Gặp
gỡ Trần Dần - Ðối thoại mất ngủ
Hoàng Phủ
Ngọc Tường
Tháng 5, anh
Trần Dần vô chơi Huế, cùng đi với
Phùng Quán. Trần Dần đã đến Huế lấn đầu tiên vào năm 1946, lúc bấy giờ
anh mới
21 tuổi; đây là chuyến giang hồ dành riêng cho tình yêu, với một người
đẹp nay
đã biệt tích trong đời.
Vừa đến Huế,
trong một tuần lễ Trần Dần đã tiếp
xúc với công chúng hai lần, ở Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Trị Thiên và
ở Nhà
Văn Hoá Thanh Niên Thành Ðoàn Huế. "ở cả hai nơi đó", Trần Dần thú
nhận, "lúc đầu tôi cảm thấy rét vì phải đối diện với đám đông, sau đó
lại
quá xúc động vì tính chất thẳng thắn của những câu hỏi đặt ra cho tôi.
Cả hai
cuộc đối thoại sau đó đều làm tôi mất ngủ." Tôi để ý thấy trong lúc nói
chuyện Trần Dần thường dừng lại đột ngột và gõ "cộp... cộp" vào micrô,
dù nó vẫn hoạt động tốt: hoá ra là từ ba chục năm nay anh không hế biết
tới cái
micrô, và bây giờ thỉnh thoảng anh chợt thấy im bặt, không nghe được
tiếng nói
của mình.
Lần thứ ba
trong tuần, chúng tôi gặp lại Trần
Dần trong một cuộc rượu bảy tám anh em văn chương ở nhà Ngô Minh nới
dốc Bến
Ngự, gần khu vườn cũ của Phan bội Châu. Chúng tôi quyết định tiếp tục
cuộc đối
thoại với thi sĩ, trên những vấn đề gợi mở từ hai cuộc gặp gỡ trước.
Sau đây là
câu hỏi của từng người và ý kiến riêng của Trần Dần, dưới ánh đèn dầu
tù mù (vì
cúp điện) tôi ghi lại.
Hoàng Phủ
Ngọc Tường (mở đầu): Thưa anh, con
người sống ai cũng cần có nhân cách, nhà văn lại càng phải có nhân
cách. Theo
anh nhân cách nhà văn quan trọng nhất là ở chỗ nào?
Trần Dần:
Nhân cách nhà văn chính là văn cách
của anh ta. Tôi không thấy mô-đen nào cho văn cách cả. Văn cách không
chung cho
ai. Văn là mình, không thằng nào giống thằng nào. Nó phải tự khẳng định
cái tôi
của nó, không lùi một ly. Hồ xuân Hương, Cao bá Quát là chính mình,
không lùi
một ly.
Nguyễn quang
Lập: Xin hỏi thật anh: qua thời
Nhân Văn, anh tự thấy anh được cái gì nhiều nhất?
Trần Dần:
Ðược cái hoạn nạn. (Thi sĩ chợt im
lặng, và tất cả chúng tôi cùng im lặng trong nỗi xúc động. Rồi anh
tiếp:) Do
được cái hoạn nạn nên được không dưới ba chục tác phẩm trong ba mươi
năm. (Tôi
xin ghi lại ở đây một số tác phẩm của Trần Dần trong yếu mục sáng tác
của tác
giả: Chiều mưa trước cửa (1943), Hồn xanh dị kỳ (1944), Dạ đài (1945),
vẽ và
viết báo Sông Ðà, Giải Phóng Tây Bắc, Giải Phóng Biên Giới vv...
(1946-1949),
Tiếng trống tương lai (1954), Người người lớp lớp (1954), Nhất định
thắng, Cách
mạng tháng Tám (1955), Bài thơ Việt Bắc (1957), 17 tình ca (1957-1958,
nằm),
Cổng tỉnh (1960, thi tập, nằm)(5), Ðêm núm sen (1961, tiểu thuyết,
nằm), Những ngã
tư và những cột đèn (1964, tiểu thuyết, nằm), Mùa sạch (1964-1965, thi
tập,
nằm)(6), Một ngày Cẩm Phả (1965, tiểu thuyết, nằm), Con trắng (1967,
thơ hồi
ký, nằm), 177 cảnh (1968, hùng ca lụa, nằm), Ðộng đất tâm thần (1974),
Thơ
không lời- Mây không lời (1978), Thiên thanh- 77- Ngày ngày (bộ tam,
1979), 36-
Thở dài- Tư Mã dâng sao (bộ tam, 1980), Thơ mini (1987)...)
