*





Vợ Cọp


Trên tờ TLS, June 12, 2009, có bài về Kis, với cái tít: Nhà văn cuối cùng của xứ Nam Tư, the last Yugoslav Writer.

Liệu chúng ta có thể coi em nhí Téa Obreht, là nhà văn Nam Tư?

Ðây là bài của Kundera về Kis, trong Gặp Gỡ. TV sẽ post tiếp bài trên TLS

*

"Thiên tài của một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi Kis.

Trong Một cuộc gặp gỡ Kundera viết về ông:

Trung thành với Rabelais và đám Siêu thực: Những kẻ lục lọi những giấc mộng.

Tôi ngồi lật lật cuốn của Danilo Kis, cuốn sách cũ về suy tưởng, và có cảm tưởng đang ngồi với ông, trong một quán rượu gần Trocadéro, và ông đang nói với tôi bằng một giọng oang oang, gầm gừ, như muốn vặc vào mặt kẻ đối diện.
Trong tất những nhà văn lớn lao cùng thế hệ, Tây hay ngoại quốc, vào những năm 1980 sống ở Paris, ông là kẻ vô hình nhất. Vị nữ thần có tên là Thời Sự chẳng có lý do gì để mà giọi đèn vào mặt ông. "Tôi không phải là một tên ly khai", ông nói.
Ông cũng chẳng phải một tên di dân. Ông đi lại thoải mái giữa BelgradeParis. Ông chỉ là một “nhà văn-đứa con tư sinh, écrivain bâtard, đến từ một thế giới chìm khuất, englouti, của Đông Âu”. Cho dù chìm khuất, thế giới này, trong suốt cuộc đời của Danilo (ông mất năm 1989), là một cái hố đen chứa trọn thảm kịch Âu Châu. Nam Tư: cuộc chiến dai dẳng, đẫm máu (và chiến thắng) chống Nazi; Lò Thiêu, sát hại, nhất là, surtout, những người Do Thái Đông Âu (trong số họ, có bố ông); cuộc cách mạng Cộng Sản, tiếp theo liền, là cuộc đổ vỡ, cắt bào đoạn nghĩa, thật bi thảm (và cũng lại chiến thắng) với Staline và chủ nghĩa Stalinisme.
Với một dấu ấn giống như một vết chàm lên cơ thể như thế, bởi cái thảm kịch lịch sử như vậy, trọn đời ông, ông không hề hy sinh những cuốn tiểu thuyết của mình cho chính trị.
Từ đó, là số phận nghiệt ngã của ông, của những kẻ bị quên lãng ngay từ khi sinh ra: những thảm kịch riêng tư về thanh quản. Ông có thể đồng ý với Orwell, nhưng làm sao ông có thể yêu nổi 1984, cuốn tiểu thuyết của một phát ngôn viên chống lại chủ nghĩa toàn trị, pourfendeur du totalitarisme, nhưng lại giản lược cuộc sống con người chỉ còn có một chiều chính trị, y hệt như những tên Mao ít trên tthế giới. Để chống lại sự hạ nhục con người, làm cho cuộc sống của nó trở thành hèn hạ, ông cầu cứu Rabelais, với những trò khôi hài, tiếu lâm, tức cười, nhóm siêu thực, những kẻ “lục lọi tiềm thức, những giấc mộng”.
Tôi lật những trang sách cũ của ông, và nghe giọng nói mạnh mẽ, chối tai của ông: “Thảm thay, cái giọng trưởng thượng, le ton majeur, của văn học Pháp, bắt đầu với Villon, đã biến mất”.
Khi ngộ ra điều trên, ông càng thêm trung thành với Rabelais, với siêu thực, những kẻ “lục lọi những giấc mộng”, và với xứ Nam Tư của ông, mắt cũng bị bịt kín, lầm lũi tiến vào cõi mất.

Danilo Kis kể chuyện tiếu lâm, thời gian ở Paris, ông nhận "thư nhà", từ Nam Tư, một phong bì dán tem, đóng dấu bưu điện hẳn hoi. Mở ra, trang thư thứ nhất, là con dấu, với những dòng chữ như sau: Thư này không bị kiểm duyệt.
Câu chuyện tiếu lâm, tưởng như đùa đó thực sự đã xẩy ra, với một ông Danilo Kis mũi tẹt nào đó, trở về trong nước, và mang những trang sách đã từng được xuất bản tại hải ngoại, và trình nhà nước, để được đóng dấu chứng nhận:
Những trang sách này ở hải ngoại chưa "bị", nay xin, "được", kiểm duyệt!


Rồi tôi lại đi mượn quyển sách về. Đọc mấy ngày nay vẫn chưa đến đâu. Tác giả (Téa Obreht) có nói về sự thiếu thốn hàng hóa (của xứ nào ấy nhỉ ? hình như một quốc gia Cộng Sản gần Nga như Yugoslavia) làm tôi nhớ đến đoạn văn của ông Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện Kể Năm 2000. Thật là khổ cho một tác giả trẻ sống trong một xã hội thừa mứa khó lòng mà kể cho hay những điều tác giả không thật sự trải nghiệm. Đọc ông Bùi Ngọc Tấn, ông kể chuyện dân Việt đi mua cá mè ở cửa hàng tổng hợp rồi so sánh với đoạn văn của quyển The Tiger’s Wife thì bạn sẽ thấy quyển Vợ của Cọp không hấp dẫn chút nào.

Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

Blog HH

Charles Simic và em nhí không chỉ cùng quê hương, mà còn cùng sinh ra tại Belgrade. Ông mê em nhí là phải thôi. Có thể, ông còn thèm viết được 1 cuốn như thế. Nhưng những tác giả khác cũng mê em nhí, viết về cuốn tiểu thuyết bằng những dòng thật trang trọng, thật mừng rỡ, như thể cả cuộc chiến ở vùng đất này đến nay mới có tác phẩm lớn lao của nó.

Vả chăng TV giới thiệu đến 4 tác giả viết về Vợ Cọp. Và còn thêm cách đọc của riêng Gấu nữa, khi, không thể nào đồng ý với HH, khi so sánh nó với nhà văn lớn VC Bùi Ngọc Tấn, và nhất là cái câu phán thật bảnh của HH:

Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

Có thể nói, Gấu là người đầu tiên viết về Nỗi Buồn Chiến Tranh ở hải ngoại, và cách đọc của Gấu đã khiến NMG đi 1 đường cảnh báo, ông may lắm đó, vào cái thời điểm tôi viết MBD, mà ông viết như thế, là chúng làm thịt ông rồi!
Nhưng cũng chính Gấu, là người đầu tiên cảnh báo về cái đẹp và con thú là 1, khi đọc CKN2000, đến nỗi NTV lại cảnh báo, ông viết như thế là làm hỏng “thiện chí của con người” [nhớ đại khái], con người ở đây, theo ý NTV, là theo cái nghĩa, đem đến cho chủ nghĩa CS bộ mặt người, qua những tác phẩm “nhân văn” như CKN2000.


Vợ Hổ

*

Cái sự mất lương tri, hay đúng hơn cái sự bị liệt một nửa bộ óc của đám tinh anh trong nước, nó hiển hiện thực là rõ nét, qua “nghịch lý” này:
Một khi bạn vẫn coi cuộc chiến thắng Mỹ Ngụy là đỉnh cao, vẫn coi cái đám người chết uổng 3 triệu ở cả hai phía, là hy sinh cần thiết, thì bạn phải coi tình trạng sa đọa của đất nước VN như hiện nay, là thành quả của nó.
* 

Rồi tôi lại đi mượn quyển sách về. Đọc mấy ngày nay vẫn chưa đến đâu. Tác giả (Téa Obreht) có nói về sự thiếu thốn hàng hóa (của xứ nào ấy nhỉ ? hình như một quốc gia Cộng Sản gần Nga như Yugoslavia) làm tôi nhớ đến đoạn văn của ông Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện Kể Năm 2000. Thật là khổ cho một tác giả trẻ sống trong một xã hội thừa mứa khó lòng mà kể cho hay những điều tác giả không thật sự trải nghiệm. Đọc ông Bùi Ngọc Tấn, ông kể chuyện dân Việt  đi mua cá mè ở cửa hàng tổng hợp rồi so sánh với đoạn văn của quyển The Tiger’s Wife thì bạn sẽ thấy quyển Vợ của Cọp không hấp dẫn chút nào.

Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

HH

Obreht, lên bẩy, khi rời Belgrade vào năm 1992, cùng mẹ và ông bà để chạy trốn những cuộc chiến ở Yugoslavia, và sống ở cả hai nơi, Cyprus và Cairo trước khi tới Mẽo, viết về những sự kiện ở nơi quê hương của cô, mà cô không trực tiếp kinh nghiệm, và về sự phân phối một số nhân vật giả tưởng. Cuốn tiểu thuyết của cô xẩy ra tại một xứ sở không có tên, thuộc vùng Balkans, trong những thành phố, làng mạc với những cái tên không thể kiếm thấy trên bất cứ một tấm bản đồ, và với một tình trạng địa lý thật hỗn độn, đến nỗi, ngay cả 1 người dân bản địa, thì cũng khó mà hình dung ra được, những sự kiện chủ yếu ở trong cuốn tiểu thuyết, đã thực sự xẩy ra ở những nơi chốn thực sự nào. Tôi tưởng tượng ra, đây là một cách chuyển hướng khác đi, thứ kinh nghiệm của người dân Czechs, khi họ đọc những ám dụ mờ đục của Kafka cho xứ sở của họ, trong những tiểu thuyết và câu chuyện kể của ông.

Tuy nhiên, rõ ràng là Obreht đang viết về Yugoslavia, trước và sau những cuộc chiến vào thập niên 1990, chúng làm xứ sở này tách ra thành 7 quốc gia độc lập. Một khi mà cuốn tiểu thuyết được dịch ra, tại xứ sở quê hương ngày nào của cô, thì độc giả sẽ phải có hai cái đầu, khi nghĩ về cái quyết định của cô, khi giữ riêng cho mình, những cái tên của những nhóm sắc dân khác nhau, những ông lãnh tụ nhà nước, và những tên tội phạm hình sự nổi tiếng, mà những hành động của họ mang tính quyết định trong cuộc tranh chấp tại vùng đất này.

