Tâm sự của Xuân Sách
Những bài thơ chân dung các nhà văn của
tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy bước vào thập kỷ 60,
tôi đang
độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở
ngôi nhà số
4 Lý Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra, thời gian
của
chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong
nước,
thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng
lâu dài
và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày,
hai
ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao
sau mỗi
đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một
bước.
Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh
em văn
nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với
nhau ở
những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại
sự mệt
mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách
mạng, về
kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen
thói tự do
thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau
để hút
một hơi thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi
những
chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi
chuyển
sang “bút đàm”.
Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng,
học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ
nghĩa,
và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt học này. Hội
trường
tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như
thiêu
như đốt. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề
chỉnh đầy dủ
cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giầy cao cổ nặng như cùm. Bọn
tôi, trừ vài
trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có
giầy đúng
số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng
không được
tụt quai.
Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao.
Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng
sàn ván
đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng
phải bỏ
giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi
chân trần.
Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.
Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế,
Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán
trao cho
tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và
tôi được
gọi là Đồ Thanh bởi cũng võ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch
bài thơ
Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng
trông già
dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào còn
lận đận.
Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển
vùng”
viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã
sửa
chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi
thấy bài
thơ Oánh viết rất là hay và dịch:
Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân
Mao đầu tận lạc tự mao luân
Lưỡng kiên mai hếu phong trần lý
Chuyển địa hà thời chuyển đắc ngân
Dịch nghĩa:
Con đường văn nghiệp khá thương cho ông
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi
Đôi vai lầm lũi trên con đường gió bụi
Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển
thành tiền được?
Dịch thơ:
Con đường văn nghiệp thương ông
Lông đầu rụng hết thư lông cái gầu
Đôi vai gánh mãi càng đau
Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?
Dịch xong tôi chuyển bài thơ cho anh em
đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu còn mọi người phải nén
cười cho
khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nỗi
mặt đỏ
bừng và nước mắt dàn dụa.
Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ý
nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ
của
Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng
nghĩa
kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát, tiếp
tục trò
đùa của Oánh, tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài
thơ số
một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả
in nhiều
tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi
dùng
tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và tên
cái
truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra
mẩu giấy:
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem
Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải.
Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút
ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài
thơ vào
túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi
quanh
gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ
Phương
hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ
sàng của
anh:
-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không
phải trò đùa nữa rồi!
Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò
chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường
bài thơ
còn chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn thì có
gì quan
trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý Hồ Phương có viết
nhiều chăng
nữa văn không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: buồn tênh lại giở
thư nhà
ra xem...”
Trước đây khi còn là lính ở địa phương,
cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con
người
dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến dường như họ là một siêu
tầng lớp
trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở
thành
giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét
thông
thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê
văn học
và tập tễnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà nội vào một
cơ quan
văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc
biệt
trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào cái thế giới
mà
trước kia tôi mơ ước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước
đây thì
thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường,
cái mặt
rất chúng sinh và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm
và tính
cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu
“vẽ” được
chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời đại họ
đang sống
cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn
các nhà
văn thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn.
Những
điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài khi những bài thơ chân dung
lần lượt
được ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và
dai
dẳng, vượt cả sự mong muốn của tôi. Cũng chính các nhà văn giúp tôi
nhiều trong
sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận định về tính cách
con
người, tính cách các nhà văn thì không ai sắc sảo bằng các nhà văn.
Người giúp
tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng rãi trong
giới, có
lối nhận xét người rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh
không mấy
thích thơ, nhưng anh lại thích những nhà văn chân dung. Anh có nói đại
ý là các
nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xã hội
thì
cũng cần tự đánh giá mình, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau
thêm anh
Vương Trí Nhàn về Văn nghệ quân đội. Nhà phê bình văn học trẻ tuổi này
hết sức
cổ suý tôi, đôi khi anh còn thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái
phòng
“toilet” khoảng ba mét vuông, do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng
nên cái
phòng vệ sinh đó biến thành phòng văn. Nó được ốp gạch men trắng bóng,
lau sạch
ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài ba
điếu thuốc
lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon rồi thách thức tôi viết ngay
tại chỗ.
