Bố nó bỏ mẹ nó lấy vợ hai
là một má mì chuyên nghề chứa gái. Sống với dì
ghẻ, thằng Thanh nhạn không phải là một thằng quí tử gì. Nó hiểu đời
rất sớm,
đương nhiên chữ “hiểu đời” ở đây có nghĩa là nó tự phải lo cho thân xác
nó. Ông
bố nó cho nó hoàn toàn tự do.
Thằng
Thanh nhạn thi
trượt đại học, nó chỉ láng cháng ở nhà chờ một cơ hội tiến thân tốt
hơn. Nó nói
với tôi rằng bố nó đang có một “kế hoạch tương lai” cho nó. Tôi cười
vào mũi cái
“kế hoạch tương lai” ấy, bố nó thì tương lai gì! Bố nó luôn miệng nói
tục, ai
cũng gọi là thằng, kể cả thủ tường chính phủ. Thằng Thanh nhạn rất tự
hào vì bố
nó quen nhiều tay anh chị trong “xã hội đen”. Buổi sáng, bố nó thường
ăn sáng
và uống cà phê ở ngõ Hàng Hành. Tôi để ý thấy nhiều người tỏ ra kính
trọng bố
nó, họ gọi bố nó là “đại ca”.
Thằng
Thanh nhạn quen
biết nhiều vô kể. Chỗ nào nó cũng có người quen: nhà hàng, quán xá,
công sở,
bệnh viện… Chỗ nào nó cũng có thể cắm
được, tức là có thể nợ tiền được. Đi với nó thì không sợ bị đói… Với nó
ngày
nào cũng có party?
NHT