Chất liệu viết thì cần một cái nền, và cần sự dẫn giải: những khó khăn như vậy khóa ngòi viết, mạch kể, và ngăn chặn tác giả viết cuốn tiểu thuyết mà cô muốn. Bằng cách làm u tối, mờ nhạt đi, tính địa lý của miền đất và, bằng cách sử dụng những sự kiện lịch sử “lệch pha” [chữ này thuổng của Thầy Cuốc] đi, Vợ Hổ quả có toan tính làm mờ nhạt đường ranh giữa cõi thực và cõi tưởng tượng. “Ngất ngư con tầu đi”, giữa thực tại và huyền thoại, nó [cuốn sách] sử dụng hai kỹ thuật kể tách biệt hẳn nhau, một, của cuốn tiểu thuyết, và một của chuyện kể dân gian; một cắm vào thời đại lịch sử, một “cho ra khơi”, cắm thuyền sông lạ, tách biệt ra khỏi 1 thời đặc biệt

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

Charles Simic

Cách đọc của HH, với của Simic thật khác xa nhau.
BNT khi viết, là sử dụng kỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông mô tả cái xã hội mà ông ta sống, khác hẳn em nhí, phải phịa ra cả 1 xã hội mà cô ta không hề sống, vả chăng, cô đâu có tính làm 1 nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa?

Nhưng quan trọng hơn hết, là lương tri của người viết. Khi ông BNT tả thực cái xã hội Miền Bắc, thì không phải để kết án nó, mặc dù nó bỏ tù ông, nhưng mà là để cám ơn nhà nước: Nhờ MB khổ như thế, nhờ chính sách "pha lê hóa" đưa những người Ðảng nghi có tì vết như ông đi tù, mà lấy được Miền Nam.

Còn em nhí khi viết, là để tẩy sạch cái ý tưng buông xuôi về Miền Balkans, và "the City", tức Belgrade của cô.

Luminous Fables in a Land of Loss
Những câu chuyện thần tiên chói lọi của một Miền Ðất Mất

By MICHIKO KAKUTANI

Published: March 10, 2011

Cô Obreht, sinh ra tại xứ xưa kia có tên là Yugoslavia, và lạ thường thay, viết, thật bảnh, thật hoạt, và còn trình ra một khả năng khác người, di chuyển thoải mái, liền lạc giữa cõi chai sạn của đời thực và thế giới của những câu chuyện cổ tích hoang đường của 1 thời hoang sơ khởi thuỷ của loài người. Truyện của cô không đậm chất hiện thực huyền ảo, theo truyền thống Gabriel García Márquez hay Günter Grass, nhưng mà là một cuộc khai triển rất đỗi mềm dẻo sự thành lập ám dụ và huyền thoại, và những đường hướng, qua đó những chuyện kể  (dù dị đoan, niềm tin văn hóa, hay giai thoại siêu nhiên) làm lộ ra – và phản chiếu lại - căn cước cá nhân, hay cộng đồng: những giấc mơ, nỗi sợ, thiện cảm và thù hận.

Ở khung của câu chuyện, một vị bác sĩ trẻ tên là Natalia Stefanovic làm một chuyến đi với một người bạn, tới một thành phố nhỏ quá biên giới để đem thuốc tới 1 trại mồ côi. Vị bác sĩ thì bị luẩn quẩn với những hồi ức về người ông thân thương của cô, một y sĩ nổi tiếng, vừa mới chết, trong một chuyến đi bí ẩn tới một làng khác chỉ cách nơi cô tới chừng một giờ chạy xe. Quyết định trở thành bác sĩ của cô, một phần là do tình yêu dành cho người ông, một phần là vì mặc cảm của cô về cuộc chiến - bằng ao ước cứu trợ, hàn gắn những tổn hại, thấy mình có lỗi khi qua cuộc chiến gần như chẳng có tí sẹo, trong thành phố có tên là “the City”, và quyết tâm cùng chia sẻ với bạn bè, ‘đánh bại những phóng chiếu của những tờ nhật báo, khi chúng cho rằng, thế hệ hậu chiến của ‘the City” thì coi như là vứt đi, vô phương cứu chữa”.

V/v Chuyện kể năm 2000. Ngay khi nó vừa mới nổi cộm ở hải ngoại, là Gấu đã đi 1 đường cảnh báo rồi. NTV là 1 trong số những người xb nó ở hải ngoại. Sau đó, anh có nhờ Gấu ghé thăm BNT, lần Gấu trở về lại đất Bắc. Nhờ vậy có chuyến đi Hải Phòng, tham quan Ðồ Sơn, và nhớ hoài câu của BNT, tả cảnh buổi sáng, bướm nhộn nhịp kêu réo nhau, như mấy em nữ sinh tới trường.
Nhớ những trang trác tuyệt tả cảnh đám tù đi làm trong CKN2000.

For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)

Như thế, cái ngôn ngữ làm nên những trang trác tuyệt, thì cũng không thể ngây thơ vô tội được.
Cái Ðẹp nó, và Con Thú, cũng nó.

"Chuyện Kể Năm 2000":
Cái Đẹp và Con Thú

Đây là một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm, về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000. Nghịch lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp, đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá, thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà; nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu thơ của Maia:

 Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
 Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm"?
 (CKN 2000, trang 106)

 Mayakovsky , nhà thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm 1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích" ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông, đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948), ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness). Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị. "Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội). Cây đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến thành trại tù là vậy. Những cô trung sĩ béo, quân phục chật căng sẽ đọc gì cho bớt béo, cho bớt buồn những khi nhớ nhà, những khi rảnh rang không phải chăm sóc tù; nhà quản giáo ham học Thanh Vân sẽ đọc gì, nếu thiếu những vần thơ Maia, những dòng văn đẹp như mơ của "hắn":

 "Những giờ phút trí tuệ thăng hoa. Những đêm khuya, như một con ngựa kéo cày, đánh vật với ngôn ngữ. Và những chuyến ra khơi mê hoặc. Sóng cứ to lên mãi. Nước cứ xanh lên mãi. Biển đó. Lòa nắng…. Hắn lắp bắp như người nghẹn thở:


Rực sáng
Burning bright

Prospero

Không có công thức cho sự sớm ra hoa, ra trái. Sự xuất hiện một tài năng như Téa Obreht, 25 tuổi, với cuốn đầu tay Vợ Hổ, lại khiến người đời thèm, cố tìm cho ra một phương thuốc bí truyền thất truyền.
Một bí mật cắt nghiã sự thành công của cô bé đặc biệt này, có thể là ở tiểu sử. Trong khi nó không giải thích tài năng, tính “lang bạt kỳ hồ” về mặt địa lý ở vào cái tuổi mới lớn ưa tò mò đó hẳn nhiên là nguồn cảm hứng của cô.
Cô Obreht sinh tại Belgrade của Yugoslavia ngày nào. Trải qua tuổi thơ ở đó, cũng như ở Egypt, Cyprus, và sau cùng là America, bây giờ. Vợ Hổ tóm lấy 50 năm đầy âm khí của lịch sử xứ Balkan từ 1940s đến 1990s [bỗng nhớ đến Bóng Ðè của Ðỗ Hoàng Diệu, và 4 ngàn năm ‘đầy âm khí’ của lịch sử Bắc Kít, hà, hà!], và tưới vãi lên nó [“lên đó” thì cũng được] những kinh nghiệm cá nhân đã được nhào nặn, biến hóa, giả tưởng hóa.. của một tác giả trẻ tò mò, ưa tra hỏi. Kết quả, là câu chuyện của một vị bác sĩ trẻ, tên là Natalia, của gia đình cô, quê hương của cô, được kể một cách rất ư là uyên nguyên, tếu tếu, và đáng sợ, và là 1 đóng góp rất đáng mừng rỡ vào cái sự viết lách về miền này.

Natalia, sống trong hiện tại bi giờ, làm việc về một vùng đất không tên của 1 vùng mà bản đồ của nó tiếp tục thay đổi. Cô tóm lấy quá khứ: ông của cô, còn là 1 y sĩ, chết trong những hoàn cảnh bí mật. Những câu chuyện mà người ông kể cho cô cháu nghe về gia thế của họ sau cùng đã đưa ra những câu trả lời về cái chết của ông. Bằng cách trộn trạo, xen kẽ những kinh nghiệm của Natalia, với hai chuyện kể mê hoặc từ người ông - về 1 người đàn ông không thể chết và một con hổ trốn khỏi sở thú và đi lang thang, đói nẫu chờ bữa tới- cô Obreht trải dài mấy thập kỷ lịch sử vùng Balkan với tất cả sự tưởng tượng và đam mê của Gabriel García Márquez và Louis de Bernières. (1)
Như Mr de Bernières, Ms Obreht mang tới tính bè bạn, sự đùa dỡn rất cần trong những hoàn cảnh, tình thế bất ổn, ở một nơi mà con người không bao giờ tin cậy lẫn nhau. Những nhân vật ở trong cuốn sách không phải là những con người đầm ấm: họ yêu và muốn giúp người khác, nhưng tình yêu của họ thì được chuyên chở thông qua đồng hành, dí dỏm, la lớn thô lỗ, đặc biệt là trong trường  hợp người ông của Natalia. Khi người trông coi sở thú bị con hổ cắn bị thương nặng, ông ta cấp cứu, nhưng chỉ sau khi phán: “Trời đất, mi là 1 thằng điên, đúng không?”  Sau đó, khi lang thang trong thành phố vào lúc nửa đêm tìm một con voi xổng chuồng, người ông của Natalia cố làm vui cô cháu trong cảnh huống đó, nói, “Nói nhỏ thôi, con cháu khùng của ông… con không cảm thấy đáng yêu hay sao, khoảnh khắc này? Chẳng có ai còn thức ngoại trừ ông cháu ta.”
Một môi trường chẳng hề thiếu sự thô bạo, trơ trẽn, dung tục để chứa chấp những nhân vật như thế, và thời chiến, war time, chính là cái lỗi của tình trạng 1 vùng đất như vậy, ở trong cuốn tiểu thuyết. Nhưng, như 1 cách vinh danh Garcia Marquez, một trong những thần tượng của cô bé, “Vợ Hổ” trộn những hình ảnh thần kỳ với thực tại trần trụi.

Trên đây, có tới 4 cách đọc Vợ Hổ!


(1)

Louis de Bernières. Tác giả Captain Corelli's Mandolin, 1994, tiểu thuyết.
Trên số Ðiểm Sách Văn Học Á Châu, Asia Literary Review Mùa Thu 2010, đặc biệt về Khờ Me Ðỏ, có hai bài thơ thật tuyệt của ông, viết giùm cho GNV, gửi BHD!

Poetry

Louis de Bernieres

Two poems written after arriving in Hong Kong on the author's first visit; March 2010

 The Man Who Travelled the World

He travelled the world, restless as rain.
There was no continent unexplored,
Scarcely a city unworthy of days, a night, a week.
In all these places he searched for her face
In the streets, in the parks, in the lanes,
Always pausing to look, listening out
For the voice he'd never heard yet, yet
Always knew he would know.

