*







On God

Về Thượng Đế 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Jiddu Krishnamurti sinh tại Ấn Độ năm 1895, và ở tuổi 13 ông được Hội Thông Thiên Học bảo hộ và được xem là phương tiện /phương cách rao giảng cho ‘Đạo Sư thế giới’mà Hội đã công bố trước sự ra đời. Chẳng bao lâu Krishnamurti xuất hiện là một bậc thày có đày ảnh hưởng, quyết liệt/không khoan nhượng và không thề sắp hạng được. Những bài nói chuyện, và những bài viết cuả ông không kết nối với bất cứ tôn giáo cụ thể nào và cũng không là của Đông Phương hay Tây Phương nhưng cho toàn thể thế giới. Mạnh mẽ từ chối là hiện thân của Chúa cứu thế, năm 1929 ông đã bất ngờ giải tán tổ chức có tài sản lớn đã từng được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là ‘một vùng đất không có lối mòn’/declared truth to be ‘a pathless land’, mà không hình thức tôn giáo, triết lý, hệ phái nào có thể tiếp cận.

Suốt quãng đời còn lại ông cương quyết phủ nhận vai trò đạo sư mà những người khác đã cố gắng khoác cho ông. Ông tiếp tục thu hút lượng lớn thính giả khắp thế giới nhưng không xác nhận một uy quyền nào, không muốn có đệ tử, và luôn luôn nói như một cá nhân nói với một cá nhân khác. Ở cốt lõi lời giảng của ông là sự thực hiện những thay đổi căn bản của xã hội mà chỉ có thể được đem lại bởi môt sự chuyển hoá cuả ý thức cá nhân. Nhu cầu biết-mình và thông hiểu những tác động của những ảnh hưởng có tính hạn chế và phân chia của tôn giáo và quốc gia đã không ngừng được nhấn mạnh. Ông luôn luôn chỉ cho thấy nhu cầu cấp bách của sự cởi mở, vì ‘khoảng trống mênh mông nơi não bộ trong đó có năng lượng không thể hình dung được’. Điều này xem ra đã là nguồn sáng tạo của ông và là giải pháp đưa đến sự thay đổi có ảnh hưởng trên số người khác nhau và rộng lớn như thế/At the core of his teaching was the realization that fundamental changes in society can be brought about only by a transformation of individual consciousness. The need for self-knowledge and an understanding of restrictive, separative influences of religious and nationalistic conditionings, was constantly stressed. Krishnamurti pointed always to the urgent for openness, for that ‘vast space in the brain in which there is unimaginable energy’. This seems to have been the wellspring of his own creativity and the key to his catalytic impact on such a wide variety of people.

Ông tiếp tục diễn thuyết trên khắp thế giới cho tới khi ông qua đời vào năm 1968 ở tuổi chín mươi. Những cuộc nói chuyện, những cuộc đối thoại, những nhật ký và những thư từ của ông đã được thâu thập thành hơn sáu mươi cuốn sách. Từ số lượng to lớn những lời giảng của ông những sách chủ đề này đã được soạn ra. Mỗi sách tập trung vào một vấn đề có sự thích đáng riêng và sự cấp thiết trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Người dịch

Bombay, ngày 6 Tháng Giêng 1960

Tâm trí là điều-đã-biết . Nó là là điều đã được kinh nghiệm qua. Bằng thước đo đó, chúng ta cố gắng tìm biết điều-không-biết. Nhưng điều-đã-biết rõ ràng không bao giờ có thể biết điều-không-biết; nó chỉ có thể biết điều gì nó đã kinh nghiệm, đã được chỉ dạy, đã thu thập. Liệu tâm trí có thể thấy sự thật rằng nó không có khả năng biết điều-không-biết chăng? [The mind is the known – the known being that which has been experienced. With that measure, we try to know the unknown. But the known can obviously never know the unknown; it can know only what it has experienced, what it has been taught, what it has gathered. Can the mind see the truth of its own incapacity to know the unknown?]

   Chắc chắn nếu tôi thấy rất rõ rằng tâm trí tôi không thể biết điều-không-biết thì sẽ có sự im lặng tuyệt đối (Surely if I see very clearly that my mind cannot know the unknown, there is absolute quietness). Nếu tôi cảm thấy tôi có thể nắm bắt được điều-không-biết bằng khả năng của điều-đã-biết thì tôi rất ồn ào; tôi nói về nó, tôi từ chối, tôi chọn lựa, tôi cố gắng tìm cách đạt tới điều đó. Nhưng nếu tâm trí nhận thấy nó tuyệt đối không thể biết điều-không-biết, nếu nó biết nó không thể tiến một bước nào về hướng điều-không-biết thì khi ấy chuyện gì xảy ra? Khi ấy tâm trí tuyệt đối yên lặng. Nó không tuyệt vọng; nó không tìm kiếm điều gì nữa. (It is not in despair; it is no longer seeking anything). 

   Sự tìm kiếm chỉ có thể đi từ điều-đã-biết tới điều-đã-biết, và tất cả những gì tâm trí có thể làm là biết rằng sự tìm kiếm này sẽ không bao giờ khám phá được điều-không-biết. Bất cứ sự tìm kiếm nào bởi điều-đã-biết thì vẫn ở trong phạm vi điều-đã-biết. Đó là điều duy nhất tôi phải thấy; đó là điều duy nhất tâm trí phải nhận ra. Khi ấy, không sự phấn khích nào, không mục đích gì, tâm trí im lặng/The movement of search can only be the known to the known, and all that the mind can do is to be aware that this movement will never uncover the unknown. Any movement on the part of the known is still within the field of the known. That is the only thing I have to perceive; that is the only the mind has to realize. Then, without any stimulation, without any purpose, the mind is silent.
 

   Bạn không nhận thấy tình yêu là sự im lặng sao? [Have you not noticed that love is silence?] Nó có thể là lúc bạn nắm tay một người khác, hoặc âu yếm nhìn một đưá trẻ, hoặc hít thở vẻ đẹp của buổi chiều cho thấm vào cơ thể. Tình yêu không có quá khứ hay tương lai, và tình trạng khác thường này của sự im lặng thì cũng vậy. Và không có sự vắng lặng này, mà nó là sự hoàn toàn trống vắng, thì không có sự sáng tạo. Bạn có thể rất thông minh tài giỏi trong khả năng của bạn, nhưng ở đâu không có sự sáng tạo, nơi đó có sự hủy diệt, sự suy tàn, và tâm trí héo úa. [Love has no past or future, and so it is with this extraordinary state of silence. And without this silence, which is complete emptiness, there is no creation. You may be very clever in your capacity, but where there is no creation, there is destruction, decay, and the mind withers away]. Khi tâm trí trống vắng, im lặng, khi nó ở trạng thái hoàn toàn phủ định - mà không là sự trống rỗng, cũng không là trái nghĩa của xác định, nhưng là một tình trạng hoàn toàn khác trong đó mọi ý nghĩ/tư tưởng chấm dứt/ngưng lại - chỉ khi đó điều không thể gọi tên mới xuất hiện.[When the mind is empty, silent, when it is in a state of complete negation – which is not blankness, not the opposite of being positive, but a totally different state in which all thought has ceased – only then is it possible for that which is unnamable to come into being.]
* 

Từ Những bài nói chuyện ở Âu Châu 

London, 30 Tháng Chín 1967 

Có lẽ sẽ là điều đáng bỏ ra một ít thời giờ để thử tìm xem đời sống có chút ý nghiã nào không. Không phải là đời sống người ta vẫn sống, bởi vì cuộc sinh tồn hiện đại có rất ít ý nghĩa Người ta cho đời sống có ý nghĩa lý trí, một ý nghĩa có tính chất lý thuyết, tri thức, thần học, hay thần bí (nếu người ta có thể dùng chữ đó); người ta cố gắng tìm ra một ý nghĩa sâu xa – như vài nhà văn đã làm ở giữa sự tuyệt vọng trong toàn bộ cuộc sống vô vọng này - chế ra mấy lý do quan trọng, sâu sắc, có tri thức. Và hình như đối với tôi điều đáng giá rất nhiều nếu chúng ta có thể tìm ra cho chính chúng ta, không bằng xúc cảm, không bằng lý trí, nhưng bằng thực tế, bằng sự kiện, xem trong đời sống có điều gì đó thực sự thiêng liêng hay không/And it seems to me that it would be very much worthwhile if we could find out for ourselves, not emotionally or intellectually, but actually, factually, if there is in life anything really sacred. Không phải là những chế tác của tâm trí đã cho đời sống một ý nghĩa thần thánh, nhưng thực sự có một điều như thế không. Bởi vì người ta quan sát cả hai phương diện, sử học và thực tế trong sự tìm kiếm này, trong đời sống người ta vẫn sống – công việc, sự cạnh tranh, sự tuyệt vọng, sự cô độc, sư lo lắng, với sự tàn phá của chiến tranh và thù hận - tất cả đời sống đó có rất ít ý nghĩa. Chúng ta có thể sống bảy mươi năm, mất bốn hay năm muơi năm ở văn phòng, với công việc thường làm hằng ngày, sự buồn tẻ và sự cô độc của nó có rất ít ý nghĩa. Nhận thấy điều đó, cả ở Phương Đông và ở đây, người ta khi ấy cho một biểu tượng, một ý tưởng, một Thượng Đế có ý nghĩa và giá trị - mà rõ ràng chúng là những chế tác của tâm trí. Họ đã nói ở Phương Đông rằng sự sống là một: đừng giết hại; Thượng Đế ở trong mỗi con người: đừng hủy diệt. Nhưng phút sau họ tiêu diệt nhau, bằng thực tế, bằng lời nói, hoặc trong công việc, và vì thế ý tưởng rằng sự sống là một, là thiêng liêng có rất ít ý nghĩa.

 Cũng ở Phương Tây, nhận thấy đời sống thực sự là gì - sự hung bạo, tính gây hấn, sự cạnh tranh tàn nhẫn mỗi ngày – nên người ta cho một biểu tượng có ý nghĩa. Những biểu tượng đó đặt trên tất cả các tôn giáo được xem như rất thiêng liêng. Nghĩa là, những nhà thần học, những tu sĩ, những ông thánh mà họ đã có những kinh nghiệm khác thường đã cho đời sống những ý nghĩa và chúng ta bám víu vào những ý nghĩa đó vì sự tuyệt vọng, sự cô độc, công việc hàng ngày có rất ít ý nghĩa. Và nếu chúng ta có thể dẹp bỏ tất cả biểu tượng, tất cả ảnh tượng, những ý tưởng, và những niềm tin mà người ta đã xây dựng qua những thế kỷ và đã cho chúng một ý nghĩa thiêng liêng, nếu chính chúng ta có thể thực sự làm vô hiệu tất cả những chế tác không có liên quan đó đối với chúng ta thì khi ấy có lẽ chúng ta có thể thực sự hỏi chúng ta xem liệu có điều gì đó là thực, là thực sự thần thánh và thiêng liêng không. Bởi vì đó là điều con người đã tìm kiếm giữa tất cả sự hỗn loạn, sự tuyệt vọng, điều tội lỗi và sự chết này. Con người đã luôn luôn tìm kiếm trong những hình thức khác nhau cảm giác này của điều gì đó phải ra ngoài tính tạm thời, ra ngoài sự thay đổi liên tục của thời gian. Chúng ta có thể bỏ ít thời gian đi vào vấn đề này và thử tìm ra cho chúng ta xem có một điều như thế không? – nhưng không là điều gì bạn muốn, không là Thượng Đế, không là một ý tưởng, không là một biểu tượng/but not what you want, not God, not an idea, not a symbol.. Người ta có thể thực sự gạt bỏ tất cả điều đó để rồi tìm ra không?

 Ngôn từ chỉ là một phương tiên liên lạc nhưng ngôn từ không là sự vật/sự việc. Ngôn từ, biểu tượng không là thực tế, và khi người ta bị kẹt trong ngôn từ thì rất khó làm mình thoát khỏi biểu tượng, ngôn từ, ý tưởng mà thực sự ngăn ngừa sự nhận thức. Dù người ta phải dùng ngôn từ, ngôn từ không là sự kiện. Cho nên nếu chúng ta cũng thấy, cảnh giác rằng ngôn từ không là sự kiện thì khi ấy chúng ta có thề bắt đầu đi rất sâu vào vấn đề. Nghĩa là, do sự lẻ loi và sự tuyệt vọng người ta đã cho một ý tưởng, một hình tượng làm ra bằng tay hay bằng tâm trí có sự thiêng liêng. Hình tượng trở thành quan trọng khác thường đối với Ki Tô giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, v.v.v, và họ đã cho ý nghĩa thiêng liêng vào trong ảnh tượng đó. Chúng ta có thể dẹp nó – không bằng lời nói, không bằng lý thuyết, nhưng thực tế đẩy nó qua bên- hoàn toàn thấy sự vô ích của một hành động như thế không? Khi ấy chúng ta bắt đầu hỏi. Nhưng không ai trả lời, bởi vì bất cứ câu hỏi căn bản nào chúng ta đặt cho chúng ta thì hoàn toàn không ai có thể trả lời và ít nhất bởi chúng ta. Nhưng điều chúng ta có thể làm là đặt câu hỏi và để nó sôi âm ỉ - để câu hỏi đó chuyển động. Nhưng người ta phải có khả năng đi theo câu hỏi đó xuyên suốt. Đó là điều chúng ta đang hỏi: có chăng, ở ngoài biểu tượng, ngôn từ, bất cứ điều gì có thực, đúng, điều gì đó hoàn toàn thiêng liêng ở trong nó/Can we brush it aside – not verbally, not theoretically, but actually push it aside – completely see the futility of such an activity? Then we can begin to ask. But there is no one to answer, because any fundamental question that we put to ourselves cannot be answered at all by anyone and at least of all by ourselves. But what we can do is to put the question and let the question simmer, boil – let that question move. And one must have the capacity to follow that question right through. That is what we are asking: whether there is, beyond the symbol, the word, anything real, true, something completely holy in itself.
*

Eddington, Pennsylvania,

12 Tháng Sáu 1936

 Quan điểm cuả thuyết cơ giới về đời sống cho rằng, vì con người chỉ là sản phẩm cuả môi trường/xã hội và cuả những phản ứng khác nhau mà chỉ những giác quan mới nhận thức được nên môi trường và những phản ứng đó phải được kiểm soát bằng một tổ chức hợp lí chỉ cho phép cá nhân hoạt động trong khuôn khổ cuả nó mà thôi. Xin hiểu hết ý nghiã cuả quan điểm này. Nó không quan niệm có một thực thể tối cao, tiền nghiệm nào, không có sự tiếp nối nào; quan điểm này không chấp nhận có sự sống tiếp tục ở bất cứ loài nào sau khi chết; đời sống chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi dẫn đến huỷ diệt. Vì con người không là gì khác hơn kết quả cuả những phản ứng môi trường, theo đuổi sự an toàn ích kỷ cuả riêng mình, đã góp phần tạo ra cả mộ hệ thống  bóc lột, sự tàn nhẫn và chiến tranh. Cho nên hoạt động cuả con người phải được uốn nắn và hướng dẫn bằng sự thay đổi và kiểm soát môi trường.

 Rồi có những người chấp nhận quan điểm rằng con người là thiêng liêng về bản chất, số phận cuả nó được điều khiển và hướng dẫn bởi trí lực tối cao nào đó. Họ xác quyết đang kiếm tìm Thượng Đế, sự toàn thiện, sự tự do, hạnh phúc, một trạng thái trong đó mọi sự xung đột chủ quan/có chủ đích đều đã chấm dứt. Niềm tin của họ vào một thực thể tối cao hướng dẫn số phận con người được dưạ trên lời cam kết (Their belief in a supreme entity who is guiding man’s destiny is based on faith). Họ nói thực thể tiền nghiệm hay trí lực tối cao đã tạo ra thế giới và cái tôi, cá nhân, là điều gì đó vĩnh cưủ trong bản thân nó và có phẩm chất bất diệt.

 Đôi khi bạn nghĩ đời sống là máy móc, và những lúc khác khi đau khổ và bối rối, bạn quay về niềm tin, trông chờ quyền lực tối cao hướng dẫn và giúp đỡ. Bạn qua lại giữa những sự tương phản, trong khi chỉ bằng sự hiểu biết aỏ tưởng cuả những tương phản đó bạn mới có thể tự giải thoát khỏi những giới hạn và những trở ngại./You vacillate between the opposites, whereas only through comprehension of the illusion of the opposites can you free yourself from their limitations and encumbrances. Bạn thường tưởng tượng bạn thoát khỏi chúng, nhưng bạn chỉ có thể thoát khỏi tận gốc rễ khi bạn hiểu đày đủ tiến trình xây dựng và chấm dứt những giới hạn này. Bạn không thể hiểu điều-có-thực, điều-hiện-là bao lâu diễn tiến/tiến trình  của sự ngu dốt không có bắt đầu này được tiếp tục. Khi diễn tiến này, tự xác nhận chấm dứt những sinh hoạt cuả lòng khao khát do ý chí cuả mình thì có điều được gọi là thực tại, sự thực, hạnh phúc/You often imagine that you are free from them, but you can be radically free only when you fully comprehend the process of the building up of these limitations and of bringing them to an end. You cannot possibly have the comprehension of the real, of what is, as long as this beginningless process of ignorance is perpetuated. When this process, sustaining itself through its own volitional activities of craving, ceases, there is that which may be called reality, truth, bliss.

Từ Những bài nói chuyện ở Âu Châu

London, 30 Tháng Chín 1967

 Có lẽ sẽ là điều đáng bỏ ra một ít thời giờ để thử tìm xem đời sống có chút ý nghiã nào không. Không phải là đời sống người ta vẫn sống, bởi vì cuộc sinh tồn hiện đại có rất ít ý nghiã. Người ta cho đời sống có ý nghĩa lý trí, một ý nghĩa có tính chất lý thuyết, tri thức, thần học, hay thần bí (nếu người ta có thể dùng chữ đó); người ta cố gắng tìm ra một ý nghĩa sâu xa – như vài nhà văn đã làm ở giữa sự tuyệt vọng trong toàn bộ cuộc sống vô vọng này - chế ra mấy lý do quan trọng, sâu sắc, có tri thức. Và hình như đối với tôi điều đáng giá rất nhiều nếu chúng ta có thể tìm ra cho chính chúng ta, không bằng xúc cảm, không bằng lý trí, nhưng bằng thực tế, bằng sự kiện, xem trong đời sống có điều gì đó thực sự thiêng liêng hay không/And it seems to me that it would be very much worthwhile if we could find out for ourselves, not emotionally or intellectually, but actually, factually, if there is in life anything really sacred. Không phải là những chế tác của tâm trí đã cho đời sống một ý nghĩa thần thánh, nhưng thực sự có một điều như thế không. Bởi vì người ta quan sát cả hai phương diện, sử học và thực tế trong sự tìm kiếm này, trong đời sống người ta vẫn sống – công việc, sự cạnh tranh, sự tuyệt vọng, sự cô độc, sư lo lắng, với sự tàn phá của chiến tranh và thù hận - tất cả đời sống đó có rất ít ý nghĩa. Chúng ta có thể sống bảy mươi năm, mất bốn hay năm muơi năm ở văn phòng, với công việc thường làm hằng ngày, sự buồn tẻ và sự cô độc của nó có rất ít ý nghĩa. Nhận thấy điều đó, cả ở Phương Đông và ở đây, người ta khi ấy cho một biểu tượng, một ý tưởng, một Thượng Đế có ý nghĩa và giá trị - mà rõ ràng chúng là những chế tác của tâm trí. Họ đã nói ở Phương Đông rằng sự sống là một: đừng giết hại; Thượng Đế ở trong mỗi con người: đừng hủy diệt. Nhưng phút sau họ tiêu diệt nhau, bằng thực tế, bằng lời nói, hoặc trong công việc, và vì thế ý tưởng rằng sự sống là một, là thiêng liêng có rất ít ý nghĩa.

 Cũng ở Phương Tây, nhận thấy đời sống thực sự là gì - sự hug bạo, tính gây hấn, sự cạnh tranh tàn nhẫn mỗi ngày – nên người ta cho một biểu tượng có ý nghĩa. Những biểu tượng đó đặt trên tất cả các tôn giáo được xem như rất thiêng liêng. Nghĩa là, những nhà thần học, những tu sĩ, những ông thánh mà họ đã có những kinh nghiệm khác thường đã cho đời sống những ý nghĩa và chúng ta bám víu vào những ý nghĩa đó vì sự tuyệt vọng, sự cô độc, công việc hàng ngày có rất ít ý nghĩa. Và nếu chúng ta có thể dẹp bỏ tất cả biểu tượng, tất cả ảnh tượng, những ý tưởng, và những niềm tin mà người ta đã xây dựng qua những thế kỷ và đã cho chúng một ý nghĩa thiêng liêng, nếu chính chúng ta có thể thực sự lảm vô hiệu tất cả những chế tác không có liên quan đó đối với chúng ta thì khi ấy có lẽ chúng ta có thể thực sự hỏi chúng ta xem liệu có điều gì đó là thực, là thực sự thần thánh và thiêng liêng không. Bởi vì đó là điều con người đã tìm kiếm giữa tất cả sự hỗn loạn, sự tuyệt vọng, điều tội lỗi và sự chết này. Con người đã luôn luôn tìm kiếm trong những hình thức khác nhau cảm giác này của điều gì đó phải ra ngoài tính tạm thời, ra ngoài sự thay đổi liên tục của thời gian. Chúng ta có thể bỏ ít thời gian đi vào vấn đề này và thử tìm ra cho chúng ta xem có một điều như thế không? – nhưng không là điều gì bạn muốn, không là Thượng Đế, không là một ý tưởng, không là một biểu tượng/but not what you want, not God, not an idea, not a symbol.. Người ta có thể thực sự gạt bỏ tất cả điều đó để rồi tìm ra không?

 Ngôn từ chỉ là một phương tiên liên lạc nhưng ngôn từ không là sự vật/sự việc. Ngôn từ, biểu tượng không là thực tế, và khi người ta bị kẹt trong ngôn từ thì rất khó làm mình thoát khỏi biểu tượng, ngôn từ, ý tưởng mà thực sự ngăn ngừa sự nhận thức. Dù người ta phải dùng ngôn từ, ngôn từ không là sự kiện. Cho nên nếu chúng ta cũng thấy, cảnh giác rằng ngôn từ không là sự kiện thì khi ấy chúng ta có thề bắt đầu đi rất sâu vào vấn đề. Nghĩa là, do sự lẻ loi và sự tuyệt vọng người ta đã cho một ý tưởng, một hình tượng làm ra bằng tay hay bằng tâm trí có sự thiêng liêng. Hình tượng trở thành quan trọng khác thường đối với Ki Tô giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, v.v.v, và họ đã cho ý nghĩa thiêng liêng vào trong ảnh tượng đó. Chúng ta có thể dẹp nó – không bằng lời nói, không bằng lý thuyết, nhưng thực tế đẩy nó qua bên- hoàn toàn thấy sự vô ích của một hành động như thế không? Khi ấy chúng ta bắt đầu hỏi. Nhưng không ai trả lời, bởi vì bất cứ câu hỏi căn bản nào chúng ta đặt cho chúng ta thì hoàn toàn không ai có thể trả lời và ít nhất bởi chúng ta. Nhưng điều chúng ta có thể làm là đặt câu hỏi và để nó sôi âm ỉ - để câu hỏi đó chuyển động. Nhưng người ta phải có khả năng đi theo câu hỏi đó xuyên suốt. Đó là điều chúng ta đang hỏi: có chăng, ở ngoài biểu tượng, ngôn từ, bất cứ điều gì có thực, đúng, điều gì đó hoàn toàn thiêng liêng ở trong nó/Can we brush it aside – not verbally, not theoretically, but actually push it aside – completely see the futility of such an activity? Then we can begin to ask. But there is no one to answer, because any fundamental question that we put to ourselves cannot be answered at all by anyone and at least of all by ourselves. But what we can do is to put the question and let the question simmer, boil – let that question move. And one must have the capacity to follow that question right through. That is what we are asking: whether there is, beyond the symbol, the word, anything real, true, something completely holy in itself.

  Từ Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng, Chương 28

 Người hỏi/NH:Tâm trí chúng ta chỉ biết điều-đã-biết. Điều gì trong chúng ta thúc giục tìm kiếm điều-không-biết, chân lí, Thượng Đế?

 Krishnamurti: Tâm trí bạn có thúc giục hướng về điều-không biết không? Trong chúng ta có sự hối thúc tìm biết điều-không-biết, chân lí, Thượng Đế không? Xin hãy suy nghĩ kỹ điều đó một cách nghiêm chỉnh. Đây không phải là một câu hỏi thuộc về tu từ học; chúng ta hãy thực tế tìm ra. Trong mỗi chúng ta có sự thôi thúc ở nội tâm tìm kiếm điều-không-biết không? Có không? Làm thế nào bạn tìm thấy điều-không-biết? Nếu bạn không biết nó, làm thế nào bạn có thể tìm thấy nó? Có sự thôi thúc tìm biết chân lý hay nó chỉ là ham muốn mở rộng kiến thức (điều-đã-biết)? Bạn hiểu ý tôi muốn nói gì chứ?Tôi đã biết nhiều điều; chúng không làm tôi hạnh phúc, mãn nguyện, hài lòng.Vì thế bây giờ tôi muốn điều gì khác sẽ làm tôi vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, sống động hơn - điều gì tùy ý bạn. Điều-đã-biết, nó là tâm trí tôi - bởi vì tâm trí tôi là điều-đã-biết, kết qủa của qúa khứ - liệu tâm trí đó có thể kiếm tìm điều-không-biết chăng? Chắc chắn nó phải tới, tôi không thể chiếm đoạt nó. Nếu tôi làm thế là tôi sẽ chiếm đoạt điêu-đã-biết do tôi phóng chiếu/Surely it must come, I cannot go after it. If I go after it, I am going after something that is the known, projected by me.

 Vấn đề của chúng ta không phải là điều gì trong chúng ta thúc đẩy tìm kiếm điều-không-biết. Điều đó đủ rõ; nó chính là chúng ta muốn được an toàn hơn, thường xuyên hơn, chắc chắn hơn, hạnh phúc hơn; muốn thoát khỏi sự bất an, sự đau khổ, sự bối rối/it is our own desire to be more secure, more permanent, more established, more happy; to escape from turmoil, from pain, confusion . Đó rõ ràng là điều sui khiến chúng ta. Khi có sự sui khiến, thôi thúc đó, bạn sẽ tìm lối thoát, một nơi trú ẩn tuyệt vời – nơi Phật, nơi Chúa, hay nơi những khẩu hiệu chính trị và tất cả những điều còn lại khác có thể kể ra. Đó không lả chân lý; đó không là điều-không-thể-biết, điều-không-biết. Do đó sự thôi thúc về điều-không-biết phải chấm dứt, sự tìm kiếm điều-không-biết phải ngưng lại, có nghĩa phải hiểu sự tích lũy điều-đã-biết (kiến thức), tức tâm trí/which means there must be understanding of the cumulative known, which is the mind. Tâm trí phải hiểu chính nó lả điều-đã-biết, bởi vì tất cả những gì nó biết là vậy. Bạn không thể nghĩ về điều gì bạn không biết. Bạn chỉ có thể nghĩ về điều bạn biết.

 Khó khăn của chúng ta là không để tâm trí tiếp diễn trong điều-đã-biết/Our difficulty is for the mind not to proceed in the known; nó chỉ có thể xảy ra khi tâm trí hiểu chính nó và cách thức mọi chuyển động của nó từ qúa khứ, tự phóng chiếu qua hiện tại tới tương lai diễn tiến như thế nào. Nó là một chuyển động tiếp nối của điều-đã-biết. Chuyển động đó có thể chấm dứt không? Nó chỉ có thể kết thúc khi người ta hiểu cơ cấu diễn tiến của nó, chỉ khi tâm trí hiểu chính nó, sự vận hành, cách thức, mục đích, mục tiêu, yêu cầu của nó – không chỉ những yêu cầu trên bề mặt mà còn những thôi thúc, những động lực ở sâu trong nội tâm. Đây là một việc làm hết sức gay go. Không thể chỉ trong một buổi họp mặt hay một buổi nói chuyện hay đọc một cuốn sách mà bạn sẽ tìm ra. Trái lại, nó cần theo dõi, nhận thức liên tục mọi chuyển động của suy nghĩ, không chỉ khi bạn thức nhưng cả khi bạn ngủ nữa. Nó phải là một diễn tiến toàn diện, không là một diễn tiện rời rạc, không thường xuyên, từng phần/On the contrary, it needs constant watchfulness, constant awareness of every movement of thought, not only when you are awake, but also when you are asleep. It must be a total process, not a sporadic, partial process.

 Ý định cũng phải đúng. Nghĩa là, phải ngưng điều mê tín ở trong tâm tất cả chúng ta, là sự mong muốn điều-không-biết. Nghĩ rằng tất cả chúng ta đều tìm kiếm Thượng Đế thì đó là một ảo tưởng; chúng ta không vậy. Chúng ta không phải tìm kiếm ánh sáng. Sẽ có ánh sáng khi không có bóng tối, và qua bóng tối chúng ta không thể thấy ánh sáng. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là di dời những rào cản tạo ra bóng tối, và sự di dời đó tùy thuộc ý định. Nếu bạn di dời chúng để thấy ánh sáng thì khi đó bạn không di dời gì cả, bạn chỉ thay thế chữ ánh sáng bằng bóng tối. Còn nhìn xa hơn bóng tối là chạy trốn bóng tối/Even to look beyond the darkness is an escape from darkness.

 Chúng ta không phải xem xét điều gì đang thúc đẩy chúng ta, nhưng phài xem xét tại sao trong chúng ta có sự bối rối, sự bất an, sự cố gắng và sự đối kháng như thế - tất cả những điều ngốc nghếch trong cuộc sống của chúng ta. Khi những điều này không tồn tại thì khi ấy có ánh sáng, chúng ta không phải tìm nó. Khi sự ngu dốt biến đi thì có trí tuệ. Nhưng người ngu dốt cố gắng để có trí tuệ thì vẫn ngu dốt. Sự ngu dốt không bao giờ có thể làm thành sự khôn ngoan, thông thái; chỉ khi sự ngu dốt chấm dứt thì mới có sự khôn ngoan, trí tuệ. Người ngu dốt cố gắng trở thành thông minh, khôn ngoan thì rõ ràng không bao giờ được như vậy. Để biết sự ngu dốt là gỉ, người ta phải xem xét nó, không ở bề mặt, nhưng trọn vẹn, đầy đủ, thâm sâu; người ta phải đi sâu vào tất cả những tầng lớp khác nhau của sự ngu dốt, và khi sự ngu dốt chấm dứt thì có sự khôn ngoan/and when there is the cessation of that stupidity, there is wisdom.

 Do đó điều quan trọng không phải là tìm ra có hay không có điều gì khác hơn, điều gì vĩ đại hơn điều-đã-biết, thúc giục chúng ta tìm kiếm điều-không-biết, nhưng là để thấy trong chúng ta điều gì tạo ra sự rối loạn, chiến tranh, phân biệt giai cấp, đua đòi, theo đuổi tiếng tăm, tích lũy kiến thức, thoát ly qua âm nhạc, qua nghệ thuật, qua rất nhiều phương cách. Quan trọng, chắc chắn là thấy chúng như chúng hiện là và trở lại chúng ta như chúng ta hiện là/It is important, surely, to see them as they are and to come back to ourselves as we are. Từ đó chúng ta có thể tiếp tục. Khi đó vứt bỏ điều-đã-biết là tương đối dễ. Khi tâm trí im lặng, khi nó không còn tự phóng chiếu vào tương lai, mong muốn điều gì đó, khi tâm trí thực sự yên tĩnh, an bình sâu lắng thì điều-không-biết xuất hiện. Bạn không phải tìm kiếm nó. Bạn không thể mời gọi nó/When the mind is silent, when it is no longer projecting itself into the future, wishing for something, when the mind is really quiet, profoundly peaceful, the unknown comes into being. Điều bạn có thể mời gọi chỉ có thể là điều bạn biết. Bạn không thể mời một người khách không quen biết. Bạn chỉ có thể mời người bạn biết. Nhưng bạn không biết điều-không-biết, Thượng Đế, chân lý, hoặc tên gọi gì khác theo ý bạn. Điều đó phải đến. Nó chỉ có thể đến khi đồng ruộng thích đáng, khi đất đã được cày bừa, nhưng nếu bạn cày để cho nó đến thì bạn sẽ không có nó.

