Nhà văn
Nga Aleksandr
Solzhenitsyn lạc thời mọi lúc
10:15,
25/08/2008
Nhà văn
Nga Aleksandr
Solzhenitsyn vừa qua đời tại Moskva vào đêm chủ nhật 3/8 rạng thứ hai
ngày
4/8/2008 tại nhà riêng. Theo lời của con trai nhà văn, nguyên nhân dẫn
tới cái
chết là chứng suy tim nặng. Từ 5 năm nay, Solzhenitsyn liên tục đau yếu
nhưng
vẫn cố gắng viết cho đến hơi thở cuối cùng. Tới ngày 11/12/2008,
Solzhenitsyn
sẽ tròn 90 tuổi.
Con
đường đau khổ
Trong
lịch sử văn học và xã
hội Nga, Aleksandr Solzhenitsyn là một nhân vật lớn và vì thế, cũng rất
phức
tạp. Những đoạn trường mà ông đã nếm trải cũng như những vinh quang mà
ông đã
có vừa mang tính khu biệt, vừa mang những nét điển hình cho cả một thời
đại ở
đất nước bao la, hùng hậu nhưng luôn luôn bị chọn làm nam châm hấp thụ
tất cả
những mâu thuẫn lớn lao của nhân loại.
Bi
kịch trong số phận của Solzhenitsyn là ở
chỗ, trong phần
lớn cuộc đời mình, ông luôn là người không hợp thời và vì thế, đã vừa
không hữu
dụng cho tổ quốc mình, vừa dễ bị những đối thủ của dân tộc Nga lợi dụng
với
những mục đích hiển nhiên không nhằm mang lại phúc lợi trước hết cho
dân tộc
Nga.
Aleksandr
Solzhenitsyn sinh
ngày 11/12/1918 ở Kislovodsk. Tuổi thơ
của nhà văn tương lai trôi qua trong không khí khắc nghiệt của thời nội
chiến. Cậu
bé Sasha sớm mồ côi cha nên đã phải chịu nhiều thiếu thốn cực khổ về
vật chất
ngay từ khi còn rất nhỏ.
Năm
1925, Solzhenitsyn lên
thành phố Rostov
trên sông Đông và tốt nghiệp trung học tại đó. Sớm có thiên tư văn học,
ngay từ
năm 19 tuổi, Solzhenitsyn đã nảy ra ý định viết một bộ tiểu thuyết thật
đàng
hoàng về chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tuy
nhiên, gia cảnh khó khăn
đã buộc chàng thanh niên thông minh dĩnh ngộ này phải vào học vật lý và
toán ở
Trường Đại học Tổng hợp Rostov.
Cũng tại đó, nhà văn tương lai đã cưới một nữ sinh viên cùng năm học
tên là
Natalia Reshetovskaya. Đó là người vợ thứ nhất của ông.
Khi
đã trưởng thành rồi,
trung thành với mơ ước thời trai trẻ, Solzhenitsyn muốn trau dồi kiến
thức văn
học nhưng đã không kịp tốt nghiệp mặc dù
đã học hai năm ở khoa Hàm thụ Trường Đại học Triết học, Văn học và Lịch
sử
Moskva vì ngày 2/9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhân
dân Liên
Xô bắt buộc phải bước vào cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (tháng
6/1941).
Solzhenitsyn
nhập ngũ và phục
vụ ở trong lực lượng pháo binh cho tới khi chiến tranh kết thúc. Và
thật không
may, vì vạ miệng có lời lẽ vô tình xúc phạm tới lãnh tụ nên anh sĩ quan
trẻ
Solzhenitsyn dù có mấy huân chương chiến công nhưng vẫn phải chịu cảnh
giam
cầm.
Trong
cảnh ngộ đó,
Solzhenitsyn dường như đã trở thành một con người khác hẳn: ít nói,
không cả
tin, không ngại làm bất cứ việc gì và lúc nào cũng âm thầm nung nấu một
khát
vọng sống sót tới vô cùng tận… ở chốn lưu đày, Solzhenitsyn đã ghi chép
lại
những điều tai nghe mắt thấy lên giấy gói thuốc lá để rồi về sau sử
dụng vào
sáng tác tiểu thuyết "Vòng tròn đầu tiên"….
Có
lẽ tình huống không ai chủ
định gây nên nhưng vẫn xảy ra này đã làm đảo lộn trong Solzhenitsyn rất
nhiều
lăng kính nhân văn khiến cho ngòi bút của ông khi đã trở thành nhà văn
luôn
luôn khắc nghiệt với những khung cảnh quanh mình. Thiên tài văn học
cũng không làm
cho Solzhenitsyn trở nên "nhân tình thế thái" hơn với thời mà ông
sống.
Rời
khỏi chốn lưu đày ngày
5/3/1953, Solzhenitsyn đã mang theo mình những triệu chứng của bệnh ung
thư dạ
dày, nhưng rồi ông đã tìm được đúng thầy đúng thuốc ở Tashken (thủ đô
nước Cộng
hòa Uzbekistan)
và lành bệnh.