So many lovers, so many encounters,
So many years, so many lands.
Now he sits by the window, a cat in his lap,

An ancient man far off from the place of his birth.
And inside that loosening frame of bones
Beats the same heart as the heart that
Beat in the young boy who knew she was there,
And set off to travel the world.   

He thinks of the children he never had,
The ordinary things foregone,
The perverseness of such an exhausting,
Such an impossible search;
A whole life squandered on dreams.
It begins to rain; he puts on his glasses
Looks through the window, watches the girls
Step by, avoiding the puddles, protecting
Their hair with their magazines.
He fondles the ears of the cat,
This ancient man far off from the place of his birth,
Still looking, still in fief to the same unsatisfied heart
As the heart that beat in the young boy 

Who knew she was there, and
Set off to travel the world. 

Put Out the Light 

Close the shutters,
Put out the light,
Place one candle on the shelf
See, we are young again;
Our malformations, all life's
Etchings in our flesh are gone,
Are evened out, engoldened,
Softened by shadow.
Your hair smells sweet, your
Head in the crook of my arm, your
Hand on my chest.
We will lie like this til the candle dies,
And then, in the dark, lie face to face.
They'll glitter like moonlight on water,
Our old, experienced eyes.

ASIA LITERARY REVIEW

Sư Tử Hà Đông

Vợ Hổ

Đọc ông Bùi Ngọc Tấn, ông kể chuyện dân Việt đi mua cá mè ở cửa hàng tổng hợp rồi so sánh với đoạn văn của quyển The Tiger’s Wife thì bạn sẽ thấy quyển Vợ của Cọp không hấp dẫn chút nào.
Nếu một quyển như The Tiger’s Wife được giải thưởng thì tôi tin văn học VN có chỗ đứng trên thị trường văn học nước ngoài.

Blog HH

Tôi nghĩ ngược lại, văn học VN không bao giờ sản xuất ra được 1 tuyệt tác như Vợ Hổ.
Thiếu lương tri, thiếu lương tâm, thiếu lòng trắc ẩn…  có nhà văn nhà thơ VN nào thực sự đau nỗi đau nỗi nhục của 1 người như tác giả Vợ Hổ?
Ðất nước quê hương của em nhí này có đủ nỗi nhau nỗi nhục như của VN, chỉ thiếu cái vinh quang thắng hai tên xâm lược vĩ đại là Pháp và Mỹ, nên mới ra cái nuớc VN như bây giờ.
Ðâu có biết đau biết nhục là gì đâu, mà viết nổi 1 cuốn như Vợ Hổ?

NQT

Gấu là người để ý đến cuốn này sớm sủa nhất, trong những độc giả Mít, do đọc bài điểm của Charles Simic, trên tờ NYRB, trước khi cuốn sách được giải Orange, dành cho các nhà văn nữ viết bằng tiếng Anh.
Cái câu vinh danh của Simic, mới thật lạ, chính vì thế mà Gấu tò mò đọc bài điểm của ông, và sau đó, đọc thêm mấy bài điểm khác, đều hết lời ca ngợi. Có lẽ đây là cuốn gần như toàn giới phê bình đều hài lòng, có thể còn đang mong mỏi một tác phẩm vậy, cho 1 vùng đất như vậy.

*

Cuốn tiểu thuyết thần sầu đầu tay của em nhí, Téa Obreht, Vợ Hổ, là một tác phẩm được viết với một tham vọng, và một táo bạo thật là lớn lao, vẽ ra một bức tranh không thể nào tẩy bỏ đi được, về cuộc sống tại một xứ sở thuộc vùng Balkan không được đặt tên, một xứ sở vẫn mắc míu vào cái di sản của cuộc nội chiến. Cùng lúc, nó mở ra cái gọi là thật tinh tế, thật yếu tính, của nghệ thuật kể chuyện, và vai trò của nó, trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi họ bị cuộc chiến và những xáo trộn xã hội biến thành quỉ, cả một lũ, và cần, một cách nào đó, móc nối những sự kiện chẳng làm sao móc nối để mà hiểu chuyện gì đang xẩy ra quanh họ.

Cô Obreht, sinh ra tại xứ xưa kia có tên là Yugoslavia, và lạ thường thay, viết, thật bảnh, thật hoạt, và còn trình ra một khả năng khác người, di chuyển thoải mái, liền lạc giữa cõi chai sạn của đời thực và thế giới của những câu chuyện cổ tích hoang đường của 1 thời hoang sơ khởi thuỷ của loài người. Truyện của cô không đậm chất hiện thực huyền ảo, theo truyền thống Gabriel García Márquez hay Günter Grass, nhưng mà là một cuộc khai triển rất đỗi mềm dẻo sự thành lập ám dụ và huyền thoại, và những đường hướng, qua đó những chuyện kể  (dù dị đoan, niềm tin văn hóa, hay giai thoại siêu nhiên) làm lộ ra – và phản chiếu lại - căn cước cá nhân, hay cộng đồng: những giấc mơ, nỗi sợ, thiện cảm và thù hận.

Ở khung của câu chuyện, một vị bác sĩ trẻ tên là Natalia Stefanovic làm một chuyến đi với một người bạn, tới một thành phố nhỏ quá biên giới để đem thuốc tới 1 trại mồ côi. Vị bác sĩ thì bị luẩn quẩn với những hồi ức về người ông thân thương của cô, một y sĩ nổi tiếng, vừa mới chết, trong một chuyến đi bí ẩn tới một làng khác chỉ cách nơi cô tới chừng một giờ chạy xe. Quyết định trở thành bác sĩ của cô, một phần là do tình yêu dành cho người ông, một phần là vì mặc cảm của cô về cuộc chiến - bằng ao ước cứu trợ, hàn gắn những tổn hại, thấy mình có lỗi khi qua cuộc chiến gần như chẳng có tí sẹo, trong thành phố có tên là “the City”, và quyết tâm cùng chia sẻ với bạn bè, ‘đánh bại những phóng chiếu của những tờ nhật báo, khi chúng cho rằng, thế hệ hậu chiến của ‘the City” thì coi như là vứt đi, vô phương cứu chữa”.

Ðiều làm Vợ Hổ cực đặc biệt là nó chẳng mắc mớ gì đến hồi ký di dân đặc dị, hay tiểu thuyết tự thuật hoá trang mỏng dính. Obreht, lên bẩy, khi rời Belgrade vào năm 1992, cùng mẹ và ông bà để chạy trốn những cuộc chiến ở Yugoslavia, và sống ở cả hai nơi, Cyprus và Cairo trước khi tới Mẽo, viết về những sự kiện ở nơi quê hương của cô, mà cô không trực tiếp kinh nghiệm, và về sự phân phối một số nhân vật giả tưởng. Cuốn tiểu thuyết của cô xẩy ra tại một xứ sở không có tên, thuộc vùng Balkans, trong những thành phố, làng mạc với những cái tên không thể kiếm thấy trên bất cứ một tấm bản đồ, và với một tình trạng địa lý thật hỗn độn, đến nỗi, ngay cả 1 người dân bản địa, thì cũng khó mà hình dung ra được, những sự kiện chủ yếu ở trong cuốn tiểu thuyết, đã thực sự xẩy ra ở những nơi chốn thực sự nào. Tôi tưởng tượng ra, đây là một cách chuyển hướng khác đi, thứ kinh nghiệm của người dân Czechs, khi họ đọc những ám dụ mờ đục của Kafka cho xứ sở của họ, trong những tiểu thuyết và câu chuyện kể của ông.
*

Tuy nhiên, rõ ràng là Obreht đang viết về Yugoslavia, trước và sau những cuộc chiến vào thập niên 1990, chúng làm xứ sở này tách ra thành 7 quốc gia độc lập. Một khi mà cuốn tiểu thuyết được dịch ra, tại xứ sở quê hương ngày nào của cô, thì độc giả sẽ phải có hai cái đầu, khi nghĩ về cái quyết định của cô, khi giữ riêng cho mình, những cái tên của những nhóm sắc dân khác nhau, những ông lãnh tụ nhà nước, và những tên tội phạm hình sự nổi tiếng, mà những hành động của họ mang tính quyết định trong cuộc tranh chấp tại vùng đất này.

Chất liệu viết thì cần một cái nền, và cần sự dẫn giải: những khó khăn như vậy khóa ngòi viết, mạch kể, và ngăn chặn tác giả viết cuốn tiểu thuyết cô muốn. Bằng cách làm u tối, mờ nhạt đi, tính địa lý của miền đất và, bằng cách sử dụng những sự kiện lịch sử “lệch pha” [chữ này thuổng của Thầy Cuốc] đi, Vợ Hổ quả có toan tính làm mờ nhạt đường ranh giữa cõi thực và cõi tưởng tượng. “Ngất ngư con tầu đi”, giữa thực tại và huyền thoại, nó [cuốn sách] sử dụng hai kỹ thuật kể tách biệt hẳn nhau, một, của cuốn tiểu thuyết, và một của chuyện kể dân gian; một cắm vào thời đại lịch sử, một “cho ra khơi”, cắm thuyền sông lạ, tách biệt ra khỏi 1 thời đặc biệt.

Charles Simic

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của em nhí quả đang gây chấn động giang hồ, cả ở giới phê bình, viết văn, và độc giả.
Ðể được giải, cũng thật trần ai, vì phải tranh giành giữa những tác phẩm không thể nào dở, mà có khi còn lấn lướt nó. Thế mới thú. Vinh quang gian nan mới thú. Ðộc diễn thì chán chết.
Sở dĩ TV loay hoay tán em này, là vì tác phẩm của em có điều gì nhắn nhủ dân Mít, nhất là đám Bắc Kít, cũng đã biến thành cả một lũ Quỉ, sau 30 Tháng Tư!
Hà, hà!

Sáng Rực

Không có công thức cho sự sớm ra hoa, ra trái. Sự xuất hiện một tài năng như Téa Obreht, 25 tuổi, với cuốn đầu tay Vợ Hổ, lại khiến người đời thèm, cố tìm cho ra một phương thuốc bí truyền thất truyền.
Một bí mật cắt nghiã sự thành công của cô bé đặc biệt này, có thể là ở tiểu sử. Trong khi nó không giải thích tài năng, tính “lang bạt kỳ hồ” về mặt địa lý ở vào cái tuổi mới lớn ưa tò mò đó hẳn nhiên là nguồn cảm hứng của cô.
Cô Obreht sinh tại Belgrade của Yugoslavia ngày nào. Trải qua tuổi thơ ở đó, cũng như ở Egypt, Cyprus, và sau cùng là America, bây giờ. Vợ Hổ tóm lấy 50 năm đầy âm khí của lịch sử xứ Balkan từ 1940s đến 1990s [bỗng nhớ đến Bóng Ðè của Ðỗ Hoàng Diệu, và 4 ngàn năm ‘đầy âm khí’ của lịch sử Bắc Kít, hà, hà!], và tưới vãi lên nó [“lên đó” thì cũng được] những kinh nghiệm cá nhân đã được nhào nặn, biến hóa, giả tưởng hóa.. của một tác giả trẻ tò mò, ưa tra hỏi. Kết quả, là câu chuyện của một vị bác sĩ trẻ, tên là Natalia, của gia đình cô, quê hương của cô, được kể một cách rất ư là uyên nguyên, tếu tếu, và đáng sợ, và là 1 đóng góp rất đáng mừng rỡ vào cái sự viết lách về miền này.