 Vấn đề của chúng ta không phải là tìm kiếm điều-không-thể-biết bằng cách nào, nhưng là hiểu những diễn tiến tích lũy của tâm trí mà nó vốn là điều-đã-biết. Đó là một việc khó khăn; nó đòi hỏi sự chú ý, nhận thức bền bỉ trong đó không có cảm giác sao lãng, nhận diện, phê phán; nó đang xuất hiện như nó vốn là thế. Chỉ khi đó tâm trí mới có thể tĩnh lặng. Trầm tư, kỷ luật không thể làm tâm trí tĩnh lặng chút nào – trong ý nghĩa đích thực của chữ đó. Chỉ khi những làn gió ngưng thổi thì mặt hồ mới êm. Bạn không thể làm cho mặt hồ êm. Việc của chúng ta không là theo đuổi điều-không-thể-biết, nhưng là hiểu sự rối loạn, sự bất an, sự bất hạnh trong chính chúng ta. Và rồi điều đó âm thầm tới, có niềm hoan lạc trong nó/And then that thing darkly comes into being in which there is joy.

 Từ Đời sống phía trước, Chương 4 (Trang 23)

 Người hỏi/NH: Thượng Đế là gì?

 Krishnamurti: Bằng cách nào bạn sẽ tìm ra câu trả lời? Bạn sẽ chấp nhận thông tin của người nào khác chứ? Hay tự bạn cố gắng khám phá Thượng Đế là gi? Đặt câu hỏi thì dễ nhưng trải qua sự thật thì cần rất nhiều công sức trí tuệ và rất nhiều sự tra vấn và tìm kiếm/to experience the truth requires a great deal of intelligence, a great deal of inquiry and search.

 Vì thế câu hỏi đầu tiên là: Bạn sẽ chấp nhận điều một người khác nói về Thượng Đế chứ? Không thành vấn đề người đó là ai, Krishna, Phật hay Chúa, bởi vì tất cả họ đều có thể nhầm lẫn – và đạo sư của bạn cũng thế.Chắc chắn, để tìm thấy sự thật, tâm trí bạn phải tự do tra hỏi, tìm hiểu, nghĩa là nó không thể chỉ chấp nhận hay tin tưởng/Surely, to find out what is true, your mind must be free to inquire, which means that it cannot merely accept or believe. Tôi có thể mô tả về sự thật cho bạn, nhưng nó sẽ không giống như điều chính bạn trải qua. Tất cả các kinh sách đều mô tả Thượng Đế là gì, nhưng những mô tả đó không là Thượng Đế. Chữ Thượng Đế không là Thượng Đế, phải không?

 Để tìm thấy sự thật là gì bạn phải không bao giờ chấp nhận, không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những kinh sách, những vị thày, hoặc bởi lời nói của bất cứ ai. Nếu bạn bị họ ảnh hưởng, bạn sẽ chỉ tìm thấy điều họ muốn bạn tìm thấy mà thôi. Và bạn phải biết rằng tâm trí bạn có thể tạo ra hình ảnh của điều bạn muốn; nó có thể tưởng tượng Thượng Đế có râu, hoặc có một mắt; nó có thể làm Ông ấy có màu xanh hay màu tím. Vì thế bạn phải biết những ham muốn của bạn và đừng để bị lừa bởi những phóng chiếu của những nhu cầu và những ao ước của chính bạn. Nếu bạn ao ước thấy Thượng Đế trong hình thức nào đó thì hình ảnh bạn thấy sẽ tùy theo những mong cầu của bạn, và hình ảnh đó sẽ không là Thượng Đế, phải vậy không?Nếu bạn đau khổ và muốn được an ủi, hoặc nếu bạn đa cảm và ảo tưởng trong những khát vọng tôn giáo của bạn, cuối cùng bạn sẽ tạo ra một Thượng Đế sẽ cho bạn điều bạn muốn, nhưng nó vẫn sẽ không là Thượng Đế /To find out what is true you must never accept, you must never be influenced by the books, the teachers, or anyone else may say. If you are influenced by them, you will find only what they want you to find. And you must know that your mind can create the image of what it wants; it can imagine God with a beard, or with one eye; it can make Him blue or purple. So you have to be aware of your own desires and not to be deceived by the projections of your own wants and longings. If you long to see God in a certain form, the image you see will be according to your wishes, and that image will not be God, will it? If you are in sorrow and want to be comforted, or if you feel sentimental and romantic in your religious aspirations, eventually you will create a God who will supply what you want, but it will not be God.

 Cho nên tâm trí bạn phải hoàn toàn tự do, và chỉ khi đó bạn mới có thể tìm thấy sự thật là gì/So your mind must be completely free, and only then can you find out what is true – không bằng chấp nhận điều dị đoan nào đó, cũng không bằng đọc những gì được gọi là sách thánh, cũng không bằng theo đạo sư nào đó. Chỉ khi có sự tự do này, sự tự do đích thực này thoát khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài cũng như thoát khỏi những ham muốn và ước ao của chính bạn để tâm trí được hoàn toàn thuần khiết - chỉ khi đó mới có thể tìm thấy Thượng Đế là gì. Nhưng nếu bạn chỉ ngồi và suy đoán thì sự suy đoán khi ấycủa bạn cũng chỉ bằng cỡ và hão huyền ngang với đạo sư của bạn mà thôi.

 NH: Chúng ta có thể biết những ham muốn vô-thức của chúng ta không?

 K: Trước hết, bạn có biết những ham muốn có-ý-thức của bạn không? Bạn có biết ham muốn là gì không? Bạn có biết rằng bạn thường không lắng nghe bất cứ ai nói điều gì đó trái với điều bạn tin không? Ham muốn của bạn ngăn cản bạn lắng nghe. Nếu bạn muốn cóThượng Đế, và người nào đó chỉ ra rằng Thượng Đế mà bạn mong muốn chỉ là hậu qủa do những nỗi thất vọng và sợ hãi của bạn gây ra, thì bạn có sẽ nghe không? Tất nhiên không. Bạn muốn một điều, và sự thật là điều gì đó hoàn toàn khác. Bạn tự giới hạn mình trong những ham muốn của chính bạn. Bạn chỉ biết một nửa những ham muốn có-ý-thức (conscious) của bạn thôi, phải không? Và biết những ham muốn ẩn dấu dưới sâu thì khó khăn hơn nhiều. Để tìm thấy điều ẩn dấu, để khám phá những động lực của chúng là gì, tâm trí đang tìm kiếm phải hoàn toàn thuần khiết và tự do. Cho nên trước hết hãy biết hết những ham muốncó-ý-thức; rồi, khi bạn biết những gì ở bề mặt nhiều hơn lên thì bạn có thể càng ngày càng đi sâu hơn/So first be fully of your conscious desires; then, as you become increasingly aware of what is on the surface, you can go deeper and deeper.

 Từ Đời Sống Phía Trước, Chương 7, với Người Trẻ (trang 25)

 NH: Cách nào dễ nhất để tìm thấy Thượng Đế?

 K: Tôi sợ rằng không có cách dễ dàng nào, bởi vì tìm thấy Thượng Đế là một điều khó khăn nhất, cực nhọc nhất. Điều chúng ta gọi là Thượng Đế không phải là điều tâm trí tạo ra sao? Bạn biết tâm trí là gì. Tâm trí là kết qủa của thời gian, và nó có thể tạo ra bất cứ điều gì, bất cứ ảo tưởng, ảo ảnh nào/The mind is the result of time, and it can create anything, any illusion. Nó có khả năng tạo ra những ý tưởng, tự phóng chiếu trong những điều võ đoán, trong sự tưởng tượng; nó liên tục tích lũy, vứt bỏ, lựa chọn. Thành kiến, hẹp hòi, hạn chế, tâm trí có thể hình dung Thượng Đế, nó có thể tưởng tượng Thượng Đế là gì tùy theo những giới hạn của nó. Bởi vì những vị thày, những nhà tu nào đó, và những người được gọi là những vị cứu tinh đã nói rằng có Thượng Đế và mô tả, nên tâm trí có thể tưởng tượng Thượng Đế trong những điều kiện, những lời lẽ đó, nhưng hình ảnh ấy không là Thượng Đế. Thượng Đế là điều gì đó không thể tìm thấy bằng tâm trí/God is something that cannot be found by the mind.

 Để biết Thượng Đế, trước hết bạn phải biết tâm trí của chính bạn/To understand God, you must first understand your own mind. Đó là điều rất khó khăn. Tâm trí rất phức tạp, và biết nó thì không dễ. Nhưng ngồi xuống xem xét vài loại giấc mơ, thấy những hình ảnh và có những ảo tưởng khác nhau, và rồi nghĩ rằng bạn đang ở rất gần Thượng Đế thì không mấy khó. Tâm trí có thể hết sức lừa dối chính nó. Vì thế để thực sự trải nghiệm điều có thể được gọi là Thượng Đế, bạn phải hoàn toàn yên tĩnh – và bạn đã không thấy điều đó vô cùng khó khăn thế nào sao?So to really experience that which may be called God, you must be completely quiet – and have you not found out how extremely difficult that is?Bạn đã không  nhận thấy ngay cả những người già không bao giờ ngồi yên, họ bồn chồn, họ ngọ nguậy những ngón chân và cử động bàn tay như thế nào sao? Thân xác khó ngồi yên, và để tâm trí tĩnh lặng thì còn khó khăn hơn biết chừng nào! Bạn có thể theo mấy đạo sư và buộc tâm trí bạn yên lặng; nhưng tâm trí bạn không thực sự yên lặng. Nó vẫn không ngừng nghỉ, giống một đứa bé bị buộc đứng trong một góc. Cho tâm trí hoàn toàn im lặng mà không có sự ép buộc là một nghệ thuật tuyệt vời,và chỉ khi đó mới có thể trải nghiệm điều có thể được gọi là Thượng Đế/It ìs a great art for the mind to be completely silent without coercion, and only then is there a possibility of experiencing that which may be called God.

 NH: Thượng Đế có ở mọi nơi không?

 K: Bạn có thực quan tâm tìm ra điều đó không? Bạn đặt câu hỏi, và rồi bạn kém nồng nhiệt; bạn không lắng nghe. Bạn đã thấy những người già hầu như không bao giờ lắng nghe bạn thế nào không? Họ hiếm khi nghe bạn bởi vì họ bị vây hãm trong những suy nghĩ, những xúc cảm, những điều toại ý và những nỗi buồn của chính họ.Tôi hy vọng bạn đã nhận thấy điều này. Nếu bạn biết cách quan sát và lắng nghe, thực sự lắng nghe thì bạn sẽ tìm thấy nhiều điều, không chỉ về con người mà còn về thế giới nữa/If you know how to observe and how to listen, really listen, you will find out a lot of things, not only about people but about the world.

 Ở đây cậu bé này hỏi Thượng Đế có ở mọi nơi không. Cậu khá trẻ để có câu hỏi đó. Cậu không biết điều đó thực sự có nghĩa gì. Có lẽ cậu có một ý niệm mơ hồ về một điều gì đó - cảm nhận vẻ đẹp, thấy chim bay trên trời, thấy nước chảy, thấy một khuôn mặt tươi cười, thấy một chiếc lá nhảy múa trong gió, thấy một người đàn bà mang vác nặng. Và có sự giận dữ, sự ồn ào, nỗi buồn - tất cả đang có trong không gian. Vì thế tự nhiên cậu quan tâm và khao khát tìm xem đời sống là gì qua tất cả những điều đó. Cậu nghe những người lớn tuổi nói về Thượng Đế, và cậu bị rối trí. Một câu hỏi như thế đối với cậu là rất quan trọng, phải không? Và cũng rất quan trọng cho tất cả các bạn tìm câu trả lời; bởi vì, như tôi đã nói ngày hôm trước, bạn sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa của tất cả điều này ở nội tâm, một cách vô thức, ở dưới sâu; và rồi khi bạn lớn lên, bạn sẽ có những dấu hiệu của những điều khác ngoài cái thế giới đấu tranh đáng sợ này/you will begin to catch the meaning of all this inwardly, unconsciously, deep down; and then, as you grow up, you will have hints of other things besides this ugly world of strugle. Thế giới đẹp đẽ, trái đất trù phú, nhưng chúng ta làm hư, phá hủy nó.

 NH: Mục đích thực sự của đời sống là gì?

 K: Nó là, trước hết, những gì bạn tạo ra nó. Nó là những gì bạn làm thành đời sống/It is, first of all, what you make of it. It is what you make of life.

 NH: Nói về sự thật/chân lí, nó phải là điều gì đó khác hơn. Tôi không đặc biệt quan tâm có một mục đích cá nhân, nhưng tôi muốn biết mục đích chung cho mọi người là gỉ.

 K: Cách nào bạn sẽ tìm thấy điều đó? Ai sẽ chỉ cho bạn? Bạn có thể tìm thấy bằng đọc sách không? Nếu bạn đọc, tác giả này có thể cho bạn một phương pháp, trong khi một tác giả khác lại cống hiến một phương pháp hoàn toàn khác. Nếu bạn tới một người đang đau khổ, người ấy sẽ nói mục đích của đời sống là được hạnh phúc. Nếu bạn tới một người đang đói, đã không đủ ăn trong nhiều năm thì mục đích của người đó là được no bụng. Nếu bạn tới một chính trị gia, mục đích của ông ta là trở thành một trong những giám đốc, một trong những người lãnh đạo thế giới. Nếu bạn hỏi một bà, bà ấy sẽ nói, ‘Mục đích của tôi là sinh một đứa con’. Nếu bạn tới một nhà tu hành khất thực Ấn Độ, mục đích của ông ấy là tìm thấy Thượng Đế. Mục đích, ham muốn mạnh mẽ của con người thường thường là tìm ra điều gì đó mãn nguyện, an ủi; họ muốn hình thức an ninh, an toàn nào đấy để không có những điều nghi ngờ, không có những thắc mắc, không lo lắng, không sợ hãi. Đa số chúng ta muốn điều gì đó vững bền để có thể bám vào nó.

 

Vì thế mục đích chung của đời sống cho con người là loại hy vọng, loại an toàn, loại vĩnh cửu nào đó. Đừng nói,‘Đó là tất cả sao? Đó là sự kiện trước mắt, và bạn phải hoàn toàn làm quen với nó trước hết. Bạn phải hỏi tất cả điều đó - nghiả là bạn phải tự hỏi bạn. Mục đích chung của đời sống cho con người nằm trong bạn, bởi vì bạn là thành phần của toàn thề. Chính bạn muốn sự an toản, sự vĩnh cửu, hạnh phúc ; bạn muốn điều gì đó để bám vào. 

Vậy thì để tìm thấy có điều gì khác ngoài nó ra không, sự thật nào đó không là của tâm trí, thì tất cả ảo ảnh, ảo tưởng của tâm trí phải chấm dứt; nghĩa là, bạn phải hiểu biết và dẹp chúng qua bên. Chỉ khi đó bạn mới có thể khám phá điều có thực, hoặc có một mục đích hay không. Quy định rằng phải có một mục đích, hay tin tưởng rẳng có một mục đích, chỉ là một ảo tưởng khác. Nhưng nếu bạn có thể nghiên cứu tất cả những mâu thuẫn, những cố gắng, những nỗi đau, những hư danh, những tham vọng, những hi vọng, những sự sợ hãi, và xem xét chúng tỉ mỉ, đi ra ngoài và trên chúng thì rồi bạn sẽ tìm thấy/But if you can question all your conflicts, struggles, pains, vanities, ambitions, hopes, fears, and go through them, go beyond and above them, then you will find out.

NH: Nếu tôi ngày càng phát huy những ảnh hưởng cao hơn thì sau cùng tôi có sẽ thấy điều tối cao không? 

K: Cách nào bạn có thể thấy điều tối cao bao lâu còn có nhiều rào cản giữa bạn và điều đó? Trước hết bạn phải di dời những rào cản. Bạn không thể ngồi trong môt phòng đóng kín và biết không khí trong lành như thế nào. Để có không khí tươi mát bạn phải mở các cửa sổ. Tương tự, bạn phải thấy tất cả những ngăn trở, tất cả những hạn chế và những tác động của hoàn cảnh ở trong bạn; bạn phải hiểu và dẹp bỏ chúng. Khi đó bạn sẽ tìm thấy. Nhưng ngồi ở phiá bên này và cố gắng tìm thấy đìều gì ờ phiá bên kia thì không có ý nghĩa.
 

     Từ Những Chú Giải Về Cuộc Sống 

       Đợt đầu tiên, Chương 18 

Bóng chiều đổ dài trên mặt nước êm ả, và con sông trở nên im vắng sau một ngày. Cá nhảy khỏi mặt nước, và những con chim nặng nề bay về ngủ giữa đám cây to. Bầu trời không mây, màu xanh bạc. Một chiếc thuyền chở đầy người trôi suôi giòng nước; họ vừa hát vừa vỗ tay, và một con bò gọi đàn ở xa xa. Có hương thơm của buổi chiều. Một vòng hoa cúc vạn thọ trôi theo giòng lấp lánh trong nắng chiều. Tất cả thật đẹp và sống động biết bao – giòng sông, đàn chim, rừng cây, những dân làng. 

Chúng tôi đang ngồi dưới một gốc cây, nhìn qua con sông. Gần đấy là một ngôi đền nhỏ, và mấy con bò gầy ốm đang lang thang, quanh quẩn. Ngôi đền sạch sẽ và được quét dọn kỹ lưỡng; khóm hoa được tưới nước và chăm sóc. Một người đang hành lễ buổi chiều, giọng kiên nhẫn và buồn. Dưới những tia nắng cuối cùng, mặt nước là màu của những bông hoa mới sinh. Chẳng mấy chốc có người nhập bọn với chúng tôi và bắt đầu nói chuyện về những kinh nghiệm của người ấy. Ông nói đã tận tụy nhiều năm của đời sống mình để tìm Thượng Đế, đã thực hành nhiều điều khổ hạnh và từ bỏ nhiều điều thiết thân. Ông cũng giúp ích đáng kể với những công tác xã hội, xây dựng một trường học vvv và vvv. Ông quan tâm nhiều điều, nhưng mối quan tâm nổi trội là tìm kiếm Thượng Đế, và bây giờ, sau nhiều năm, tiếng nói của Ngài đang được nghe thấy, và nó đã hướng dẫn ông trong những việc nhỏ cũng như lớn. Ông không có ý riêng, nhưng theo tiếng nói của Thượng Đế ở bên trong. Tiếng nói ấy đã không bao giờ quên ông, tuy ông đã thường làm hư sự trong sáng của nó, đã từng cẩu nguyện cho sự thanh sạch trong huyết quản, điều lẽ ra ông đã đáng được nhận lãnh. 

Điều không thể đo lường đó bạn và tôi có thể tìm thấy không? Liệu điều thuộc về thời gian lại có thể được tìm thấy bởi điều do thời gian tạo ra sao? Thực hành siêng năng một kỷ luật có thể dẫn chúng ta tới điều-không-biết chăng? Có một phương tiện đi tới điều-không-bắt-đầu và không-kết-thúc chăng? Chân lý đó có thể nắm bắt được trong lưới dục vọng của chúng ta không? Điều chúng ta có thể giành được là sự phóng chiếu của điều-đã-biết; nhưng điều-không-biết thì không thể nắm bắt bằng điều-đã-biết. Điều-gọi-tên-được thì không là điều-không-thể-gọi-tên; và bằng sự gọi tên, chúng ta chỉ đánh thức những phản ứng đã bị điều kiện hóa/bị tác động của hoàn cảnh, môi trường. Những phản ứng này, dù cao qúy, đẹp đẽ thế nào vẫn không là sự thật. Chúng ta đáp lại theo sự kích thích, nhưng chân lý không biểu lộ sự kích thích nào. Nó hiện sinh/Nó vốn tồn tại/It is. 

Tâm trí chuyển động từ điều-đã-biết tới điều-đã-biết, và nó không thể với ra ngoài tới điều-không-biết/The mind moves from the known to the known, and it cannot reach out into the unknown. Bạn không thể suy nghĩ đến điều gì đó bạn không biết; nó là điều không thể có được. Bạn suy nghĩ về điều thuôc về điều-đã-biết, qúa khứ, hoặc đã xa, hoặc mới qua một giây. Quá khứ này là suy nghĩ, do nhiều ảnh hưởng tác động và hình thành, tự biến đổi theo hoàn cảnh và sức ép nhưng bao giờ cũng ở trong diễn biến của thời gian. Suy nghĩ chỉ có thể phủ nhận hay xác nhận, nó không thể khám phá hay tìm ra điều mới. Suy nghĩ không thể bắt gặp điều mới, nhưng khi suy nghĩ im lặng, khi đó có thể có điều mới – mà nó liền bị suy nghĩ chuyển thành điều cũ, điều đã được kinh nghiệm. Suy nghĩ mãi mãi hình thành, biến đổi, tô màu tùy theo khuôn mẫu của kinh nghiệm/Thought can only deny or assert, it cannot discover or search out the new. Thought cannot come upon the new, but when thought is silent, then there may be the new – which is immediately transformed into the old, into the experienced, by thought. Thought is ever shaping, modifying, colouring according to a pattern of experience. Chức năng của suy nghĩ là thông tri nhưng không ở trạng thái trải nghiệm. Khi trải nghiệm ngưng thì suy nghĩ thay thế và xếp nó vào danh mục điều-đã-biết/The function of thought is to communicate but not to be in the state of experiencing. When experiencing ceases, then thought takes over and terms it within the category of the known. Suy nghĩ không thể đi sâu vào điều-không-biết, và vì vậy nó không bao giờ có thể khám phá hoặc trải nghiệm chân lý/Thought cannot penetrate into the unknown, and so it can never discover or experience reality. 

Kỷ luật, sự hy sinh, sự quên mình, sự gắn bó, lễ nghi, thực hành đạo đức - tất cả những điều này, dù cao qúy thế nào, vẫn là diễn tiến của suy nghĩ; và suy nghĩ chỉ có thể hướng về một mục đích, về một sự thành tựu mà mãi mãi là điều-đã-biết. Thành tựu là sự an thân, sự chắc chắn tự-bảo-vệ của điều-đã-biết. Tìm kiếm sự an thân trong điều-không-tên đó là phủ nhận nó/To seek security in that which is mameless is to deny it. Sự an thân có thể được tìm thấy chỉ có trong sự phóng chiếu của qúa khứ, của điều-đã-biết. Vì lý do này tâm trí phải im lặng hoàn toàn và sâu lắng; nhưng sự im lặng này không thể có được qua sự hy sinh, sự lý tưởng hoá, hay sự đè nén. Sự im lặng này đến khi tâm trí không tìm kiếm nữa, không còn vướng mắc trong tiến trình của sự-trở-thành nữa/This silence comes when the mind is no longer seeking , no longer caught in the process of becoming. Sự im lặng này không do tích lũy, không thể được bồi đắp qua thực hành. Sự im lặng phải như điều-không-biết, điểu-không-thời-gian đối với tâm trí; vì nếu tâm trí trải nghiệm sự im lặng, khi đó có người trải nghiệm, là kết qủa của những kinh nghiệm qúa khứ, có nhận thức về một sự im lặng đã qua; và điều gì được người-trải-nghiệm kinh qua thì chỉ là một sự lập lại đã tự-phóng-chiếu/what is experienced by the experience is merely a self-projected repetition. Tâm trí không bao giờ có thể trải nghiệm điều mới, và vì thế tâm trí phải hết sức vắng lặng.

 

Tâm trí chỉ có thể vắng lặng khi nó không trải nghiệm, nghĩa là, khi nó không đặt hay gọi tên, ghi lại hay chứa đựng trong trí nhớ. Gọi tên hay ghi lại là một diễn tiến liên tục ở những tầng khác nhau của ý thức, không chỉ ở tầng trên của trí óc. Nhưng khi bề mặt của trí óc yên tĩnh, phần sâu hơn có thể cho thấy những thông tri tinh tế. Khi toàn thể ý thức im vắng và bình lặng, thoát khỏi tất cả vọng tưởng muốn trở thành thế này thế khác một cách tự sinh, chỉ khi đó điều-không-thể-đo-lường mới xuất hiện. Mong muốn duy trì sự tự do này khiến người-vọng-tưởng tiếp tục nhớ lại, mà nó là trở ngại cho chân lý. Chân lý không có sự-tiếp-nối; nó thường có, mãi mãi tươi mới. Điều gì có sự tiếp nối thì không bao giờ có tính sáng tạo/When the whole consciousness is silent and tranquil, free from all becoming, which is spontaneity, then only does the immesurable come into being. The desire to maintain this freedom gives continuity to the memory of the becomer, which is a hindrance to reality. Reality has no continuity; it is from moment to moment, ever new, ever fresh. What has continuity can never be creative. 

Tầng trên của trí óc chỉ là một phương tiện liên lạc, nó không thể đo lường điều-không-thể-đo-lường. Chân lý không nói tới được; nếu nói được, nó không còn là chân lý nữa. 

Đây là thiền định.
 

Bombay, 3 Tháng Ba 1965 (Trang 32) 

Đối với tôi hình như rằng con người, trong rất nhiều thế kỷ đã luôn tìm kiếm sự an bình, sự tự do và một tình trạng hạnh phúc gọi là Thượng Đế. Con người đã tìm kiếm nó dưới những tên gọi và ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử, và rõ ràng chỉ một số rất ít đã tìm thấy cảm giác an bình, tự do vĩ đại, và tình trạng gọi là Thượng Đế đó ở nội tâm. Trong thời đại ngày nay điều đó trở nên ít quan trọng; chúng ta dùng chữ Thượng Đế với rất ít ý nghĩa. Chúng ta luôn tìm kiếm hạnh phúc, an bình, tự do xa cách thế giới này, và chúng ta thoát ly trong những hình thức khác nhau để tìm thấy điều gì đó vững bền nơi tôn nghiêm và linh thiêng, khiến chúng ta có cảm giác yên tĩnh sâu lắng ở nội tâm. Người ta tin vào Thượng Đế hoặc không tin là tùy thuộc sự tác động của tinh thần, truyền thống, hoàn cảnh. Tìm thấy hạnh phúc, tự do, an bình kỳ diệu đó, nó phải là điều sống thực. Người ta phải hiểu, tôi nghĩ, tại sao người ta không thể đối mặt với sự kiện và chuyển hóa nó, để từ đó vượt ra ngoài nó/To find that state of bliss, that freedom, that extraordinary peace, it must be a living thing. One must understand, I think, why one is not capable of facing the fact and transforming the fact, and thereby going beyond it. 

Tôi muốn, nếu được phép - hay đúng hơn cùng chia xẻ nói về - tại sao chúng ta luôn cho ý tưởng sự quan trọng lớn lao chứ không cho hành động. Tuy chúng ta đã nói về nó nhiều cách khác nhau và ở những thời gian khác nhau, tôi muốn đi vào vấn đề một cách khác hơn, bởi vì hình như đối với tôi chúng ta có trách nhệm hoàn toàn và trọn vẹn về xã hội chúng ta đang sống. Về sự đau khổ, sự hoang mang/bối rối/nhầm lẫn và sự tàn bạo hết sức, mỗi chúng ta đều hoàn toàn có trách nhiệm đẩy đủ. Chúng ta không thể né tránh; chúng ta phải chuyển hoá nó. Con người là thành phần của xã hội, đã tạo dựng nó - phải có trách nhiệm hoàn toàn và đầy đủ về nó - phải chuyển hoá nó, và đem lại một sự biến đổi, một sự biến chất trong chính con người và do đó trong khuôn mẫu của xã hội, đó là điều duy nhất có thể xảy ra khi con người hoàn toàn ngưng thoát ly vào ý tưởng/-must transform it, and to bring about a mutation, a transformation within himself and thereby within the pattern of society, is only possible when he ceases completely to escape into ideas. 

Thượng Đế là một ý tưởng tùy thuộc hoàn cảnh, môi trường, vả truyền thống trong đó bạn được nuôi nấng, giáo dục. Trong thế giới Công Sản, ở hoàn cảnh đó, người ta không tin vào Thượng Đế. Còn ở đây dựa trên hoàn cảnh và đời sống, phong tục tập quán, bạn đã xây dựng ý tưởng của bạn. Người ta phải giải phóng mình khỏi những hoàn cảnh này, khỏi xã hội, và chỉ khi đó một người mới có thể tìm thấy sự thật trong sự tự do đó. Nhưng chỉ núp vào ý tưởng được gọi là Thượng Đế thì hoàn toàn không giải quyết được vấn đề/But merely to escape into an idea called God does not solve the problem. 

‘Thượng Đế’hay bất cứ chữ nào khác bạn muốn dùng – là sự bịa đặt/chế tác ranh ma của con người, và chúng ta che đậy sự chế tác đó bằng hương trầm, nghi lễ, những hình thức khác nhau của niềm tin, giáo điều, chúng chia rẽ con người thành người Cơ Đốc giáo, người Ấn Độ giáo, người Hồi giáo, người Parsi, người Phật giáo - tất cả cấu trúc ranh ma khéo léo đó do con người tạo ra. Con người, đã tạo ra nó, lại bị kẹt trong đó. Không hiểu thế giới hiện tại, thế giới con người sống trong đó - thế giới của sự khổ đau, của sư rối loạn, của sự buồn chán, lo lắng, thất vọng, và cuộc sống cực khổ, hoàn toàn cô quạnh, cảm giác hết sức phù phiếm của đời sống – không hiểu tất cả điều đó, chỉ là ý tưởng được nhân lên nhiều lần, dù có hài lòng cách mấy thì cũng không có giá trị chút nào/Without understanding the present world, the world he lives in – the world of his misery, the world of his confusion, sorrow, anxiety, despair, and the agony of existence, the complete loneliness, the sense of utter futility of life – without understanding all that, the mere multiplication of ideas, however satisfactory, has no value at all. 

Rất quan trọng hiểu tại sao chúng ta tạo ra hay bày tỏ một ý tưởng. Tại sao tâm trí tạo ra ít nhất một ý tưởng? Với chữ bày tỏ tôi muốn nói việc tạo ra cấu trúc của những ý tưởng có tính triết lí, thuần lí, nhân bản hay duy vật. Ý tưởng là suy nghĩ có tổ chức; con người sống trong suy nghĩ có tổ chức, niềm tin và ý tưởng đó. Đó là điều tất cả chúng ta đều làm, có tôn giáo/có đạo hay không có tôn giáo. Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm ra lí do con người qua những thời đại đã cho những ý tưởng sự quan trọng đặc biệt như thế. Tại sao chúng ta ít nhất tạo ra những ý tưởng? Chúng ta bày tỏ ý tưởng khi chúng ta sao lãng, không chú ý, nếu người ta quan sát mình thì thấy. Khi bạn hoàn toàn chủ động, nó đòi hỏi sự chú ý đầy đủ - nó là hành động – trong đó không có ý tưởng, bạn đang hành động/When you are completely active, which demands total attention – which is action – in that there is no idea; you are acting. 