Và đã có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông
Sách
viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”. Bởi Nhàn đánh giá tôi có một giọng
điệu khác
hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất
thuộc thơ,
và khi bài thơ tôi vừa làm xong thường anh là người phổ biến rộng rãi.
Một số
anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem
những bài
thơ đi phổ biến để được chiêu đãi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút”
đầu tiên,
nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành.
Tất nhiên những bài thơ đó được phổ
biến rộng trong giới. Lúc dầu còn kín đáo, nhưng dần dần thành công
khai và
nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những liên hoan của
anh em
văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi vào tiệc rượu,
mọi
người yêu cầu tôi đọc thơ về các nhà văn có mặt, trong không khí như
vậy thì dù
các anh các chị ấy có giận cũng cười xoà làm vui. Riêng tôi thấy mình
làm được
trò vui cho mọi người cũng hay chứ sao. Tôi nhớ sau buổi vui, anh
Nguyễn Đình
Thi có nói đại ý nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm
chọc
nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “châm chọc cũng cần có
tài và
có ích lắm chứ “
Những bài thơ cũng được lan truyền sang
các giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nhiệm Tổng cục
chính trị,
cấp trên của giới văn nghệ trong quân đội, ông rất thích những bài thơ
chân
dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề
nghị đọc
cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho
tôi. Tôi
cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi
bực tức.
Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng
xử những
lính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ
tôi cứ
băn khoăn tự hỏi: “Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm như thế, với vị trí
trong
xã hội như thế, trong lòng ngườí đọc như thế, sao họ còn ham muốn những
thứ phù
phiếm đến thế một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài...
Mà đã ham
muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi”. Một lần
trên báo
đăng một bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo thời tiết
chính trị,
quay ngược lại với những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài
thơ nói
với tôi: “Rất tiếc một tài năng lỡ tàu!”
Tôi không nghĩ mình đứng ra ngoài cuộc
để phán xét, muốn làm cặp mắl thứ hai trong một bài thơ để tự bạch, tự
cảm
thông với mình và cũng tự giận mình. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài
thơ Chế
Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần
gặp lại
tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải
chăng ông
đã hiểu điều gì đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào
bệnh
viện, tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, còn cho tôi là người có
tình và
ông thấy những gì tôi viết về ông có phần đúng. Ông đề nghị chữa một
chữ trong
bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nhìn khuôn mặt ông qua lấm kính, và
các con
ông oà khóc, tôi bỗng cảm thấy mình như người có tội.
Một lần gặp Xuân Diệu trong quán bia
hơi, tôi nâng cốc bia chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện
hàn lâm
nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc:
- Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài
thơ của cậu đi vào cõi bất tử.
Điều tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai
cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con
người nổi
tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục.
Đột ngột
cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?” Tôi
lúng túng:
“Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ
không tin
lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước
tôi chỉ
nghĩ cụ không để ý đến cái trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ
quan tâm
thật sự khiến tôi vừa cảm động vùa thích thú. Nhưng biết sao được, viết
về cụ
thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.
Còn cụ Nguyễn Tuân, con người vốn thích
đùa một cách... cao sang và thâm trầm thích ăn nem rán nóng bỏng thì
gắp lên
đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm”. Nói về đồng
nghiệp
cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời.
Câu
thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm”
đâu chỉ là
số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của
một thời,
là lương tri của thời đại. Đã dành là khó ai vượt được thời đại mình
đang sống,
không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau
lòng và
xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ gối trước
quyền uy, mê
muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá
cũng dễ
hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có thì cũng là ảnh hưởng của những cảm xúc
ấy, nỗi
đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ
thuật.
Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗ đau.
Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống
riêng của không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến
đã ba
mươi năm. Đã có nhiều bài “khảo dị” nhiều bài ngoài luồng cũng được gán
cho tác
giả. Bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái
gì đó”
như có người đã nói nên mới tại được nếu nó có ích thì tác giả cũng lấy
làm mãn
nguyện.
Ngày Xuân năm Nhâm Thân
Nguồn:
VN thư quán