Được
khôi phục quyền công
dân, Solzhenitsyn chuyển về cư trú tại Riazan và dạy toán lý trong một
trường
phổ thông. Đồng thời, ông đã thả mình theo những giấc mơ văn học. Và
năm 1962,
trên tạp chí "Thế giới mới" do nhà thơ cựu chiến binh lừng lẫy A.T.
Tvardovsky làm Tổng biên tập, đã công bố tác phẩm văn học đầu tiên của
Solzhenitsyn, truyện dài "Một ngày của Ivan Denisovich".
Và
ngay lập tức, Solzhenitsyn
được đón nhận nhiệt liệt vào làng văn Xôviết. Năm 1964, ông thậm chí
còn được
đề cử vào danh sách nhận giải thưởng Lênin…
Tuy
nhiên, những ký ức có lẽ
là rất nặng nề về những năm tháng bị lưu đày đã khiến Solzhenitsyn bốn
năm sau
đó cho ra mắt độc giả một bộ tiểu thuyết mang tinh thần khác "Quần đảo
GULAG".
Tác
phẩm chưa hẳn đã có giá trị văn học cao
nhưng chân thực tới mức
độ trần trụi và chứa đựng nhiều thiên kiến xã hội này đã ngay lập tức
bị những
thế lực thù địch với Liên Xô lợi dụng như một văn bản chống lại tất cả
những
giá trị Xôviết và tiếp theo đó, chống lại cả những lợi ích chính đáng
của dân
tộc Nga.
Trong
điều kiện Liên Xô lúc
đó, một hành vi như thế không thể được bỏ qua và mọi sự cứ dần dà quá
mù ra
mưa, tới năm 1969, Solzhenitsyn đã bị
khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn Liên Xô. Đổ thêm dầu vào lửa là giọng điệu
tuyên
truyền ở phương Tây, cố tình đào sâu thêm vực thẳm tinh thần giữa chính
quyền
Xôviết với nhà văn khiến hai bên càng ngày càng không hiểu đúng về
nhau.
Mọi
sự càng trở nên nghiêm
trọng hơn nhất là khi các thế lực thù địch với Moskva đã lợi dụng việc
trao
giải thưởng Nobel văn học cho Solzhenitsyn năm 1970 để kích động tâm lý
chống
Cộng, chống chủ nghĩa xã hội, chống nước Nga. Kết cục là Solzhenitsyn
phải lãnh
đủ những hệ lụy không hay. Năm 1974, ông bị trục xuất khỏi Liên Xô
trước đây.
Ở đâu
cũng lạ
Cực
chẳng đã, Solzhenitsyn
cùng người vợ thứ hai và con cái đã
phải hơn hai chục năm sống nơi đất khách
quê người, thoạt đầu ở Thụy Sĩ rồi sang Mỹ, định cư tại Vermont. Tuy
nhiên, trong sâu thẳm tư tưởng,
nhà văn không bao giờ là "người đàng mình" của những thế lực chống
lại nhân dân Nga.
Bản
thân ông cũng dị ứng với
những giá trị văn minh tư bản chủ nghĩa ở phương Tây. Điều này lý giải
tại sao
là sau những ồn ào đầu cơ quanh tên tuổi và những tác phẩm có vẻ như
chống lại
Điện Kremli của Solzhenitsyn, phương Tây đã mau chóng trở nên nguội
lạnh với
những khát vọng văn học đích thực của Solzhenitsyn.
Tại
phương Tây, Solzhenitsyn
vẫn là một gương mặt lạc lõng: cánh tả không ưa ông vì cái mà họ cho là
sự phản
bội của ông đối với Tổ quốc, còn cánh hữu lại bực mình vì ông không
chung đường
với họ trong những cố gắng chống lại Moskva một cách vô độ và mù quáng.
Trong bối cảnh như thế, nhà văn trở nên không hữu
dụng với cả hai bên chiến tuyến. Được coi là người có khả năng đánh
thức lương
tri nhân loại nhưng Solzhenitsyn đã
không thể đánh thức phương Tây tin vào những ý niệm nhân văn đậm màu
không
tưởng của ông…
Thực
ra, các thế lực cầm
quyền ở phương Tây cần Solzhenitsyn như một vũ khí để chống lại Liên Xô
trước
đây chứ không hẳn đã như một nhà văn hợp khẩu vị của họ. Họ càng không
cần
Solzhenitsyn như một triết gia mang tầm nhân loại. Đó là một sự thật
đau đớn mà
có lẽ cho tới phút cuối của cuộc đời mình, Solzhenitsyn cũng không muốn
"ngộ" ra…
Tha
hương, lại lạ lẫm với
không gian tư bản chủ nghĩa đầy rẫy những khiếm khuyết mà con mắt tinh
anh của
một nhà văn lớn như ông không thể nào không nhận thấy, Solzhenitsyn
không biết
tìm ở đâu nơi trú ẩn cho trí tuệ và tài năng ngoài việc viết những điều
mà ông
cho rằng nước Nga cần để trở nên xứng
đáng với thiên chức của mình.