Tôi xin đề nghị hãy chỉ lắng nghe. Đừng chấp nhận hay phủ nhận; đừng phòng thủ để ngăn cản sự lắng nghe bằng những suy nghĩ riêng, những niềm tin, những mâu thuẫn, và tất cả điều đó. Nhưng chỉ lắng nghe. Chúng tôi không cố gắng thuyết phục bạn tin bất cứ điều gì; chúng tôi không dùng bất cứ phương tiện nào để ép buộc bạn phải thích nghi với một ý tưởng, một mẫu mực, một hành động riêng biệt nào. Chúng tôi chỉ nêu những sự kiện - bạn thích hay không thích chúng – và điều quan trọng là biết về sự kiện. ‘Biết’ bao hàm lắng nghe trọn vẹn, quan sát toàn diện. Khi bạn bạn lắng nghe tiếng kêu của một con qụa [trên những cây nơi nó đang kêu], đừng nghe với những sự ồn ào nơi chính bạn, với sự sợ hãi,với những suy nghĩ, với những ý tưởng, với những quan niệm của chính bạn. Khi đó bạn sẽ thấy không có ý tưởng nào hết thảy, nhưng bạn thực sự đang lắng nghe/and what is important is to learn about the fact. ‘Learning’ implies total listening, a complete observation. When you listen to the sound of the crow [in the trees where he is speaking], do not listen with your own noises, with your own fears, thoughts, with your own ideas, with your own opinions. Then you will see that there is no idea at all, but you are listening.

 Cũng cách thức như vậy, tôi xin đề nghị hãy chỉ lắng nghe. Hãy chỉ lắng nghe, không chỉ một cách ý thức nhưng còn một cách vô thức nữa – mà có lẽ nó còn quan trọng hơn nhiều. Đa số chúng ta bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể loại bỏ những ảnh hưởng có ý thức; nhưng dẹp qua bên những ảnh hưởng vô thức thì khó khăn hơn nhiều. Khi bạn lắng nghe theo cách này, khi ấy nó là sự lắng nghe không ý thức mà cũng không vô thức. Khi ấy bạn hoàn toàn chú ý. Và sự chú ý không là của bạn hay của tôi; nó không có tính cách quốc gia, dân tộc, không có tính tôn giáo, không thể phân chia được. Khi bạn hoàn toàn lắng nghe như thế thì không có ý tưởng nào; chỉ có một trạng thái lắng nghe/When you are listening in this manner, then it is neither conscious nor unconscious listening. Then you are completely attentive. And attention is not yours or mine; it is not nationalistic, it is not religious, it is not divisible. When you are so completely listening, there is no idea; there is only a state of listening. Đa số chúng ta làm như vậy khi chúng ta đang lắng nghe điều gì đó khá tốt đẹp, khi có âm nhạc dễ thương, hay khi bạn đang quan sát một trái núi, ánh chiều, hay tia sáng trên mặt hồ, hay một đám mây. Khi ấy trong trạng thái chú ý đó, trong trạng thái lắng nghe, quan sát đó, không có ý tưởng/Then in that state of attention, in that state of listening, seeing, there is no idea.

 Trong cùng một cách nếu bạn có thể lắng nghe với sự dễ dàng/thanh thản đó, với sự chú ý không cố gắng đó/that effortless attention, thì khi ấy có lẽ bạn sẽ thấy ý nghĩa tuyệt vời của ý tưởng và hành động. Phẩn đông chúng ta tỏ bày ý tưởng khi không có sự chú ý. Chúng ta tạo ra hay diễn đạt những ý tưởng khi chúng cho chúng ta sự an toàn, một cảm giác vững chắc. Và cảm giác vững chắc đó, cảm giác được an toàn đó, đem lại những ý tưởng, và chúng ta thoát ly vào những ý tưởng đó; và như thế không có hành động. Chúng ta tạo ra hay bày tỏ ý tưởng khi chúng ta không hoàn toàn hiểu điều-hiện-là/We create or formulate ideas when we do not completely comprehend that which is. Vì thế ý tưởng trở thành quan trọng hơn sự kiện.

 Để tìm thấy - thực tế là tìm thấy sự kiện – có Thượng Đế hay không thì ý tưởng không có bất cứ ý nghiã nào. Dù bạn tin hay không tin, dù bạn là một người hữu thần hay vô thần, điều đó không có ý nghĩa. Để tìm thấy, bạn cần tất cả năng lượng của bạn, đầy đủ, toàn bộ, không kén chọn, không khuynh hướng, không bị làm sai lạc/To find out, you need all your energy, your complete, total energy, energy that is not spotted, that is not scratched, energy that has no twist, that has not been made corrupt.

 Vì vậy để hiểu, để tìm thấy có chân lí mà con người đã tìm kiếm rất nhìều triệu năm như thế hay không, người ta phải có năng lượng – toàn bộ và không bị ô nhiễm. Và để có năng lượng đó, chúng ta phải hiểu sự cố gắng.

 Phần đông chúng ta sống trong cố gắng, phấn đấu, và sự cố gắng, sự phấn đấu, sự ráng sức làm phung phì năng lượng đó/ the effort, the struggle, the striving, is a dissipation of  that  energy. Con người, qua suốt thời kỳ lịch sử, đã nói rằng để tìm thấy chân lí hay Thượng Đế - hay bất cứ tên gọi nào khác con người có thể gán cho - bạn phải là một người độc thân; nghĩa là, bạn nguyện hứa trinh tiết, và đè nén, kiểm soát, chiến đấu với chính bạn không ngừng suốt đời để giữ lời hứa ấy. Hãy nhìn xem sự phí phạm năng lượng đó! Đam mê buông thả cũng là phí phạm năng lượng. Và bạn đè nén thì còn nghiêm trọng hơn nhiều. Cố gắng ức chế, kiểm soát, phủ nhận ham muốn đều làm tâm trí sai lạc, qua đó bạn có một cảm giác khắc khổ nào đó, mà nó sẽ trở thành tánh gắt gỏng/quạo quọ. Xin hãy lắng nghe. Hãy quan sát chính nơi bạn và những người quanh bạn. Và hãy quan sát sự phí phạm năng lượng này, cuộc chiến đấu – không bao hàm dục tính, không là hành động thực tế, nhưng là những quan niệm, những ảnh tượng, điều vui thú – suy nghĩ liên tục về những điều đó là một sự phí phạm năng lượng. Và phần đông người ta phí phạm năng lượng hoặc qua sự phủ nhận, hoặc qua sự khấn hứa trinh tiết, hoặc trong sự nghĩ tưởng không ngừng về nó/And observe this waste of energy, the battle – not the implications of sex, not the actual act, but the ideals, the images, the pleasure – the constant thought about them is a waste of energy. And most people waste their energy either through denial, or through a vow of chastity, or in thinking about it endlessly.

 Con người có trách nhiệm - bạn và tôi có trách nhiệm - về hoàn cảnh xã hội chúng ta đang sống trong đó. Bạn có trách nhiệm chứ không phải những chính trị gia, bởi vì bạn làm nên tính cách của họ - không thật thà, ca tụng mình, mưu cầu địa vị và uy tín – là những điều chúng ta vẫn làm hàng ngày. Chúng ta có trách nhiệm về xã hội. Kết cấu của xã hội về phương diện tâm lí thì quan trọng hơn nhiều về mặt tổ chức. Về tâm lý, xã hội được đặt cơ sở trên tánh tham lam, đố kị, hám lợi, cạnh tranh, tham vọng, sợ hãi, đòi hỏi liên tục này của một người muốn được chắc chắn trong mọi quan hệ, trong của cải, trong liên hệ với người, với những ý tưởng. Đó là cấu trúc xã hội con người đã tạo ra. Và xã hội khi ấy đặt cấu trúc tâm lí đó trên mỗi người chúng ta. Tham lam, đố kị, tham vọng, cạnh tranh, tất cả đều là phí phạm năng lượng, bởi vì trong nó luôn luôn có mâu thuẫn – mâu thuẫn không chấm dứt, như ở một người ghen ghét.

 Tánh ghen ghét là một ý tưởng. Ý tưởng và sự kiện là hai điều khác nhau. Xin hãy lắng nghe. Bạn có cảm giác gọi là ‘ghen ghét’qua ý tưởng. Bạn không đến thẳng bằng sự tiếp xúc với cảm giác gọi là ghen ghét. Nhưng bạn có sự ghen ghét qua hồi tưởng một chữ nào đó mà bạn đã thiết lập trong trí bạn như sự ghen ghét. Nó trở thành một ý tưởng, và ý tưởng đó ngăn cản bạn đến thẳng tiếp xúc với cảm giác mà bạn gọi là sự ghen ghét đó. Đây lại là một sự kiện. Vì thế cơ chế, ý tưởng ngăn trở bạn tiếp xúc thẳng với cảm giác đó, và do vậy ý tưởng làm tiêu tan năng lượng này/ So the formula, the idea, prevents you from coming directly into contact with that feeling, and therefore the idea dissipates this energy.

 Vì chúng ta trách nhiệm về sự thống khổ, sự đói nghèo, chiến tranh, sự  bất an hoàn toàn, nên một người có tôn giáo/có đạo không kiếm tìm Thượng Đế. Người có tôn giáo quan tâm việc chuyển hoá xã hội tức chuyển hoá người ấy. Người có tôn giáo không là người thực hiện vô số nghi lễ, theo truyền thống, sống trong một nền văn hoá đã chết, đã qua, không ngừng cắt nghĩa kinh Gita hay Kinh Thánh, không ngừng ngợi ca, hoặc tuyên hứa. Đó không là người có đạo/có tôn giáo; một người như thế thì thoát ly sự kiện. Người có tôn giáo quan tâm hoàn toàn và đầy đủ việc hiểu biết xã hội mà cũng là hiểu chính người đó. Người đó không tách khỏi xã hội. Đem lại sự biến đổi hoàn toàn và đầy đủ nơi người ấy là chấm dứt hết tánh tham lam, tánh đố kị, tham vọng; và do vậy người đó không phụ thuộc hoàn cảnh, dù người đó do hoàn cảnh mà có/and therefore he is not dependent on circumstances, though he is the result of circumstances - thực phẩm người ấy dùng, sách báo người ấy đọc, phim ảnh người ấy xem, lý thuyết tôn giáo, niềm tin, nghi thức, và tất cả việc đó. Người ấy có trách nhiệm; do đó người có tôn giáo phải hiểu mình, là thành quả của xã hội mà chính người ấy đã tạo ra. Vì vậy để tìm thấy chân lí người ấy phải bắt đầu ở đây, không ở một đền thờ, một ảnh tượng - ảnh tượng được khắc ghi bằng tay hoặc bằng tâm trí. Không vậy làm thế nào người ấy có thề tìm thấy điều gì đó hoàn toàn mới, một trạng thái mới?

 An bình không chỉ là sự phát triển của luật pháp hay chủ quyền. An bình là điều gì đó hoàn toàn khác; nó là một trạng thái nội tâm không thể đến được bằng sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, tuy rằng sự thay đổi đó là cần thiết. Nhưng nó phải bắt đầu trong việc đem lại một thế giới khác. Và để đem lại một thế giới khác, bạn hết sức cần năng lượng, và năng lượng đó hiện đang bị phung phí liên tục vào những mâu thuẫn. Do vậy, người ta phải hiểu mâu thuẫn này.

 Nguyên nhân chính của mâu thuẫn là sự thoát ly – thoát li qua ý tưởng/The primary cause of conflict is escape – escape through idea. Xin bạn quan sát chính bạn; Thay vì giáp mặt - chẳng hạn - sự ghen ghét, tánh đố kị, thay vì tiếp xúc trực tiếp với nó thì bạn nói, ‘Làm thế nào tôi vượt qua nó? Tôi phải làm gì? Phương thức nào khiến tôi không thể ghen ghét? tất cả là những ý tưởng và do đó là sự thoát ly khỏi sự kiện bạn ghen ghét, một sự chạy xa khỏi sự kiện bạn đang ghen ghét. Việc tránh xa khỏi sự kiện qua ý tưởng không chỉ phí phạm năng lượng, mà còn ngăn cản bạn tiếp xúc thẳng với sự kiện. Bạn phải chú ý đầy đủ, không qua một ý tưởng/You have to give your complete attention, not through an idea. Ý tưởng, như chúng ta đã chỉ ra, ngăn trở sự chú ý. Vì thế khi bạn quan sát, hay nhận thức cảm giác ghen ghét này, và chú ý vào nó mà không có những ý tưởng, khi ấy bạn sẽ thấy rằng không những bạn chỉ tiếp xúc thẳng với cảm giác đó, nhưng còn vì bạn đã chú ý đầy đủ, không qua những ý tưởng nên cảm giác đó không còn trở thành điều gì khác/because you have given your complete attention, not through ideas, it ceases to be. Khi đó bạn có năng lượng vĩ đại hơn để gặp điều bất ngờ kế tiếp xảy ra, hoặc xúc cảm hay cảm giác kế tiếp.

 Để khám phá, để đem lại một sự biến đổi hoàn toàn, bạn phải có năng lượng – không phải năng lượng do sự ức chế đem lại, nhưng là năng lượng do bạn không thoát ly qua những ý tưởng hay qua sự đè nén. Sự thực, nếu bạn nghĩ đến nó, chúng ta biết chỉ có hai cách đương đầu với đời sống - hoặc chúng ta cùng thoát li nó, là một hình thức của tình trạng mất trí dẫn đến bệnh tâm thần, hoặc chúng ta đè nén tất cả mọi điều bởi vì chúng ta không hiểu. Đó là tất cả điều chúng ta biết.

 Ức chế không những là một việc làm sau cùng trước khi bất cứ cảm giác hay sự xúc động nào bùng vỡ mà còn là một hình thức giải thích theo lý trí, duy lí. Xin quan sát chính bạn và bạn sẽ thấy những gì đang được nói đến thực sự là như thế nào. Bởi vậy cần thiết là bạn không thoát li. Và một trong những điều quan trọng nhất là khám phá, không bao giờ thoát li. Một trong những điều khó khăn nhất là – tìm ra - bởi vì chúng ta thoát li qua ngôn từ. Chúng ta thoát li khỏi sự kiện không chỉ bằng cách chạy tới đền thờ và tất cả những nơi còn lại khác như thế, nhưng còn qua ngôn từ, qua những tranh cãi duy lí, những quan niệm, những phán đoán. Chúng ta có quá nhiều cách thoát li sự kiện. Thí dụ, lấy sự kiện một người tối dạ. Nếu một người tối dạ, đó là một sự kiện. Vả khi bạn ý thức bạn tối dạ, thì thoát li là cố gắng trở thành thông minh. Nhưng để trở nên bén nhậy đòi hỏi tất cả sự chú ý của bạn phải được hướng tới tình trạng tối dạ đó của tâm trí.

 Nên bạn cần năng lượng, mà nó không do bất cứ sự mâu thuẫn, sự căng thẳng nào, nhưng nó xảy ra khi không có một chút cố gắng nào/but which comes about when there is no effort at all. Xin hiểu điều này rất đơn giản, sự kiện có thực: rằng chúng ta phí phạm năng lượng qua sự cố gắng, và sự phí phạm năng lượng đó ngăn trở tiếp xúc thẳng với sự kiện. Khi tôi cố gắng hết sức lắng nghe bạn, tất cả năng lượng của tôi mất đi vào sự cố gắng đó, và thực sự tôi không lắng nghe. Khi tôi nóng giận hay mất kiên nhẫn, tất cả năng lượng của tôi tiêu hết vào sự cố gắng để nói, ‘Tôi không được giận’. Nhưng khi tôi chú ý đầy đủ vào cơn giận, hay tình trạng tâm trí đó, bằng cách không thoát li qua lời nói, qua sự kết án, qua xét đoán, thì khi ấy trong tình trạng chú ý đó có tự do không còn bị điều gọi là cơn giận tác động. Như vậy sự chú ý đó, là tổng cộng năng lượng không là sự cố gắng. Chỉ tâm trí không cố gắng mới là tâm trí có tôn giáo/có đạo. Và, vì vậy, chỉ một tâm trí như thế có thể tìm thấy có hay không có Thượng Đế/It is only the mind that is without effort that is the religious mind. And, therefore, such a mind alone can find out if there is, or if there is not, God.

 Rồi có một yếu tố khác: Chúng ta là những con người có tính bắt chước/làm theo. Không có gì nguyên thủy. Chúng ta là kết quả của thời gian, của nhiều, nhiều ngàn ngày hôm qua. Từ thời thơ ấu chúng ta đã được dạy bắt chước, vâng lời/ phục tùng/nghe theo, sao chép truyền thống, đi theo kinh thánh, đi theo uy quyền. Chúng ta không nói đến quyền hành luật pháp phải được tuân hành, nhưng chúng ta nói đến uy quyền cuả kinh thánh, uy quyền tinh thần, mẫu mực, cách thức. Chúng ta phục tùng và làm theo/mô phỏng.

 Khi chúng ta làm theo – là làm cho phù hợp ở nội tâm với một mẫu mực, hoặc do xã hội đặt để, hoặc bởi chính bạn qua kinh nghiệm riêng - sự thích nghi, sự bắt chước, sự phục tùng như thế hủy hoại sự thuần khiết của năng lượng. Bạn lảm theo, bạn thích nghi, bạn phục tùng uy quyền, bởi vì bạn sợ hãi. Một người thông hiểu, thấy rõ ràng, rất chú ý, thì không sợ; do vậy người ấy không có lý do phải bắt chước. Người ấy là chính mình - bất kể chính mình đó có thể là gì - ở mọi lúc.

 Cho nên sư mô phỏng, sự thích nghi đối với một mẫu mực tôn giáo hay sự không thích nghi đối với một mẫu mực tôn giáo nhưng sự thích nghi với chính kinh nghiệm riêng của một người thì vẫn là hậu qủa của sự sợ hãi. Và một người sợ hãi – dù sợ Thượng Đế, sợ xã hội, hay sợ chính mình - một người như thế không là một người có tôn giáo/có đạo. Bởi vậy người đó phải đến chỗ tiếp xúc thẳng với sự sợ hãi, không qua ý tưởng về sự sợ hãi.

 Năng lượng không chọn lựa, không vẩn đục, sinh động chỉ cùng đến khi bạn phủ nhận/từ bỏ/The coming together of that unspotted, uncorrupted, vital energy can only happen when you reject. Tôi không biết bạn đã từng nhận thấy khi bạn phủ nhận điều gì đó không như một phản ứng thì chính sự phủ nhận ấy tạo ra năng lượng. Khi bạn phủ nhận, - tham vọng, chẳng hạn, không vì bạn muốn có đức tính cao cả, không vì bạn muốn sống bình an, không vì bạn muốn có Thượng Đế hoặc bất cứ điều gì khác, nhưng vì chính nó mà thôi – khi bạn thấy bản chất hủy diệt hoàn toàn  của mâu thuẫn nằm trong tham vọng và phủ nhận nó thì chính sự phủ nhận đó là năng lượng.Tôi không biết bạn đã từng phủ nhận bất cứ điều gì chưa. Khi bạn phủ nhận/từ chối một thú vui riêng tư - chẳng  hạn, khi bạn bỏ thú vui hút thuốc, không vì bác sĩ của bạn nói nó có hại cho phổi, không vì bạn không có tiền đề hút vô số điếu thuốc mỗi ngày, không vì bạn vướng vào một thói quen bằt lệ thuộc, nhưng vì bạn thấy nó không có ý nghĩa nào – khi bạn từ bỏ nó mà không có phản ứng, thì chính sự từ bỏ đó đem đến năng lượng/when you reject it without a reaction, that very rejection brings an energy. Tương tự, khi bạn từ chối xã hội – không chạy trốn nó như một nhà tu khổ hạnh, một thày tu, và những người gọi là có tôn giáo làm, khi bạn phủ nhận hoàn toàn cái kết cấu tâm lí của xã hội – thì do sự phủ nhận đó bạn có năng lượng rất lớn. Chính hành động phủ nhận là năng lượg/.

 Vậy thì bạn đã thấy, đã hiểu, đã lắng nghe, bản chất của mâu thuẫn, của nỗ lực lảm tiêu tan năng lượng. Và bạn đã hiểu, đã thấy rõ, không bằng lời nói nhưng bằng thực tế, ý nghiã này của năng lượng, nó không là hậu quả của mâu thuẫn, nhưng nó đến khi tâm trí đã hiểu toàn bộ hệ thống của sự thoát ly, ức chế, xung đột, mô phỏng, sợ hãi. Khi đó bạn có thể tiến tới, có thể tỉm thấy cho chính bạn sự thật là gì không như một sự thoát li, không như một phương tiện bạn tránh né trách nhiệm trong thế giới này. Bạn chỉ có thể tìm ra điều-có-thực là gì, điều tốt là gì - nếu có điều tốt – không qua niềm tin, nhưng qua sự chuyển hoá chính bạn ở trong mối quan hệ cuả bạn với của cải, với con người, và với những ý tưởng, và do đó được tự do đối với xã hội. Chỉ khi ấy bạn mới có năng lượng đó để tìm thấy, chứ không bằng thoát li hay ức chế.

 Nếu bạn đã đi xa tới đó, khi ấy bạn phải bắt đầu tìm ra bản chất của kỉ luật, sự khắc khổ nơi người ta, hoặc do truyền thống, hoặc vì bạn đã am hiểu. Có một diễn biến tự nhiên của sư khắc khổ, một diễn biến tự nhiên của kỷ luật, mà nó không thô bạo, không thích nghi, nó không chỉ bắt chước một thói quen đặc biệt thú vị nào. Và khi bạn đã hoàn tất việc này, bạn sẽ khám phá có một sự thông minh trong hình thức cao nhất của tính mẫn cảm. Không có tính mẫn cảm này, bạn không có cái đẹp.

 Một tâm trí có đạo phải biết cảm giác kỳ diệu này của tính mẫn cảm và của cái đẹp. Tâm trí có đạo mà chúng ta đang nói tới thì khác hoàn toàn với tâm trí có đạo của chính thống giáo. Bởi vì đối với tâm trí có đạo của chính thống giáo thì không có cái đẹp; người ấy hoàn toàn không biết thế giới hiện chúng ta đang sống – cái đẹp của thế giới, cuả trái đất, của núi đồi, cuả rừng cây, của một khuôn mặt khả ái với nụ cười. Đối với người chính thống giáo đó cái đẹp là sự cám dỗ; là đàn bà mà người ấy phải tránh né bằng mọi giá để tìm thấy Thượng Đế. Một tâm trí như thế không là một tâm trí có đạo, bởi vì nó không mẫn cảm đối với thế giới - thế giới của cái đẹp, thế giới của sự bẩn thỉu. Bạn không thể chỉ mẫn cảm với cái đẹp; bạn cũng phải mẫn cảm với cái bẩn thỉu, với cái vô giá trị, với tâm trí hỗn độn của con người. Mẫn cảm là mẫn cảm với mọi điều xung quanh, không chỉ ở một hướng riêng biệt nào/Sensitivity means sensitivity all around, not just in one particular direction. Vì thế một tâm trí mà không nhận thức cái đẹp này tự bên trong nó thì không thể đi tới xa hơn. Phải có phẩm chất mẫn cảm này.

 Khi đó một tâm trí như thế, nó là tâm trí có đạo, sẽ hiểu bản chất của cái chết. Bởi vì nếu nó không hiểu cái chết, nó sẽ không hiểu tình yêu. Chết không là kết thúc đời sống. Chết không là biến cố xảy ra do bệnh hoạn, lão suy, tuổi già, tai nạn. Chết là điều bạn sống hàng ngày với nó, bởi vì bạn đang chết đi hàng ngày đối với mọi điều bạn biết. Nếu bạn không biết cái chết, bạn sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì/Death is something that you live every day with, because you are dying every day to everything that you know. If you do not know death, you will never know what love is.

 Tình yêu không là sự nhớ lại; tình yêu không là một biểu tượng, một hình ảnh, một ý tưởng; tình yêu không là một hành vi xã hội; tình yêu không là một đức hạnh; nếu có tình yêu thì bạn có đức hạnh; bạn không phải phấn đấu để có đức hạnh. Nhưng không có tình yêu, bởi vì bạn đã không bao giờ biết chết là gì - chết đi với kinh nghiệm, với thú vui, với hình thức trí nhớ thầm kín của cá nhân bạn mà bạn không biết. Và khi bạn bỏ ra tất cả chuyện này và chết đi từng phút - với căn nhà của bạn, với những ký ức, với những thú vui - một cách tự nguyện, dễ dàng và không cố gắng, thì khi đó bạn sẽ biết tình yêu là gì/Love is not memory; love is not a symbol, a picture, an idea; love is not a social act; love is not a virtue. If there is love, you are virtuous; you do not have to struggle to be virtuous. But there is no love, because you have never understood what it is to die – to die to your experience, to die to your pleasures, to die to your particular form of secret memory of which you are not aware. And when you bring out all that and die every minute – to die to your house, to your memories, to your pleasures – voluntarily and easily and without effort, then you you will know what love is.

 Và không có cái đẹp, không có ý nghĩa của cái chết, không có tình yêu, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy chân lí/And without beauty, without the sense of death, without love, you will never find reality; làm gì bạn muốn, đi lễ tất cả các đền thờ, đi theo mọi tôn sư do mọi người không minh mẫn chế ra thì bạn sẽ không bao giờ tìm ra chân lí theo cách đó. Chân lí là sự sáng tạo/Reality is creation.

 Sáng tạo không có nghĩa sinh con, hay vẽ một bức tranh, hay làm một bài thơ, hay làm một món ăn ngon. Đó không là sự sáng tạo, đó chỉ là thành qủa của một tài năng riêng tư, một thiên bẩm, hay tri thức một kỹ thuật riêng biệt. Sáng chế/bày ra/đặt ra không là sáng tạo. Sáng tạo chỉ xảy ra khi bạn chết đi đối với thời gian; nghĩa là, không có ngày mai. Sáng tạo chỉ diễn ra khi có sự tập trung đầy đủ năng lượng mà hoàn toàn không có chuyển động nào ở bên trong hoặc bên ngoài/Creation can come about only when you are dead to time; that is , when there is no tomorrow. Creation can only take place when there is complete concentration of energy that has no movement at all within or without.

 Xin theo dõi điều này. Dù bạn hiểu nó hay không không thành vấn đề. Đời sống của chúng ta rất xấu, rất bất hạnh; có rất nhiều nỗi thất vọng và rất nhiều nỗi khổ đau. Chúng ta đã sống cả hai triệu năm, và chẳng có gì mới mẻ. Chúng ta chỉ biết lập lại, sự buồn tẻ, và mọi điều chúng ta làm đều hết sức vô ích. Để đem lại một tâm trí mới, một ý thức vô tư, một cảm giác tươi mới thì phải có tính mẫn cảm, cái chết và tình yêu này và sự sáng tạo đó. Sự sáng tạo đó có thể xảy ra khi có đầy đủ năng lượng này mà không có sự chuyển động về bất cứ hướng nào.

 Hãy xem! Khi tâm trí đối diện một vấn đề, nó luôn luôn tìm cách thoát ra bằng cố gắng giải quyết vấn đề, vượt qua nó, vòng quanh nó hay ra ngoài hay đi trên nó, bằng cách luôn luôn làm điều gì đó có vấn đề, chuyển động bên ngoài hoặc bên trong. Nếu nó đã không chuyển động trong bất cứ hướng nào – khi hoàn toàn không có chuyển động, bên trong hoặc bên ngoài, nhưng chỉ có vấn đề đó thôi – thì khi ấy sẽ có sự bùng vỡ trong chính vấn đề đó/If it did not move in any direction – when there is no movement at all, within or without, but there is only the problem – then there would be an explosion in that problem. Bạn làm điều này một lúc nào đó và bạn sẽ thấy thực tế của điều đang được nói đến – mà bạn không phải tin, tranh cãi, hoặc không tranh cãi. Không có uy quyền ở đây.

 Cho nên khi có sự tập trung năng lượng này, nó không do sự cố gắng, và khi năng lượng đó không chuyển động trong bất cứ hướng nào thì lúc đó có sự sáng tạo.Và sự sáng tạo đó là sự thật, Thượng Đế hay điều gì bạn muốm gọi tên./So when there is this concentration of energy that is the outcome of no effort, and when that energy has no movement in any direction, at that moment there is creation. And that creation is truth, God, or what you will.– ngôn từ khi đó không có ý nghĩa gì. Khi ấy sự bùng vỡ đó, sự sáng tạo đó, là sự an bình; bạn không phải tìm kiếm sự an bình. Sự sáng tạo đó là cái đẹp. Sự sáng tạo đó là tình yêu.

 Chỉ tâm trí có đạo như thế mới có thể đem lại trật tự trong thế giới hỗn độn, đau khổ này. Và chính là trách nhiệm của các bạn - của các bạn và không của ai khác – đang khi sống trong thế giới này, để đem lại một đời sống sáng tạo như thế. Và chỉ một tâm trí như thế mới là một tâm trí có đạo và hạnh phúc.

 Bombay, 8 Tháng Hai 1948

 Người hỏi/NH: Người ta có thể yêu sự thật mà không yêu con người không? Người ta có thể yêu con người mà không yêu sự thật không? Điều nào đến trước?

 Krishnamurti: Chắc chắn, thưa bạn, tình yêu đến trước. Bởi vì yêu sự thật thì bạn phải biết sự thật, và biết sự thật là phủ nhận nó.Điều gì biết được thì không là sự thật bởi vì điều đó đã bị kẹt trong thời gian; do đó nó hết là sự thật /Surely, sir, love comes first. Because to love truth you must know truth, and to know truth is to deny it; therefore it ceases to be truth. Sự thật liên tục chuyển động nên không thể đánh giá/đo lường trong thời gian và trong ngôn từ; không thể giữ nó trong tay bạn. Vì thế yêu sự thật là biết sự thật - bạn không thể yêu điều gì đó mà bạn không biết. Nhưng sự thật không thể tìm thấy trong kinh sách, trong sự sùng bái thần tượng, trong đền thờ. Nó được tìm thấy trong hành động, trong cuộc sống, trong suy nghĩ, và như thế tình yêu đến trước - điều này rõ ràng, chính sự tìm kiếm điều-không-biết lại chính là tình yêu, và bạn không thể tìm kiếm điều-không-biết mà không quan hệ với người khác. Bạn không thể tìm thấy sự thật, Thượng Đế, hay tên gọi gì đó bạn muốn, bằng cách rút vào sự cô lập. Bạn chỉ có thể thấy điều-không-biết ở trong mối quan hệ, chỉ khi con người quan hệ với con ngườil. Do đó tình yêu của con người là sự tìm kiếm sự thật/Therefore the love of man is the search for reality.

 Không yêu con người, không yêu nhân loại, thì không thề tìm kiếm sự thật/Without loving man, without loving humanity, there cannot a search for the real; bởi vì khi tôi biết bạn – ít nhất khi tôi thử làm quen với bạn trong mối quan hệ - thì trong quan hệ đó tôi mới biết tôi. Mối quan hệ là tấm gương, nhìn vào nó tôi khám phá chính tôi, không phải cái tôi ‘cao hơn’, nhưng là toàn thể, là hết thảy diễn biến của chính tôi. Cái tôi ‘cao hơn’ hay cái tôi ‘thấp hơn’vẫn nằm trong phạm vi của tâm trí; và không hiểu tâm trí, tác-nhân-suy-nghĩ thì làm thế nào tôi có thể đi ra ngoài tư tưởng, và khám phá?/Relationship is a mirror in which I am discovering myself, not my ‘higher’ self, but the whole, total process of myself. The ‘higher’ self and the ‘lower’ self are still within the field of the mind; and without understanding the mind , the thinker, how can I go beyond thought, and discover? Chính mối quan hệ là sự tìm kiếm sự thật bởi vì đó là sự tiếp xúc duy nhất tôi có với chính tôi; do đó hiểu mình trong mối quan hệ chắc chắn là sự bắt đầu của đời sống/The very relationship is the search for the real because that is the only contact I have with myself; therefore the understanding of myself in relationship is the beninning of life. Nếu tôi không biết yêu bạn, là người tôi có quan hệ thì làm thế nào tôi có thể tìm kiếm sự thật, và do đó yêu sự thật được? Không có bạn thì không có tôi, phải không? Tôi không thể sống xa rời bạn, không thể ở trong sự cô lập. Vì thế trong mối quan hệ của chúng ta, trong mối quan hệ giữa bạn và tôi, tôi bắt đầu hiểu chính tôi; và hiểu mình là bắt đầu sự khôn ngoan, phải vậy không? Cho nên tìm kiếm sự thật là sự khởi đẩu của tình yêu trong mối quan hệ. Yêu một điều gì đó bạn phải biết điều đó, bạn phải hiểu nó, phải thế không? Yêu bạn tôi phải biết bạn, tôi phải tìm hiểu, phải phát giác, phải tiếp nhận tất cả tính nết của bạn, và không chỉ biết những tham vọng, những mưu cầu, những ham muốn của tôi. Và biết bạn tôi bắt đầu khám phá chính tôi. Không có bạn không thề có tôi; và nếu tôi không hiểu mối quan hệ đó giữa bạn và tôi, thì làm thế nào có tình yêu được? Vả chắc chắn không có tình yêu thì không có sự tìm kiếm, phải không? Bạn không thể nói người ta phải yêu sự thật; bởi vì yêu sự thật, bạn phải biết sự thật. Bạn có biết sự thật không? Bạn có biết sự thật là gì không? Lúc bạn biết điều gì đó, thì điều đó đã qua rồi, phải thế không? Nó ở trong phạm vi của thời gian rồi, vì thế nó hết là sự thật/Do you know what reality is?The moment you know something, it is already over, is it not? It is already in the field of time, therefore it ceases to be truth.