Kể ra tài “hửi” của Gấu cũng thật bảnh. Gấu khám phá ra em khi em chưa được giải thưởng, nhân đọc bài của nhà thơ Charles Simic, điểm cuốn sách mới ra lò của em trên tờ NYRB, và bị cái câu phán của ông làm tò mò.

Cái đẹp kỳ kỳ của một câu chuyện kể thật ngon lành!

Tuyệt thật. Phán như thế với 1 tác phẩm đầu tay của 1 nữ tác giả, làm Gấu nhớ đến trường hợp VP, khi phán về em “Nhà có cửa không khoá trái”!

*

Hơn nữa, làm sao so BNT với em nhí này được. Nhà văn VC, người tù VC, đi tù về cám ơn VC rối rít, nhờ đi tù mà có đại tác phẩm, nhờ chính sách “pha lê hóa” Miền Bắc, qua đó, bắt hết mọi thành phần chống VC, như ông ta, hay như tác giả Hoa Ðịa Ngục, hay như Hoàng Hưng, hay như… mà chiến thắng cuộc chiến; một nhà văn mất hết lương tri, không phân biệt được thiện và ác như thế mà so với em nhí này, thì quá nhảm.

Mà đâu phải chỉ 1 ông ta?

NQT

Vợ Hổ

Cái sự mất lương tri, hay đúng hơn cái sự bị liệt một nửa bộ óc của đám tinh anh trong nước, nó hiển hiện thực là rõ nét, qua “nghịch lý” này:

Một khi bạn vẫn coi cuộc chiến thắng Mỹ Ngụy là đỉnh cao, vẫn coi cái đám người chết uổng 3 triệu ở cả hai phía, là hy sinh cần thiết, thì bạn phải coi tình trạng sa đọa của đất nước VN như hiện nay, là thành quả của nó.
*

Lời giới thiệu trang bìa [front and back flap]

WEAVING A BRILLIANT LATTICEWORK of family legend, loss, and love, Tea Obreht, the youngest of The New Yorker’s twenty best American fiction writers under forty, has spun a timeless novel that will establish her as one of the most vibrant, original authors of her generation.

In a Balkan country mending from years of conflict, Natalia, a young doctor, arrives on a mission of mercy at an orphanage by the sea. By the time she and her lifelong friend Zóra begin to inoculate the children there, she feels age-old superstitions and secrets gathering everywhere around her. Secrets her outwardly cheerful hosts have chosen not to tell her. Secrets involving the strange fammily digging for something in the surrounding vineyards. Secrets hidden in the landscape itself.

But Natalia is also confronting a private, hurtful mystery of her own: the inexplicable circumstances surrounding her beloved grandfather's recent death. After telling her grandmother he was on his way to meet Natalia, he instead set off for a ramshackle settlement none of their family had ever heard of and died there alone. A famed physician, her grandfather must have known that he was too ill to travel. Why he left home becomes a riddle Natalia is compelled to unravel.

Grief struck and searching for clues to her grandfather’s final state of mind, she turns to the stories he told her when she was a child. On their weekly trips to the zoo he would read to her from a worn copy of Rudyard Kipling's The Jungle Book, which he carried with him everywhere; later, he told her stories of his own encounters over many years with "the deathless man," a vagabond who claimed to be immortal and appeared never to age. But the most extraordinary story of all is the one her grandfather never told her, the one Natalia must discover for herself. One winter during the Second World War, his childhood village was snowbound, cut off even from the encroaching German invaders but haunted by another, fierce presence: a tiger who comes ever closer under cover of darkness. "These stories," Natalia comes to understand, "run like secret rivers through all the other stories" of her grandfather's life. And it is ultimately within these rich, luminous narratives that she will find the answer she is looking for.

 
TEA OBREHT was born in Belgrade in the former Yugoslavia in 1985 and has lived in the United States since the age of twelve. Her writing has been published in The New Yorker, The Atlantic, Harper's, and The Guardian, and has been anthologized in The Best American Short Stories and The Best American No required Reading. She has been named by The New Yorker as one of the twenty best American fiction writers under forty and included in the National Book Foundation's list of 5 Under 35. Tea Obreht lives in New York.

www.TeaObreht.com

Cái tay chuyên điểm sách cho tờ Người Kinh Tế, mãi mới đây, Gấu mới biết nick: Prospero. Bài điểm Vợ Hổ của Prospero cũng thật tuyệt

Burning bright
Sáng Rực
 

Prospero

THERE is no formula for precocity. The emergence of a talent like Téa Obreht, the 25-year-old author of “The Tiger’s Wife”, a new novel, makes it tempting to look for one. One secret to this particular woman’s success might be her biography. While it does not explain her skills, the varied geography of her upbringing clearly served as inspiration.   

Ms Obreht was born in Belgrade in the former Yugoslavia. She spent her childhood there, as well as in Egypt, Cyprus and eventually America, where she lives now. “The Tiger’s Wife” considers 50 years of miasmal Balkan history from the 1940s to the 1990s, and it brims with the remixed and fictionalized personal experiences of this inquisitive young author. The resulting story, of a young doctor named Natalia, her family and their homeland, is highly original, funny and frightening, and a welcome addition to writing on the region.

Natalia, living in the present day, works in an unnamed part of the region where the maps continue to change. She is grappling with the past: her grandfather, also a doctor, has died in mysterious circumstances. The stories he’s told her about their home eventually offer answers about his death. By interlacing Natalia’s experiences with two riveting tales from her grandfather—about a man who cannot die, and a tiger who escapes the zoo and wanders around indiscriminately hungry for his next meal—Ms Obreht deftly spans decades of Balkan history with all the imagination and passion of Gabriel García Márquez and Louis de Bernières.  

Like Mr de Bernières, Ms Obreht brings much-needed camaraderie and mirth to unstable situations, where people never quite trust each other. The characters of this book are not warm people: they love and want to help others, but their love is communicated through simple companionship, wisecracks and gruff exclamations, particularly in the case of Natalia’s grandfather. When a zookeeper is bitten badly by a tiger, he offers to help, but not before telling him, “My God, you’re a fool, aren’t you?” Later, walking around the town in the middle of the night in search of an escaped elephant, Natalia's grandfather tries to get  her to enjoy the moment by saying, “Lower your voice, you fool…can’t you feel it? Isn’t it lovely? No one in the world awake but us.”  

There are plenty of harsh and sinister environments to house these characters, wartime being the default state of the region in the novel. But in a tribute to Mr Márquez, one of Ms Obreht’s idols, “The Tiger’s Wife” blends magical elements with the stark realities: Natalia’s grandfather carries an ornate illustrated edition of “The Jungle Book” in his pocket, which serves a variety of purposes over the course of his life. A talking parrot likes to recite dramatic lines of poetry (“O! Hear you thunder? Is that the earth a-shaking?”). A boy in town catches bumblebees in jars and harnesses them “with film from cassette tapes, so that it was not uncommon to see him walking down the main road with dozens of them rising around him like tiny, insane balloons while the film flashed wildly in the sun.”  

These mythical features reveal Ms Obreht's greatest strengths. Her writing is remarkable, but she doesn't show off, nor does she ask too much of our imaginations. Like the characters in the story, we are easily drawn to the unbelievable elements of this tale because they sweep us away from the real world: dead bodies, buildings turned to rubble, tuberculosis and medical clinics with tarps for walls. While the heroine and her readers may be left with as many questions as answers in the end, the journey is dazzling enough not to require a destination. The book is an elegant reminder that some of the finest stories are never quite finished.

 About Prospero

Named for the hero of Shakespeare's "The Tempest", an expert in the power of books and the arts, this blog features literary insight and cultural commentary from our correspondents, and includes our coverage of the art market.
Prospero là tên 1 nhân vật của Bão, của Shakespeare.

Luminous Fables in a Land of Loss

By MICHIKO KAKUTANI

Published: March 10, 2011

Những câu chuyện thần tiên chói lọi của một Miền Ðất Mất

Cuốn tiểu thuyết thần sầu đầu tay của em nhí, Téa Obreht, Vợ Hổ, là một tác phẩm được viết với một tham vọng, và một táo bạo thật là lớn lao, vẽ ra một bức tranh không thể nào tẩy bỏ đi được, về cuộc sống tại một xứ sở thuộc vùng Balkan không được đặt tên, một xứ sở vẫn mắc míu vào cái di sản của cuộc nội chiến. Cùng lúc, nó mở ra cái gọi là thật tinh tế, thật yếu tính, của nghệ thuật kể chuyện, và vai trò của nó, trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi họ bị cuộc chiến và những xáo trộn xã hội biến thành quỉ, cả một lũ, và cần, một cách nào đó, móc nối những sự kiện chẳng làm sao móc nối để mà hiểu chuyện gì đang xẩy ra quanh họ.

Cô Obreht, sinh ra tại xứ xưa kia có tên là Yugoslavia, và lạ thường thay, viết, thật bảnh, thật hoạt, và còn trình ra một khả năng khác người, di chuyển thoải mái, liền lạc giữa cõi chai sạn của đời thực và thế giới của những câu chuyện cổ tích hoang đường của 1 thời hoang sơ khởi thuỷ của loài người. Truyện của cô không đậm chất hiện thực huyền ảo, theo truyền thống Gabriel García Márquez hay Günter Grass, nhưng mà là một cuộc khai triển rất đỗi mềm dẻo sự thành lập ám dụ và huyền thoại, và những đường hướng, qua đó những chuyện kể  (dù dị đoan, niềm tin văn hóa, hay giai thoại siêu nhiên) làm lộ ra – và phản chiếu lại - căn cước cá nhân, hay cộng đồng: những giấc mơ, nỗi sợ, thiện cảm và thù hận.

