http://nhilinhblog.blogspot.com/…/van-chuong-mien-nam-thanh…
Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - nếu không phải đối với tất
cả (mà có bao giờ "đối với tất cả" được đâu) thì ít nhất cũng với một số
người - cho thấy văn chương có thể là gì.
Văn chương có thể là gì? Văn chương nghĩa là giống như
Ung thư của Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền viết Ung thư - điều này rất
quan trọng - không phải để biểu lộ tư tưởng, không phải vì quẫn bách, bị
giằng xé day dứt, "trăn trở" (nếu muốn dùng một idiom xấu xí điển hình của chúng ta), không
nhằm phê phán, cũng không với mục đích phản ánh một cái gì. Thế cho nên,
chính bởi sự từ chối ấy, một tác phẩm sẽ là tất tật những điều vừa kể trên,
nhưng đồng thời còn hơn thế rất nhiều.
Một tác phẩm văn chương ở đó vì nơi này cần có nó. Một cuốn
tiểu thuyết như Ung thư cho thấy mức độ vớ vẩn và kém cỏi của các sử gia,
các nhà nghiên cứu chính quy (có thể xem, chẳng hạn, ởkia). Muốn biết về
một điều gì đó, cần phải (ngoài những cái khác) nhìn vào những gì các nghệ
sĩ lớn nói về cái điều ấy. Một nghệ sĩ lớn tức là một dạng tồn tại không
để sót gì hết. Nhất lại là một nhân vật như Thanh Tâm Tuyền: tính cách
hung bạo ở văn chương Thanh Tâm Tuyền là biểu hiện của một thứ, force (Jacques
Derrida chính là người đặt ra mối nghi ngờ về khái niệm forme và chuyển
trọng tâm về force, từ đó mà bản thân ở Derrida cũng sẽ đậm dấu ấn violence).
Trong truyện, có chi tiết nhắc tới "Thủ hiến", như vậy bối cảnh câu chuyện
sớm nhất là 1949 (về Thủ hiến Bắc Việt đầu tiên, xem ởkia). Và nhân vật
của Thanh Tâm Tuyền đi xem hát (ở Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội). Vở kịch
nào? Lôi vũ.
(một nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng đi qua Hàng Kèn:
tôi từng mất rất nhiều thời gian tìm hiểu xem Hàng Kèn có thể nằm ở chỗ
nào hiện nay; mất rất nhiều thời gian vì các miêu tả - của nhiều người -
chênh nhau khá nhiều; mãi về sau tôi mới đoán ra, Hàng Kèn (hay "Hàng Kèn
Cây Thị") không tương ứng với đoạn nào chạy thẳng một mạch hiện nay, từ
đó mà có cảm giác không dễ xác định vị trí của nó; chẳng hạn trong "Phở",
Nguyễn Tuân đặc biệt nhấn mạnh vào Hàng Kèn)
Ung
Thư
Có mấy sự kiện về TTT, thu thú: Bách
Khoa, sào huyệt của Võ Phiến – ông nghe nói, có 1 ngăn tủ riêng, chỉ
để lưu giữ thư nữ độc giả - đăng Ung Thư. Trường Thiên chúa giáo, Nguyễn
Bá Tòng mời ông dậy học - mỗi lần chào cờ & đọc kinh là vị thầy
giáo vô thần vờ.
V/v: TTT không cho xb Ung Thư, dù đã hoàn tất, như
chính ông xác nhận, trong 1 cuộc phỏng vấn, hay trong 1 bài tựa cho
cuốn Bếp Lửa.
Gấu cũng có tí ý kiến về vụ này, nhung để từ từ, khui
dần...
NQT
Thạch, trước khi từ giã Hà Nội, vô Nam, đi tìm Liên, không
gặp.
Trong đêm khuya, giữa con hẻm vắng, nhớ Liên quá, bất giác
cất tiếng hú, như 1 con chó dại.
Tích, tên ma cô ghiền, là chồng Liên.
Trong
Cõi Khác, của GCC, có 1 đoạn, mà, sau này, đọc
lại, Gấu nghi, chắc là từ xen trên:
Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối
tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái
bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành
phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống.
Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường
phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi
ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn
thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy
hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn,
nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể
hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà
đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn
nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi
tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng
trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói,
phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...
Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp
đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng giờ, nghe tiếng chuột
chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái ngói, chờ cơn
cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ.
Note: Bài viết này, nhờ Thư Quán của thi sĩ THT mà có
được.
Lấy từ internet. Tks. NQT
Lần đầu đăng trên Tập san Văn chương (1972).
Sau Văn đăng lại khi ra số đặc biệt về TTT. Nhờ vậy mà
còn.
Bài đăng trên TSVC có tên là Bếp Lửa trong văn chương.
Không có khúc viết về thơ TTT.
Joseph Huỳnh Văn, tổng thư ký TSVC, thú bài này lắm.
Mày viết bài này là vì tao là tổng thư ký TSVC. Nếu không,
đếch viết có phải không?
Đúng như thế. Lúc đó, Gấu mê Cô Ba quá, chán mọi chuyện,
không chỉ văn chương.
Nay đăng lại, để nhớ bạn hiền, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Anh biểu, với một thằng đàn em, cũng nhà thơ: Tội thằng
Trụ, nó nhiều tình cảm quá mà lụy một đời!
*
Bà Trẻ Gấu, người đã nuôi Gấu ăn học, đã cấm Gấu không
được làm cái nghề đánh người, cũng nhận xét y chang về thằng cháu: Mày
đi tu được đấy, nếu không quá lụy vì tình!
Thì BHD cũng phán y chang, thứ tình yêu đầy những passion,
[em xài tiếng Tây], của anh đó, em không có.
Em "iêu" anh vì tội anh quá!
Ui chao, sao có người ngu như thế, cô bạn "chửi": Vừa
nghe đến tên tui, vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây là "cô bạn" của
mình rồi, thì đúng là cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp tui, nhìn thấy
tui, vậy là bõ công chờ rùi, thì đúng là đại cù lần.
Bản trên TSVC, nhờ 1 bạn văn ở trong nước, khác bản trên Văn, thêm
đoạn viết về Thơ TTT mào đầu.
Nhớ, lần ở Quán Chùa, ông anh phán, mi đưa cho “Văn” bài viết về ta
trên TSVC, Gấu đề nghị, bài cũ, hay là để em viết bài khác, về thơ TTT, ông
anh sững người, trố mắt nhìn thằng em, rồi bật cười, “Ừ, viết đi!”
Ông không hề tin Gấu đọc nổi thơ, nói chi viết, về nó!
Bản trên tờ Văn, 1973
đã hẹn sẽ nói riêng về Ung Thư mà vẫn chưa làm được; đề tài Bếp Lửa Mr Tin văn rành lắm đấy :)