Và
dần dà, theo dòng thời
gian, ông có vẻ như ngày càng trở nên bảo thủ hơn trong cách nhìn nhận
thế sự.
Những năm cuối đời, Solzhenitsyn có thiên hướng hoài cổ, bỗng dưng lý
tưởng hoá
quá khứ Sa Hoàng mà dân tộc từ hơn 90 năm trước đã một lần kiên quyết
rũ bỏ
bằng cuộc cách mạng Tháng Mười vĩ đại năm 1917.
Từ
năm 1989, các tác phẩm của
Solzhenitsyn dần dần được in lại ở Nga. Năm 1990, ông được nhận lại
quốc tịch
Nga. Tháng 5/1994, Solzhenitsyn cùng gia đình trở lại quê hương. Và
thật trớ
trêu, ông cảm thấy Tổ quốc đã trở nên lạ lẫm với ông nhường nào khi để
cho
không khí tư bản chủ nghĩa mà ông đã rất chán ngán ở phương Tây tràn
vào hăm
hở.
Những
kế sách cải tạo nước
Nga mà Solzhenitsyn đã ấp ủ nhiều năm ở
hải ngoại hoá ra lại không cần thiết với một nước Nga mà ông Boris
Yeltsin,
Tổng thống Nga lúc đó, đang muốn làm cho dứt bỏ với quá khứ Xôviết. Lại
thêm
một lần nhà văn trở nên lạc lõng với xung quanh.
Những
khẩu hiệu mang nặng
tính dân tộc chủ nghĩa quá đà mà ông đưa ra ít thuyết phục được ai
trong xã hội
Nga, thậm chí còn gây nên nhiều cuộc tranh luận nảy lửa. Cuốn sách "Hai
trăm năm cộng sinh" của ông, xuất bản năm 2000 đã làm xuất hiện cả
những
lời buộc tội về tính dân tộc chủ nghĩa quá đà và bài Do Thái.
Những
tác phẩm mới của ông
cũng không còn sức hấp dẫn với tầng lớp độc giả hiện đại…
Khi
Vladimir Putin lên nắm
quyền trong Điện Kremli, Solzhenitsyn mới cảm thấy nước Nga mà ông yêu
quý đi
vào đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, sự thật là
ông Putin đã hành xử theo cách hiểu của mình về một nước Nga nhìn vào
tương lai
nhưng không bác bỏ quá khứ chứ không phải theo những "toa thuốc" có
lẽ đã không hợp thời mà nhà văn lớn Solzhenitsyn đã một mình nung nấu
khi ly
hương…
Ngay
cả khi Điện Kremli tỏ ra
trọng thị Solzhenitsyn, trao cho ông cả giải thưởng nhà nước của LB Nga
năm
2007, thì thực chất, nhà văn cũng không có được ảnh hưởng gì đáng kể
vào việc
quốc gia đại sự. Ông dần dà trở thành một nhân vật mang tính nghi thức
trong
tâm tưởng người Nga hơn là một nguồn sáng trí tuệ cần thiết cho cuộc
sống đương
đại.
Cái
quan định luận
Đám
tang Solzhenitsyn đã được
tổ chức trọng thể tại trụ sở mới của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, số nhà
32 trên
đại lộ Lênin trong hai ngày 5 và 6/8, khi nhiều lúc Moskva mưa khá to.
Mộ nhà
văn, theo đúng ý nguyện của người đã khuất, được đặt ở tu viện Donsky,
một
trung tâm Chính giáo ở Moskva, nơi lưu giữ nhiều kỷ vật thiêng liêng.
Thời trẻ,
Solzhenitsyn đã rất hay tới đây…
Cái
quan định luận, rồi đây
sẽ còn có nhiều lời đánh giá và nhận xét về vai trò đích thực của
Solzhenitsyn trong
lịch sử văn học và xã hội Nga thế kỷ XX. Hay dở thế nào, hậu sinh sẽ
phán định.
Nhưng
có một điều có thể đoan
chắc từ bây giờ, Solzhenitsyn là một trong những trường hợp may mắn của
văn học
Nga vì ngay khi còn sống, dù đúng dù sai, ông đã được đối xử ở đỉnh cao
thành
tựu của mình.
Nghĩ
cho cùng, đã, đang và sẽ
có bao nhiêu tài năng lớn cho tới khi nhắm mắt vẫn không được biết tới
sự thụ
hưởng kết quả rất xứng đáng được có từ những mồ hồi và nước mắt, thậm
chí cả
máu của mình trong sáng tạo
Phan
Hằng Anh
Nguồn