Ở khung của câu chuyện, một vị bác sĩ trẻ tên là Natalia Stefanovic làm một chuyến đi với một người bạn, tới một thành phố nhỏ quá biên giới để đem thuốc tới 1 trại mồ côi. Bị bác sĩ thì bị luẩn quẩn với những hồi ức về người ông thân thương của cô, một y sĩ nổi tiếng, vừa mới chết, trong một chuyến đi bí ẩn tới một làng khác chỉ cách nơi cô tới chừng một giờ chạy xe. Quyết định trở thành bác sĩ của cô, một phần là do tình yêu dành cho người ông, một phần là vì mặc cảm của cô về cuộc chiến - bằng ao ước cứu trợ, hàn gắn những tổn hại, thấy mình có lỗi khi qua cuộc chiến gần như chẳng có tí sẹo, trong thành phố có tên là “the City”, và quyết tâm cùng chia sẻ với bạn bè, ‘đánh bại những phóng chiếu của những tờ nhật báo, khi chúng cho rằng, thế hệ hậu chiến của ‘the City” thì coi như là vứt đi, vô phương cứu chữa”.
*

Ui chao, không hiểu băng đảng Cờ Lăng có tí mặc cảm nào không, khi chúng “sống sót cuộc chiến”, lành lặn, cả tâm hồn lẫn thể xác, đến sợi lông chim cũng không bị sứt, và "sống sót lưu vong" nơi nước người, với cả một cơ ngơi đồ sộ, và hàng ngày nhớ quê nhà, bằng 1 bài bình loạn chính trẹo, chửi VC, và nếu cần, thì mượn đỡ 1 câu thơ của ông số 1, cũng là 1 cách tưởng niệm, hẳn thế.

Ở cái lõi cụ thể, cuốn tiểu thuyết thuật câu chuyện một vị nữ bác sĩ trẻ, Natalia Stefanović, và một vị nữ bác sĩ khác, Zóra, từ thành phố thủ đô của một xứ sở không tên, thực hiện một chuyến đi tự nguyện tới một trại mồ côi, ở biên giới, một thành phố nhỏ ở bờ biển, ở đó, họ sẽ tiêm chủng cho những đứa trẻ không cha mẹ, hậu quả của cuộc chiến vừa qua. Qua 1 cuộc chuyện nói chuyện điện thoại với bà của mình, vị nữ bác sĩ trẻ được biết, người ông thân thương đã chết 1 cách bí ẩn tại một y viện không xa nơi bà tới.
Làm sao mà ông chấm dứt cuộc đời tại một nơi chốn chẳng ai biết đó, mặc dù cô cháu thì đã từ lâu nghi ngờ ông bị ung thư, và ông không tính nói cho vợ và gia đình biết. Một vị bác sĩ thế giá, từng phục vụ trong quân đội nhiều năm, và làm việc trong 1 bệnh viện nổi tiếng ở một nơi mà Obreht gọi là Thành Phố [hẳn là Belgrade], ông bị ép buộc phải về hưu non, cùng lúc với sự nổi dậy của phong trào quốc gia sắc tộc vào thập niên 1990,  kể từ khi mà ông luôn tự coi mình là Yugoslav. “Cả đời ông”, ông nói với cô cháu, “ông là 1 phần của trọn tất cả - không chỉ là một phần của nó, mà còn là, làm nên nó. Ông ta sinh ra tại đây, được học hành, dạy dỗ tại đây. Tên của ông nói tới một nơi, giọng, một nơi khác”. Nói 1 cách khác, như hàng triệu người khác, ông tìm ra một xứ sở, và ông đồng nhất với nó, để cùng bị tuyệt diệt.

Cái câu được gạch dưới, xem ra như là nói về… GNV!

Ðiều làm Vợ Hổ cực đặc biệt là nó chẳng mắc mớ gì đến hồi ký di dân đặc dị, hay tiểu thuyết tự thuật hoá trang mỏng dính. Obreht, lên bẩy, khi rời Belgrade vào năm 1992, cùng mẹ và ông bà để chạy trốn những cuộc chiến ở Yugoslavia, và sống ở cả hai nơi, Cyprus và Cairo trước khi tới Mẽo, viết về những sự kiện ở nơi quê hương của cô, mà cô không trực tiếp kinh nghiệm, và về sự phân phối một số nhân vật giả tưởng. Cuốn tiểu thuyết của cô xẩy ra tại một xứ sở không có tên, thuộc vùng Balkans, trong những thành phố, làng mạc với những cái tên không thể kiếm thấy trên bất cứ một tấm bản đồ, và với một tình trạng địa lý thật hỗn độn, đến nỗi, ngay cả 1 người dân bản địa, thì cũng khó mà hình dung ra được, những sự kiện chủ yếu ở trong cuốn tiểu thuyết, đã thực sự xẩy ra ở  những nơi chốn thực sự nào. Tôi tưởng tượng ra, đây là một cách chuyển hướng khác đi, thứ kinh nghiệm của người dân Czechs, khi họ đọc những ám dụ mờ đục của Kafka cho xứ sở của họ, trong những tiểu thuyết và câu chuyện kể của ông.

Tuy nhiên, rõ ràng là Obreht đang viết về Yugoslavia, trước và sau những cuộc chiến vào thập niên 1990, chúng làm xứ sở này tách ra thành 7 quốc gia độc lập. Một khi mà cuốn tiểu thuyết được dịch ra, tại xứ sở quê hương ngày nào của cô, thì độc giả sẽ phải có hai cái đầu, khi nghĩ về cái quyết định của cô, khi giữ riêng cho mình, những cái tên của những nhóm sắc dân khác nhau, những ông lãnh tụ nhà nước, và những tên tội phạm hình sự nổi tiếng, mà những hành động của họ mang tính quyết định trong cuộc tranh chấp tại vùng đất này.
Chất liệu viết thì cần một cái nền, và cần sự dẫn giải: những khó khăn như vậy khóa ngòi viết, mạch kể, và ngăn chặn tác giả viết cuốn tiểu thuyết cô muốn. Bằng cách làm u tối, mờ nhạt đi, tính địa lý của miền đất và, bằng cách sử dụng những sự kiện lịch sử “lệch pha” [chữ này thuổng của Thầy Cuốc] đi, Vợ Hổ quả có toan tính làm mờ nhạt đường ranh giữa cõi thực và cõi tưởng tượng. “Ngất ngư con tầu đi”, giữa thực tại và huyền thoại, nó [cuốn sách] sử dụng hai kỹ thuật kể tách biệt hẳn nhau, một, của cuốn tiểu thuyết, và một của chuyện kể dân gian; một cắm vào thời đại lịch sử, một “cho ra khơi”, cắm thuyền sông lạ, tách biệt ra khỏi 1 thời đặc biệt.
Charles Simic

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của em nhí quả đang gây chấn động giang hồ, cả ở giới phê bình, viết văn, và độc giả. 
Ðể được giải, cũng thật trần ai, vì phải tranh giành giữa những tác phẩm không thể nào dở, mà có khi còn lấn lướt nó. Thế mới thú. Vinh quang gian nan mới thú. Ðộc diễn thì chán chết.
Sở dĩ TV loay hoay tán em này, là vì tác phẩm của em có điều gì nhắn nhủ dân Mít, nhất là đám Bắc Kít, cũng đã biến thành cả một lũ Quỉ, sau 30 Tháng Tư!
Hà, hà!

 

Sáng Rực

Không có công thức cho sự sớm ra hoa, ra trái. Sự xuất hiện một tài năng như Téa Obreht, 25 tuổi, với cuốn đầu tay Vợ Hổ, lại khiến người đời thèm, cố tìm cho ra một phương thuốc bí truyền thất truyền.
Một bí mật cắt nghiã sự thành công của cô bé đặc biệt này, có thể là ở tiểu sử. Trong khi nó không giải thích tài năng, tính “lang bạt kỳ hồ” về mặt địa lý ở vào cái tuổi mới lớn ưa tò mò đó hẳn nhiên là nguồn cảm hứng của cô.
Cô Obreht sinh tại Belgrade của Yugoslavia ngày nào. Trải qua tuổi thơ ở đó, cũng như ở Egypt, Cyprus, và sau cùng là America, bây giờ. Vợ Hổ tóm lấy 500 năm đầy âm khí của lịch sử xứ Balkan từ 1940s đến 1990s [bỗng nhớ đến Bóng Ðè của Ðỗ Hoàng Diệu, và 4 ngàn năm ‘đầy âm khí’ của lịch sử Bắc Kít, hà, hà!], và tưới vãi lên nó [“lên đó” thì cũng được] những kinh nghiệm cá nhân đã được nhào nặn, biến hóa, giả tưởng hóa.. của một tác giả trẻ tò mò, ưa tra hỏi. Kết quả, là câu chuyện của một vị bác sĩ trẻ, tên là Natalia, của gia đình cô, quê hương của cô, được kể một cách rất ư là uyên nguyên, tếu tếu, và đáng sợ, và là 1 đóng góp rất đáng mừng rỡ vào cái sự viết lách về miền này.

Kể ra tài “hửi” của Gấu cũng thật bảnh. Gấu khám phá ra em khi em chưa được giải thưởng, nhân đọc bài của nhà thơ Charles Simic, điểm cuốn sách mới ra lò của em trên tờ NYRB, và bị cái câu phán của ông làm tò mò.

The Weird Beauty of the Well-Told Tale
Cái đẹp kỳ kỳ của một câu chuyện kể thật ngon lành
!

Tuyệt thật. Phán như thế với 1 tác phẩm đầu tay của 1 nữ tác giả, làm Gấu nhớ đến trường hợp VP, khi phán về em “Nhà có cửa không khoá trái”! (1)

High-School Confidential

by Téa Obreht
June 13, 2011

Đoản văn mới nhất trên The New Yorker

(1)

1. Nguyễn Sáng

Thưa chị, đọc trong trang nhà dutle.com, tôi rất vui mừng khi biết chị đã nhận lời trả lời những câu hỏi của mọi người qua mục “Trò chuyện trên mạng.”

Câu hỏi của tôi từ bao lâu nay giờ mới có cơ hội để gửi tới chị. Câu hỏi đó là theo tôi nhớ thì truyện ngắn đầu tiên ký tên Trần thị Ngh có nhan đề là “Nhà có cửa khóa trái”. Trong khi bạn tôi nhất định bảo không phải mà truyện ngắn đầu tiên của chị phổ biến trên báo là truyện “Một ngày để tùy nghi”. Vậy thưa chị, tôi đúng hay bạn tôi đúng?

Tôi xin được cám ơn chị trước.

Nhà Văn Trần Thị NgH. trả lời:

Đúng ra truyện ngắn đầu tiên là "Chủ Nhật", đăng ở Vấn Đề do Vũ Khắc Khoan và Mai Thảo chủ biên. "Nhà Có Cửa Khóa Trái" là truyện thứ nhì, đăng ở Văn do Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao phụ trách. "Một Ngày Để Tùy Nghi" không phải của Trần Thị NgH. Hai bạn huề một đều.