 Vấn đề của chúng ta là: Làm sao một trái tim khô cằn, trống rỗng có thể biết sự thật? Nó không thể. Sự thật không là điều gì ở xa. Nó rất gần, nhưng chúng ta không biết tìm nó, chúng ta phải hiểu mối quan hệ, không phải chỉ với con người nhưng còn với thiên nhiên, với tư tưởng. Tôi phải hiểu mối quan hệ của tôi với trái đất, với sự tạo thành tư tưởng, cũng như với bạn; và để hiểu, chắc chắn phải có sự cởi mở/in order to understand, surely there must be openness. Nếu tôi muốn hiểu bạn, tôi phải cởi mở với bạn, tôi phải dễ tiếp thu, tôi không giữ lại điều gì, không thể có một diễn biến cô lập nào. Sự thật nằm trong sự hiểu, và hiểu phải có tình yêu; vì không có tình yêu thì không thể hiểu. Vì vậy không phải con người hay sự thật đến trước, nhưng là tình yêu; và chỉ có tình yêu trong mối quan hệ, nghĩa là người ta phải cởi mở trong mối quan hệ, và do đó rộng mở đối với sự thật. Không thể mời sự thật tới, nó phải tới với bạn.Tìm kiếm sự thật là phủ nhận sự thật/To search for truth is to deny truth. Sự thật đến với bạn khi bạn cởi mở, khi bạn hoàn toàn không bị cản trở, khi tác-nhân-suy-nghĩ không tiếp tục suy nghĩ, không có thêm, không sinh thêm ý nghĩ, tư tưởng nào nữa, khi tâm trí rất tĩnh lặng – không bị ép buộc, không do ma túy, không bị mê hoặc bởi ngôn từ, bởi sự lập đi lập lại. Sự thật phải tới. Khi người-suy-nghĩ kiếm tìm sự thật, người ấy chỉ mưu cầu lợi ích riêng của mình. Vì thế sự thật tránh né người ấy. Người-suy-nghĩ/tác nhân suy nghĩ chỉ được nhận ra trong mối quan hệ; và để hiểu thì phải có tình yêu. Không tình yêu thì không có tìm kiếm.

 *

 NH: Ông không bao giờ đề cập tới Thượng Đế. Ngài không có chỗ trong những lời giảng của ông sao?

 K: Bạn nói rất nhiều về Thươtng Đế, phải không? Trong những kinh sách của bạn có đầy những điều nói về Thượng Đế. Bạn xây dựng nhà thờ, thánh thất, bạn thực hành các lễ nghi, thực hiện các lễ lạc và bạn có đầy các ý tưởng về Thượng Đế, phải thế không? Bạn nhắc đi nhắc lại chữ Thượng Đế, nhưng bạn hành động không tin kính, phải không? Dù bạn thờ phượng điều được gọi là Thượng Đế,bạn vẫn cư xử, suy nghĩ và sống không ngoan đạo, phải không? Dù bạn nhắc hoài chữ Thượng Đế  bạn vẫn khai thác/lợi dụng người khác, không phải vậy sao? Các bạn có những Thượng Đế của các bạn – Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, và những đạo khác còn lại có thể kể ra. Bạn xây các thánh thất, và càng giàu bạn càng xây nhiều thánh thất hơn (có tiếng cười). Đừng cười, chính bạn cũng sẽ làm vậy - tất cả vẫn chỉ là bạn đang cố gắng trở thành giàu có.

 Bởi vậy bạn rất thân thiết với Thượng Đế, ít nhất với chữ đó; nhưng chữ đó không là Thượng Đế, chữ không là sự thật. Chúng ta hãy rất minh bạch ở điểm đó: Ngôn từ không là Thượng Đế. Bạn có thể dùng chữ Thượng Đế hoặc mấy chữ khác, nhưng Thượng Đế không là chữ bạn xử dụng. Bởi vì bạn dùng nó, nó không có nghĩa bạn biết Thượng Đế; bạn chỉ biết chữ đó. Tôi không d ùng chữ đó vì lí do rất đơn giản rằng bạn biết nó. Điều bạn biết thì không là sự thật. Và ngoài ra, để thấy sự thật, tất cả những lời rì rầm của tâm trí phải chấm dứt, không phải sao? Bạn có ảnh tượng Thượng Đế, nhưng ảnh tượng không là Thượng Đế, chắc chắn vậy. Bạn biết Thượng Đế cách naò? Rõ ràng không qua ảnh tượng, không qua thánh thất. Để tiếp nhận Thượng Đế, điều-không-biết, tâm trí phải là điều-không-biết/To receive God, the unknown, the mind must be the unknown. Nếu bạn đi tìm/mưu cầu Thượng Đế, khi ấy bạn biết Thượng Đế rồi, bạn biết mục đích. Bạn biết bạn theo đuổi điều gì, phải không? Nếu bạn tìm kiếm Thượng Đế, bạn phải biết Thượng Đế là gì; bằng không, bạn không tìm kiếm, phải không? Bạn tìm kiếm Thượng Đế hoặc theo kinh sách của bạn, hoặc theo tình cảm của bạn, và tình cảm của bạn chỉ là sự phản hồi của trí nhớ. Do đó điều bạn tìm kiếm đã được tạo ra rồi, hoặc qua trí nhớ hoặc qua nghe-nói, và điều đã được tạo ra thì không là điều vĩnh cửu – nó là sản phẩm của tâm trí. Nếu không có các kinh sách, nếu không có các đạo sư thì không có lời tuyên bố nào, không kế hoạch nào, không thể thức nào để đưọc nhắc lai, bạn sẽ chỉ biết buồn vui thôi, phải thế không? - buồn và đau khổ triền mien, ít khi hạnh phúc. Và rồi bạn muốn biết tại sao bạn đau khổ. Bạn đã không thể  bỏ chạy tới Thượng Đế - nhưng có thể bằng những cách khác, và bạn sớm phát minh ra những thần thánh như một lối thoát. Nhưng nếu bạn thực sự muốn hiểu toàn thể diễn biến của sự đau khổ, như một con người mới, tìm hiểu và không chạy trốn, thì khi ấy bạn sẽ tự giải phóng mình khỏi sự đau khổ, khi ấy bạn sẽ thấy sự thật là gì,Thượng Đế là gì/But if you really want to understand the whole process of suffering, as a new man, a fresh man, inquiring and not escaping, then you will free yourself from sorrow, then you will find out what reality is, what God is. Nhưng một người đau khổ không thể tìm thấy Thượng Đế hay sự thật; sự thật chỉ có thể được tìm thấy khi ngưng đau khổ, khi có hạnh phúc, không như một sự tương phản, không như một sự đối nghịch, nhưng trạng thái sống đó không có sự đối kháng ở bên trong/that state of being in which there are no opposites.

 Vì vậy điều-không-biết không do tâm trí tạo ra và bày tỏ. Không thể suy nghĩ về điều-không-biết/That which is unknown cannot be thought  about. Lúc bạn nghĩ về điều-không-biết, nó là điều-đã-biết rồi. Chắc chắn bạn không thể nghĩ về điều-không-biết, phải vậy không? Tư tưởng chuyển từ điều-đã-biết tới điều-đã-biết; và điều gì đã biết thì không là sự thật, phải không?/Thought  moves from the known to the known; and what is known is not reality, is it?  Cho nên, khi bạn suy nghĩ và thiền định, khi bạn ngồi và nghĩ về Thượng Đế, bạn chỉ nghĩ về điều gì đã biết, và điều gì đã biết thì ở trong thời gian; nó bị vướng mắc trong lưới của thời gian, và do đó không là sự thật. Sự thật chỉ hiện thực khi tâm trí thoát khỏi lưới thời gian. Khi tâm trí ngưng tạo tác thì có sáng tạo/When the mind ceases to create, there is creation. Nhĩa là, tâm trí phải tuyệt đối tĩnh lặng, nhưng không do sự làm ra, một sự tĩnh lặng bị thôi miên, đó chỉ là một hậu qủa. Cố gắng trở thành tĩnh lặng để trải qua sự thật lại là một hình thức chạy trốn khác. Chỉ có sự im lặng khi mọi vấn đề đã chấm dứt/There is silence only when all problem have ceased . Khi mặt hồ yên tĩnh là lúc gió ngưng, vì thế tâm trí tự nhiên yên tĩnh khi yếu tố khích động, người-suy-nghĩ, ngưng lại. Để người-suy-nghĩ không suy nghĩ nữa, tất cả ý nghĩ người ấy sinh ra phải được xem xét chín chắn. Dựng rào cản hay cưỡng lại tư tưởng là điều không hay, bởi vì phải thăm dò các tư tưởng/To put an end to the thinker, all the thoughts that he manufactures must be thought out. It is no good erecting a barrier. a resistance against thought, because thoughts must be felt out.

 Khi tâm trí tĩnh lặng thì sự thật, điều-không-thể-mô-tả xuất hiện. Bạn không thể mời nó tới. Mời nó, bạn phải biết nó, và điều gì biết được thì không là sự thật. Cho nên tâm trí phải đơn sơ, không chất nặng niềm tin, khả năng tạo thành quan niệm. Và khi có sự tĩnh lặng , khi không có ham muốn, không có ước ao, khi tâm trí tuyệt đối yên tĩnh với sự tĩnh lặng mà không do làm ra thì khi ấy sự thật hiện diện. Và sự thật đó, chân lí đó là tác nhân chuyển biến duy nhất; nó là yếu tố độc nhất đem lại cuộc cách mạng căn bản, tận gốc rễ trong cuộc sống, trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Và thấy sự thật đó không là tìm kiếm nó, nhưng là hiểu những yếu tố khuấy động, làm xáo trộn chính tâm trí. Khi ấy tâm trí giản dị, yên tĩnh, tĩnh lặng. Trong sự tĩnh lặng đó hiện hữu điều-không-biết, điều-không-thể-biết. Và khi điều đó xảy ra thì có niềm hạnh phúc vô cùng/And to find that reality is not to seek it, but to understand the factors that agitate the mind, that disturb the mind itself. Then the mind is simple, quiet, still. In that stillness the unknown, the unknowable, comes into being. And when that happens, there is a blessing.

 Bangalore, 4 Tháng Bảy 1948 (Trang 43)

 Người hỏi: Con người phải biết Thượng Đế là gì trước khi có thể nhận raThượng Đế. Cách nào ông sẽ giới thiệu ý tưởng về Thượng Đế với con người mà không đem Thượng Đế đến trình độ của con người?

 Krishnamurti: Bạn không thể, thưa bạn. Vậy thì sức thúc đẩy nào ở đằng sau sự tìm kiếm Thượng Đế, và sự tìm kiếm đó có thực không? Với đa số chúng ta nó là sự thoát ly thực tế. Vậy chúng ta phải xem cho rõ trong chúng ta sự tìm kiếm Thượng Đế là một sự thoát ly hay là sự tìm kiếm chân lý trong mọi điều, mọi sự - chân lý trong những mối quan hệ, trong giá trị của sự việc, chân lý trong ý tưởng của chúng ta. Nếu chúng ta tìm kiếm Thượng Đế chỉ vì chúng ta chán thế giới này và những cảnh khổ cực thì khi ấy nó là một sự thoát ly. Khi ấy chúng ta tạo ra Thượng Đế, và vì thế  nó không là Thượng Đế. Thượng Đế của những đền thờ, của những kinh sách thì không là Thượng Đế/The God of the temples, of the books, is not God; hiển nhiên nó là sự thoát ly diệu kỳ. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tìm ra sự thật, không ở một nhóm hành động hạn chế nào, nhưng ở tất cả những hành động, những ý tưởng, và những mối quan hệ của chúng ta, nếu chúng ta tìm kiếm giá trị đích thực của vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thì khi ấy, với tâm trí thuần khiết và hiểu biết, chúng ta tìm kiếm sự thật thì sẽ tìm thấy. Khi ấy nó không là sự thoát ly. Nhưng nếu chúng ta nhầm lẫn/lúng túng với những chuyện của thế gian – cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mối quan hệ, và những ý tưởng – thì làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy chân lí? Chúng ta chỉ có thể bịa đặt ‘chân lí’. Vì thế, một tâm trí nhầm lẫn, bị điều-kiện-hoá (bị hoàn cành tác động), bị giới hạn thì không biết Thượng Đế, sự thật, hay chân lí. Cách nào một tâm trí như thế tìm ra chân lí hay Thượng Đế? Trước hết nó phải tự hoá giải /vô hiệu hoá sự tác động của hoàn cảnh. Nó phải tự giải phóng mình khỏi những giới hạn, và chỉ khi đó nó mới có thể biết Thượng Đế là gì; hiển nhiên là không có trước. Chân lí là điều-không-biết, và điều-đã-biết thì không là sự thật. It has first to de-condition itself. It has to free itself from its own limitations, and only then can it know what God is; obviously, not before. Reality is the unknown, and that which is known is not the real.

 Cho nên, một tâm trí mong cầu biết chân lí phải tự thoát khỏi sự tác động của hoàn cảnh diễn ra ở nội tâm hay ở bên ngoài; và bao lâu tâm trí còn tạo ra sự tranh chấp, sự xung đột trong mối quan hệ thì nó không thể biết chân lí. Cho nên nếu một người nào đó biết chân lí thì tâm trí phải vắng lặng; nhưng nếu tâm trí bị bắt buộc, bị ép vào kỉ luật để trở nên vắng lặng thì sự vắng lặng đó tự thân là một sự hạn chế, nó chỉ là sự tự thôi miên mình. Tâm trí trở nên tự do và vắng lặng chỉ khi nào nó hiểu các giá trị vây quanh nó. Cho nên để hiểu điều tối cao, sự thật, chúng ta phải bắt đầu từ nơi rất thấp, rất gần; nghĩa là chúng ta phải tìm thấy giá trị của sự việc, của mối quan hệ, của tư tưởng làm chúng ta bận tâm mỗi ngày/So, a mind that wishes to know reality has to free itself from its own conditioning, and that conditioning is imposed either externally or internally; and as long as the mind creates contention, conflict in relation, it cannot know reality. So if one is to know reality, the mind must be tranquil, but if the mind is compelled, disciplined to be tranquil, that tranquility is in itself a limitation, it is merely self-hypnosis. Và không hiểu chúng, làm thế nào tâm trí có thể tìm kiếm chân lí? Nó có thể bịa ra ‘chân lí’, sao chép, bắt chước; bởi vì nó đã đọc quá nhiều sách, nó có thể lập lại kinh nghiệm của người khác. Nhưng chắc chắn đó không là sự thật. Để trải qua sự thật, tâm trí phải ngừng tạo tác, bởi vì bất cứ gì nó tạo ra vẫn còn ở trong vòng ảnh hưởng của thời gian. Vấn đề không phải là có hoặc không có Thượng Đế, nhưng là làm thế nào con người khám phá ra Thượng Đế. Nếu trong sự tìm kiếm, con người tự thoát khỏi mọi sự thì sẽ chắc chắn tìm thấy chân lí đó/To experience the real, the mind must cease to create, because whatever it creates is still within the bondage of time. The problem is not whether there is or is not God, but how man may discover God. If in his search he disentangles himself from everything, he will inevitably find that reality. Nhưng con người phải bắt đầu từ gần chứ không từ xa. Rõ ràng rằng, để đi xa người ta phải bắt đầu từ gần. Nhưng đa số chúng ta muốn suy đoán, là một sự thoát ly rất tiện lợi. Và đó là lý do tại sao các tôn giáo cung cấp một thứ thuốc diệu kỳ như thế cho đa số người ta.

 Vì thế làm cho tâm trí thoát khỏi sự nhầm lẫn/lúng túng về tất cả các giá trị mà nó đã tạo ra là một việc làm hết sức gay go, và vì tâm trí chúng ta mệt mỏi, hay chúng ta lười biếng, chúng ta thích đọc các sách tôn giáo và suy đoán về Thượng Đế hơn; nhưng điều đó, chắc chắn không khám phá sự thật. Thực chứng là trải nghiệm, không là noi gương/bắt chước/ làm theo/Realizing is experiencing, not imitating.

 NH: Tâm trí có khác với người-suy-nghĩ không?

 K: Thế thì, người-suy-nghĩ có khác với những suy-nghĩ của người đó không? Có người-suy-nghĩ mà không có những suy-nghĩ không? Người-suy-nghĩ có tách biệt với suy-nghĩ không? Ngưng suy nghĩ, thì người-suy-nghĩ ở đâu? Người-suy-nghĩ của suy-nghĩ này có khác với người-suy-nghĩ của một suy-nghĩ khác không? Người-suy-nghĩ có tách biệt với suy-nghĩ của người đó không, hay suy-nghĩ có tạo ra người-suy-nghĩ, là người khi đó tự đồng hóa với suy-nghĩ khi người ấy thấy nó thuận lợi, và tách biệt mình khi nó không thuận lợi? Nghĩa là, cái ‘Tôi’, người suy nghĩ là gì? Rõ ràng , người suy nghĩ bao gồm những suy-nghĩ khác nhau làm nên danh xưng ‘tôi’. Cho nên những suy-nghĩ làm ra người-suy-nghĩ, chứ không phải cách ngược lại. Nếu tôi không có những suy nghĩ, khi ấy không có người-suy-nghĩ; không phải là người suy nghĩ khác nhau ở mỗi lúc, nhưng nếu không có những suy nghĩ thì không có người-suy-nghĩ. Cho nên những suy-nghĩ làm ra người-suy-nghĩ, như những hành-động làm ra người-hành-động. Người-hành-động không làm ra những hành-động/So the thoughts produce the thinker, not the other way round. If I have no thoughts, then there is no thinker; not that the thinker is different each time, but if there are no thoughts there is no thinker. So thoughts produce the thinker, as actions produce the actor. The actor does not produce actions.

                                                         *

 NH: Kinh nghiệm của tôi cho thấy không có sự hợp tác của cái ‘Tôi’thì không có nhận-thức.

 K: Chúng ta không thể nói đến sự-nhận-thức thuần túy. Nhận-thức luôn luôn trộn lẫn với người-nhận-thức – nó là một hiện tượng kết hợp. Nếu chúng ta nói đến nhận-thức thì ngườ -nhận-thức liền kéo vào ngay. Nói về sự nhận-thức, nó ở ngoài kinh nghiệm của chúng ta; chúng ta không bao giờ có một kinh nghiệm như thế về nhận thức. Bạn có thể rơi vào một giấc ngủ say, khi người-nhận-thức không nhận thức chính người ấy; nhưng trong giấc ngủ say không có nhận-thức cũng không có người-nhận-thức. Nếu bạn biết một trạng thái trong đó người nhận thức thấy chính mình mà không đem lại những đối tượng nhận thức nào khác, khi ấy bạn nói đến người-nhận-thức thì mới có giá trị. Bao lâu trạng thái đó không được biết đến, mà chúng ta nói đến người-nhận-thức phân biệt với sự-nhận-thức thì không đúng. Vì thế người-nhận-thức và sự-nhận-thức là một hiện tượng hỗn hợp, chúng là hai mặt của một tấm huy chương. Chúng vốn không cách biệt, và chúng ta phân cách chúng là sai. Chúng ta cứ muốn phân cách người-nhận-thức ra khỏi sự-nhận-thức khi không có cơ sở vững chắc cho việc đó. Chúng ta biết không có người-nhận-thức nào mà không có sự-nhận-thức, và không có sự-nhận-thức nào mà không có người-nhận-thức. Do đó, kết luận duy nhất có giá trị là sự-nhận-thức và người-nhận-thức, cái ‘Tôi’ và ý chí/ý muốn, là hai mặt của cùng một tấm huy chương; nó là hai phương diện của cùng một hiện tượng, không là sự-nhận-thức cũng không là người-nhận-thức. Một sự khảo sát chính xác về nó đòi hỏi quan sát kỹ lưỡng.

 NH: Điều đó xảy ra cho chúng ta ở đâu?

 K: Thưa bạn, câu hỏi này nảy sinh từ thắc mắc về sự tìm kiếm Thượng Đế. Rõ ràng rằng đa số chúng ta muốn có kinh nghiệm về chân lí. Chắc chắn điều đó có thể được biết đến chỉ khi nào người-trải-nghiệm ngưng trải nghiệm, bởi vì người-trải-nghiệm tạo ra kinh nghiệm. Nếu người-trải-nghiệm tạo ra kinh nghiệm thì khi đó người ấy sẽ tạo ra Thượng Đế; do đó nó sẽ không là Thượng Đế. Người-trải-nghiệm có thể ngừng lại không? Đó là toàn bộ vấn đề trong câu hỏi này. Vậy thì nếu người-trải-nghiệm và kinh nghiệm là một hiện tượng hỗn hợp, mà nó hiển nhiên như thế, thì khi ấy người-trải-nghiệm, người-hành-động, người-suy-nghĩ, phải ngưng suy nghĩ. Điều đó không rõ sao? Vậy người-suy-nghĩ có thề ngưng suy nghĩ không? Bởi vì khi người ấy suy nghĩ, người ấy sẽ tạo ra, và điều người ấy tạo ra thì không là sự thật. Do đó để tìm thấy hoặc có hoặc không có chân lí, Thượng Đế, hay tên gọi gì bạn muốn thì tiến trình suy nghĩ phải chấm dứt, nghĩa là người-suy-nghĩ phải ngưng lại – hoặc người ấy có do những suy nghĩ làm ra hay không thì lúc này không thích hợp. Toàn bộ diễn tiến của suy nghĩ gồm người-suy-nghĩ, phải kết thúc. Chỉ khi đó chúng ta mới sẽ tìm thấy chân lí/Therefore to find out whether there is or there is not reality, God, or what you will, the thought process has to come to an end, which means that the thinker must cease – whether he is produced by thoughts is irrelevant for the moment. The whole thought process, which includes the thinker, has to come to an end. It is only then that we will find reality. Vậy thì, trước hết, làm thế nào chấm dứt tiến trình đó, và ai làm việc đó? Nếu người-suy-nghĩ làm, người-suy-nghĩ vẫn là sản phẩm của suy-nghĩ. Người-suy-nghĩ chấm dứt suy nghĩ thì vẫn tiếp tục suy nghĩ. Vậy thì người-suy-nghĩ sẽ làm gì? Bất cứ sự cố gắng nào về phiá người-suy-nghĩ thì vẫn là tiến trình suy-nghĩ. Tôi hy vọng tôi đang tự làm rõ vấn đề.

                                                           *

 NH: Tại sao chúng ta nhấn mạnh sự tách biệt người-nhận-thức ra khỏi sự nhận thức, người-ghi-nhớ ra khỏi trí-nhớ? Đây không là căn nguyên gây phiền muộn cho chúng ta sao?

 K: Chúng ta tách biệt nó bởi vì người-ghi-nhớ, người-trải-nghiệm, người-suy-nghĩ trở thành tách biệt do sự ngăn cách. Những ký ức thì rõ ràng thoáng qua; cho nên người-ghi-nhớ, người-trải-nghiệm, người-suy-nghĩ, tâm trí tự tách biệt mình bởi vì nó muốn sự bền vững lâu dài. Tâm trí cố gắng, ráng sức, chọn lựa, bị ép vào kỷ luật thì rõ ràng không thể tìm thấy sự thật; bởi vì, như chúng ta đã nói, qua chính nỗ lực đó nó tự phóng chiếu và duy trì người-suy-nghĩ. Vậy thì làm thế nào giải phóng người-suy-nghĩ ra khỏi những suy-nghĩ? Đây là điều chúng ta đang thảo luận. Bởi vì bất cứ điều gì người ấy nghĩ đều phải là hậu quả của qúa khứ, và do đó người ấy tạo ra Thượng Đế, sự thật từ trí nhớ, mà rõ ràng nó không là điều-có-thực. Nói cách khác, tâm trí thường xuyên chuyển động từ điều-đã-biết tới điều-đã-biết. Khi trí nhớ hoạt động, tâm trí chỉ có thể chuyển động trong phạm vi của điều-đã-biết, và khi nó chuyển động nội trong phạm vi của điều-đã-biết thì không bao giờ nó có thể biết điều-không-biết/In other words, the mind is constantly moving from the known to the known. When memory functions, the mind can move only in the field of the known, and when it moves within the field of the known, it can never know the unknow. Cho nên vấn đề của chúng ta là làm thế nào giải phóng tâm trí ra khỏi điều-đã-biết. Giải phóng chúng ta ra khỏi điều-đã-biết, bất cứ sự cố gắng nào cũng đều có hại bởi vì nó vẫn còn là của điều-đã-biết. Cho nên mọi cố gắng phải chấm dứt. Bạn đã từng khi nào thử không cố gắng chưa? Nếu tôi hiểu rằng mọi cố gắng đều vô ích, rằng mọi cố gắng lại tăng thêm sự phóng chiếu cùa tâm trí, của cái ‘Tôi’, của người-suy-nghĩ, nếu tôi thấy rõ sự thật của điều đó thì điều gì xảy ra? Nếu tôi thấy rõ ràng cái nhãn ‘thuốc độc’ trên một cái chai, tôi không rớ tới nó. Không có cố gắng nào bị hấp dẫn để đụng tới nó. Cũng vậy – và trong việc này có sự khó khăn lớn lao nhất - nếu tôi thấy rõ bất cứ cố gắng nào về phần tôi đều có hại, nếu tôi thấy sự thật của điều đó thì khi ấy tôi hết cố gắng. Cố gắng nào về phiá chúng ta cũng có hại, nhưng chúng ta không chắc chắn không cố gắng, bởi vì chúng ta muốn có một kết qủa, chúng ta muốn một thành tựu – và đó là khó khăn cuả chúng ta. Bởi vậy, chúng ta tiếp tục ráng sức, ráng sức, ráng sức. Nhưng Thượng Đế, sự thật, không là một kết quả, một phần thưởng, một mục đích. Chắc chắn điều đó phải đến với chúng ta, chúng ta không thể đi tới điều đó. Nếu chúng ta cố gắng đi tới điều đó là chúng ta đi tìm một kết quả, một sự thành tựu. Nhưng để sự thật tới, một người phải nhận thức một cách thụ động /But God, truth, is not a result, a reward, an end. Surely it must come to us, we cannot go to it. If we make an effort to go to it, we are seeking a result, an achievement. But for truth to come, a man must be passively aware Nhận thức thụ động là một trạng thái trong đó không có cố gắng; nhận thức không xét đoán, không chọn lựa, không trong ý nghĩa cuối cùng, nhưng trong mọi tình hình; nhận thức những hành động, những suy nghĩ, những đáp ứng tương quan của bạn mà không chọn lựa, không lên án, không xác nhận hoặc không phủ nhận, để tâm trí bắt đầu hiểu từng ý nghĩ và từng hành động mà không xét đoán. Điều này gợi lên câu hỏi liệu có thề có sự hiểu biết mà không có ý nghĩ không.

 NH: Chắc chắn nếu ông vô tình/lãnh đạm đối với điều gì đó.

 K: Thưa bạn, vô tình/lãnh đạm là một hình thức xét đoán. Một tâm trí ù lì và lãnh đạm thỉ không nhận thức. Thấy mà không xét đoán, biết chính xác điều gì đang xảy ra là sự nhận thức. Vì thế tìm kiếm Thượng Đế hay sự thật mà không nhận thức ngay trong hiện tại thì vô hiệu/So it is vain to seek God or truth without being aware now, in the immediate present. Đi lễ đền thờ thì dễ hơn nhiều, nhưng đó là sự trốn chạy vào lãnh vực võ đoán. Để hiểu chân lí, chúng ta phải biết nó một cách trực tiếp, và chân lí rõ ràng không là của thời gian và không gian; nó ở trong hiện tại, và hiện tại là chính tư tưởng và hành động của chúng ta/present is our own thought and actions.           

Bombay, 27 Tháng Hai 1955

 Tôi nghĩ đa số chúng ta phải rất quan tâm tới vấn đề hành động. Khi chúng ta đối đầu với rất nhiều chủ đề - đói nghèo, nhân mãn, phát triền cơ giới khác thường, công nghiệp hóa, chiều hướng thoái hoá trong nội tâm và bên ngoài xã hội – thì người ta phải làm gì? Bổn phận hay trách nhiệm của cá nhân là gì trong mối tương quan với xã hội? Đây phải là một vấn đề đối với tất cả những ai có suy nghĩ. Càng thông minh lanh lợi, người ta càng tích cực/năng nổ, càng muốn lao mình vào những công tác cải tạo xã hội hoặc những công việc nào khác. Vậy thì trách nhiệm thực sự của người ta là gì? Tôi nghĩ câu hỏi này chỉ có thể được trả lời đầy đủ ở tầm mức quan trọng sinh tử nếu chúng ta hiểu toàn bộ mục đích của văn minh, văn hóa.

 Sau hết, chúng ta đã tạo dựng xã hội ngày nay; nó là kết qủa tạo ra bởi những mối quan hệ cá nhân của chúng ta. Xã hội này chủ yếu có giúp con người tìm thấy chân lí, Thượng Đế, hay tên gọi nào khác không? Hay nó chỉ là một khuôn mẫu/mẫu mực quyết định lời giải đáp cho một vấn đề của chúng ta, hoặc chúng ta phải có hành động nào trong mối quan hệ với xã hội? Nếu văn hóa, văn minh ngày nay, không giúp con người tìm thấy Thượng Đế, sự thật, thì nó là một trở ngại; và nếu nó là một trở ngại, khi ấy mọi sự cải tạo, mọi hoạt động làm tốt hơn lại làm nó thoái hóa thêm, trở ngại thêm cho sự khám phá chân lí, mà chỉ sự khám phá này mới có thể đem lại hành động đích thực/the discovery of reality, which alone can bring about true action.

 Tôi nghĩ hiểu điều này là rất quan trọng, và không chỉ là quan tâm tới loại công tác cải tạo xã hội nào hoặc hoạt động người ta nên đồng hoá mình với nó. Chắc chắn đó không là vấn đề. Vấn đề rõ ràng sâu sắc hơn nhiều. Người ta rất dễ mải mê với mấy loại công việc nào đó hoặc việc cải tạo xã hội, và khi ấy nó là một phương tiện để tránh né, để quên hay hy sinh mình qua hành động; nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của chúng ta. Những vấn đề của chúng ta rất to lớn hơn và chúng ta cần một lời giải đáp tương xứng, mà tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm thấy nếu chúng ta có thể đi vào vấn đề này để xem văn hóa ngày nay – bao hàm tôn giáo, toàn thể cái khung của xã hội và luân lý – có giúp con người tìm thấy chân lí hay không. Nếu nó không giúp được, thì khi ấy chỉ sự cải tạo văn hoá hay xã hội như thế là phí thời gian; nhưng nếu nó hữu ích cho con người trong ý nghĩa đích thực, thì tất cả chúng ta phải hết lòng với nó.Tôi nghĩ điều đó là cơ sở của vấn đề.