Nguyễn quang
Lập (tiếp): Có dư luận cho rằng các
anh làm dự báo tốt. Nhưng văn cách thì các anh chưa thành công, theo
tôi. Vì
bạn đọc chưa hâm mộ như trường hợp Bác sĩ Jivagô.
Trần Dần (một
chân bị liệt cơ lại phải ngồi trên
đòn, đứng dậy vịn ghế cho đỡ mỏi): Ngay độc giả của mình cũng chưa biết
mình
muốn cái gì. Họ nói thế, nhưng họ xác định bằng cái gì? Tiền chiến chỉ
quan
trọng khi họ chưa biết chúng tôi là ai. Tôi chưa có độc giả. Tác phẩm
của tôi
sẽ đảm bảo công chúng của tôi.
Vĩnh Nguyên:
Nhật Bản có thơ haiku, anh có thơ
mini ngắn hơn. Có người nói thơ haiku ngắn nhưng dễ hiểu. Vậy thơ mini
định bắt
người đọc tới đâu?
(Ðêm trước ở
Hội Văn Nghệ, Phùng Quán đã có dịp
giới thiệu thơ mini của Trần Dần, bài chỉ có một, hai câu. Thí dụ như
thế này:
Mưa rơi không cần phiên dịch, hoặc Mỗi người một vụ án- Mỗi người chôn
sống một
chân mây, vân vân.)
Trần Dần (ừ
ừ... ngẫm nghĩ): Thơ haiku mọi người
biết rồi. Thơ mini nay ai cũng chưa biết. Chính tôi cũng chưa biết nó
là gì.
Nên không thể so sánh. (Một lát, tiếp). Chống công thức là đi tìm cái
chưa
biết. Cái mới là cái chưa biết. Tôi đi tìm cái mới nên tôi cũng chưa
biết thơ
mini là gì.
Ngô Minh: Một
điều anh em rất trăn trở, nhân thơ
mini của anh Trần Dần. Mình muốn chữ cho đắt cho hay thì thơ lại mất đi
cái
lửa. Chữ trong thơ yêu cầu rất cô. Nếu không có lửa thì thơ không xúc
động, nếu
viết theo tình thì chữ lại dàn trải quá.
Nguyễn quang
Lập (bổ sung): Nếu chỉ có chữ hay
thì chỉ là một bức tranh đẹp anh trình bày bằng chữ. Có lẽ đúng như thế.
Trần Dần: Nó
mâu thuẫn nhau rất dữ, cái biết rồi
là nghĩa, cái chưa biết là chữ. Cái chưa biết là cái thăm thẳm. Anh làm
câu
châm ngôn hay như Khổng Tử chưa phải là thơ, nghịc lý như Lão Tử chưa
phải là
thơ. Nhảy qua bóng mình mới là thơ. Mình chưa hiểu thơ, vì khó mà nhảy
qua bóng
của mình.
Hoàng Phủ
Ngọc Tường : Lão Tử nói: "Vô danh
thiên địa chi thủy- Hữu danh vạn vật chi mẫu."(Vô danh là khởi đầu của
trời đất - Hữu danh là mẹ của vạn vật) Như thế có gì khác với thơ mini
không?
Trần Dần: Ðó
là triết học. Triết học cũng là
thăm thẳm.
Nguyễn quang
Lập: Lúc nãy anh Dần nói sở dĩ vậy
là vì anh chưa có độc giả. Nhưng thời đó các anh có độc giả, ai cũng
từng biết
Người người lớp lớp, Vượt Côn Ðảo, vv... Tôi xin hỏi: nhiều người nói,
nếu in
lại những tác phẩm đó thì độc giả ít dần đi. Vậy là văn cách chưa đủ
sống với
thời gian. Anh Dần nghĩ sao?
Trần Dần:
Thời đó là độc giả tiền chiến. Chúng
tôi cướp độc giả tiền chiến và sau đó họ cấm chúng tôi, nên chúng tôi
chưa kịp
có độc giả. Bây giờ chúng tôi sẽ phải chiếm lại độc giả. Chúng tôi đã
ba mươi
năm khuất bóng.
Ngô Minh: Ba
mươi năm trước các anh có độc giả.
Rồi im bặt. Ba mươi năm sau anh lại ra, liệu có độc giả hay không?
Trần Dần:
Chúng tôi sốt ruột in, tôi mong in để
xem. Tốc độ bây giờ nhanh lắm, ba mươi năm ba thế hệ, chúng tôi chỉ là
một nhịp
cầu để tới thế hệ mới. Ðó là một thách thức. Aragông đi mãi với thế hệ
trẻ.