DTL.com

Note: Đây là nỗi bất hạnh vì được nổi danh của TTNgH, như GNV đã có lần lèm bèm.

Bởi vì VP không hề biết đến truyện ngắn đầu tay Chủ Nhật, và do quá mê cái chất bạo, ngổ ngáo…. của "Nhà có cửa khóa trái", khen um lên, thế là làm hư 1 mầm non văn chương!

Milan Kundera đã từng chửi cả 1 trường phái Kafkalogie, là cũng theo nghĩa này.
Trường phái Kafkalogie do bạn của K, là Max Brod xây dựng lên, và với ông bạn Max Brod này, thì Kafka là 1 vì thánh, mà thánh thì cần gì đến chim, thế là ông ta xẻo phăng luôn chim của Kafka.

Còn VP, thì ngược lại, ông phong thánh cho một bướm, khiến bướm, khi muốn viết văn, là phải thật hung!

Ngay từ khi TTNgh xuất hiện, và nổi lên như cồn, vì cái truyện "nhà có cửa [không] khóa trái", là GNV đã kêu thầm, hỏng rồi, chỉ mong có người nào ra tay nghĩa hiệp, phán ngược lại VP, nhưng than ôi, không có ai dám làm chuyện này!

Đọc cái đoạn VP tả văn chương Miền Nam nữ lấn nam, trước nghe giọng văn ồm ồm, sau éo éo, mới đại nhảm.

Nhưng phải là Brodsky, cắt nghĩa cái hiện tượng về sự ra đời của những nữ lưu lừng danh, thiên tài thi ca, với Nga là Anna Akhmatova, hay nữ sư phụ của ông, là Marina Tsvetaeva, thí dụ, thì mới sướng mê tơi.

Volkov. For a hundred years or so, from Karolina Pavlova to Mirra Lokhvitskaya, women made up only a marginal part of Russian poetry. Then suddenly, all at once, we find two such talents as Tsvetaeva and Akhmatova standing alongside the giants of world poetry. 

Brodsky. This may not have anything to do with time. Then, again, maybe it has. The point is that women are more sensitive to ethical transgressions, to psychological and intellectual immorality. And universal amorality is precisely what the twentieth century has offered us in abundance. There's something else I want to say, too. Man's biological role is as time-server, right? A simple, mundane example. A husband comes home from work and brings his boss with him. They have supper, and then the boss leaves. The wife says to her husband, "How could you bring that scoundrel into my home?" Although the home in fact is maintained with the money this very same scoundrel gives her husband. "Into my home!" The woman is taking an ethical stance, because she can allow herself that. Men have another purpose so they shut their eyes to a great deal. In fact, though, the result of existence ought to be an ethical stance, an ethical assessment, and women are in much better shape as far as that goes.

Solomon Volkov: Conversations with Joseph Brodsky

Cái sự kiện nữ lấn nam, không phải vì nam đi lính chết mẹ nó hết, như VP phán, mà là vì nữ ngửi sớm hơn nam cái mùi băng hoại, không chỉ trong cuộc chiến mà còn mãi sau sau đó.

Giá mà hồi đó, có người chỉ ra, có người báo động, thì ít ra, 1 nhà văn nữ đã được cứu thoát!

Source

Jun 10th 2011, 10:12 by E.B. | LONDON

CONGRATULATIONS to Téa Obreht for earning the 2011 Orange prize for fiction for her debut novel, "The Tiger's Wife". At 25, the Serbian-American author is the youngest-ever winner of prize, but her book is full of ageless wisdom, elegantly conveyed. We're fans, as we indicated in our review of the novel and in this podcast. An auspicious start to what will hopefully be a long career.  

Orange prize 2011 goes to Téa Obreht

Bettany Hughes, the chairwoman of the judges, said in a statement: “Obreht’s powers of observation and her understanding of the world are remarkable. By skilfully spinning a series of magical tales she has managed to bring the tragedy of chronic Balkan conflict thumping into our front rooms with a bittersweet vivacity.”

Chánh chủ khảo giải [Hai Trái] Cam phán: Quyền uy quan sát và sự hiểu biết thế giới của “em nhí" này thì thật đáng nể. Bằng tài năng của chỉ phái nữ, cô đan dệt mớ chuyện thần kỳ, và hô "biến" 1 phát, thế là thảm kịch cuộc chiến từng ngày ở vùng Balkan xuất hiện ngay trong căn phòng khách của bạn, thật sống động, và cũng thật ngọt ngào, chua sót.

Ðiều làm Vợ Hổ cực đặc biệt là nó chẳng mắc mớ gì đến hồi ký di dân đặc dị, hay tiểu thuyết tự thuật hoá trang mỏng dính. Obreht, lên bẩy, khi rời Belgrade vào năm 1992, cùng mẹ và ông bà để chạy trốn những cuộc chiến ở Yugoslavia, và sống ở cả hai nơi, Cyprus và Cairo trước khi tới Mẽo, viết về những sự kiện ở nơi quê hương của cô, mà cô không trực tiếp kinh nghiệm, và về sự phân phối một số nhân vật giả tưởng. Cuốn tiểu thuyết của cô xẩy ra tại một xứ sở không có tên, thuộc vùng Balkans, trong những thành phố, làng mạc với những cái tên không thể kiếm thấy trên bất cứ một tấm bản đồ, và với một tình trạng địa lý thật hỗn độn, đến nỗi, ngay cả 1 người dân bản địa, thì cũng khó mà hình dung ra được, những sự kiện chủ yếu ở trong cuốn tiểu thuyết, đã thực sự xẩy ra ở  những nơi chốn thực sự nào. Tôi tưởng tượng ra, đây là một cách chuyển hướng khác đi, thứ kinh nghiệm của người dân Czechs, khi họ đọc những ám dụ mờ đục của Kafka cho xứ sở của họ, trong những tiểu thuyết và câu chuyện kể của ông.

Tuy nhiên, rõ ràng là Obreht đang viết về Yugoslavia, trước và sau những cuộc chiến vào thập niên 1990, chúng làm xứ sở này tách ra thành 7 quốc gia độc lập. Một khi mà cuốn tiểu thuyết được dịch ra, tại xứ sở quê hương ngày nào của cô, thì độc giả sẽ phải có hai cái đầu, khi nghĩ về cái quyết định của cô, khi giữ riêng cho mình, những cái tên của những nhóm sắc dân khác nhau, những ông lãnh tụ nhà nước, và những tên tội phạm hình sự nổi tiếng, mà những hành động của họ mang tính quyết định trong cuộc tranh chấp tại vùng đất này.

Simic

Luminous Fables in a Land of Loss

By MICHIKO KAKUTANI

Published: March 10, 2011

Téa Obreht’s stunning debut novel, “The Tiger’s Wife,” is a hugely ambitious, audaciously written work that provides an indelible picture of life in an unnamed Balkan country still reeling from the fallout of civil war. At the same time it explores the very essence of storytelling and the role it plays in people’s lives, especially when they are “confounded by the extremes” of war and social upheaval and need to somehow “stitch together unconnected events in order to understand” what is happening around them.

Những câu chuyện thần tiên chói lọi của một Miền Ðất Mất

Cuốn tiểu thuyết thần sầu đầu tay của em nhí, Téa Obreht, Vợ Hổ, là một tác phẩm được viết với một tham vọng, và một táo bạo thật là lớn lao, vẽ ra một bức tranh không thể nào tẩy bỏ đi được, về cuộc sống tại một xứ sở thuộc vùng Balkan không được đặt tên, một xứ sở vẫn mắc míu vào cái di sản của cuộc nội chiến. Cùng lúc, nó mở ra cái gọi là thật tinh tế, thật yếu tính, của nghệ thuật kể chuyện, và vai trò của nó, trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi họ bị cuộc chiến và những xáo trộn xã hội biến thành quỉ, cả một lũ, và cần, một cách nào đó, móc nối những sự kiện chẳng làm sao móc nối để mà hiểu chuyện gì đang xẩy ra quanh họ.


*

A Country Without Libraries


*

Orange prize 2011 goes to Téa Obreht

Surprise victory for The Tiger's Wife makes Obreht the award's youngest ever winner

Orange Prize về tay tác giả trẻ nhất trong lịch sử 16 năm của giải này với cuốn đầu tay Sư Tử Hà Ðông, Tiger's Wife [Vợ Hổ].

TV là trang Mít đầu tiên giới thiệu, không vì tác giả trẻ, tác phẩm hay, mà là vì bài điểm sách của Charles Simic, với câu phán thật quái dị, nhất là cho 1 tác phẩm đầu tay. (1)

GNV tính nhân bài điểm sách của ông, để nêu ra 1 đề tài: Làm thế nào biết 1 tác phẩm đầu tay, bảnh, tác giả sẽ đi xa, và liệu, chính khi bạn phán “đúng” về tác giả, khi họ mới ló ra, ở cái tuổi đời và tuổi viết còn "đẹp 1 cách vụng dại", là 1 cách, bạn giết họ?

Theo truyền thuyết của Tẫu, một thiên tài trẻ măng, cỡ NTHL, đi thi Trạng Nguyên - gửi bài cho Chợ Cá, thí dụ [SCN rất khó trong chọn bài, chỉ đọc hai ba dòng đầu, thấy không ngửi được là quăng thùng rác] - bèn bị đánh rớt: Chỉ có cách đó mới làm cho thiên tài trở thành thiên tài, và tránh cho thiên tài chết non: Bị ông Trời ghen tài!

Nó trẻ quá mà phán nó là thiên tài, là giết nó!

Hình như Lều Chõng của Ngô Tất Tố có viết về đề tài này: Bài viết thì dư sức Trạng Nguyên, nhưng tuổi còn nhỏ quá, cho nó đậu là giết nó.

Thầy Cuốc cũng lâm trường hợp này: Bị [hay “được”] MT khen, “Cuốc” đó hả, trẻ quá nhỉ! [Gấu nhớ là chính Thầy Cuốc viết ra, đừng nghĩ Gấu phịa!]

Trường hợp VP phán về Trần Thị NgH: Khen khủng quá, thế là em bị 'thui', bị 'chột', hết viết được nữa!

Hay trường hợp của Gấu, với tác phẩm đầu tay, truyện ngắn Những Con Dã Tràng. TTT phán, mi sẽ đi xa hơn DNM!
Chính câu phán của ông làm Gấu ngưng viết, lo học, chỉ đến khi xơi hai trái mìn của… DH, hay của bạn của ông, không chết, lúc đó mới dám mang bản thảo Những Ngày Ở Sài Gòn ra sửa, và gửi đăng Nghệ Thuật và trở thành Gấu Nhà Văn!