 Chúng ta muốn nói văn hoá là toàn bộ vấn đề của tư tưởng, phải vậy không? Với đa số chúng ta, tư tưởng là kết qủa với những hình thức khác nhau của sự tác động bởi hoàn cảnh, của giáo dục, của sự thích nghi, của những áp lực và ảnh hưởng mà tư tưởng bị lệ thuộc trong khuôn khổ một nền văn minh cá biệt. Ngày nay tư tưởng của chúng ta bị xã hội uốn nắn, và trừ khi có một cuộc cách mạng trong suy nghĩ của chúng ta, sự cải tổ hời hợt về văn hoá hoặc xã hội mà thôi thì hình như đối với tôi là một sự lạc hướng, một yếu tố sẽ đem lại sự đau khổ lớn lao hơn.

 Sau hết, điều chúng ta gọi là nền văn minh là một diễn biến/qúa trình giáo dục tư tưởng trong khuôn mẫu Ấn Độ giáo, Cơ Đốc giáo hay Cộng Sản, và vv…Tư tưởng được giáo dục như thế có khi nào có thể tạo ra một cuộc cách mạng quan trọng nhất không? Có áp lực nào, sự uốn nắn tư tưởng nào sẽ đem lại sự khám phá hay sự hiểu biết sự thật không? Chắc chắn tư tưởng phải tự giải phóng mình khỏi tất cả các áp lực, nghĩa là thực sự khỏi xã hội, khỏi mọi hình thức ảnh hưởng, và từ đó tìm thấy sự thật là gì; khi ấy chính sự thật có hành động của riêng nó cùng lúc đem lại một nền văn hóa khác/Will any pressure, any shaping of thought, bring about the discovery or the understanding of what is truth? Surely thought must free itself from all pressure, which means really from society, from all forms of influence, and thereby find out what is truth; then that very truth has an action of its own that will bring about an altogether different culture.

 Nghĩa là, xã hội tồn tại tự phơi bày sự thật, hay người ta phải được tự do đối với xã hội để tìm thấy sự thật? Nếu xã hội giúp con người tìm thấy sự thật, khi ấy mọi loại công tác cải tạo trong xã hội đều thiết yếu; nhưng nếu nó là một trở ngại cho sự khám phá thì cá nhân không nên tách khỏi xã hội để tìm sự thật sao? Chỉ một người như thế là thực sự có tôn giào chứ không phải người thực hành các lễ lạy khác nhau, hay người tiếp cận đời sống qua những mô hình thần học. Khi một cá nhân tự giải phóng mình khỏi xã hội và tìm sự thật thì người đó, trong chính sự tìm kiếm của người ấy không đem lại một nền văn hóa khác sao?/When the individual frees himself from society and seeks reality, does he not bring about in his very search a different culture?

 Tôi nghĩ đây là một vấn đề quan trọng bởi vì đa số chúng ta chỉ quan tâm tới sự cải tạo. Chúng ta thấy sự nghèo đói, nạn nhân mãn, mọi hình thức phân hóa, chia rẽ, và sự xung đột; và thấy tất cả những điều đó, người ta phải làm gì? Người ta có nên bắt đầu bằng việc gia nhập một nhóm đặc biệt, hay bằng làm việc nghiên cứu tư tưởng? Đó có phải là chức năng của một người có-tôn-giáo không? Người có-tôn-giáo, chắc chắn, là người tìm sự thật,/The religious man, surely, is he who seeks reality và không là người đọc và dẫn lời kinh Gita, hoặc là người đi lễ mỗi ngày. Điều đó rõ ràng không là tôn giáo; nó chỉ là một sự bắt buộc, sự tác động của tư tưởng bởi xã hội. Vậy người nhiệt tâm phải làm gì, người thấy sự cần thiết và muốn đem lại một cuộc cách mạng tức thì? Người ấy có phải làm việc cho sự cải tạo trong khuôn khổ xã hội không? Xã hội là một nhà tù, và người ấy sẽ chỉ phải cải tạo nhà tù bằng trang trí mấy chấn song và hoàn tất những việc làm bên trong những bức tường đó cho đẹp hơn không? Chắc chắn người rất nhiệt tâm, thực sự có-tôn-giáo là người cách mạng duy nhất; không có người nào khác, và một người như thế là người tìm chân lí, người đang cố gắng tìm ra Thượng Đế hoặc sự thật là gì.

 Vậy thì hành động của một người như thế sẽ như thế nào? Người ấy sẽ phải làm gì? Người ấy phải làm việc nội trong xã hội hiện nay thôi, hay phải tách ra và hoàn toàn không quan tâm tới xã hội? Tách ra không có nghĩa trở thành một nhà tu hành khổ hạnh, một nhà tu hành khất thực, cô lập mình bằng những ám thị thôi miên kỳ dị. Và tuy vậy người có-tôn-giáo không thể là một nhà cải tạo, bởi vì người nhiệt tình chỉ theo đuổi những công việc cải tạo mà thôi thì điều đó phung phí năng lượng/sinh lực, suy tư vô ích, uổng tính sáng tạo.Vậy người nhiệt tình phải làm gì? Nếu người ấy không muốn trang hoàng mấy bức tường của nhà tù, di dời mấy chấn song, cho thêm ít bóng đèn, nếu người ấy không quan tâm tới tất cả điều đó, và nếu người ấy cũng thấy sự quan trọng phải đem lại một cuộc cách mạng căn bản, một sự thay đổi tận gốc rễ trong mối tương quan giữa con người với con người - mối quan hệ đã tạo ra xã hội đáng kinh hãi này trong đó có người giàu vô cùng và những người tuyệt đối không có gì, cả bên trong nội tâm lẫn bên ngoài xã hội -- vậy người đó phải làm gì?Tôi nghĩ đó là câu hỏi quan trọng đặt ra cho chính mình.

 Sau hết, văn hóa có hiện thực qua tác động của sự thật không, hay văn hóa do con người làm ra?/After all, does culture come into being through the action of truth, or is culture man-made? Nếu nó do con người làm ra, rõ ràng nó sẽ không dẫn bạn tới sự thật. Và văn hóa của chúng ta do con người làm ra, bởi vì nó dựa trên những hình thức khác nhau của những điều thâu đạt được, không chỉ về phương diện vật chất mà còn về phương diện tinh thần nữa; nó là kết qủa của lòng ham muốn địa vị trong mọi hình thức, sự nâng cao mình, và vv…Một nền văn hóa như vậy rõ ràng không thể dẫn con người tới chỗ thực chứng điều tối cao; và nếu tôi thấy thế, khi ấy tôi sẽ làm gì? Bạn sẽ làm gì nếu bạn thực sự nhận thức rõ xã hội đó là một trở ngại? Xã hội không chỉ là một hay hai hoạt động, nó là toàn thể cơ cấu mối quan hệ của con người trong đó tất cả sự sáng tạo đã chấm dứt, trong đó có sự liên tục mô phỏng; nó là một khuôn khổ của sự sợ hãi trong đó giáo dục chỉ là sự thích nghi và hoàn toàn không có tình yêu, nhưng chỉ là hành động phù hợp với khuôn mẫu được mô tả như tình yêu. Trong xã hội này những yếu tố chính là sự nhìn nhận và sự kính trọng; nghĩa là những gì tất cả chúng ta phấn đấu để có được - đều sẽ được nhìn nhận. Năng lực, sự hiểu biết của chúng ta phải được xã hội nhìn nhận để chúng ta sẽ là những người nào đấy. Khi người ấy nhận thức tất cả điều này và trông thấy cái nghèo, nạn đói, tâm trí phân tán vào những niềm tin khác nhau thì người nhiệt tâm sẽ làm gì?

 Nếu chúng ta thực sự lắng nghe những gì đang được nói tới, lắng nghe trong chiều hướng muốn tìm ra sự thật là gì, để không có xung đột ý kiến của bạn chống ý kiến của tôi, hoặc tính khí của bạn trái với  tính khí của tôi, nếu chúng ta có thể để tất cả điều đó qua bên và cố tìm ra sự thật là gì, mà điều đó đòi hỏi tình yêu, khi ấy tôi nghĩ  trong chính tình yêu đó, trong ý thức của lòng nhân ái chúng ta sẽ tìm thấy sự thật tạo ra một nền văn hóa mới. Khi ấy người ta tự do đối với xã hội, người ta không quan tâm tới việc cải tạo xã hội. Nhưng để tìm thấy sự thật là gì thì cần có tình yêu, và trái tim chúng ta trống rỗng, vì chúng đầy những thứ của xã hội. Bị lấp đầy như thế, chúng ta cố gắng cải tạo, và việc cải tạo của chúng ta không ngát hương tình yêu/If we really listen to what is being said, listen in the sense of wanting to find out what is truth, so that there is not the conflict of your opinion against my opinion, or your temperament opposed to mine, if we can set all that aside and try to find out what is true, which requires love, then I think in that very love, in that sense of goodness we shall find the truth that creates a new culture. Then one is free of society, one is not concerned with the reformation of society. But to find what is truth requires love, and our hearts are empty, for they are filled with the things of society. Being filled, we try to reform, and our reformation is without the perfume of love.

 Bởi vậy một người nhiệt tâm phải làm gì? Người ấy phải tìm kiếm sự thật, Thượng Đế, hoặc tên gọi nào khác bạn muốn, hoặc người ấy phải dùng trái tim và khối óc để cải thiện xã hội mà thực sự là cải thiện mình? Bạn hiểu chứ? Người ấy sẽ thắc mắc tìm hiểu sự thật là gì hay sẽ cải thiện hoàn cảnh xã hội, mà nó là cải thiện chính mình? Người ấy phải cải thiện mình nhân danh xã hội, hay phải tìm kiếm sự thật, trong đó hoàn toàn không có sự cải thiện chăng? Cải thiện bao hàm thời gian, thời gian để trở thành, nhưng trái lại sự thật không liên quan gì tới thời gian, nó đươc nhận thức/lãnh hội tức thì/Shall he improve himself in the name of society, or shall he seek truth, in which there is no improvement at all? Improvement implies time, time to become, whereas truth has nothing to do with time, it is to be perceived immediately.

 Bởi vậy vấn đề quan trọng khác thường, phải không? Chúng ta có thể nói về cải tạo xã hội, nhưng nó vẫn là cải tạo mình. Và để cho một người tìm điều có thực, sự thật là gì, thì không có sự cải tạo mình; trái lại, có sự chấm dứt hoàn toàn bản ngã/cái tôi, mà nó là xã hội. Do đó người ấy không quan tâm tới cải tạo xã hội/And for the man who is seeking what is real, what is truth, there is no reformation of the self; on the contrary, there is the total cessation of the self, which is society. Therefore he is not concerned with the reformation of society.

 Toàn bộ cơ cấu tổ chức xã hội dựa trên diễn tiến nhìn nhận và kính trọng; và chắc chắn, thưa các bạn, một người nhiệt tình không thể tìm kiếm việc cải tạo xã hội, mà nó là sự cải thiện bản thân mình. Trong sự cải tạo xã hội, trong sự đồng hóa mình với điều gì đó tốt, người ấy có thể nghĩ đang hy sinh mình, nhưng nó vẫn là cải thiện mình. Còn, đối với người đang tìm điều tối thượng, điều cao nhất, thì không có sự cải thiện mình; trong chiều hướng đó không có sự cải thiện ‘cái tôi’, không có sự trở thành, không có sự thực hành, không có tư tưởng ‘Tôi sẽ là’. Điều này thực sự có nghĩa chấm dứt tất cả các áp lực lên tư tưởng, và khi không có áp lực nào lên tư tưởng thì còn có suy nghĩ không? Chính cái áp lực lên tư tưởng là diễn biến của suy nghĩ, suy nghĩ theo xã hội, hoặc theo phản ứng đối với xã hội đó; và nếu không có áp lực thì có suy nghĩ không? Chỉ tâm trí không có chuyển động này của tư tưởng – mà nó là áp lực của xã hội - chỉ một tâm trí như thế có thể thấy sự thật; và trong tìm kiếm điều tối cao, tâm trí như thế tạo ra văn hóa mới. Đó là điều cần thiết: đem lại một loại văn hóa hoàn toàn khác, không cải tạo xã hội hiện tại. Và một nền văn hoá như thế không thể xuất hiện trừ khi người nhiệt tâm hoàn toàn theo đuổi sự thật với tất cả năng lượng/sinh lực, tình yêu. Sự thật không thể tìm thấy trong bất cứ kinh sách nào, qua bất cứ người lãnh đạo nào, nó xuất hiện khi tư tưởng tĩnh lặng, và sự tĩnh lặng đó không thể có được do bất cứ thứ kỷ luật nào. Sự tĩnh lặng xảy đến khi có tình yêu/Whereas, for the man who is seeking that which the supreme, the highest, there is no self-improvement of the ‘me’, there is no becoming; there is no practice, no thought of ‘I shall be’. This means really the cessation of all pressure on thought, and when there is no pressure on thought, is there thinking? The very pressure on thought is the process of thinking, thinking in terms of a particular society, or in terms of a reaction to that society; and if there is no pressure, is there thinking? It is only the mind that has not this movement of thought – which is the pressure of society – it is only such a mind that can find reality; and in seeking that which is the supreme, such a mind creates the new culture. That is what is necessary; to bring about a totally different kind of culture, not to reform the present society. And such a culture cannot arise unless the earnest man pursues completely, with total energy, with love, that which is real. The real is not to be found in any book, through any leader; it comes into being when thought is still, and that stillness cannot be bought by any disciple. Stillness comes when there is love.

 Trong xem xét một vài trong số những vấn đề này, tôi nghĩ rằng quan trong là chúng ta phải kinh nghiệm trực tiếp điều đang được nói tới, và bạn không thể làm vậy nếu bạn chỉ quan tâm tới một lời giải đáp cho vấn đề. Nếu chúng ta cùng nhau đi vào vấn đề, chúng ta không thể có chung ý kiến về vấn đề đó – lí lẽ của tôi chống lí lẽ của bạn - bởi vì những lí lẽ và ý kiến là một trở ngại cho sự hiểu biết vấn đề/theories and speculations are a hindrance to the understanding of a problem. Nhưng nếu bạn và tôi lặng lẽ và thận trọng đi sâu vào vấn đề, khi ấy có lẽ chúng ta có thể hiểu nó. Thực sự không có vấn đề. Chính là tâm trí tạo ra vấn đề/Actually there is no problem. It is the mind that creates the problem. Trong sự hiểu biết vấn đề người ta hiểu mình, hiểu hoạt động của tâm trí. Sau hết, vấn đề chi có khi sự xáo trộn bén rễ trong tâm trí. Và tâm trí không thể nhìn vào một vấn đề, thấy rõ bất cứ sự xáo trộn nào mà không để nó bén rễ trong tâm trí sao? Tâm trí giống một cuốn phim nhậy bén; nó hiểu, cảm nhận những hình thức phản ứng khác nhau. Nhưng nó không thể hiểu, cảm nhận, phản ứng với tình yêu, để chính tâm trí không trở thành nơi ở đó phản ứng bén rễ và trở thành một vấn đề chứ?/The mind is like a sensitive film; it perceives, it feels various forms of reaction. But is it not possible to perceive, to feel, to react with love, so that the mind itself does not become the soil in which the reaction takes root and becomes a problem?

 Người hỏi/NH: Ông nói rằng chú ý đầy đủ là tốt; vậy cái gì là xấu?

 Krishnamurti/K: Tôi tự hỏi có một điều gọi là xấu như thế hay không? Xin bạn chú ý, hãy đi với tôi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Chúng ta nói có điều tốt và điều xấu. Có tính ghen ghét và tình yêu, và chúng ta nói ghen ghét là xấu và tình yêu là tốt. Tại sao chúng ta phân chia đời sống, gọi điều này là ‘tốt’ và điều kia là ‘xấu’, do đó tạo sự mâu thuẫn giữa những điều đối nghịch? Không phải là không có tính ghen ghét, hận thù, tính hung bạo trong tâm tri và lòng con người, vắng bóng tình thương, tình yêu; nhưng tại sao chúng ta chia đời sống thành điều được gọi là ‘tốt’ và điều được gọi là ‘xấu’? Không phải đời sống chỉ có một điều, đó là một tâm trí không-có-sự-lưu-ý sao? Chắc chắn khi có sự lưu ý đầy đủ, nghĩa là, khi tâm trí hoàn toàn biết, tỉnh thức, theo dõi, thì không có điều xấu hoặc tốt như thế; chỉ có một tình trạng tỉnh thức. Nhân ái khi ấy không là một phẩm chất, không là một đức hạnh, nó là trạng thái của tình yêu. Khi có tình yêu thì không có đỉều tốt cũng không có điều xấu, chỉ có tình yêu mà thôi. Khi bạn thực sự yêu người nào bạn không nghĩ đến điều tốt hay điều xấu, bạn hoàn toàn sống với tình yêu đó. Chỉ khi không còn sự lưu ý đầy đủ, không còn tình yêu thì khi ấy có xung đột giữa điều tôi hiện-là và điều tôi nên-là/Surely when there is complete attention, that is, when the mind is totally aware, alert, watchful, there is no such thing as evil or good; there is only an awakened state. Goodness then is not a quality, not a virtue, it is a state of love. When you really love somebody you are not thinking of good or bad, your whole being is filled with that love. It is only when there is the cessation of complete attention, of love, that there comes the conflict between what I am and what I should be. Then that which I am is ‘evil’, and that which I should be is the so-called ‘good.’Trong trường hợp ấy sự kiện tôi là thì ‘xấu’, và sự kiện tôi nên là thì được gọi là ‘tốt’.

 Có thể nào hoàn toàn không suy nghĩ theo cách phân chia, không tách đời sống thành điều tốt và điều xấu, không bị vướng mắc vào sự xung đột này không? Xung đột giữa tốt và xấu là cuộc đấu tranh để trở thành điều gì đó. Lúc tâm trí muốn trở thành điều gì đó thì phải có sự cố gắng, sự xung đột giữa những điều tương phản. Đây không là lý thuyết. Bạn theo dõi tâm trí bạn và bạn sẽ thấy lúc tâm trí ngưng suy nghĩ theo cách để trở thành điều gì đó thì sự tác động ngưng lại – mà nó không là sự đình trệ; nó là trạng thái hoàn toàn chú ý, nó là tính nhân ái. Nhưng sự hoàn toàn chú ý đó không xảy ra bao lâu tâm trí còn vướng mắc trong sự cố gắng để trở thành điều gì đó/Is it at all possible not to think in terms of fragmentation, not to break life up into the good and the evil, not to be caught in this conflict? The conflict of good and evil is the struggle to become something. The moment the mind desires to become something, there must be effort, the conflict between the opposites. This is not a theory. You watch your own mind and you will see that the moment the mind ceases to think in terms of becoming something, there is a cessation of action – which is not stagnation; it is a state of total attention that is goodness. But that total attention is not possible as long as the mind is caught in the effort to become something.

 Xin hãy lắng nghe, không chỉ điều tôi đang nói, nhưng chính hoạt động của tâm trí bạn, và nó sẽ vén mở cho bạn thấy tư tưởng cố gắng trở thành điều gì đó một cách dai dẳng khác thường, không ngừng phấn đấu để là điều gì khác hơn nó hiện là, mà chúng ta gọi là sự bất mãn. Chính sự cố gắng này để trở thành điều gì đó là ‘điều xấu’, bởi vì nó là sự lưu ý cục bộ, không là lưu ý toàn diện. Khi có lưu ý toàn diện thì không có tư tưởng trở thành, chỉ có tình trạng hiện là/hiện sinh/hiện hữu/When there is total attention, there is no thought of of becoming, there is only a state of being. Nhưng khi bạn hỏi, ‘Làm cách nào tôi tới được trạng thái hiện là, làm cách nào tôi ý thức đầy đủ?’ thì bạn đã đi vào con đường của ‘điều xấu’ rồi bởi vì bạn muốn có kết qủa. Nhưng trái lại, nếu người ta chỉ nhận ra rằng bao lâu có sự trở thành, ráng sức, cố gắng là một điều gì đó, người ta ở trên đường cùa ‘điều xấu’, nếu người ta có thể hiểu sự thật của điều đó, chỉ thấy sự kiện như nó là, thì khi ấy người ta sẽ thấy rằng đó là tình trạng hoàn toàn lưu ý; và tình trạng đó là tình thương, không có sự cố gắng ở trong đó./just see the fact as it is, then one will find that that is the state of total attention; and that state is goodness, there is no strife in it.

 NH: Những nền văn hóa lớn đều dựa trên một mẫu mực, nhưng ông lại nói đến một nền văn hóa mới không lệ thuộc mẫu mực. Một nền văn hóa không mẫu mực có bao giờ có không?

 K: Tâm trí không phải tự do đối với tất cả các mẫu mực để tìm thấy sự thật sao? Và được tự do để thấy sự thật, nó sẽ không tạo ra mẫu mực riêng của nó mà xã hội ngày nay không thể nhận biết sao? Tâm trí bị vướng mắc vào một mẫu mực, suy nghĩ trong mẫu mực, bị tác động bởi xã hội có thể tìm thấy điều-không-thể-đo lường được mà nó không có mẫu mực chăng? Ngôn ngữ này, tiếng Anh đang được xử dụng, là một kiểu mẫu đã phát triền qua nhiều thế kỷ. Nếu có sự sáng tạo và sự tự do không lệ thuộc những kiểu mẫu, khi ấy sự sáng tạo đó, sự tự do đó có thể dùng kỹ thuật của ngôn ngữ; nhưng qua kỹ thuật, qua mẫu mực của ngôn ngữ, không thể tìm thấy sự thật. Qua thực hành, qua thiền định loại đặc biệt nào đấy, qua kiến thức, qua bất cứ hình thức kinh nghiệm nào, tất cả điều đó đều ở trong một mẫu mực, nên tâm trí không bao giờ có thể hiểu sự thật là gì. Để hiểu sự thật là gì, tâm trí phải tự giải phóng mình khỏi những mẫu mực. Một tâm trí như thế là một tâm trí tĩnh lặng, và rồi nó tự sáng tạo hành động. Nhưng bạn thấy đấy, đa số chúng ta không bao giờ giải phóng mình khỏi những mẫu mực. Chẳng bao giờ có lúc nào mà tâm trí hoàn toàn thoát khỏi sự sợ hãi, sụ thích nghi, thói quen muốn trở thành điều này điều nọ, hoặc ở thế giới vật chất này hay trong thế giới tâm linh. Khi diễn biến/qúa trình của sự trở thành trong bất cứ chiều hướng nào hoàn toàn chấm dứt thì khi ấy Thượng Đế/sự thật xuất hiện và tạo ra một mẫu mực mới, một nền văn hóa của riêng nó/When the process of becoming in any direction completely ceases, then that which is God, truth, comes into being and creates a new pattern, a culture of its own.

 NH: Vấn đề của tâm trí và vấn đề nghèo đói và mất quân bình của xã hội cần được xử trí và hiểu cùng lúc.Tại sao ông chỉ nhấn mạnh một vấn đề?

 K: Tôi chỉ nhấn mạnh một vấn đề thôi sao? Và có vấn đề nghèo đói và mất quân bình của xã hội, vấn đề thoái hóa và đau khổ, tách biệt với vấn đề của tâm trí như thế sao? Không phải chỉ có một vấn đề, đó là tâm trí thôi sao? Chính tâm trí đã tạo ra vấn đề xã hội; và đã sinh ra vấn đề, nó lại cố gắng giải quyết không có sự tự thay đổi chính mình một cách căn bản. Bởi vậy vấn đề của chúng ta là tâm trí, tâm trí muốn thấy mỉnh cao hơn và từ đó tạo ra sự mất quân bình, theo đuổi sự thành đạt trong những hình thức khác nhau bởi vì nó cảm thấy an toàn trong của cải, trong quan hệ, hay trong ý tưởng, mà nó là kiến thức. Chính sự đòi hỏi liên tục được an toàn này tạo ra sự mất quân bỉnh mà nó là một vấn đề không bao giờ có thể được giải quyết cho tới khi chúng ta hiểu tâm trí tạo ra sự khác biệt, tâm trí không có tình yêu. Pháp luật sẽ không giải quyết vấn đề này, cũng không được giải quyết bởi những ngưở Cộng Sản hay những ngưởi Xã Hội. Vấn đề mất quân bình chỉ có thể được giải quyết khi có tình yêu, và tình yêu không chỉ là một lời nói bị bỏ qua. Một người có tình yêu không quan tâm ai ở trên cao, ai ở dưới thấp; đối với người đó không có sự quân bình cũng không có sự mất quân bình; mà chỉ có trạng thái hiện là/hiện sinh/hiện hữu, đó là tình yêu/The problem of inequality can be solved only when there is love, and love is not just a word to be thrown about . The man that loves is not concerned with who is superior and who is inferior; to him there is neither equality nor inequality; there is only a state of being.Nhưng chúng ta không biết trạng thái đó, chúng ta chẳng bao giờ cảm nhận trạng thái đó. Thế thì tâm trí hoàn toàn quan tâm tới hoạt động và công việc của nó, đã tạo ra sự đau khổ như thế trên thế giới này và sẽ đi thẳng tới sự tạo thêm sự phiền muộn, sự hủy diệt – làm thế nào một tâm trí như thế lại có thể đem lại một cuộc cách mạng toàn diện nơi chính nó?Chắc chắn đó là vấn đề.Và chúng ta không thể đem lại cuộc cách mạng này qua bất cứ cuộc cải tạo xã hội nào, nhưng khi chính tâm trí thấy sự cần thiết phải thực hiện đìều này, khi ấy có cuộc cách mạng.

 Chúng ta luôn luôn nói đến sự nghèo đói, sự mất quân bình, và sự cải tạo bởi vì trái tim chúng ta trống rỗng. Khi có tình yêu chúng ta sẽ không có vấn đề, nhưng tình yêu không thể hiện diện qua bất cứ sự thực hành nào/When there is love we shall have no problem, but love cannot come into being through any practice. Nó chỉ có thể xuất hiện khi bạn vắng mặt, nghĩa là, khi bạn không còn quan tâm về bạn, địa vị, uy tín, tham vọng, nguyên nhân thất vọng của bạn, khi bạn hoàn toàn không còn nghĩ về bạn, không phải ngày mai nhưng ngay bây giờ. Sự bận rộn với chính mình thì cũng thế, nó có thể là sự bận rộn của người đang theo đuổi điều người ấy gọi là Thượng Đế, hoặc của người hoạt động cho một cuộc cách mạng xã hội. Và một tâm trí bận rộn như thế thì không bao giờ biết tình yêu là gì.

 NH: Hãy nói đến Thượng Đế cho chúng tôi nghe.

 K: Thay vì tôi nói cho bạn nghe Thượng Đế là gỉ, chúng ta hãy tìm xem chúng ta có thể thực hiện trạng thái khác thường đó không, không phải ngày mai hay một tương lai xa nào đấy, nhưng ngay bây giờ đang khi chúng ta cùng ngồi yên lặng nơi đây. Chắc chắn điều đó quan trọng hơn nhiều. Nhưng để tìm thấy Thượng Đế, tất cả niềm tin phải ra đi. Tâm trí sẽ khám phá ra sự thật là gì thì không thể tin vào sự thật, không thể có lý thuyết hay giả thuyết nào về Thượng Đế/But to find out what God is, all belief must go. The mind that would discover what is true cannot believe in truth, cannot have theories or hypotheses about God. Xin lắng nghe. Bạn có những giả thuyết, những niềm tin, bạn có giáo lý, bạn có đầy những ức đoán. Đã đọc sách này sách khác về sự thật hay Thượng Đế là gì, tâm trí bạn bồn chồn một cách lạ lùng. Một tâm trí đầy kiến thức thì không ngưng nghỉ; nó không yên lặng, nó chỉ bị làm cho nặng thêm, và chỉ sức nặng thôi không biểu thị một tâm trí tĩnh lặng. Khi một tâm trí đầy niềm tin, hoặc tin có Thượng Đế hoặc không có Thượng Đế thì nó bị làm cho nặng thêm, và một tâm trí nặng nề thì không bao giờ có thể tìm thấy sự thật là gì. Để tìm ra sự thật là gì, tâm trì phải tự do, tự do đối với những nghi thức, những niềm tin, những giáo điều, kiến thức và kinh nghiệm. Chỉ khi ấy tâm trí mới có thể nhận thức sự thật. Bởi vì một tâm trí như vậy thì yên tĩnh, không cỏn chuyển động ra, vào, là chuyển động của dục vọng. Nó không đè nén dục vọng, đó là năng lượng. Trái lại, cho một tâm trí được tĩnh lặng thì phải có năng lượng dồi dào; nhưng không thể có sự chin chắn hoặc đầy đủ năng lượng nếu như có bất cứ hình thức hoạt động ngoại cảnh nào, và do đó có một phản ứng ở nội tâm. Khi tất cả điều đó lắng xuống thì tâm trí yên tịnh.

 Tôi không mê hoặc làm các bạn thành yên lặng. Chính bạn phải thấy sự quan trọng của việc buông bỏ, vứt đi không cố gắng, không cưỡng lại, tất cả những điều tích lũy của những thế kỷ, những điều dị đoan, kiến thức, những niềm tin; bạn phải thấy sự thật rằng bất cứ hình thức gánh nặng nào đều làm cho tâm trí không yên, phí phạm năng lượng. Để tâm trí được yên lặng thì phải có năng lượng dồi dào, và năng lượng đó phải tĩnh lặng. Và nếu bạn thực sự tới được trạng thái đó mà không cố gắng, khi ấy bạn sẽ thấy năng lượng đó, tĩnh lặng, có chuyển động của riêng nó mà không là hậu qủa do sự bắt buộc hay sức ép của xã hội. Bởi vì tâm trí đã có dư thừa năng lượng, vắng lặng và im lặng nên tâm trí tự nó trở thành điều siêu phàm. Không có người trải nghiệm điều siêu phàm; không có thực thể nào nói, ‘Tôi đã thể nghiệm chân lí.’Bao lâu còn có người trải nghiệm, chân lí không thể hiện thực, bởi vì người trải nghiệm là hoạt động thâu thập hoặc tiêu trừ kinh nghiệm. Vì thế phải hoàn toàn chấm dứt người trải nghiệm/There is no experience of the sublime; there is no entity who says. ‘I have experienced reality’. As long as there is an experience, reality cannot be, because the experiencer is the movement to gather experience or to liquidate experience. So there must be a total cessation of the experiencer.

 Cứ thử nghe điều này. Đừng cố gắng, chỉ thấy và để mặc người trải nghiệm, lả hoạt động của tâm trí ở trong nội tâm và ở ngoại cảnh, phải tới chỗ kết thúc. Phải có sự chấm dứt hoàn toàn tất cả hoạt động như thế, và điều đó đòi hỏi năng lượng lạ lùng, không là sự đè nén năng lượng. Khi tâm trí hoàn toàn vắng lặng, nghĩa là, khi năng lượng/sinh lực  không bị  phung  phí cũng không bị làm sai lạc bởi kỷ luật, thì khi ấy năng lượng/sinh lực đó là tình yêu; khi ấy điều là sự thật thì không tách biệt với chính năng lượng/sinh lực đó/When the mind is completely still, that is, when energy is neither dissipated nor distorted through disciple, then that energy is love; then that which is real is not separate from that energy itself.  