Chúng tôi cũng hy vọng như vậy.
Ngô Minh: Ðọc
lại Vượt Côn Ðảo của Phùng Quán,
thấy lý tưởng cao lớn, nhưng văn cách thì thế hệ trẻ bây giờ lớn hơn
nhiều. Văn
cách Vượt Côn Ðảo rất vỡ lòng, dù tôi rất kính trọng về lý tưởng.
Nguyễn quang
Lập chẳng hạn, bây giờ, văn cách lớn hơn nhiều...
Phùng Quán:
Nếu Lập nó chỉ viết bằng tôi thì tôi
phải đập cho nó vỡ mật...
Hoàng Phủ
Ngọc Tường: Giá như Truyện Kiều vừa
mới được viết xong bây giờ, do một tác giả trẻ nào đó ở trường Nguyễn
Du của
Hội Nhà Văn đem nộp bản thảo cho nhà Tác Phẩm Mới. Liệu người ta có
thèm in hay
không?
Phùng Quán:
Ðúng quá. Bây giờ phải viết hay hơn
Nguyễn Du chứ!
Hoàng Phủ
Ngọc Tường: Không thể viết hay hơn
Nguyễn Du nổi. Vấn đề là phải viết khác Nguyễn Du.
Trần Dần: Thế
giới bây giờ mong nếu anh có được
một độc giả là sướng rồi, được hai ba đọc là may quá.
Nguyễn quang
Lập: "Tôi chỉ viết cho những
người bằng vai", anh Trần Dần đã có lần nói như thế. Vậy có phải anh
chủ
trương nghệ thuật phi giao tiếp, hoặc nghệ thuật dành cho những người
đặc tuyển
hay không?
Trần Dần:
Không. Nhưng quần chúng văn học của
anh như thế nào thì là do anh tạo ra. Do đó, tôi cho rằng, tôi viết cho
những
người bằng vai.
Nguyễn quang
Lập: Krapchenkô có nói rằng không
nên đánh đồng tính dễ hiểu với sự tầm thường; nhưng tính dễ hiểu cũng
là một
đặc trưng của văn học. Anh nghĩ thế nào về điều đó.
Trần Dần: Tôi
không coi Krapchenkô là cái gì cả.
Tất cả mọi giá trị Chân Thiện Mỹ đều là khó hiểu, trượt băng nghệ thuật
cũng
khó hiểu.
Ngô Minh: Ðộc
giả ở Hội hỏi anh: thế giới anh
thích ai nhất? Tiền chiến ai nhất? Thời anh, anh nể ai nhất? Sau anh,
anh đọc
ai?
Trần Dần: Thế
giới nhiều lắm nhưng tôi nói về
văn học Pháp. Xuất phát tôi yêu Mallarmé, Baudelaire rồi nhất là
Rimbaud. Tôi
tiếp tục đọc, nhưng cái gốc là ở phía trước. Dòng Rabelais tiếp tục cho
đến bây
giờ là Céline, hồ sơ đen số một của Liên Xô thời Stalin. Céline là tác
giả của
tiểu thuyết Ði đến tận cùng đêm.
Tiền chiến
Việt Nam
tôi thích Vũ hoàng Chương, Ðinh
Hùng, Vũ trọng Phụng, vớt vát thêm thì còn Thạch Lam. Thời bọn tôi,
ngoài bọn
Nhân Văn thì tôi chẳng còn thích ai. Hoàng Cầm là tên lãng mạn. Xuân
Diệu vốn
là lãng mạn tiền chiến.
Thế hệ trẻ à?
Tôi cứ đợi mãi. Nó bị trong vòng
vây của văn chương cung đình, tôi sốt ruột đợi lớp trẻ đủ sức lớn lên
để chôn
bọn tôi, như chúng tôi đã chôn tiền chiến.
Hoàng Phủ
Ngọc Tường: Cho phép tôi quay lại
trước một chút. Tôi e rằng anh đánh giá Ðinh Hùng hơi quá, ngoại trừ
việc thích
hoặc không thích. Tôi có dịp đọc Ðinh Hùng khá nhiều, xin lỗi anh, tôi
thấy văn
chương ông ta loè loẹt, có cái gì ghê ghê, như là son phấn. Nếu tôi nhớ
không
nhầm thì ngay trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng chỉ
xếp Ðinh
Hùng ngồi ở "chiếu ba" trong làng văn lúc đó...