(1)

Sư Tử Hà Đông

Charles Simic đọc Vợ Hổ, Tiger's Wife:

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

Cái đẹp thật là kỳ cục của một câu chuyện được kể thật là ngon lành

Bữa trước Blogger HH có vẻ ngạc nhiên, vì cái sự ghét đọc những bài điểm sách của GNV. Sự thực, Gấu chỉ ghét cái kiểu đọc sách của Mít ta, ở cả hai phía, người điểm sách, và độc giả, thường chỉ cần đọc bài điểm, là kể như biết về cuốn sách, tha hồ vung vít, nếu có ai hỏi tới, hoặc cũng chẳng cần có ai hỏi tới, thì cũng giơ đôi giầy mới lên khoe, tớ mới tậu nè. Ngưồi điểm sách Mít thường là không học qua cái nghề này, viết tuỳ hứng, hoặc tuỳ tác giả có phải phe ta hay không. Cả 1 dòng văn học Miền Trung, trong thời kỳ chiến tranh, ở một số tác giả làng nhàng, được in ấn lại, "chỉ dành cho những độc giả mê đọc sách, những đấng mắt xanh", và được những nhà phê bình phe ta đưa lên tận mây xanh!

Mớ sách quí đó, phải được đọc đúng, hiểu đúng, về chúng, về những tác giả viết ra chúng, không thể viết “khơi khơi” như thế được.
Hình như HH có 1 bài viết về Lê Văn Thiện, được lắm, theo cái nghĩa, lần đầu đọc nó, và ở cách xa cuộc chiến...
Để check lại, rồi viết tiếp. NQT

Chúng ta chưa có thói quen đọc những bài điểm sách đúng đắn, nghiêm túc, về một tác giả.

G rất mê đọc sách, để kiếm sách đọc!

Nhờ những bài điểm sách trên Partisan Review, thời mới ra được hải ngoại mà G khám phá ra cái mỏ Đông Âu, và biết ơn tờ báo, đúng cái kiểu biết ơn mà Âu châu đang bày tỏ, trước một tác giả như Kundera, thí dụ, qua bài viết trên blog của tay PA [không phải Phan An, hay Phan Anh, nhe!]

Ce que l’Europe centrale doit à Kundera
[Ðiều Trung Âu hàm ơn Kundera]

(1) Bài trên tờ Books, về K, đọc thú hơn. NQT

Bài viết của tay này chôm hình từ bài viết của Gấu, chôm từ một số báo Granta, có bài viết Cuộc Trở Về Vĩ Đại, của K.
Chàng về Hà Nội [Prague], khóc ròng khi thấy dấu vết của tụi thực dân trên thân thể 1 em Bắc Kít, qua biểu tượng của nó là... Hà Lội!
Thằng khốn kiếp để lại hai cú thật là nặng nề trên thân thể em!

Súng lớn mà!

Dzui thôi mà!

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

Vợ Hổ, của một cô gái Serbian, 25 tuổi, tới Mẽo năm 1997 khi mới 12, đã được khen ngợi - thật đúng theo tôi – như là một cuốn tiểu thuyết đầu tay thật bảnh. Téa Obreht là một nhà văn có tài một cách khác thường, rất ư là diệu nghệ trong phối hợp nhiều kiểu kể chuyện khác nhau - từ miêu tả có tính quan sát, khách quan những sự kiện cho tới những câu chuyện trộn cái thần tiên, kỳ ảo với cái thực – theo 1 đường hướng khiến tôi [Simic] nhớ đến những cuốn tiểu thuyết của Mikhail Bulgakov, Gabriel García Márquez, và của Milorad Pavić, người Serbian, tác giả Dictionary of the Khazars.
Simic

Bettany Hughes, một giám khảo, phán, cuốn tiểu thuyết vượt quá cả ‘tiêu chí’ [chữ này của VC, Gấu mượn đỡ] của giải, vốn đòi hỏi, phải uyên nguyên, dễ bò vô bò ra, và tuyệt vời. “Một cuốn sách can đảm”, bà phán. “Chúng ta tìm một cuốn sách giống như 1 thứ luyện kim, làm trò huyền thuật, 1 thứ lò cừ, nó thay đổi chúng ta, như là độc giả, và thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới, và Sư Tử Hà Ðông làm được điều này. Ðúng là 1 cuốn sách đặc biệt”.


Charles Simic đọc Vợ Hổ, Tiger's Wife:

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

Cái đẹp thật là kỳ cục của một câu chuyện được kể thật là ngon lành

Bữa trước Blogger HH có vẻ ngạc nhiên, vì cái sự ghét đọc những bài điểm sách của GNV. Sự thực, Gấu chỉ ghét cái kiểu đọc sách của Mít ta, ở cả hai phía, người điểm sách, và độc giả, thường chỉ cần đọc bài điểm, là kể như biết về cuốn sách, tha hồ vung vít, nếu có ai hỏi tới, hoặc cũng chẳng cần có ai hỏi tới, thì cũng giơ đôi giầy mới lên khoe, tớ mới tậu nè. Ngưồi điểm sách Mít thường là không học qua cái nghề này, viết tuỳ hứng, hoặc tuỳ tác giả có phải phe ta hay không. Cả 1 dòng văn học Miền Trung, trong thời kỳ chiến tranh, ở một số tác giả làng nhàng, được in ấn lại, chỉ dành cho những độc giả mê đoc sách, và được những nhà phê bình phe ta đưa lên tận mây xanh!

Mớ sách quí đó, phải được đọc đúng, hiểu đúng, về chúng, về những tác giả viết ra chúng, không thể viết “khơi khơi” như thế được.
Hình như HH có 1 bài viết về Lê Văn Thiện, được lắm, theo cái nghĩa, lần đầu đọc nó, và ở cách xa cuộc chiến...
Để check lại, rồi viết tiếp. NQT

Chúng ta chưa có thói quen đọc những bài điểm sách đúng đắn, nghiêm túc, về một tác giả.

G rất mê đọc sách, để kiếm sách đọc!

Nhờ những bài điểm sách trên Partisan Review, thời mới ra được hải ngoại mà G khám phá ra cái mỏ Đông Âu, và biết ơn tờ báo, đúng cái kiểu biết ơn mà Âu châu đang bày tỏ, trước một tác giả như Kundera, thí dụ, qua bài viết trên blog của tay PA [không phải Phan An, hay Phan Anh, nhe!]

Ce que l’Europe centrale doit à Kundera

(1) Bài trên tờ Books, về K, đọc thú hơn. NQT

Bài viết của tay này chôm hình từ bài viết của Gấu, chôm từ một số báo Granta, có bài viết Cuộc Trở Về Vĩ Đại, của K.
Chàng về Hà Nội [Prague], khóc ròng khi thấy dấu vết của tụi thực dân trên thân thể 1 em Bắc Kít, qua biểu tượng của nó là... Hà Lội!
Thằng khốn kiếp để lại hai cú thật là nặng nề trên thân thể em!
Súng lớn mà!

Dzui thôi mà!


*
.

1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và Cao Bồi, PXA, bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng Givral, coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!

The Weird Beauty of the Well-Told Tale

May 26, 2011

Charles Simic

 The Tiger’s Wife
by Téa Obreht                                                  
Random House, 338 pp., $25.00

The Tiger’s Wife, by a twenty-five-year-old Serbian who came to the US in 1997 at the age of twelve, has been praised—rightly in my view—as a remarkable first novel. Téa Obreht is an extraordinarily talented writer, skilled at combining different types of narrative—from objective depiction of events to stories mixing the fabulous and the real—in a way that brings to mind the novels of Mikhail Bulgakov, Gabriel García Márquez, and Milorad Pavić, the Serbian author of Dictionary of the Khazars.

What makes The Tiger’s Wife so special is that it has nothing to do with the typical immigrant memoir or the thinly disguised autobiographical novel. Obreht, who was seven when she left Belgrade in 1992 with her mother and her grandparents to escape the wars in Yugoslavia, and who lived both in Cyprus and in Cairo before coming to the US, writes about events in her homeland that she did not experience firsthand and about a cast of fictional characters. Her novel takes place in an unnamed country in the Balkans, in towns and villages with names that cannot be found on any map and with geography so confusing that even a native of the region will have a hard time trying to guess where some of the key events are taking place. I imagine it’s the kind of disorientation the Czechs experience reading Kafka’s opaque allusions to their country in his novels and stories.

Yet it is clear that Obreht is writing about Yugoslavia before and after the wars in the 1990s, which split the country into seven independent states. Once the book is translated in her former homeland, I expect that readers there will be of two minds about her decision to withhold the names of ethnic groups, national leaders, and well-known war criminals whose actions were decisive in the conflict. It most likely struck her that this was material that requires a lot of background and explanation, which would clog the narrative and prevent her from writing the kind of novel she wanted. By obscuring the geography of the region and alluding to historical events only obliquely, The Tiger’s Wife intentionally blurs the demarcation between the real and the imaginary. Poised between reality and myth, it uses two separate narrative techniques, that of the novel and that of the folktale, one immersed in historical time, the other sealed off from any particular time.

At its most concrete, the novel tells the story of a young woman doctor, Natalia Stefanović, who sets out with another woman doctor, Zóra, from the capital city of the nameless country on a volunteer mission to an orphanage over the border in a small seaside town on the coast, where they will inoculate children orphaned by paramilitaries in the recent war. She’s informed by her grandmother, over the phone, that her beloved grandfather has died mysteriously in a clinic said to be not far from her destination.

How he ended up in such an unlikely place neither of them knows, though the granddaughter has suspected for some time that he was dying of cancer and that he had chosen not to tell his wife and family about it. A highly regarded doctor who served in the national army for many years and worked in a famous university hospital in what Obreht calls the City (unmistakably Belgrade), he was forced to retire early, with the rise of ethnic nationalism in the 1990s, since he continued to regard himself as a Yugoslav. “All his life,” she says of her grandfather, “he had been part of the whole—not just part of it, but made up of it. He had been born here, educated there. His name spoke of one place, his accent of another.” In other words, like millions of others, he found the country he identified with about to become extinct.
*

On the long drive to the coast with her friend Zóra, through what is now the country of their former enemies, Natalia is beset by memories of her grandfather, particularly of their ritual visits to the zoo when she was little, and the stories he told her about growing up as an orphan in a small, snowbound village tucked away in the mountains. In one of her earliest memories, the two of them are going to the zoo to see the tigers. The Belgrade zoo is in the old Turkish fortress on a hill overlooking the point where the River Sava flows into the Danube.

The grandfather tells his granddaughter that he once knew a girl who loved tigers so much that she almost became one herself, and little Natalia believes he’s talking about her or telling her a fairy tale. Then something horrible happens: as they and a small group of people cluster around its cage, a tiger grabs and rips off the arm of a zookeeper who has been sweeping the area between the cage and the outer railing. This sudden, violent event, described in vivid, realistic detail, foreshadows one of the main storylines of the book, the tale of another tiger and a woman who secretly befriended him.