 Bombay, 24 Tháng Mười Hai 1958

 Cá nhân là quan trọng nhất, cho dù xã hội, tôn giáo, các chính phủ không nhìn nhận sự kiện đó. Bạn rất quan trọng bởi vì bạn là phương tiện duy nhất đem lại tính sáng tạo mạnh mẽ của sự thật. Chính bạn là môi trường trong đó sự thật này có thể hiện thực. Nhưng bạn sẽ nhận xét thấy trước rằng tất cả các chính phủ, các tôn giáo có tổ chức và các xã hội, dù xác quyết sự quan trọng của cá nhân, họ lại cố gắng xóa sạch phần quan trọng nhất của nó, cảm nghĩ của cá nhân, bởi vì họ muốn ý kiến của tập thể, một phản ứng của quần chúng. Nhưng tâm trí chỉ được tổ chức theo một mẫu mực của niềm tin nào đó, bị đè nặng bởi phong tục, bởi truyền thống, bởi kiến thức thì không là một tâm trí cá nhân. Chỉ có thể là một tâm trí cá nhân khi bạn dẹp bỏ tất cả những ảnh hưởng này bằng cảm nghĩ, bằng sự cân nhắc và hiểu biết bởi vì bạn đã hiểu ý nghĩa và giá trị hời hợt của chúng. Khi ấy chỉ có một tâm trí sáng tạo/An individual mind can only be when you deliberately, knowingly, with feeling, put all these influences aside because you have understood their signification, their superficial value. Then only is there an individual creative mind.

 Thật khó khăn lạ lùng khi phải tách biệt cá nhân ra khỏi tập thể, và tuy thế không có sự tách biệt này thì không thể có sự thật. Như thế cá nhân đích thực không là cá nhân chỉ có tên gọi, những phản hồi của xúc cảm, những phản ứng của thói quen, ít nhiều tài sản, vv…, nhưng cá nhân đích thực là người ra sức cắt hết sự rối loạn tư tưởng, truyền thống ngăn cản sự tiến bộ, là người dẹp bỏ tất cả những điều này và cố gắng tìm ra lí do, điểm nòng cốt, trung tâm của sự đau khổ nơi con người/So the true individual is not the individual who merely has his own name, certain emotional responses, certain customary reactions, some proverty, and so on, but the true individual is he who is endeavouring to cut through this confusion of ideas, through this morass of tradion, who sets aside all these and tries to find the reason, the core, the center of human misery . Một người như thế không cầu đến sách vở, quyền hành, tập quán nổi tiếng, nhưng vứt bỏ tất cả điều này và bắt đầu tìm hiểu –thì người ấy là cá nhân đích thực. Nhưng đa số chúng ta lập lại, chấp nhận, tuân theo, mô phỏng, vâng lời - phải vậy không? - bởi vì đối với chúng ta vâng lời đã trở thành nguyên tắc – vâng lời trong gia đình, nghe theo sách vở, nghe theo đạo sư, thày, và vv…- và với sự vâng lời chúng ta cảm thấy an ninh, an toàn. Nhưng thực tế đời sống không an toàn; đời sống không bao giờ chắc chắn; trái lại đời sống là không chắc chắn nhất. Và vì nó không chắc chắn, nó cũng hết sức phong phú, không thể đo lường/And because it is uncertain it is also profoundly rich. Nhưng tâm trí trong sự tìm kiếm của nó, muốn thấy sự an toàn và an ninh, do đó nó vâng lời, tuân theo; và một tâm trí như thế thì hoàn toàn không là một tâm trí cá nhân.

 Đa số chúng ta không là những cá nhân dù mỗi chúng ta đều có một tên gọi, hình dạng riêng, bởi vì trạng thái tâm trí bên trong bị thời gian* ràng buộc, bị đè nặng bởi phong tục, truyền thống và quyền lực - quyền lực của chính phủ, quyền lực cùa xã hội, quyền lực trong gia đình. Một tâm trí như thế không là một tâm trí cá nhân; tâm trí cá nhân ở ngoài tất cả điều đó; nó không ở trong khuôn mẫu của xã hội. Tâm trí cá nhân ở trong sự nổi dậy và vì thế không tìm kiếm an ninh. Tâm trí cách mạng chính trị không là tâm trí ở trong sự nổi dậy. Tâm trí cách mạng chính trị chỉ muốn thay đổi những điều theo một khuôn mẫu nào đó, và một tâm trí như vậy không là một tâm trí nổi dậy, một tâm trí không bằng lòng nơi chính nó/Such a mind is not an individual mind; the individual mind is outside of all that; it is not within the pattern of society. The revolutionary mind is not the mind that is in revolt. The revolutionary mind merely wants to alter things according to a certain pattern, and such a mind is not a mind in revolt, a mind is in itself discontented.

 Tôi không biết bạn đã nhận thấy sự bất mãn là một điều lạ lùng như thế nào hay không. Bạn chắc phải biết nhiều người trẻ bất mãn. Họ không biết làm gì; họ khổ sở, sống trong tình trạng nổi loạn, tìm kiềm điều này, thử điều kia, liên tục có những câu hỏi. Nhưng khi lớn lên họ tìm ra một việc làm, lấy vợ/lấy chồng và thế là hết. Sự bất mãn chủ yếu của họ bị buộc đi theo một hướng nhất định và rồi sự đau khổ bắt đầu. Khi còn nhỏ họ được cha mẹ, thày giáo, xã hội, tất cả đều bảo họ không được bất mãn, bảo họ tìm ra điều muốn làm và hãy làm điều ấy – nhưng nó luôn luôn ờ trong khuôn mẫu. Một tâm trí như thế không thực sự ở trong sự nổi dậy, và bạn cần một tâm trí thực sự nổi dậy để tìm sự thật, chứ không phải một tâm trí thích nghi. Nổi dậy nghĩa là nhiệt tình/Revolt means passion.

 Như thế trở nên một cá nhân thì rất quan trọng, và chỉ có cá tính qua biết mình mà thôi/there is individuality only through self-knowing - bạn biết bạn, biết tại sao bạn mô phỏng, tại sao bạn thích nghi, tại sao bạn tuân hành. Bạn vâng lời vì sợ hãi, phải không? Vì muốn được an toàn bạn thích nghi, để có thêm sức mạnh, thêm tiền bạc, hoặc điều này hoặc điều khác. Nhưng để thấy điều gì bạn gọi là Thượng Đế, để thấy có hay không có sự thật đó thì phải là cá nhân chết đi với qúa khứ, chết đi với kiến thức, chết đi với kinh nghiệm; phải là một tâm trí hoàn toàn mới, tươi tắn, vô tư. Tôn giáo là sự khám phá điều là sự thật, nó có nghĩa bạn phải tìm ra và không theo người nào đó nói người ấy đã tìm thấy và muốn cho bạn biết về điều đó. Phải là một tâm trí tiếp nhận sự thật đó, chứ không phải một tâm trí chỉ chấp nhận sự thật qua lời nói và thích nghi với tư tưởng của sự thật đó trong hi vọng được an toàn/But to find what you call God, to find whether there is or is not that reality, there must be the individual who is dead to the past, who is dead to knowledge, dead to experience; there must be a mind that wholly, totally new, fresh, innocent. Religion is the discovery of what is real, which means that you have to find, and not follow somebody who says he has found and wants to tell you about it. There must be a mind that receives that reality, not a mind that merely accepts reality verbally and conforms to that idea of reality in the hope of being secure.

 Vì thế có sự khác biệt giữa biết và cảm nhận, và tôi nghĩ hiểu điều này thì rất quan trọng. Với chúng ta, những sự giải thích là đầy đủ rồi, nó là ‘biết’. Chúng ta nói: ‘Tôi biết tôi có tham vọng, tôi biết tôi tham lam, tôi biết tôi căm ghét, nhưng biết như thế không thoát khỏi ảnh hưởng do sự kiện đó tác động. Bạn có thể biết bạn căm ghét, nhưng thực sự cảm thấy căm ghét và thoát khỏi ảnh hưởng của nó là một điều hoàn toàn khác với việc đi tìm sự giải thích nó và nguyên nhân của nó, phải thế không/You may know that you hate, but the actual feeling of hate and the freedom from it is an entirely different thing from the pursuit of the explanation of it and the cause of it, is it not? Nghĩa là, biết tôi u mê, ngốc nghếch, và nhận thức cảm giác u mê và ngốc nghếch là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cảm nhận bao hàm rất nhiều sức sống, rất nhiều sức mạnh, nghị lực, nhưng chỉ biết thôi thì chỉ tiếp cận đời sống một phần nào, chứ không tiếp cận đầy đủ. Bạn có thể biết một chiếc lá được hình thành như thế nào về phương diện thực vật học, nhưng cảm nhận một chiếc lá, ngửi thấy mùi của nó, thực sự nhìn thấy nó đòi hỏi thâm nhập rất sâu – vào chính mình. Tôi không biết bạn đã từng bao giờ cầm trong tay một chiếc lá và nhìn nó hay chưa. Các bạn tất cà đều là cư dân thành thị, đều bận rộn với chính các bạn, với công việc đang tiến hành, với sự thành tựu, với những hoài bão, những thái độ ghen ghét, những người chỉ huy, những mục sư, và tất cả những điều vô nghĩa còn lại khác có thể kể ra. Đó thật là thảm thương bởi vì nếu bạn đã biết cảm nhận sâu đậm thế nào thì khi đó bạn đã chan chứa thương cảm, đã làm gì đó, đã hành động với tất cả sự sống của bạn; nhưng nếu bạn chỉ biết rằng có sự nghèo đói, chỉ làm việc trí óc để xoá nghèo đói, như một viên chức chính phủ, một người cải cách ở làng, mà không có sự cảm nhận thì bạn làm gì cũng rất ít quan trọng.

 Bạn biết đấy, hiểu sự thật thì cần thiết phải có nhiệt tình – tôi dùng chữ nhiệt tình trong ý nghĩa đầy đủ của nó - bởi vì cảm nhận mạnh mẽ, sâu đậm, với tất cả sự sống của bạn là thiết yếu; bằng không điều lạ lẫm được gọi là sự thật sẽ không bao giờ tới với bạn. Nhưng các tôn giáo, các vị thánh của bạn nói bạn không được ham muốn, bạn phải kiểm soát, đè nén, vượt qua, tiêu diệt nó, nghĩa là bạn tới sự thật đã bị cháy rụi, hư hại, trống rỗng, đã chết. Bạn phải có nhiệt tình để gặp điều kỳ lạ gọi là đời sống, và bạn không thể có nhiệt tình, cảm nhận mạnh mẽ, nếu bạn bị xã hội, phong tục tập quán mê hoặc, nếu bạn bị vướng mắc vào những niềm tin, những giáo điều, những lễ lạy. Vì thế để lĩnh hội ánh sáng đó, sự thật đó, sự thật không thể đo lường đó, chúng ta phải trước hết hiểu điều chúng ta gọi là tôn giáo và thoát khỏi ảnh hưởng của nó/we must first understand what we call religion and be free from it – không bằng lời nói, không bằng lý trí, không qua sự giải thích, nhưng bằng thực sự tự do; bởi vì tự do – không phải tự do bởi lý trí của bạn nhưng là trạng thái tụ do thực sự - nó cho sức sống. Khi bạn đã đi qua tất cả chuyện vô lí này, khi bạn đã dẹp bỏ những điều lầm lẫn, những điều thuộc về truyền thống, những điều mô phỏng thì khi ấy tâm trí có tự do, tâm trí tỉnh thức, nhiệt tình. Và chỉ một tâm trí như vậy mới có thể hành động.

 Vì thế, như những cá nhân con người, bởi vì bạn và tôi là những người quan tâm chứ không phải tập thể - không có một tập thể như thế ngoại trừ một thực thể chính trị, nên chúng ta hãy tìm ra ý nghĩa của tôn gìáo. Đối với đa số chúng ta tôn giáo là gì? Đó chẳng phải là một niềm tin vào điều gì đó, vào một thần thánh siêu phàm điều khiển, uốn nắn, đem hi vọng đến và hướng dẫn chúng ta sao? Và chúng ta cầu nguyện và lễ lạy thực thể đó; trong danh xưng của đấng đó chúng ta hy sinh, làm lành, cầu nguyện, cầu xin, và hướng về ‘Ngài’như ‘Cha’cứu giúp chúng ta trong cơn khốn khó. Đối với chúng ta, tôn giáo không những chỉ  là ảnh tượng được ghi khắc trong đền thờ, những chữ viết trong đền thờ Hồi Giáo, hoặc thánh giá trong nhà thờ, không những chỉ là ảnh tượng ghi khắc làm bằng tay nhưng còn làm bằng tâm trí, ý tưởng nữa. Như vậy, đối với chúng ta, tôn giáo rõ ràng là một phương tiện để chúng ta chạy trốn nỗi buồn phiền, những hoang mang, bối rối hàng ngày/So to us, religion is obviously a means of escape from our daily sorrow, our daily confusion. Chúng ta không hiểu những sự mất quân bình, những bất công, cái chết, những nỗi buồn triền miên, những cuộc tranh giành, vật lộn, những nỗi thất vọng và tuyệt vọng, nên chúng ta quay qua thần thánh nào đó, qua những lễ lạy, qua đám đông, những lời cầu nguyện, và theo cách ấy hi vọng tìm được sự khuây khoả, niềm an ủi. Và trong qúa trình này, các thánh, các triết gia, các kinh sách đè nặng chúng ta bằng sự giải thích riêng biệt, bằng tục lệ, bằng truyền thống. Đó là lối sống của chúng ta, phải vậy không? Nếu bạn nhìn vào chính mình, bạn sẽ không đồng ý rằng đó là nguyên tắc đại cương của tôn giáo sao? Nó do tâm trí tạo ra để tự an ủi, chứ không là điều gì làm đời sống phong phú và trọn vẹn, hoặc cho cuộc sống một nhiệt tình. Vì thế chúng ta biết điều đó – nhưng ở đây biết và cảm nhận lại là hai điều khác nhau. Biết sự giả mạo của tôn giáo có-tổ-chức là một điều, nhưng thấy nó, buông bỏ nó tất cả - đòi hỏi thực sự cảm nhận rất sâu đậm. Do đó vấn đề - không dễ dàng có câu trà lời cho nó – là làm cách nào buông bỏ một điều, làm cách nào chết đi đối với nó, đối với mọi sự giải thích này, với mọi vị thánh không thực này; bởi vì tất cả những vị thánh do tâm trí hay bàn tay làm ra thì đều giả. Không sự giải thích nào sẽ làm bạn chết đi đối với nó.

 Vậy thì điều gì sẽ làm bạn chết đi đối với nó, khiến bạn nói: ‘Nay tôi buông bỏ nó chứ?’Thông thường chúng ta bỏ điều gì đó để lấy một đìều khác tốt đẹp hơn, và gọi nó là sự hy sinh/sự quên mình. Nhưng chắc chắn đó không là sự quên mình. Quên mình là từ bỏ mà không biết tương lai là gì, không biết ngày mai sẽ ra sao/To renounce means to give up not knowing what the future is, not knowing what tomorrow will bring. Nếu bạn từ bỏ, biết ngày mai sẽ đem lại gì thì khi ấy chỉ là một sự trao đổi, một món hàng mua bán ở chợ; nó không giá trị gì. Khi thân xác chết, bạn không biết điều gì xảy ra tiếp theo; đó là chung cuộc. Cũng như vậy, chết đi, từ bỏ, dẹp qua bên một cách toàn diện và sâu đậm tất cả những điều chúng ta gọi là tôn giáo, mà không biết điều gì sẽ xảy ra - bạn đã trải qua điều này chưa? Tôi không biết nó có là một vấn đề cho bạn hay không, nhưng chắc chắn nó phải là vấn đề cho bất cứ ai tỉnh thức, nhận thấy tất cả, bởi vì có sự bất công rộng lớn như thế trên thế giới. Tại sao người này đi xe hơi trong khi người kia đi bộ? Tại sao có người đói khát, nghèo khổ, và cũng có những người qúa giàu? Tại sao có người có chức có quyền, củng cố uy quyền bằng hành động tàn bạo? Tại sao một đứa bé chết? Tại sao có sự đau khổ quá quắt này ở khắp nơi? Một người có tất cả những câu hỏi này phải thực sự nung nấu nó, không là tìm ra mấy nguyên nhân kém suy xét - một nguyên nhân kinh tế, xã hội hay chính trị. Rõ ràng rằng người thông minh phải quay qua điều gì đó có ý nghĩa hơn rất nhiều so với những nguyên nhân chỉ bằng sự giải thích. Và vấn đề của chúng ta nẳm ở chỗ này/Obviously the intelligent man must turn to something much more significant than mere explanatory causes. And this is where our problem lies.

 Điều đầu tiên và quan trọng nhất là không hài lòng với những sự giải thích, với chữ ‘nghiệp’, với những triết lý xảo trá, nhưng là nhận thấy rõ, cảm nhận đầy đủ rằng có vấn đề vô cùng lớn này mà không chỉ sự giải thích nào có thể xóa sạch. Nếu bạn cảm thấy thế, bạn sẽ thấy có một cuộc cách mạng trong tâm trí/The first and most important thing is not to be satisfied by explanations, not to be satisfied with cunning philosophies, but to realize, to feel completely that there is this immense problem that no mere explanation can wipe away. Thường thường nếu người ta tìm ra một giải pháp cho sự đau khổ, người ta trở nên đau khổ hơn, yếm thế, hoặc người ta chế ra một triết thuyết dựa trên tâm trạng thất vọng của mình. Nhưng nếu tôi đối mặt với sự kiện đau khổ, rằng có cái chết, tình trạng thoái hóa, và nếu tâm trí cởi bỏ tất cả những sự giải thích, tất cả những giải pháp, tất cả những giải đáp, thì khi ấy tâm trí trực tiếp đối mặt với chính sự kiện; và một cách lạ lùng, tâm trí chúng ta lại không bao giờ cho phép sự nhận thức trực tiếp đó/But if I am faced with the fact of suffering, that there is death, deterioration, and if the mind is stripped of all explanations, all solutions, all answers, then the mind is directly confronted with the thing itself; and curiously, our mind never allows that direct perception.

 Bởi vậy có sự khác biệt giữa thấy và biết, cảm nhận và yêu thương/So there is a difference between seeing and knowing, feeling and loving. Cảm nhận và yêu thương không có nghĩa sự sùng bái/dâng hiến; bạn không thể tới sự thật qua sự sùng bái. Mải mê với một ý tưởng thường được gọi là sự tận tâm/tận tình/dâng hiến, nhưng nó loại trừ sự thật, bởi vì bằng sự mải mê với điều gì đó bạn chỉ đồng hóa mình với điều đó/by giving yourself up to something you are merely identifying yourself with that thing. Yêu các vị thánh, choàng vòng hoa cho đạo sư, lập lại những từ nào đấy, bị mê hoặc đang khi vị ấy có mặt, và khóc lóc - bạn có thể lảm tất cả điều đó ngàn năm sau nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy sự thật. Để thấy, để cảm nhận, để yêu một đám mây, một cái cây, một con người, đòi hỏi sự chú tâm lớn lao và làm thế nào bạn có thể chú ý khi tâm trí bạn bị kiến thức làm sao lãng? Kiến thức hữu dụng về phương diện kỹ thuật, và tất cả là vậy/To perceive, to feel, to love a cloud, a tree, a human being, requires enormous attention, and how can you attend when your mind is distracted by knowledge?Knowledge is useful technologically. Nếu một bác sĩ y khoa không biết mổ, thì tốt hơn nên từ giã ông ấy. Kiến thức thì cần thiết ở mức độ nào đó, về một phương diện nào đó, nhưng kiến thức không là sự giải đáp đầy đủ cho sự đau khổ của chúng ta. Giải đáp trọn vẹn nằm ở sự cảm nhận, sự nhiệt tình khi cái tôi của bạn vắng mặt, khi bạn xác thật với tất cả sự hiện hữu của bạn/The total answer lies in this feelin, this passion that comes when there is the absence of yourself, when you are obvious of all that you are . Phẩm chất đó của sự nhiệt tình thì cần thiết để cảm nhận, để lĩnh hội, để yêu.

 Sư thật không có tính lý trí/Reality is not intellectual; nhưng từ thủa nhỏ, qua giáo dục, qua mọi hình thức gọi là học tập chúng ta đã đem lại một tâm trí thông minh, ganh đua, tranh thắng, chồng chất thông tin –nó là trường hợp của các luật sư, các nhà chính trị, các nhà kỹ thuật và các nhà chuyên môn. Tâm trí chúng ta được làm cho sắc sảo thêm, lanh lợi ra, và nó trở thành điều quan trọng nhất để tiếp tục đi tới; và vì thế tất cả tình cảm, xúc cảm của chúng ta đã tàn lụi. Bạn không cảm thông với người nghèo trong cảnh cùng khổ của người ấy; bạn không bao giờ thấy vui khi nhìn một người giàu có lái chiếc xe hơi đẹp; bạn chẳng bao giờ thích thú khi thấy một khuôn mặt đẹp; chẳng có sự rộn ràng khi bạn nhìn thấy một cây cầu vòng hay vẻ tuyệt đẹp của một bãi cỏ xanh. Chúng ta qúa bận rộn với công việc, với tình cảnh cực khổ đến nỗi không có lúc nào rảnh rang để cảm thấy tình yêu, sự tử tế, tính bao dung là gì. Ấy vậy không có tất cả điều này mà chúng ta lại muốn biết Thượng Đế là gì! Thật ngốc nghếch không thể tin được và ấu trĩ biết bao! Yet without all this we want to know what God is! How incredibly stupid and infantile!   Bởi thế rất quan trọng cho cá nhân sống lại – không phải là phục hồi; bạn không thể phục hồi những tình cảm đã chết, vinh quang đã tắt. Nhưng chúng ta không thể sống mãnh liệt, trọn vẹn, phong phú, ngay chỉ trong một ngày thôi sao? Vì một ngày như thế bao trùm cả ngàn năm. Đây không là sự tưởng tượng của thi ca. Bạn sẽ biết nó khi bạn đã sống một ngày huy hoàng không thời gian, không tương lai, không qúa khứ; khi đó bạn sẽ biết sự toàn  vẹn của trạng thái khác thường đó. Sống như thế chẳng có gì liên quan tới kiến thức/You will know of it when you have lived one rich day in which there is no time, no future, no past; you will know then the fullness of that extraordinary state. Such living has nothing to do with knowledge.                    

 Bombay, 8 March 1961

 Tôi không thể thấy bất cứ điều gì, không thể quan sát rõ ràng, chính xác, khi tôi tự xưng là một người Ấn Độ giáo, một người Cơ Đốc giáo, một người Phật giáo – toàn bộ truyền thống , phong tục, tập quán là những điều đó, là sức nặng của kiến thức, là sự tác động của hòan cảnh. Với tâm trí đó tôi chỉ có thề nhìn đời sống, nhìn điều gì đó như một người Cơ Đốc giáo, một người Ấn Độ giáo, một người Phật giáo, một người quốc gia, một người Cộng Sản, như điều nọ điều kia; và như thế ngăn cản sự quan sát. Giản dị là như thế.

 Khi tâm trí quan sát chính nó như một thực thể bị điều-kiện-hoá/bị hoàn cảnh tác động thì đó là một trạng thái. Nhưng khi tâm trí nói, ‘Tôi bị điều kiện hóa/bị tác động bởi hoàn cảnh’, lại là một trạng thái khác.Trong trạng thái đó có ‘Tôi’ là người quan sát theo dõi trạng thái bị điều-kiện-hóa. Khi tôi nói, ‘Tôi thấy bông hoa’, thì có người quan sát và đối tượng quan sát; người quan sát khác với vật quan sát; do đó có khoảng cách không gian, có khoảng cách thời gian, có tính hai mặt, có những đối kháng; và rồi có sự vượt qua, chiến thắng những đối kháng, có sự nối kết hai mặt/and then there is the overcoming of the opposites, the cementing of the dual. Đó là một trạng thái. Rồi có một trạng thái khác- tâm trí quan sát chính nó khi bị điều-kiện-hoá – trong đó không có người quan sát và vật quan sát/when the mind observes itself as being conditioned – in which there is no observer and the thing observed. Bạn thấy sự khác nhau chứ?

                                                             *

 Liệu tâm trí bạn có thể biết nó bị điều-kiện-hoá không như người quan sát theo dõi chính nó bị điều-kiện-hóa không – có thể ngay bây giờ, không phải ngày mai, không phải phút sau, cái trạng thái trong đó không có người quan sát -  giống như khi bạn đang nóng giận không?/Việc này cần hết sức chú ý. Không phải là tập trung. Khi bạn tập trung thì có tính hai mặt. Can your mind be aware that it is conditioned not as observer watching itself being conditioned – experiencing now, not tomorrow, not the next minute, the state in which there is no observer – the same as the state you experience when you are angry?This demands tremendous attention. Not concentration; When you concentrate, there is duality. Khi bạn tập trung vào điều gì, tâm trí tập trung theo dõi điều đó; vì thế có tính hai mặt. Trong sự chú ý không có tính hai mặt bởi vì trong đó chỉ có trạng thái trải nghiệm/In attention there is no duality because in that state there is only the state of experiencing.

 Khi bạn nói, ‘Tôi phải tự do đối với tất cả các tác động của hoàn cảnh, tôi phải thể nghiệm’,thì vẫn có ‘Tôi’là tâm điểm từ đó bạn quan sát; vì thế, trong nó vẫn hoàn toàn không có tự do bởi vì luôn luôn có tâm điểm, là định kiến, là hồi ức, là một điều đang theo dõi, nói, ‘Tôi phải, Tôi không phải’. Khi tôi đang nhìn, khi tôi đang trải nghiệm thì có trạng thái không-người-quan-sát, một trạng thái không có tâm điểm từ đó bạn nhìn. Lúc bạn thực sự đang đau thì không có ‘Tôi’. Lúc bạn vô cùng hân hoan thì không có người quan sát; cả bầu trời đầy ắp niềm hân hoan mà bạn là thành phần của nó, toàn bộ là hoan lạc. Trạng thái tâm trí này diễn ra khi tâm trí thấy trạng thái cố gắng để trở nên, để thành tựu và nói về tính-không-thời-gian là sai/This state of mind takes place when the mind sees the falseness of the state of mind that attempts to become, to achieve, and talks about timelessness. Trạng thái không-thời-gian chỉ có khi không có người quan sát/There is a state of timelessness only when there is no observer.

 NH: Tâm trí đã quan sát đìều kiện/tình hình của nó, liệu có thể vượt quá tư tưởng và tính hai mặt không?

 K: Bạn thấy bạn không chịu quan sát điều gì đó một cách rất đơn giản như thế nào chứ? Thưa bạn, khi bạn nóng giận, thì trong trạng thái đó, có một ý nghĩ, một người quan sát nào không? Khi bạn say mê, có sự kiện nào khác ngoại trừ nó không? Khi bạn đầy lòng ghen ghét thì có người quan sát, ý tưởng nào, và tất cả những điều nào khác có thể kể ra không? Khoảnh khắc một giây sau, nó xuất hiện nhưng trong trạng thái hoàn toàn khác.

 NH: Tình yêu có hướng về mục tiêu nào không? Trong tình yêu có tính hai mặt không?

 K: Thưa bạn, tình yêu không hướng về điều gì đó. Ánh nắng không hướng về bạn và tôi; nó ở đó.

 Người quan sát và đối tượng quan sát, ý tưởng và hành động, ‘điều-hiện-là’ và ‘điều-nên-là’ – trong này có tính hai mặt, những đối kháng của nó và sự thôi thúc nối kết hai mặt; mâu thuẫn của hai mặt ở trong phạm vi đó. Nó hoàn toàn là phạm vi của thởi gian. Với tâm trí đó, bạn không thể tiếp cận hay khám phá có hoặc không có thời gian hay không. Bằng cách nào tâm trí có thể xoá sạch phạm vi đó? Không là ‘cách nào’, không là cơ chế, không là phương pháp, bởi vì lúc bạn áp dụng một phương pháp thì bạn lại ở trong phạm vi thời gian. Khi đó vấn đề là: có thể nào nhảy vọt ra khỏi phạm vi đó không? Bạn không thể làm chuyện này bằng sự thay đổi từ từ, bởi vì như thế lại bao hàm thời gian. Tâm trí có thể xoá sạch sự-điều-kiện-hoá (ảnh hưởng do tác động của hoàn cảnh), không qua thời gian nhưng qua nhận thức trực tiếp không? Có nghĩa rẳng tâm trí phải thấy cái sai và cái đúng. Khi tâm trí nói, ‘Tôi phải tìm ra không-thời-gian là gì’, một câu hỏi như thế cho một tâm trí dính líu với thời gian thì không có câu trả lời. Nhưng tâm trí là sản phẩm của thời gian có thể tự làm sạch – không qua cố gắng, không qua kỷ luật chăng?Tâm trí có thể tẩy sạch sự-điều-kiện-hoá không do nguyên nhân nào không? Nếu có một nguyên nhân thì khi ấy bạn lại trở lui vào thời gian/If it has a cause then you are back again in time.

 Như thế bạn bắt đầu tìm hiểu tình yêu là gì, một cách phủ định như tôi đã giải thích trước. Rõ ràng tình yêu có một động lực thì không là tình yêu/Obviously love that has a motive is not love. Khi tôi tặng một ông xếp lớn một bó hoa vì tôi muốn xin một việc làm, vì tôi muốn điều gì đó nơi ông thì như thế là kính trọng hay thực sự là bất kính? Người không-bất-kính thì tự nhiên kính trọng/The man who has no disrespect is naturally respectful. Đó là một tâm trí ở trạng thái phủ định – không là đối nghịch của xác định, nhưng là phủ định thấy điều sai, và gìữ nó lại như một điều không đúng – thì đó là tâm trí có thể tìm hiểu/It is a mind that is in a state of negation – which is not the opposite of the positive, but the negation of seeing what is false, and putting away the false as a false thing – that can inquire.

 Khi tâm trí thấy hết sự kiện, rằng qua thời gian, nó làm được những gì nó muốn, nó không bao giờ có thể tìm thấy điều khác, thì khi ấy có điều khác/When the mind has completely seen the fact that through time, do what it will, it can never find the other, then there is the other. Nó là điều gì đó rộng lớn hơn nhiều, không-giới-hạn, không-thể-đo-lường; là năng lượng/sinh lực không có bắt đầu và không có kết thúc/It is something much vaster, limitless, immesurable; it is energy without a beginning and without an end. Bạn không thể tới đó, không tâm trí nào có thể tới đó, duy nhất nó ‘tồn tại’. Chúng ta chỉ phải quan tâm việc tảy rửa - nếu có thể làm sạch nó – không từ từ. Đó là sự vô tư. Chỉ một tâm trí vô tư mới có thể thấy điều này, điều khác thường giống như một dòng song này/That is innocency. It is only an innocent mind that can see this thing, this extraordinary thing like a river. Bạn biết một dòng sông là gì chứ? Bạn đã từng ngồi trên thuyền quan sát hay bơi qua một dòng sông chưa? Đó thật là điều tuyệt vời! Dòng sông có thể có một chỗ bắt đầu và một nơi kết thúc. Chỗ bắt đầu không là dòng sông và nơi kết thúc không là dòng sông. Dòng sông ở giữa; nó đi qua những làng mạc, mọi vật bị kéo vào nó; nó đi qua những thành thị, tất cả bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại; rác rến và nước cống đổ vào nó; và một vài dậm xa hơn, nó đã tự làm sạch; chính là trong dòng sông mọi thứ sinh sống – cá ở bên dưới và con người uống nước ở bên trên. Đó là dòng sông; nhưng đằng sau đó, có áp lực khủng khiếp của nước, và chính diễn biến tự-làm-sạch này là dòng sông. 

Tâm trí vô tư giống như năng lượng/sinh lực đó. Nó không có khởi đầu và không có kết thúc. Đó là Thượng Đế. Không phải Thượng Đế cuả đền thờ/It is God. Not the temple God. Không bắt đầu và không kết thúc, do đó nó tức thì và không-thời-gian. Và tâm trí không thể tới nó được. Tâm trí đo lường trong thời gian thì phải tự xoá mình và nhập vào đó mà không biết điều đó/The mind that measures in time must wipe itself away and enter into that without knowing that; bởi vì bạn không thể biết nó, bạn không thể nếm trải nó, nó không màu, không có không gian, không hình thề. Điều này là đối với diễn giả, không phải đối với bạn, bởi vì bạn đã không bỏ lại điều kia. Đừng nói có trạng thái đó – nó là điều không thực khi lời nói đó là của một người đang bị ảnh hưởng. Tất cả những gì bạn có thể làm là nhảy ra khỏi nó, và rồi bạn sẽ biết. Khi đó bạn sẽ không còn biết: bạn là thành phần của trạng thái kỳ diệu này/Then you won’t even know. You are part of this extraordinary state. 