Trần Dần:
Ðinh Hùng thời đó là không có chiếu
gì. Nhưng Ngõ Bò (gần Bạch Mai, thời đó là nhà ông Ðinh Hùng và Vũ
hoàng Chương)
là trung tâm thu hút. Ai cũng thấy Ðinh Hùng là thi sĩ tượng trưng đầu
tiên của
Việt Nam
trong Mê hồn ca, Lạc hồn ca, vv... Thơ Ðinh Hùng như thế này: Nửa mặt
phù sinh
nép hậu trường. Tôi thích là vậy.
Hoàng Phủ
Ngọc Tường: Tôi rất thú vị về cái
quyết tâm "chôn tiền chiến" của thế hệ các anh. Ðọc lại văn của các
anh thời đó, đã in hoặc trên bản thảo, tôi lạ lùng thấy các anh đã làm
nổi cái
việc khủng khiếp ấy, là vừa đánh Ðiện Biên Phủ, vừa "chôn tiền
chiến". Tôi biết, cho đến bây giờ nhiều người trong công chúng văn học
vẫn
chưa hết bị ám ảnh về cái lộng ngữ "vĩ đại như tiền chiến". Dù rằng,
ai cũng biết tiền chiến đã tạo ra được những thành tựu lớn lao cho đời
sống văn
học, so với thời trước của nó. Tôi cũng sốt ruột mong cho sách của các
anh viết
thời đó, hoặc viết thầm lặng trong ba mươi năm qua, sẽ nhanh chóng được
tái bản
hoặc công bố, để có thể nhìn lại sự Ðổi Mới đích thực của văn học "sau
tiền chiến". Tôi cho rằng lúc đó câu chuyện văn chương "minh
hoạ" hay "không minh hoạ" chắc lại còn nhiều điều hạ hồi phân
giải.
Vĩnh Nguyên:
Thưa anh ca dao như thế nào? Tôi
nhớ thơ anh nói: Sấm con gái - Lúa con gái. Thế cũng như Lúa non ngấp
nghé đầu
bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên... Vậy chính Trần Dần cũng là ca
dao.
Trần Dần: Ðó
là di sản dân tộc, một ông thầy
phải đặt ngang như Nguyễn Du, Cao bá Quát. Phải học, để mà chôn đi.
Phùng Quán:
Các anh tiếp xúc với Trần Dần vài
buổi đã thấy là bằng vai, thì ngay anh em mình trước cũng không hiểu
Trần Dần.
Nay hiểu, vật lộn để hiểu nhau chính là vấn đề "bằng vai".
(Nghe Phùng
Quán dùng chữ "vật lộn",
tôi nhìn lại: Tất cả từ bao giờ đều đã đánh trần, trừ ông Trần Dần vẫn
mặc áo,
tay nào tay ấy mồ hôi ròng rã. Ðêm nóng, điện cúp, nói nhỏ kẻo phiền
hàng xóm,
nhưng mọi cặp mắt đều có vẻ gì quyết liệt.)
Nguyễn quang
Lập (đứng dậy, chống hai tay vào
hông cho đỡ nóng): Tôi muốn hỏi lại, các anh đã bị đưa ra khỏi Hội Nhà
Văn ba
năm, sau đó thành ba mươi năm. Tại sao khi người ta yêu cầu các anh
viết đơn để
được vào lại, thì các anh lại viết?
Trần Dần: Lúc
ấy tôi thật khó xử. Nếu theo mạch
của tôi, thì tôi ghi vào phản-nhật-ký, là đốt hết và chết luôn, như nhà
sư tự
thiêu. Nhưng nghĩ lại, mình tuổi già đã hết cái máu ấy rồi. Sáu mươi ba
tuổi,
nếu được hoạt động hai năm nữa cũng quý rồi, cố mà ra khỏi đó. Nhưng
tôi biết,
phục hồi thì cũng vô thưởng vô phạt, chỉ là hình thức thôi. Sau đó
nhiều người
chất vấn tôi mà tôi không trả lời được. Như thế quả là hèn thực. Ðáng
lẽ là một
Silence de la mort. Ðó là cách trả lời mini nhất.
(Tan cuộc,
nhìn lại đã gần mười hai giờ khuya.)
Trần Dần
(chống gậy khập khiễng ra cổng, lầu
bầu): Lại mất ngủ!
Bến Ngự đêm
14-5-1988
(Tạp
chí Sông Hương số 31, tháng 5&6-1988)