Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Đọc lại cái truyện ngắn mới thấy, thật là tuyệt vời. Nhất là đoạn mở.
*
Bác ta khi đã nhắm [nhằm] món nào, tất không bao giờ hụt.
Gấu này, tự hỏi, cái ý tưởng viết Sông Côn Mùa Lũ, nảy ra khi nào với Nguyễn Mộng Giác, và như thế, với ông, chắc cũng giống như với Hai Nhiêu, tất không bao giờ hụt!
Ôi chao, cụm từ "chưa xuất bản" của Thế Lữ, mới đầy tính tiên tri làm sao. Cứ như là, một khi, tiên sinh nhấc cây viết lên khỏi trang giấy, Sông Côn Mùa Lũ kể như đã an bài!
Bái phục, bái phục! Cả sư phụ lẫn đệ tử! NQT
*
Cái vụ NMG chơi VC một cú ra trò làm Gấu nhớ đến một câu chuyện do Thế Lữ kể, trong Bên Đường Thiên Lôi thì phải, về một anh đại bợm, đúng vào lúc đang bị tổ chác, thì có tin từ quê, bà vợ tấm cám đang đau nặng. Nhẩy vội tầu về, lên tầu mắt cú vọ kiếm mồi, toàn một lũ nhà quê nhếch nhác, đành nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ. Bỗng nghe có tiếng quát tháo, hé mắt hí hí, thấy một ông nhà quê đang lạy van ông soát vé tha cho cái tội đi lậu. Nghe lải nhải, đại bợm bực mình móc mấy đồng quẳng ra cho xong chuyện.
Thư Gửi Bạn Ta

Cái truyện của Thế Lữ viết thật khéo, gọn, và thật là Việt Nam, nhất là câu, khi đứng trước cửa hàng cơm, "... thì câu chuyện kết luận bằng một câu không lễ phép mấy, nhưng nghe cũng vui tai:
"Bà hàng đâu, làm cho tôi một mâm rượu thật ngon ấy nhé, mà làm mau lên, ông quý khách của tôi vội."
Ôi chao nó làm Gấu nhớ đến cái quyết tâm của Gấu, làm sao chứng minh cho nhân loại thấy, cái đói, cái giả, cái dởm, cá rô cây...  mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp, cái no, cái thiệt.
Cá Rô Cây
Nhớ tới câu chào hỏi khi gặp nhau, của người Miền Bắc, quê hương ngày nào của Gấu, thằng mắt lác, thằng đào trộm khoai lang ở cánh đồng làng Thanh Trì, thay vì, "Mạnh khỏe không ?", thì là, "Ăn cơm chưa?".
Ăn cơm chưa? Gấu đã từng nghe cây này nhiều lần, và lần nào cũng thật là tuyệt vời. Khi nào rỗi rãi, xin kể hầu quí vị độc giả Tin Văn.
Chả là, Gấu mất bố từ nhỏ, mẹ, một nách bốn đứa con, cứ xách cả lũ đi ăn chực....

Và tưởng tượng ra cái cảnh me xừ Văn Cao đợi đồng chí Vũ Quý, ở Ga Hàng Cỏ, ngay trước cửa hàng cơm, cho nó tiện. Ông quý khách của tôi vội.
Văn Cao đang vội  ra sao thì chúng ta đều biết rồi.

Tay thám tử Kỳ Phát, của Phạm Cao Củng, cũng đã từng gặp trường hợp giống như Văn Cao.
Giông giống thôi. Có khi ngược hẳn lại. Tùy cách hiểu của mỗi người đọc.
Kỳ Phát có một tay đệ tử, dân giang hồ. Bị cháy, cớm lùng dữ quá, đói quá, bèn mò tới ông anh, đúng lúc ông anh đánh tính làm thịt bát cơm nguội độc nhất, thế là, Kỳ Phát úp cái bát còn sạch lên chạn, làm như vừa ăn xong, nhuờng tí cơm nguội cho đệ tử.
Nhưng làm sao qua mắt được thằng em giang hồ.
Ăn xong, thằng đàn em xách súng đi giết người.
Một kẻ tử thù của Kỳ Phát.