Luân Đôn, 23 Tháng Mười 1949 

Kinh nghiệm không là thước đo, không là đường dẫn đến sự thật bởi vì, sau hết, chúng ta kinh ghiệm theo niềm tin, theo hoàn cảnh chúng ta bị điều kiện hóa/bị hoàn cảnh tác động; và niềm tin đó rõ ràng lẩn trốn/né tránh chính chúng ta. Để biết mình, tôi không cần có bất cứ niềm tin nào; tôi chỉ phải quan sát tôi một cách rõ ràng và không chọn lựa/Experience is not a measure, is not the way to reality because, after all, we experience according to our belief, according to our conditioning, and that belief is obviously an escape from ourselves./To know myself, I need not have any belief; I only have to watch myself clearly and choicelessly – quan sát tôi trong mối quan hệ, trong sự né tránh, trong sự gắn bó/watch myself in relationship, watch myself in escape, watch myself in attachment. Người ta phải quan sát mình không thành kiến, không kết luận, không quyết đoán. Trong sự thấy, biết thụ động đó, người ta khám phá cảm giác cô đơn khác thường.One has to watch oneself without any prejudice, without any conclusion, without any determination. In that passive awareness, one discovers this extraordinary sense of aloneness. Tôi chắc rằng đa số chúng ta đã tửng cảm thấy điều này - cảm giác hoàn toàn trống không mà không gì có thể lấp đầy/-the sense of complete emptiness that nothing can fill. Chỉ ở trong trạng thái đó mọi giá trị mới hoàn toàn chấm dứt, chỉ khi chúng ta có thể cô đơn và đối mặt với sự cô đơn đó mà không có bất cứ cảm tưởng né tránh nào, chỉ khi đó sự thật mới xuất hiện. Bởi vì các giá trị chỉ là hậu quả của hoàn cảnh chúng ta bị điều kiện hoá, giống như kinh nghiệm, chúng được đặt trên một niềm tin và là một trở ngại cho sự hiểu biết chân lí. It is only in abiding in that state when all values have utterly ceased, only when we are capable of being alone and facing that aloneness without any sense of escape, only then that reality comes into being. Because values are merely the result of our conditioning; like experience, they are based on a belief, and are a hindrance to the understanding of reality.

Nhưng đó là một công việc khó khăn mà đa số chúng ta không muốn thực hiện. Vì thế chúng ta bám vào những kinh nghiệm, thần bí và dị đoan, những kinh nghiệm của mối quan hệ, của điều được gọi là tình yêu, và kinh nghiệm của sự thủ đắc. Những điều này trở nên rất quan trọng, bởi vì chúng làm nên chúng ta. Chúng ta được làm nên bởi những niềm tin, những tác động của hoàn cảnh, những ảnh hưởng của môi trường. Đó là cơ sở nền móng của chúng ta, và từ cơ sở đó chúng ta xét đoán, đánh giá. Và khi người ta thông suốt, hiểu toàn bộ cơ sở này thì người ta tới chỗ hoàn toàn cô đơn. Người ta phải hoàn toàn cô đơn thì mới thấy sự thật /And when one goes through, understands, the whole process of this background,  then one comes to a point where one is utterly alone.One must be alone to find reality– mà nó không có nghĩa sự lẩn tránh, sự rút lui khỏi đời sống. Trái lại nó triệt để làm đời sống mãnh liệt hơn bởi vỉ khi đó nó được tự do đối với cơ sở, đối với ký ức của những kinh nghiệm lẩn trốn. Trong sự cô đơn đó, trong sự cô độc đó, không có sự chọn lựa, không có sự sợ hãi điều-hiện-là. Sự sợ hãi chỉ nổi lên khi chúng ta không muốn thừa nhận hoặc không muốn thấy điều-hiện-là/In that aloneness, in that loneliness, there is no choice, there is no fear of what is. Fear arises only when we are unwilling to acknowledge or see what is.

 Do đó để chân lý hiện thực, cần thiết phải bỏ qua bên vô số những sự lẩn tránh người ta đã dựng nên và vướng mắc vào. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy chúng ta xử sự với người ta như thế nào – với những người chồng, những người vợ, những nhóm người, những người mang quốc tịch khác nhau - để lẩn tránh chúng ta. Chúng ta tìm kiếm nguồn an ủi trong mối quan hệ. Như thế đem lại những kinh nghiệm nào đấy và chúng ta bám vào chúng. Để lẩn tránh chúng ta, kiến thức cũng quan trọng khác thường; nhưng kiến thức rõ ràng không là đường dẫn đến chân lý/but knowledge is obviously not the way to reality. Tâm trí phải hoàn toàn trống vắng và tĩnh lặng để chân lý hiện thực. Mind must be completely empty and still for reality to come into being. Nhưng một tâm trí râm ran với kiến thức, ham tư tưởng và niềm tin, nói huyên thuyên mãi thì không thể tiếp nhận điều-hiện-là/But a mind that is rattling around with knowledge, addicted to ideas and beliefs, ever chattering, is incable of receiving that which is.

 Tương tự, nếu chúng ta tìm kiếm nguồn an ủi trong mối quan hệ, khi ấy mối quan hệ lẩn tránh chúng ta. Trong quan hệ chúng ta muốn sự an ủi, muốn điều gì đó để nương tựa, muốn sự nâng đỡ, muốn được yêu, muốn bị kiểm soát/khống chế - tất cả cho thấy sự sống nghèo nàn của chúng ta. Tương tự chúng ta ham muốn của cải, tên tuổi, chức tước, quyền sở hữu, điều đó cho thấy chúng ta thiếu thốn ở bên trong.

 Khi nhận thấy đây không là đường dẫn tới chân lý, người ta tới trạng thái tâm trí không tìm kiếm nguồn an ủi nữa, hoàn toàn hài lòng với điều-hiện-là – mà nó không có nghĩa tình trạng tù hãm/mụ mẫm. Trốn chạy điều-hiện-là thì chết; nhìn nhận và biết điều-hiện-là thì sống/In the flight from what is there is death; in the recognition and awareness of what is there is life. Vì vậy kinh nghiệm dựa trên sự điều-kiện-hóa, kinh nghiệm của một niềm tin – mà nó là hậu quả của sự lẩn tránh– và kinh nghiệm của mối quan hệ, những điều này trở thành trở ngại, cản ngăn; chúng che giấu sự nghèo nàn của chúng ta. Và chỉ khi chúng ta nhận ra những điều này là sự lẩn tránh, thì mới thấy giá trị đích thực của chúng, là khả năng yên tĩnh, vắng lặng, ở trong sự trống không đó, ở trong sự cô đơn đó. Và khi tâm trí rất yên tĩnh, không chấp nhận cũng không phủ nhận, biết điều-hiện-là một cách thụ động thì khi ấy chân lý không thề đo lường có khả năng hiện thực/And when the mind is very quiet, neither accepting nor rejecting, being passively aware of that which is, then there is a possibility for that immeasurable reality to be .

 Người hỏi/NH: Có hay không có một chương trình thiêng liêng của Thượng Đế? Nếu không có, sự phấn đấu của chúng ta có ý nghĩa gì?

 Krishnamurti: Tại sao chúng ta phấn đấu? Và chúng ta phấn đấu để được gì? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phấn đấu? Chúng ta có sẽ bị trì trệ, suy sụp không? Sự phấn đấu bền bỉ này để thành điều gì đó, nó là gì? Sự phấn đấu này, nỗ lực này biểu lộ điều gì? Sự hiểu biết có đến qua nỗ lực và qua phấn đấu không? Người ta liên tục phấn đấu để trở nên tốt hơn, để thay đổi mình, để thích hợp với một mẫu mực nào đó, để trở thành điều gì đó - từ thư ký tới người quản lý, từ người quản lý tới nhà thần học. Cố gắng này có đem lại sự hiểu biết không?

 Tôi nghĩ rằng vấn đề nỗ lực phải được thực sự hiểu biết. Điều gì làm chúng ta cố gắng, và chúng ta muốn nói gì với ‘ý muốn tương lai’?/What is it that is making the effort, and what do we mean by ‘the will to be’? Không phải là chúng ta cố gắng để đạt được một kết qủa, để trở nên tốt hơn, đạo đức nhiều hơn hay ít hơn về một chuyện gì khác sao? Trong chúng ta thường xuyên có cuộc chiến diễn ra giữa những ham muốn tiêu cực và tích cực, cái nọ lấn lướt cái kia, ham muốn này khống chế ham muốn nọ, chỉ chúng ta gọi nó là cao hơn hay thấp hơn mà thôi. Nhưng rõ ràng nó vẫn là ham muốn. Bạn có thể đặt nó ở bất cứ trình độ nào và cho nó một cái tên khác thì nó vẫn là ham muốn, một sự ao ước/sự khao khát thành một điều gì đó. Cũng có sự phấn đấu liên tục trong chính mình và với người khác, với xã hội.

 Vậy thì, xung đột của những ham muốn này có đem đến sự hiểu biết không? Xung đột của những đối kháng, điều-muốn và điều-không-muốn có đem lại sự minh bạch không? Trong sự đấu tranh dẫn chúng ta đến một ý tưởng có sự hiểu biết không? Vì vậy vấn đề không là sự phấn đấu, sự đấu tranh, hoặc điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta đã không đấu tranh, không cố gắng, không ra sức để là điều gì đó, về tâm lý cũng như về thực tế bên ngoài; vấn đề là: Sự hiểu biết xuất hiện như thế nào? Bởi vì một khi có sự hiểu biết thì không có sự phấn đấu. Bạn hiểu gì thì từ đó bạn tự do. Because when once there is understanding, there is no strife. What you understand, of that you are free.

 Sự hiểu biết xuất hiện như thế nào? Tôi không biết bạn đã từng nhận thấy hay chưa rằng bạn càng phấn đấu để hiểu thì bạn lại càng ít hiểu bất cứ vấn đề gì hơn . Nhưng lúc bạn ngưng phấn đấu và cứ để vấn đề cho bạn biết toàn bộ câu chuyện, ý nghĩa của nó thì khi ấy có sự hiểu biết; điều đó có nghĩa rõ ràng rằng để hiểu, tâm trí phải yên tĩnh. Tâm trí phải thấy rõ không chọn lựa, thụ động; và trong trạng thái đó có sự hiểu biết nhiều vấn đề của đời sống/But the moment you cease to struggle and let the problem tell you the whole story, give all its significance, then there is understanding; which means, obviously, that to understand, the mind must be quiet. The mind must be choicelessly, passively, aware; and in that state, there is understanding of the many problems of our life.

 Người hỏi muốn biết có hay không có một chương trình thiêng liêng của Thượng Đế. Tôi không biết bạn muốn nói gì với một ‘chương trình của Thượng Đế’, nhưng chúng ta chắc biết - phải không? - rẳng chúng ta đau khổ, bối rối, rằng sự bối rối và đau khổ cứ tăng lên mãi về mặt xã hội, tâm lý, cá nhân, và tập thể. Đó là những gì chúng ta đã làm nên thế giới này. Hoặc có hoặc không có một chương trình của Thượng Đế thì hoàn toàn không quan trọng. Nhưng quan trọng là hiểu sự hỗn loạn trong đó chúng ta sống, ở bên ngoài cũng như bên trong. Để hiểu sự hỗn loạn đó, chúng ta phải bắt đầu với chúng ta một cách rõ ràng, bởi vì chúng ta là sự hỗn loạn; chính chúng ta tạo ra sự hỗn loạn bên ngoài trên thế giới. Và để làm sạch sự rối loạn đó chúng ta phải bắt đầu với chúng ta, bởi vì chúng ta là gì thì thế giới là thế ấy.

 Vậy bạn sẽ nói, ‘Thế thì, nó sẽ mất một thời gian rất lâu theo cách này đề mang lại trật tự cho thế giới’. Tôi không chút nào chắc chắn rằng bạn đúng; bởi vì sau hết chính là một hay hai người rất sáng suốt, hiểu biết, đem đến một cuộc cách mạng, một sự thay đổi. Nhưng chúng ta lười biếng, bạn thấy, đó là một sự khó khăn. Chúng ta muốn những người khác thay đổi, hoàn cảnh thay đổi, chúng ta muốn chính quyền làm cho đời sống chúng ta trật tự, hoặc phép lạ nào đó xảy ra sẽ biến đổi chúng ta. Và vì thế chúng ta kéo dài sự hỗn loạn.

 Vì vậy điều thực sự quan trọng không phải là tra hỏi có hay không có một chương trình của Thượng Đế, bởi vì nó phí phạm nhiều giờ suy đóan, chứng minh có hay không có. Nó trở thành một trò chơi/ý đồ/mưu đồ cho những người truyền giáo. Quan trọng là thực sự giải phóng mình khỏi sự hỗn loạn/What is important is really to free oneself from confusion, và điều đó không mất một thời gian dài. Điều chủ yếu là thấy mình rối loạn, tất cả các sinh hoạt, các hành  động nảy sinh từ sự rối loạn cũng phải rối loạn. Giống như một người rối loạn tìm một vị lãnh đạo; vị lãnh đạo đó cũng phải rối loạn. Vì thế điều chủ yếu là thấy mình rối loạn, không cố gắng chạy trốn nó, không cố gắng giải thích nó - biết/thấy rõ một cách thụ động, không chọn lựa. Khi ấy bạn sẽ thấy một hành động hoàn toàn khác nảy sinh từ sự biết thụ động đó. Bởi vì nếu bạn cố gắng làm rõ trạng thái rối loạn thì điều bạn tạo ra vẫn sẽ rối loạn/So what is essential is to see that one is confused, and not try to escape from it, not try to find explanation for it – to be passively, choicelessly, aware. Then you will see that quite a different action springs from that passive awareness. Because if you make an effort to clarify the state of confusion, what you create will still be confused. Nhưng nếu bạn tự biết mình một cách không chọn lựa và thụ động thì sự rối loạn sẽ mở ra và lụi tàn /But if you are aware of yourself, choicelessly, passively aware, then that confusion unfolds and fades away.

 Bạn sẽ thấy nếu bạn thực nghiệm điều này – và nó không mất nhiều thời gian, bởi vì thời gian hoàn toàn không dính dáng đến chuyện này – thì sự minh bạch xuất hiện. Nhưng bạn phải hoàn toàn chú ý, quan tâm vào nó. Tôi không hoàn toàn chắc chắn rằng đa số chúng ta không thích bị bối rối bởi vì trong trạng thái bối rối bạn không cần hành động. Vì thế bạn bằng lòng với sự bối rối; bởi vì hiểu sự bối rối thì cần hành động tức là không theo đuổi một lý tưởng hay một sự tạo thành quan niệm/to understand confusion demands action that is not the pursuit of an idea or an ideation.

 Cho nên vấn đề hoặc có hoặc không có một chương trình của Thượng Đế thì không thích đáng. Chúng ta phải hiểu chính chúng ta và thế giới chúng ta đã tạo ra: điều bất hạnh, sự lầm lẫn, sự xung đột, chiến tranh, sự chia rẽ, sự lợi dụng. Tất cả là kết qủa của mối quan hệ giữa chúng ta và những người khác. Và nếu chúng ta hiểu chính chúng ta trong quan hệ với người khác, nếu chúng ta thấy cách chúng ta đối xử với những người khác, cách chúng ta cố gắng lẩn tránh mình qua người, qua của cải, qua kiến thức, và do đó cho chúng sự quan trọng qúa lớn - nếu chúng ta có thể thấy tất cả điều đó, hãy biết nó một cách thụ động thì khi ấy chúng ta sẽ tự do đối với cơ sở hiện hữu của chúng ta. Chỉ khi ấy mới có thể thấy điểu-hiên-là. Nhưng dùng thời giờ để suy đoán có một chương trình của Thượng Đế hay không, cố gắng tìm hiểu về nó, diễn thuyết về nó thì hình như đối với tôi là rất ấu trĩ. Bởi vì sự bình an không đến qua sự y theo bất cứ chương trình nào, hoặc tả, hữu, hay thiêng liêng. Sự y theo chỉ là sự đè nén, và trong sự đè nén có sự sợ hãi. Chỉ trong sự hiểu biết mới có bình an và sự yên tĩnh; và trong sự yên tĩnh đó chân lý tồn tại.

 NH: Sự hiểu biết đến với người ta một cách bất ngờ, không liên quan tới cố gắng và kinh nghiệm qúa khứ?

 K: Chúng ta muốn nói gì qua kinh nghiệm qúa khứ? Bạn trải qua một sự thách đố như thế nào? Sau hết, đời sống là một diễn tiến/qúa trình của thách đố và đáp ứng - phải vậy không? – thách đố thì luôn luôn mới,bằng không nó không là thách đố. Và đáp ứng của chúng ta là hậu qủa tất yếu của cơ sở, của hoàn cảnh chúng ta bị điều kiện hóa. Vì thế đáp ứng, nếu không thích đáng, đầy đủ, trọn vẹn, đối với sự thách đố thì chắc chắn tạo ra sự bất hoà, sự mâu thuẫn/ And our response is inevitably the outcome of the background, of our conditioning. So the response, if is not edequate, full, complete, with regard to the challenge, must create friction, must create conflict Xung đột này giữa thách đố và đáp ứng chúng ta gọi là kinh nghiệm. Tôi không biết bạn đã từng nhận thấy hay chưa rằng nếu bạn đáp ứng đầy đủ sự thách đố thì chỉ có trạng thái trải nghiệm mà thôi, chứ không có sự nhớ lại một kinh nghiệm. Nhưng khi đáp ứng không thích đáng, khi ấy chúng ta bám vào hồi ức của kinh nghiệm.

 Điều này không khó lắm, đừng bối rối. Chúng ta hãy thăm dò thêm chút nữa thì bạn sẽ thấy. Như tôi đã nói, đời sống là một diễn tiến của thách đố và đáp ứng - ở mọi cấp độ, không ở một cấp độ đặc biệt nào – và bao lâu đáp ứng sự thách đố không thích đáng thì phải có xung đột. Chắc chắn điều đó là rõ ràng. Và xung đột ngăn cản sự hiểu biết một cách không thay đổi. Qua xung đột người ta không thể hiểu bất cứ vấn đề gì, phải không? Nếu tôi cứ cãi cọ mãi với người hàng xóm, với vợ tôi, với những người cộng sự thì không thể hiểu mối quan hệ đó. Chỉ có thể hiều khi không có xung đột.

 Hiểu biết có đến một cách bất ngờ không? Nghĩa là, xung đột có thề chấm dứt đột nhiên không? Hay người ta phải đi qua vô số những xung đột, hiểu từng mỗi xung đột, và rồi được tự do đối với tất cả mọi xung đột? Nghĩa là, đặt vấn đề một cách khác, đằng sau câu hỏi này tôi chắc có một câu hỏi khác: ‘Vì bạn đã qua những sự hoang mang, bối rối, xung đột khác nhau, đã có niềm tin ở các vị Thày, ở sự đầu thai, những lối sống xã hội khác nhau, vv và vv thì tôi cũng phải qua những điều đó không? Vì bạn đã qua những giai đoạn nào đấy, thì tôi cũng phải qua những giai đoạn đó để được tụ do không?’Nghĩa là, tôi không phải trải qua tất cả sự bối rối, để không bị bối rối chứ?

 Thế không là câu hỏi rằng: ‘Hiểu biết có đến qua sự theo sau hay chấp nhận những khuôn mẫu nào đó và sống qua những khuôn mẫu để được tự do không? Hãy nói ví dụ, có một lần bạn đã tin vào những tư tưởng nào đấy, nhưng bây giờ bạn đã bỏ chúng qua một bên; thế là bạn tự do và hiểu biết. Và tôi đến thấy bạn đã sống qua những niềm tin, đã bỏ chúng và có sự hiểu biết. Vì thế tôi nói với tôi, ‘Tôi cũng sẽ theo hay chấp nhận những niềm tin đó, và sau cùng tôi sẽ hiểu biết. Chắc chắn đó là một diễn tiến sai, phải không? Điều quan trọng là hiểu. Hiểu có là vấn đề của thời gian không? Chắc chắn không. Nếu bạn quan tâm tới điều gì thì nó không có vấn đề thời gian. Bạn hoàn toàn hiện hữu ở đó, tập trung, chăm chú triệt để vào điều đó. Và chỉ khi bạn muốn có kết qủa thì vấn đề thời gian mới xen vào. Vì thế nếu bạn xem sự hiểu biết như một cứu cánh để đạt tới, khi ấy bạn cần thời gian, bạn nói về ‘ngay lập tức’ hay ‘hoãn lại’. Nhưng hiểu biết, chắc chắn không là một diễn-tiến-có-mục-đích. Hiểu biết đến khi bạn yên tĩnh, khi tâm trí vắng lặng. Và nếu bạn thấy tâm trí cần thiết phải vắng lặng, khi ấy có ngay sự hiểu biết./But understanding, surely, is not an end-process. Understanding comes when you are quiet, when the mind is still. And if you see the necessity of the mind’s being still, then immediately there is understanding.

 NH: Theo ông, thiền định đích thực là gì?

 K: Vậy thì mục đích của thiền định lả gì? Và bạn muốn nói gì qua sự thiền định? Tôi không biết bạn đã từng thiền định chưa, nên chúng ta hãy cùng nhau thực nghiệm để thấy thiền định đích thực là gì. Đừng chỉ lắng nghe tôi diễn đạt; chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và thể nghiệm thiền định đích thực là gì. Bởi vì thiền định là quan trọng, phải không? Nếu bạn không biết thiền định đúng thì không biết mình; và không biết mình thì thiền định không có ý nghĩa/If you do not know what is right meditation, there is no self-knowledge; and without knowing yourself, meditation has no meaning. Ngồi trong một góc hoặc đi rạo trong vườn hoặc ngoài phố, và cố gắng thiền định thì không có ý nghĩa. Điều đó chỉ dẫn đến một sự tập trung đặc biệt, nó là sự ngăn chặn. Tôi chắc rằng vài trong số tất cả các bạn đã từng thử những phương pháp đó. Nghĩa là, bạn cố gắng tập trung vào một vật đặc biệt, cố ép tâm trí, khi tâm trí lang thang khắp nơi để tập trung nó; và khi chuyện đó không thành thì bạn cầu nguyện.

 Nếu người ta muốn hiểu thiền định đích thực là gì, người ta phải thấy những điều không đúng mà chúng ta đã gọi là thiền định. Hiển nhiên rằng tập trung không là thiền định bởi vì, nếu bạn quan sát, trong diễn tiến của sự tập trung thì có sự ngăn chặn/loại trừ, và do đó mất sự chú ý. Bạn đang tập trung vào một điều gì đó, và tâm trí bạn lang thang về một điều gì khác; và có cuộc chiến diễn ra liên tục để giữ tâm trí cố định vào một điểm trong khi nó không chịu và cứ lang thang/Obviously, concentration is not meditation because, if you observe, in the process of concentration there is exclusion, and therefore there is distraction. You are trying to concentrate on something, and your mind is wandering off towards something else; and there is a constant battle going on to be fixed on one point while the mind refuses and wanders off. Cho nên chúng ta mất nhiều năm cố gắng tập trung, học tập trung, điều bị gọi lầm là thiền định.

 Rồi có vấn đề cầu nguyện. Cầu nguyện hiển nhiên có kết qủa, nếu không hàng triệu người sẽ không cầu nguyện. Trong sự cầu nguyện, rõ ràng tâm trí được làm cho yên tĩnh; bằng cách lập đi lập lại những từ ngữ nào đấy thì tâm trí trở nên yên tĩnh. Trong sự yên tĩnh đó có những thông tri, những trực giác, những hồi đáp nào đấy. Nhưng đó vẫn là một phần trò ảo thuật của tâm trí; bởi vì, sau cùng, qua một hình thức của thuật thôi miên bạn có thể làm cho tâm trí rất yên tĩnh. Và trong sự yên tĩnh đó có những phản hồi ẩn dấu nảy sinh từ vô thức và từ ý thức bên ngoài. Nhưng nó vẫn là một trạng thái trong đó không có sự hiểu biết.

 Và thiền định không là sự sùng bái/And meditation is not devotion– sùng bái một tư tưởng, một hình ảnh, một nguyên tắc - bởi vì những sản phẩm của tâm trí vẫn có tính cách sùng bái thần tượng. Người ta có thể không thờ phượng một bức tượng – xem nó là sùng bái hình tượng, ngu xuẩn, dị đoan – nhưng người ta, như đa số chúng ta vẫn thờ phượng những sản phẩm của tâm trí. Điều đó cũng là sùng bái hình tượng. Sùng bái một hình ảnh hoặc một tư tưởng, một vị Thày, không là thiền định. Rõ ràng, nó là một hình thức chạy trốn chính mình. Nó là một sự chạy trốn dễ chịu, nhưng nó vẫn là chạy trốn.

 Sự phấn đấu liên tục này để trở thành, để có đạo đức qua kỷ luật, qua xem xét mình cẩn thận, và vvv, rõ ràng cũng không là thiền định. Đa số chúng ta vướng mắc vào những diễn biến này, nhưng vì chúng không làm chúng ta hiểu biết mình nên chúng không là cách thiền định đúng. Sau cùng, không hiểu biết mình, bạn dựa vào đâu để có suy nghĩ đúng? Tất cả những gì bạn sẽ làm mà không có sự hiểu biết mình đều chỉ là thích nghi với cơ sở, với hoàn cảnh bị điều kiện hóa của bạn. Và đáp ứng với sự điều kiện hoá như thế không là thiền định. Nhưng biết/thấy rõ những phản ứng đó, nghĩa là, thấy rõ những chuyển động của tư tưởng và tình cảm mà không có một cảm giác kết án nào, để những chuyển động, những lề thói của cái tôi, được hiểu đầy đủ thì đó là cách thiền định đúng/But to be aware of those responses, that is, to be aware of the movements of thought and feeling without  any sense of condemnation, so that the movements of the self, are completely understood, that way is the way of right meditation.

 Thiền định không rút khỏi đời sống. Thiển định là một diễn biến hiểu biết mình/Meditation is not a withdrawal from life. Meditation is a process of understanding oneself.Và khi mình bắt đầu hiểu mình, không chỉ có ý thức nhưng cũng còn tất cả những phần ẩn dấu của chính mình thì khi ấy có sự yên lặng. Một tâm trí được làm cho vắng lặng qua thiền định, qua sự ép buộc, qua thích nghi thì không vắng lặng. Đó là một tâm trí mụ mẫm. Đó không là một tâm trí tỉnh táo, thụ động, có khả năng tiếp thu sáng tạo. Thiền định đòi hỏi liên tục quan sát, liên tục thấy rõ mọi lời nói, mọi tư tưởng và tình cảm, chúng  bộc lộ trạng thái hiện hữu của chúng ta, phần ẩn dấu cũng như phần bề mặt/Meditation demands constant watchfulness of every word, every thought and feeling, which reveals the state of our own being; khi việc đó khó khăn, chúng ta thoát vào mọi điều tiện lợi, dễ lầm lẫn, và gọi nó là thiền định.

 Nếu người ta thấy rằng biết mình là khởi đầu của thiền định, khi ấy vấn đề trở nên quan trọng và sống động khác thường. Bởi vì nếu không hiểu mình, bạn có thể thực hành điều bạn gọi là thiền định và còn gắn bó với những nguyên tắc, với gia đình, với tài sản của bạn; hoặc, từ bỏ của cải đó, bạn có thể gắn bó với một tư tưởng, và tập trung vào nó qúa nhiều đến nỗi càng ngày càng phát huy tư tưởng đó. Chắc chắn đó không là thiền định. Bởi vậy biết mình là khởi đầu của thiền định; không biết mình thì không có thiền định/So self-knowledge is the beginning of meditation; without self-knowledge there is no meditation. Và khi mình đi sâu hơn vào vấn đề biết mình thì không những lớp trên của tâm trí trở nên vắng lặng, yên tĩnh nhưng cả những lớp khác của phẩn ẩn khuất cũng được vén mở. Khi bề mặt của tâm trí yên tĩnh, khi đó vô thức, những lớp ẩn dấu của ý thức tự phóng chiếu; chúng bộc lộ nội dung, chúng cho những thông tri để mình hiểu toàn bộ diễn biến sự hiện hữu của mình.

 Như vậy tâm trí trở nên hết sức yên tĩnh - hiện thực yên tĩnh (yên tĩnh tự nhiên); nó không là yên tĩnh được tạo ra, nó không bị bắt buộc yên tĩnh bởi sự tưởng thưởng, bởi sợ hãi. Khi ấy có sự im lặng trong đó chân lí tồn tại. Nhưng sự im lặng đó không là im lặng Cơ Đốc giáo, hoặc im lặngẤn Độ giáo, hoặc im lặng Phật giáo. Im lặng đó là im lặng, không tên/That silence is silence, not named. Nếu bạn theo đường im lặng Cơ Đốc giáo, hoặc Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo thì không bao giờ bạn im lặng. Một người thấy sự thật thì phải hoàn toàn bỏ được ảnh hưởng do hoàn cảnh tác động (ai cũng bị hoàn cảnh tác động nhưng vấn đề là có bỏ được ảnh hưởng của nó hay không, theo K)/A man who would find reality must abandon his conditioning completely – dù là tín đồ Cơ Đốc giáo, Ân Độ giáo, Phật giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào. Chỉ củng cố cơ sở qua thiền định, qua thích nghi sẽ làm cho tâm trí mụ mẫm, đần độn/Merely to strengthen the background through meditation, through conformity brings about stagnation of the mind, dullness of the mind; và tôi không hoàn toàn chắc chắn nó không là điều đa số chúng ta muốn, bởi vì tạo ra một khuôn mẫu để noi theo thì dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng để được tự do đối với cơ sở đòi hỏi sự quan sát liên tục trong mối quan hệ/tương quan/But to be free of the background demands constant watchfulness in relationship.

 Một khi có sự im lặng đó, bấy giờ có trạng thái sáng tạo khác thường/When once that silence is, then there is an extraordinary creative state – không là trạng thái bạn phải làm thơ, vẽ tranh; bạn có thể hoặc không. Sự im lặng đó không thể mưu cầu, sao chép, mô phỏng được – nếu là như thế, nó không còn là im lặng. Bạn không thể tới nó qua bất cứ đường nào. Nó chỉ hiện hữu khi mình hiểu những cung cách, thái độ của cái tôi, và khi cái tôi với tất cả những hoạt động và mối bất hòa đi tới kết thúc. Nghĩa là, khi tâm trí ngưng tạo tác thì khi ấy có sự sang tạo/It comes into being only when the ways of the self are understood, and the self with all its activities and mischiefs comes to an end. That is, when the mind ceases to create, then there is creation.

Do đó, tâm trí phải giản dị, yên tĩnh; nó phải yên tĩnh –‘phải’ là sai; nói tâm trí phải  là bao hàm sự bắt buộc – và tâm trí chỉ yên tĩnh khi toàn bộ diễn biến của cái tôi tới chỗ kết thúc. Khi hiểu tất cả cung cách, lề thói của cái tôi, và do đó những hoạt động của cái tôi đã chấm dứt, chỉ khi ấy mới có sự im lặng. Sự im lặng đó là thiền định đích thực. Và trong sự im lặng đó là điều vĩnh cửu/And in that silence the eternal comes into being. 

Madras, 29 Tháng Giêng 1964 

Tôi xin phép nói về thiền định/meditation. Tôi muốn nói về chuyện này bởi vì tôi cảm thấy nó là điều quan trọng nhất trong đời sống/it is the most important thing in life. 