That other tiger escaped from the same zoo during the Nazi bombing of Belgrade in April 1941. Terrified by the planes flying overhead, the bombs falling, the sound of bears bellowing in other parts of the zoo, the tiger frantically paces his cage, finally gathers his strength, and slips out through a gap in the wall he has been eyeing for a long time. He is not the only escaped animal that day. “Years later,” the narrator says,

they would write about wolves running down the street, a polar bear standing in the river. They would write about how flights of parrots were seen for weeks above the city, how a prominent engineer and his family lived an entire month off a zebra carcass.

People in the city must have seen him following the bombardment, Natalia speculates, but perhaps he was anything but a tiger to them, most likely just a momentary hallucination. He feeds on bodies of the dead from the bombing and scavenges what he can, eventually reaching the hills above the village, where the grandfather, then a young boy, had been taken in by the local midwife, after his own mother died in childbirth and his father from illness not long after. Driven by hunger, the tiger terrorizes the population while living and hunting in the nearby woods and making nightly visits to a smokehouse belonging to the local butcher, where he is befriended by the butcher’s deaf-mute wife.

As Natalia’s grandfather discovers, the young woman, who will eventually be known as “tiger’s wife,” and whose husband beats her regularly and brutally when he is drunk, feeds the tiger on the sly when the butcher drops off to sleep. One night the boy sneaks out of the house to spy on them and, hiding under a tarpaulin, encounters the tiger:

Something in the darkness moved, and the butcher’s hooks, hanging in rows along the rafters, clinked against one another, and my grandfather knew that it was the tiger. The tiger was walking. He could not make out the individual footfalls, the great velvet paws landing, one in front of the other; just the overall sound of it, a soft, traveling thump. He tried to quiet his own breathing, but found that he couldn’t. He was panting under the tarp and the tarp kept drawing in around him, rustling insanely, pointing him out. He could feel the tiger just beside him, through the wooden planks, the big, red heart clenching and unclenching under the ribs, the weight of it groaning through the floor.

There’s plenty more to the story about the village and the tiger, much of it wonderful with its mix of the real and the fantastic. The grandfather, who had been given a small, battered copy of Kipling’s The Jungle Book that helps him to identify the huge beast, is the one through whose eyes we see the unfolding of this tragic story. A child pretty much left to fend for himself, he is at that age when everything important about life has already been deeply felt but not yet understood. Like the mute woman and the tiger, he, too, is in a place where he does not belong.

Unlike Kipling’s animal stories, this tale about the tiger is not for children. It takes place among people for whom wars and their accompanying savageries have been a constant reality over the centuries, and has a grim, pitiless quality without happy outcomes or stirring moral lessons. Someone once said that unlike a man in a store who explains to a child how a toy works, the folktale needs no such explanation. It only asks that we surrender to the story being told and take a journey into what are some of the darkest regions conceived by the human imagination.

Obreht’s additional characters and subplots to the story of her grandfather and the tiger, which she elaborates over several chapters, are like a colorful tapestry hanging in some imaginary palace. Not all of it works, in my view. The lengthy digression on the youth of the husband of the deaf-mute woman, plus the life stories of the bear hunter who comes to the village to hunt the tiger and the local pharmacist with a secret life, although necessary to the plot, are too long and feel contrived at times.

For example, there is the story about the butcher Luka, who in his youth supposedly wanted to be a musician, and went to learn how to play the ancient one-string gusle in the streets of Sarobor—Mostar. There he fell in love with a Muslim girl, who didn’t want anything to do with men and whom he didn’t try to convince otherwise, since he had himself long realized that he didn’t want anything to do with women. Nevertheless, their friendship grew “on song and philosophical debate, on stories and pointless arguments about poetry and history,” we are told, until they began to plan their marriage and the young woman agreed to confine herself to the house as is the custom.

Luka dresses up each evening and drops by her house where he eats and drinks with her father, who deduces that an offer of marriage will soon be made and resigns himself that he will have a butcher as a son-in-law rather than a lesbian for a daughter. The two are about to marry, but then the girl begins to realize what she is in for and begins to change her mind, confining herself to bed, developing a fever, and eventually becoming seriously ill. Following visits by several doctors who can do nothing, a miracle worker appears from another part of the country and cures her, while she falls in love with him. The father, whose other daughter is a deaf-mute, in desperation dresses her in her sister’s wedding clothes and offers her in place of the originally intended bride. The poor butcher doesn’t discover the deceit until he lifts the veil in the ceremonial gesture of seeing his wife for the first time and looks at a complete stranger.

The problem is that the story has a very confusing historical time frame. For instance, a famous early-nineteenth-century Serbian collector of epic ballads, folk songs, and fairy tales, Vuk Karadjić, is among the balladeers Luka meets on the Mostar bridge. I don’t know what to make of this. It’s as if one were to read a story in which Mark Twain interviews Allen Ginsberg for the San Francisco Examiner.

Far more successfully imagined and told, in my opinion, is Natalia’s grandfather’s story about a man who cannot be killed, which, as the narrator says, ran through all the other stories about him: his days in the military, his great love for his wife, and the years he worked as a surgeon. He first encountered the man in the summer of 1954 when his army battalion got a call from a village where there was much sickness reported. Some people had died already, and others were afraid because they had a terrible cough and blood on their pillows in the morning. Of course, the doctors already knew it was tuberculosis as they made their journey to the village to examine the people.

There they were told about a man called Gavo who had drowned in a pond, and how at his funeral, with the procession following the pallbearers up the churchyard slope to the grave site, he greatly surprised the assembled by sitting up in the coffin in his pressed suit, hat in hand, and asking for a drink of water. The doctors are told that he’s still where the villagers left him, since one startled member of the funeral procession fired two bullets from an army pistol into the back of his head after the pallbearers had dropped the coffin.

The doctors figure they are just covering up a murder and ask to see the body, but the villagers are reluctant to let them do so. They ask the local man who seems to be in charge whether Gavo was sick, but he replies that he was perfectly healthy at the time he drowned. In the end, the two doctors persuade the locals to let them see Gavo, who is lying in a sealed coffin inside a church. Just as they are about to use a crowbar to lift the lid, they hear a voice asking for water, which paralyzes them, coming as it does from inside the coffin. The man, who is still alive after being shut in the coffin for several days, looks to be about thirty at the most, and has a fine head of dark hair and a pleased expression on his face.

As you’d expect, Natalia’s grandfather isn’t buying any of this, and there begins a long and genuinely fascinating tale of a doctor and a man who cannot die and of their sporadic meetings over the next forty years. This figure of the deathless man, which has its origins in Balkan folklore about vampires, is transformed by Obreht into a believable presence in a country that has known so much death and violence in its history. Years pass and the grandfather and Gavran Gailé, as the man is called, meet again in 1971 in a village—Medjugorje in Croatia—where two small children playing by a waterfall had glimpsed the Virgin in the water. The deathless man is there to tend to the ill people coming from hospitals and sanatoriums to swim in the water and be healed. In a scene worthy of Fellini, Olbreht describes the dying men and women side by side with people rejoicing and feasting in honor of the Virgin.

Their last meeting occurs in Sarobor—Mostar—in a hotel dining room with a view of the famous old bridge just as the civil war in Bosnia and the shelling of the town are about to start. Served by an ancient, dignified Muslim waiter with impeccable manners, they share an enormous meal. Although they entered the place separately, they recognized each other and decided to sit together, being the only customers in the place. The grandfather is there for one last look at the town where both his wife and his daughter were born, and the deathless man is there because of the coming bloodshed.

The entire scene, with their leisurely conversation over an exquisitely prepared meal, is not only beautifully written and imagined but immensely moving. It reminds me of a scene in Ingmar Bergman’s film The Seventh Seal, in which the medieval knight returning from the Crusades plays a game of chess with Death, in a country ravaged by the plague. The deathless man consoles the grandfather that all this too will pass, and the doctor gloomily disagrees: “This war never ends,” he tells him. “It was there when I was a child and it will be here for my children’s children.”

All these stories are being recalled by his granddaughter, as she tries to discover more about the circumstances of his death in the small coastal town not far from where she and her friend are vaccinating orphans and worrying about the consumptive, undernourished children of the men digging in the nearby vineyard. The men hope to find the corpse of a relative who died in the war and who, they believe, won’t rest in peace until he’s properly buried. Natalia and Zóra’s hosts are a fisherman and his wife, whose son, a Franciscan monk named Fra Antun, is their contact at the orphanage.

Obreht describes well the ways in which people in a place recently devastated by ethnic conflict steer clear of political and religious subjects in their conversations. It’s obvious that they have all been traumatized by recent events and that their suspicion of outsiders remains. There’s a poignant scene with a sad little boy being inoculated in the orphanage, who unlike his friends is not afraid. Without Obreht having to tell us, we understand that the sight of a needle is no cause for alarm to a child who has probably seen unimaginable horrors.

When Natalia at last finds the clinic where her grandfather died, she understands the reason why it’s not on any map. It’s a shantytown, a cluster of plywood-and-metal shacks inhabited by destitute war veterans and invalids from the Bosnian war, a miserable, unfriendly place where she manages to collect his clothes and his few belongings. Her grandfather made a journey there, she begins to suspect, not only to offer medical help to the invalids, but to meet the deathless man and have one more chat with him.

In some of the most powerful writing in the book, Obreht describes how Natalia catches up with the deathless man after a night of waiting for him in a graveyard and trailing him afterward through the woods. Here she evokes both Gothic novels and the ghost stories people tell children, like the one Natalia’s grandmother told her once about a man who had gone into the hills with his sheep and found himself eating a meal in a house full of dead people, to which he had found his way by following a little girl with a white bonnet who turned out not to be a little girl at all.

One comes to realize that The Tiger’s Wife, with its many different stories, is a novel of immense complexity. First, it is an extended elegy for the narrator’s beloved grandfather, a man with a life story entangled in the fate of the country once known as Yugoslavia, who was able to maintain his compassion and decency in time of ethnic hatred and violence; it is also a lament for all those anonymous men, women, and children made homeless in these cruel and senseless wars. Like the Arabian Nights, it is a book about storytelling and its power to enchant as it wards off death and postpones the inevitable.

“When confronted by the extremes of life—whether good or bad,” Obreht writes, “people would turn first to superstition to find meaning, to stitch together unconnected events in order to understand what was happening.” Not only to understand, I would say, but to experience the sheer beauty of the well-told tale, as she reminds us, again and again, in her truly marvelous and memorable first novel.