Để hiểu thiền định, để đi rất sâu vào chuyện này, người ta trước hết phải hiểu ngôn từ và sự kiện/ the word and the fact/To understand meditation, to go into it very deeply, one must first of all understand the word and the fact; vì đa số chúng ta lệ thuộc vào ngôn từ. Chữ thiền định tự nó gợi ra ở đa số người ta một tình trạng, một sự mẫn cảm, một sự yên tịnh nào đó, một sự ham muốn đạt được điều này hay điều nọ. Nhưng ngôn từ không là sự việc/But the word is not the thing. Ngôn từ, biểu tượng, tên gọi - nếu không được hiểu đầy đủ - là một điều tai hại. Nó như một rào cản, làm tâm trí lệ thuộc/mù quáng. Và phản ứng với ngôn từ, với biểu tượng, đa số chúng ta hành động, bởi vì chúng ta không biết hoặc không ý thức chính sự kiện. Chúng ta tiếp cận/hiểu sự kiện, điều-hiện-là’ bằng quan điểm, bằng xét đoán, bằng đánh giá, bằng những hồi ức của chúng ta. Và chúng ta chẳng bao giờ thấy sự kiện, ‘điều-hiện-là’/We come to the fact, to ‘what is’, with our opinions, judgements,  evaluations, our memories. And we never see the fact, the ‘what is’. Tôi nghĩ điều đó phải được hiểu rõ ràng. 

Để nhận thức thấu đáo từng kinh nghiệm, từng tình trạng của tâm trí, ‘điều-hiện-là’, sự kiện thực, thực tại, người ta không được lệ thuộc ngôn từ - và đó là một trong những điều khó khăn nhất. Đặt tên nó bằng ngôn từ sẽ khuấy động những hồi ức khác nhau; và những hồi ức này tác động, điều khiển, uốn nắn, lèo lái sự kiện, ‘điều-hiện-là’/To comprehend every experience, every state of mind, the ‘what is’, the actual fact, the actuality, one must not be a slave to words – and that is one of the most difficult things. Bởi vậy, người ta phải đặc biệt nhận thức sự lầm lẫn này và không đưa đến xung đột giữa ngôn từ và thực tại, ‘điều-hiện-là’. Và đó là việc rất khó khăn cho tâm trí; nó đòi hỏi sự chính xác, sự minh bạch. Không có tính minh bạch, người ta không thể thấy sự việc như chúng là chúng. Có cái đẹp khác thường trong cái thấy sự việc như chúng là chúng – không do quan niệm, sự xét đoán, hồi ức của bạn/Without clarity, one cannot see things as they are. There is an extraordinary beauty in seeing things as they are – not from your opinions, your judgements, your memories. Người ta phải thấy cái cây như nó là nó, không một sự lẫn lộn nào; tương tự người ta phải thấy bầu trời in trên mặt hồ vào một buổi chiều - chỉ thấy thôi, không nói, không gợi ra biểu tượng, ý tưởng, và hồi ức.Trong đó có cái đẹp khác thường.Và cái đẹp là chủ yếu. Cái đẹp là sự cảm nhận, tính mẫn cảm về chính mình đối với sự việc - đối với thiên nhiên, đối với con người, đối với ý tưởng. Nếu không có tính mẫn cảm thì sẽ không có tính minh bạch; hai điều này đi chung với nhau, đồng nghĩa. Tính minh bạch là thiết yếu nếu chúng ta hiểu thiền định là gì - just to see, without verbalization, without arousing symbols, ideas, and memories. And beauty is essential. Beauty is the appreciation, the sensitivity to things about one – to nature, to people, to ideas. If there is no sensivity, there will be no clarity; the two are together, synonymous. This clarity is essential if we would understand what meditation is. 

Một tâm trí lầm lẫn, một tâm trí vướng mắc trong tư tưởng, trong kinh nghiệm, trong sự hối thúc của dục vọng, chỉ sản sinh xung đột/A mind that is confused, a mind caught up in ideas, in experiences, in all the urges of desires, only breeds conflict.Và một tâm trí thực sự ở trạng thái thiền định thì phải thấy rõ không những ngôn từ mà còn cả việc gọi tên kinh nghiệm hay trạng thái đó do sự phản hồi của bản năng nữa/And a mind that would really be in a state of meditation has to be aware not only of the word, but also of the instinctive response of naming the experience or the state.Và chính việc gọi tên trạng thái hay kinh nghiệm đó – dù nó là gì đi nữa, dù tàn nhẫn cách mấy, dù đúng sai thế nào – cũng chỉ tăng cường trí nhớ làm chúng ta tiếp tục có thêm kinh nghiệm. And the very naming of that state or experience – whatever the experience be, however cruel, however real, however false – only strengthen memory with which we proceed to further experience.

 Tôi xin phép chỉ ra rằng, hiểu điều chúng ta đang nói tới là rất quan trọng, bởi vì nếu bạn không hiểu, bạn sẽ không thể cùng diễn giả đi vào toàn bộ vấn đề thiền định này.

 Như chúng ta đã nói, thiền định là một trong những điều quan trọng nhất trong đời sống, hoặc, có lẽ là điều quan trọng duy nhất. Không thiền định thì không thể vượt ngoài phạm vi của tư tưởng, tâm trí và não bộ.Và để đi vào vấn đề thiền định này, ngay từ đầu người ta phải đặt nền tảng đạo đức /If there is no meditation, there is no possibility of going beyond the limits of thought and mind and brain. And to go into this problem of meditation, from the very beginning one must lay the foundation of virtue.Tôi không có ý nói đạo đức do xã hội bắt phải theo, một nền luân lý do sợ hãi, tham lam, ghen ghét, thưởng, phạt. Tôi nói tới đạo đức xảy đến một cách tự nhiên, tự động, dễ dàng, không có xung đột hay sự chống cự nào, khi có sự-biết-mình. Không biết mình, bạn làm điều gì bạn muốn thì không thể ở trạng thái thiền định được/virtue that comes about naturally, spontaneously, easily, without any conflict or resistance, when there is self-knowing. Without knowing yourself, do what you will, there cannot possibly be the state of meditation.  Với ‘biết mình’, tôi muốn nói biết từng ý nghĩ, từng tính khí, từng lời nói, từng cảm giác, biết phạm vi hoạt động của tâm trí bạn/I mean by ‘self-knowing’, knowing every thought, every mood, every word, every feeling, knowing the activity of your mind – không phải là biết ‘Đấng Tối Cao’, ‘Đại Ngã’ – không có điều như thế, ‘Đấng Trên Cao’, ‘Tiểu Ngã’chỉ có trong phạm vi tư tưởng. Tư tưởng là kết qủa bạn bị hoàn cảnh tác động, là sự phản hồi của trí nhớ - do tổ tiên truyền lại hay trực tiêp. Và chỉ cố gắng thiền định mà không trước hết xây dựng nền đạo đức bằng sự-biết-mình thì hoàn toàn giả dối và tuyệt đối vô ích.Thought is the result of your conditioning, thought is the response of your memory. And merely to try to meditate without first establishing deeply, irrevocably, that virtue that comes about through self-knowing, is utterly deceptive and absolutely useless. 

Xin chú ý, thật rất quan trọng cho những ai nghiêm chỉnh muốn hiểu điều này, bởi vì nếu không thế, thiền định và cuộc sống thực tế của bạn sẽ bị phân ly, tách biệt nhau – xa đến độ dù bạn có thể thiền định với tư thế nào chăng nữa suốt quãng đời còn lại của bạn thì bạn cũng sẽ không thấy xa hơn mũi bạn. Bất cứ bạn lấy tư thế nào, bất cứ bạn làm gì thì cũng không có bất cứ ý nghĩa nào. 

Cho nên tâm trí tra hỏi – tôi dùng chữ tra hỏi có mục đích – vào vấn đề thiền định là gì, thì phải đặt nền tảng này mà nó xảy đến một cách tự nhiên, tự động, với sự dễ dàng không cố gắng, khi có sự-biết-mình. Và cũng quan trọng hiểu sự biết mình này là gì, nó chỉ là hiểu rõ ‘cái tôi’ có nguồn gốc ở rất nhiều hồi ức mà không có sự lựa chọn /And also it is important to understand what this self-knowing is, just to be aware, without  any  choice, of the ‘me’ that has its source in a bundle of memories – Tôi sẽ đi ngay vào ý nghĩa của sự hiểu rõ là gì – nó chỉ là ý thức mà không giải thích, chỉ quan sát sự chuyển động của tâm trí. Nhưng sự quan sát đó bị ngăn cản khi bạn chỉ tích lũy qua sự quan sát điều-sẽ-làm, điều-sẽ không-làm, điều-sẽ-đạt-được, điều-sẽ-không-đạt-được. Nếu bạn làm vậy, bạn chấm dứt tiến trình chuyển động linh hoạt của tâm trí thành cái tôi. Nghĩa là, tôi phải quan sát và thấy sự kiện, thực tế, điều-hiện-là. Nếu tôi tiếp cận nó với một ý tưởng, một quan điểm - chẳng hạn như ‘Tôi không được’ hoặc ‘Tôi phải’ thì đó là những phản hồi của trí nhớ - khi ấy chuyển động của ‘điều-hiện-là’bị cản trở, bị ngăn chặn; và thế là không hiều rõ/không biết – I will go presently into what we mean by awareness – just to be conscious of it without  interpretation, merely to observe the movement of the mind. But that observation is prevented when you are merely accumulating through observation what to do, what not to do, what to achieve, what not to achieve. If you do that, you put an end to the living process of the movement of the mind as the self. That is, I have to observe and see the fact, the actual, the ‘what is’. If I approach it with an idea, with an opinion – such as ‘I must not’ or ‘I must’, which are the responses of memory – then the movement of ‘what is’ is hindered, is blocked; and therefore there is no learning. 

Để quan sát sự chuyền động của làn gió mát trên cây thì bạn không thể làm gì. Nó chuyển động hoặc mạnh mẽ, hoặc uyển chuyển, hoặc đẹp mắt. Bạn, người quan sát, không thể điều khiển nó. Bạn không thể uốn nắn nó, bạn không thể nói, ‘Tôi sẽ giữ nó trong tâm trí tôi’. Nó ở đó. Bạn có thể nhớ lại nó. Nhưng nếu bạn nhớ lại nó và hồi tưởng làn gió mát trên cây đó ở lần sau nhìn nó thì bạn không nhìn sự chuyển động tự nhiên của nó, mà chỉ nhớ lại sự chuyển động của qúa khứ. Vì thế bạn không hiểu rõ/không biết; bạn chỉ thêm vào những gì bạn đã biết. Cho nên, ở một mức độ nào đó, kiến thức trở thành một chướng ngại không tiến xa hơn. 

Tôi hi vọng đây là điều rất rõ ràng. Bởi vì điều chúng ta sắp đi vào bây giờ đòi hỏi một tâm trí hoàn toàn minh bạch, có thể nhìn, thấy, lắng nghe mà không hề có sự nhận ra như đã biết trước/a mind that is completely clear, capable of looking, seeing, listening without any movement of recognition. 

Vì thế người ta trước hết phải rất minh bạch, không lầm lẫn. Tính minh bạch là thiết yếu. Với ‘tính minh bạch’tôi muốn nói, thấy mọi điều như chúng là chúng, thấy ‘điều-hiện-là’mà không có bất cứ quan điểm nào, thấy sự chuyển động của tâm trí, quan sát nó rất sát, từng phút, chăm chú, không mục đích, không hướng dẫn. Chỉ quan sát thôi đòi hỏi tính minh bạch lạ lùng; bằng không bạn không thể quan sát. Nếu bạn quan sát một con kiến bò loanh quanh, đang sinh hoạt và bạn tiếp cận nó với các sự kiện sinh vật học khác nhau về kiến thì kiến thức đó sẽ ngăn cản bạn nhìn. Bởi vậy bạn bắt đầu thấy ngay ở đâu kiến thức là cần thiết và ở đâu kiến thức trở thành trở ngại. Như thế không có sự lầm lẫn.

 Khi tâm trí minh bạch, chính xác, có khả năng lý luận sâu sắc, cơ bản thì nó ở tình trạng phủ định/When the mind is clear, precise, capable of deep, fundamental  reasoning,  it is in a state of negation. Đa số chúng ta dễ dàng chấp nhận những sự việc, chúng ta rất cả tin bởi vì chúng ta muốn sự thoải mái, sự an toàn, một cảm giác hy vọng, muốn ai đó cứu vớt chúng ta - những vị thày, những đạo sư; bạn biết hết mớ hỗn độn đó mà! Chúng ta sẵn sàng, dễ dàng chấp nhận; và cũng dễ dàng từ chối, tùy theo tình hình của tâm trí.

 Cho nên ‘tính minh bạch’nằm trong nghĩa thấy sự việc như chúng là chúng ở trong chính mình/So ‘clarity’ is in the sense of seeing things as they are within oneself. Bởi vì chính mình là một phần của thế giới. Chính mình là sự chuyển động của thế giới. Chính mình là biểu hiện bên ngoài của chuyển động bên trong – nó giống như thủy triều ra vào. Chỉ tập trung vào hay quan sát chính bạn, tách rời thế giới thì dẫn bạn tới sự cô lập và tất cả những hình thức suy nghĩ khác thường, chứng loạn thần kinh, sự sợ hãi cô lập, và vvv. Nhưng nếu bạn quan sát thế giới và theo sự chuyển động của nó, cùng nó chuyển vào bên trong thì khi đó không có sự chia cắt giữa bạn và thế giới; bạn không là một cá nhân chống lại tập thể.

 Và phải có cảm giác quan sát này, gồm cả khám phá và quan sát, lắng nghe và hiểu rõ. Tôi dùng chữ quan sát trong nghĩa đó. Chính hành vi quan sát là hành vi khám phá. Bạn không thể khám phá nếu bạn không tự do. Do đó để khám phá, để quan sát, phải có tính minh bạch. Để khám phá trong chính bạn một cách thâm sâu, bạn phải tiếp cận nó mỗi lần đều tươi mới. Nghĩa là, trong sự khám phá đó bạn đã không bao giờ đạt được một kết qủa nào, bạn đã không bao giờ trèo một cái thang và nói, ‘Bây giờ tôi biết’. Không có cái thang nào cả. Nếu bạn có trèo, bạn phải xuống ngay, để tâm trí bạn quan sát, theo dõi, lắng nghe một cách hết sức bén nhậy/The very act of observation is the act of exploration.You cannot explore if you are not free. Therefore to explore, to observe, there must be clarity. To explore within yourself deeply, you must come to it each time afresh. That is, in that exploration you have never achieved a result, you have never climbed a ladder, and you never say, ‘Now I know’. There is no ladder. If you do climb, you must come down immediately, so that your mind is tremendously sensitive to observe, to watch, to listen.

 Và do sự quan sát, lắng nghe, thấy, theo dõi này mà có cái đẹp khác thường của đạo đức đó. Không có đạo đức nào khác ngoài đạo đức từ sự biết mình/There is no other virtue except that which comes from self-knowing. Khi ấy đạo đức đó là chủ yếu, mạnh mẽ, sinh động – không là một điều đã chết mà bạn từng nuôi dưỡng, chăm sóc. Và đạo đức đó phải là nền tảng. Nền tảng của thiền định là quan sát, tính minh bạch và đạo đức, trong ý nghĩa chúng ta muốn nói – chứ không trong ý nghĩa làm đạo đức thành một điều sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc, ngày qua ngày, nó chỉ là sự cưỡng lại/The foundation for meditation is observation, clarity, and virtue, in the sense we mean – not in the sense of making virtue a thing to be cultivated day by day, which is mere resistance.

 Rồi chúng ta có thể thấy từ đó ý muốn nói về những điều được gọi là những lời kinh, những lời niệm, những câu chú, việc ngồi trong một góc cố gắng dồn mắt vào một vật, một chữ hoặc một biểu tượng đặc biệt – nó là thiền định có chủ tâm. Xin lắng nghe cẩn thận. Cố ý lấy một tư thế hay làm những điều gi đó để thiền định, có chủ tâm, có ý thức thì chỉ ngụ ý rằng bạn đang chơi trong phạm vi những ham muốn và sự điều-kiện-hóa của bạn; vì thế nó không là thiền định/Taking a deliberate posture or doing certain things to meditate, deliberately, consciously, only implies that you are playing in the field of your own desires and your own conditioning; therefore it is not meditation. Người ta có thể thấy rất rõ, nếu người ta quan sát, rằng những người thiền định đều thấy tất cả các loại  cảnh tượng, hình ảnh; họ thấy Krishna, Chúa, Phật, và họ nghĩ họ đã đạt được điều gì đó. Như một người Ki Tô giáo thấy Chúa; đó là một hiện tượng rất đơn giản, rất rõ ràng; nó là một hình ảnh phóng chiếu của sự điều-kiện-hóa, của sự sợ hãi, của hy vọng, và mong muốn được an toàn của người đó. Người Ki Tô giáo thấy Chúa như bạn thấy Rama hoặc bất cứ vị thần linh đặc biệt nào bạn yêu thích.

 Không có gì đáng chú ý về những hình ảnh này. Chúng chỉ là sản phẩm của vô thức mà bạn đã bị điều kiện hóa, bị luyện thành như thế. Khi bạn hơi yên tĩnh, nó nổi lên với những hình ảnh, những biểu tượng và những ý tưởng. Cho nên những thị-kiến, những sự xuất thần, những hình ảnh, những tư tưởng đều không có bất cứ giá trị nào. Nó giống như một người lập đi lập lại mãi mấy câu chú hoặc mấy nhóm chữ hoặc một cái tên. Khi bạn lập đi lập lại mãi một cái tên, hiển nhiên bạn làm tâm trí bạn ù lì, ngốc nghếch; và trong sự ngốc nghếch đó tâm trí trở nên yên tĩnh. Ngay cả bạn cũng có thể dùng ma túy để làm cho tâm trí yên tĩnh – và có những thứ ma túy như thế - và trong tình trạng yên tĩnh đó, trong tình trạng có ma túy đó, bạn có những thị kiến/hình ảnh. Những điều đó rõ ràng là sản phẩm cùa xã hội, văn hóa, hi vọng và sự sợ hãi của bạn. Chúng chẳng có liên quan gì tới sự thật.

 Những kinh cầu nguyện cũng vậy. Người cầu nguyện thì giống một người cho tay vào túi một người khác. Thương gia, nhà chính trị và toàn xã hội cạnh tranh đang cầu nguyện hoà bình; nhưng họ đang làm mọi điều đem đến chiến tranh, lòng thù hận và sự đối kháng. Nó không có ý nghĩa, nó không có sự hợp lý. Kinh cầu nguyện của bạn là lời khẩn khoản, xin điều gì đó mà bạn không có quyển xin - bởi vì bạn không sống, bạn không đạo đức. Bạn muốn điều gì đó an bình, vĩ đại, làm phong phú đời sống bạn, nhưng bạn đang làm mọi điều trái ngược để hủy diệt, trở nên tầm thường, nhỏ mọn, ngu ngốc.

 Những kinh cầu nguyện, những hình ảnh thấy được, những thị kiến, ngồi thẳng lưng trong một góc, thở đúng cách, thực hiện với tâm trí thì rất non nớt, chưa trưởng thành; chúng không có ý nghĩa cho một người thực sự muốn hiểu đầy đủ thiền định là gì. Vì thế một người hiểu thiền định là gì sẽ hoàn toàn dẹp qua bên tất cả điều này, dù người ấy có thề mất việc. Người ấy không lập tức quay qua một thần linh không quan trọng để có một việc mới – đó là cái trò tất cả các bạn từng chơi. Khi có sự đau khổ, sự xáo trộn nào đấy, bạn quay qua một đền thờ và tự coi mình là có tôn giáo. Tất cả những điều này phải được triệt để dẹp qua bên để chúng không đụng tới bạn. Nếu bạn đã làm xong việc này thì khi đó chúng ta có thể tiến vào toàn bộ câu hỏi thiền định là gì.

 Bạn phải có sự quan sát, tính minh bạch, sự biết mình và, vì vậy có đạo đức. Đạo đức là một điều thường xuyên nở hoa trong lòng lành; bạn có thể đã sai lầm, làm những điều xấu, nhưng chúng đã chấm dứt; bạn tiến tới, nở hoa trong lòng lành, bởi vì bạn đang biết bạn/Virtue is a thing that is flowering in goodness all the time; you might make a mistake, do ugly things, but they are finisned; you are moving, are flowering in goodness, because you are knowing yourself. Đã đặt nền tảng đó, bạn có thể dẹp những kinh cầu nguyện, những lời đọc lầm rầm và những tư thế. Khi đó bạn có thể bắt đầu tra hỏi vào thiền định là gì.

 Rất quan trọng hiểu kinh nghiệm là gì, bởi vì tất cả chúng ta đều muốn có kinh nghiệm. Chúng ta có những kinh nghiệm hàng ngày - đến văn phòng, cãi vã, ghen ghét, ganh tị, tàn nhẫn, cạnh tranh, tình dục. Trong đời sống, chúng ta đi qua từng loại kinh nghiệm, ngày qua ngày, có ý thức và không có ý thức. Chúng ta sống trên bề mặt của đời sống mình, không có cái đẹp, không có chiều sâu, không có gì của chúng ta là nguyên gốc, đầu tiên, rõ ràng. Chúng ta đều là những con-người-phó-sản/second-hand human beings, trích dẫn, theo sau người khác, trống rỗng như một vỏ sò/We are all second-hand human beings, quoting others, following others, empty as a shell. Và tự nhiên là chúng ta muốn có thêm kinh nghiệm ngoài những kinh nghiệm hàng ngày. Vì vậy chúng ta tìm kiếm kinh nghiệm này hoặc qua thiền định hoặc qua những ma túy mới nhất. LSD25 là một trong những thứ đó. Khi bạn đã dùng nó rồi, bạn cảm thấy bạn có ‘thần bí giáo tức thì’- tôi đã không dùng thứ đó. (Có tiếng cười).

 Chúng ta đang nói chuyện nghiêm chỉnh. Bạn chỉ cười đùa với vẻ tức giận nhỏ nhất; do đó bạn không nghiêm chỉnh; bạn không đi từng bước vào chuyện đó, quan sát chính bạn; bạn chỉ lắng nghe lời nói, đi theo chúng, là điều tôi đã lưu ý bạn đề phòng ở đầu buổi nói chuyện này.

 Những thứ ma túy này làm ý thức của bạn giãn ra, đôi lúc làm bạn nhậy cảm cao. Và trong tình trạng cảm giác được nâng cao bạn thấy những điều: cây cối trở nên sống động lạ lùng nhất, sáng láng, rõ ràng, bao la. Hoặc, nếu bạn có tư tưởng tôn giáo, trong tình trạng đó bạn cảm thấy an bình và ánh sáng khác thường; không có sự khác biệt giữa bạn và điều được quan sát - bạn là nó, và toàn vũ trụ là thành phần của bạn. Và bạn khao khát những thứ ma túy này bởi vì bạn muốn có thêm kinh nghiệm, hy vọng nó sẽ cho đời sống bạn ý nghĩa; nên bạn bắt đầu phụ thuộc. Tuy vậy, khi bạn có những kinh nghiệm này, bạn vẫn ở trong phạm vi của tư tưởng, trong phạm vi của điều-đã-biết.

 Bởi vậy bạn phải hiểu kinh nghiệm – đó là, sự đáp ứng một thách thức, mà nó trở thành một phản ứng; và phản ứng đó uốn nắn tư tưởng, tình cảm, cuộc sống của bạn. Và bạn càng ngày càng bổ xung kinh nghiệm; bạn nghĩ đến càng ngày càng có kinh nghiệm. Những hồi ức của những kinh nghiệm đó càng rõ ràng thì bạn càng nghĩ rằng bạn biết. Nhưng nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng bạn càng biết bạn càng trở thành nông cạn, càng trống rỗng. Trở thành trống rỗng hơn, bạn muốn có kinh nghiêm nhiều hơn và to lớn hơn. Cho nên bạn phải hiểu không những tất cả điều tôi đã nói lúc trước nhưng còn hiểu sự đòi hỏi khác thường này về kinh nghiệm nữa. Bây giờ chúng ta có thể đi tới.

 Một tâm trí tìm kiếm bất cứ loại kinh nghiệm nào thì vẫn ở trong phạm vi của thời gian*, trong phạm vi của điều-đã-biết, trong phạm vi của những điều ham muốn tự phóng chiếu/A mind is seeking experience of any kind is still within the field of time, within the field of the known, within the field of self-projected desires. Như tôi đã nói ở phần đầu của bài nói chuyện này, thiền định có chủ tâm chỉ dẫn đến ảo ảnh, ảo tưởng. Tuy vậy phải có thiền định. Thiền định có chủ tâm chỉ dẫn đến tự-thôi-miên mình, đến những hình thức kinh nghiệm khác nhau được phóng chiếu bởi những ham muốn và sự điều-kiện-hóa của chính bạn; và những ham muốn và sự điều-kiện-hoá này uốn nắn tâm trí bạn, điều khiển tư tưởng bạn. Cho nên một người thực sự hiểu ý nghĩa thâm sâu của thiền đĩnh phải hiểu ý nghĩa của kinh nghiệm; và tâm trí người đó cũng phải tự do đối với sự tìm kiếm. Điều này rất khó. Tôi sắp đi vào chuyện đó bây giờ.

 Đã đặt tất cả điều này làm căn bản, một cách tự nhiên, tự động, dễ dàng, khi đó chúng ta phải thấy điều khiển, kiểm soát tư tưởng có ý nghĩa gì. Bởi vì đó là điều bạn phỏng theo; bạn càng kiểm soát tư tưởng, bạn càng nghĩ rằng bạn đã tiến trong thiền định. Với tôi, mọi hình thức kiểm soát - thể xác, tâm lý, lý trí, cảm xúc - đều có hại/For me, every form of control – physical, psychological, intellectual, emotional – is detrimental. Xin lắng nghe cẩn thận. Đừng nói, ‘Vậy thì tôi sẽ làm những gì tôi thích’. Tôi không nói vậy. Kiểm soát ngụ ý khuất phục, đè nén, thích nghi, uốn nắn tư tưởng vào một mẫu mực đặc biệt - ngụ ý rằng mẫu mực thì quan trọng hơn sự khám phá sự thật. Cho nên kiểm soát trong bất cứ hình thức nào - chống lại, đè nén, lý tưởng hoá – càng ngày càng uốn nắn tâm trí tùy theo qúa khứ, tùy theo tác động của hoàn cảnh trong đó bạn đã được giáo dục, tùy theo ảnh hưởng của một cộng đồng đặc biệt, vv vả vv.

 Cần thiết phải hiểu thiền định. Vậy thì xin lắng nghe cẩn thận. Tôi không biết bạn đã từng thiền định loại này chưa. Có thể bạn chưa từng, nhưng bây giờ bạn sẽ cùng tôi thực hiện. Chúng ta sẽ cùng nhau đi, không bằng lời nói, nhưng bằng thực tế thực hiện nó tới tận cùng của sự liên lạc bằng lời. Nó giống như cùng đi ngay tới cửa, rồi hoặc bạn qua cửa hoặc bạn dừng lại phiá bên này cửa. Bạn sẽ dừng lại phía bên này cửa nếu bạn đã không thực sự làm mọi điều như đã được chỉ ra – không vì diễn giả nói thế, nhưng vì điều đó đúng mực, lành mạnh, hợp lý, và sẽ đứng vững qua mọi cuộc thử thách, kiểm tra.

 Cho nên bây giờ, cùng nhau, chúng ta sẽ thiền định – không thiền định có chủ tâm, bởi vì điều đó không tồn tại. Nó giống như để cửa sổ mở và không khí lọt vào - bất kể không khí đem theo gì, bất kể làn gió nào. Nhưng nếu bạn trông mong, đợi cơn gió đến vì bạn đã mở cửa thì nó sẽ không bao giờ đến. Bởi vậy nó phải được mở ra do tình yêu, tình thương, sự tự do – không do bạn muốn điều gì đó. Và đó là trạng thái của cái đẹp, của tâm trí thấy và không đòi hỏi.

 Thấy rõ là một trạng thái khác thường của tâm trí - thấy rõ xung quanh bạn, cây cối, chim đang hót, hoàng hôn đằng sau bạn; thấy rõ những khuôn mặt, những nụ cười, rác rến trên đường, vẻ đẹp của vùng đất, của cây cọ nổi bật trong hoàng hôn màu đỏ, trên sóng nước lăn tăn - chỉ thấy rõ mà thôi, không chọn lựa. Xin làm điều này đang khi chúng ta cùng đi. Hãy nghe tiếng những con chim này; đừng gọi tên chúng, đừng nhận diện chúng thuộc loại nào, nhưng chỉ lắng nghe âm thanh. Hãy lắng nghe sự chuyển động của chính tư tưởng bạn; đừng kiểm soát chúng, đừng uốn nắn chúng, đừng nói, ‘Điều này đúng, điều kia sai.’Chỉ chuyển động với chúng. Đó là sự thấy rõ mà trong đó không có sự chọn lựa, không kết án, không xét đoán, không so sánh hay giải thích, chỉ là sự quan sát thôi. Nó làm tâm trí bạn mẫn cảm cao. Lúc bạn gọi tên thì bạn đã đi trở lại, tâm trí bạn trở thành ù lì, bởi vì đó là điều vẫn thường như thế.

 Trong trạng thái của sự thấy rõ đó có sự chú tâm – không phải là kiểm soát, không phải là tập trung. Đó là sự chú tâm. Nghĩa là bạn đang lắng nghe chim hót, thấy hoàng hôn, thấy vẻ im lìm của cây cối, bạn đang nghe xe cộ chạy gần bên, đang nghe diễn giả; và bạn chú tâm vào ý nghĩa của những chữ, bạn đang chú tâm vào chính tư tưởng và tình cảm của bạn, vào sự chuyển động trong sự chú tâm đó. Bạn chú tâm đầy đủ, không giới hạn, không chỉ một cách có ý thức, mà còn không-có-ý-thức nữa. Không-có-ý-thức thì quan trọng hơn; do đó bạn phải tìm hiểu nó.

 Tôi không dùng chữ vô thức như một từ chuyên môn về kỹ thuật hay một kỹ thuật. Tôi không dùng nó theo nghĩa các nhà tâm lý học xử dụng nhưng theo nghĩa bạn không có ý thức. Bởi vì đa số chúng ta sống trên bề mặt của tâm trí: đến văn phòng, thâu thập kiến thức hoặc một kỹ thuật, gây gổ, và vv. Chúng ta không bao giờ chú tâm vào chiều sâu của đời sống chúng ta, mà nó là kết qủa của cộng đồng chúng ta, của phần sót lại về chủng tộc, của tất cả qúa khứ - không chỉ của bạn như một người, nhưng cũng còn của cả con người, những âu lo của con người. Khi bạn ngủ, tất cả những điều này tự phóng chiếu thành những giấc mơ, và rồi có sự giải thích những giấc mơ đó. Giấc mơ hoàn toàn không cần thiết cho một người tỉnh thức, cảnh giác, quan sát, lắng nghe, thấy rõ, chú tâm.

 Vậy thì, sự chú tâm này đòi hỏi sinh lực lớn lao; không phải sinh lực bạn đã thâu lượm được qua thực hành, qua cuộc sống độc thân và tất cả những điều khác có thể kể ra – mà chúng là tất cả sinh lực của sự tham lam. Tôi đang nói đến sinh lực của sự-biết-mình. Vì bạn đã đặt nền tảng đúng, từ đó có sinh lực chú tâm, không có cảm giác tập trung.

 Tập trung là sự loại trừ - bạn muốn nghe bản nhạc đó [từ một con đường kế bên], và bạn cũng muốn nghe diễn giả đang nói gì, nên bạn cưỡng lại tiếng nhạc đó và cố gắng nghe diễn giả; như vậy thực sự bạn không hoàn toàn chú tâm. Một phần sinh lực dùng vào việc cưỡng lại tiếng nhạc và một phần để cố gắng nghe diễn giả; do vậy bạn không triệt để lắng nghe, bạn không chú tâm. Vì thế nếu bạn tập trung, bạn chỉ cưỡng lại, loại trừ.

 Cho nên từ sự chú tâm này mới có trí óc yên tịnh. Chính những tế bào não yên tịnh – không làm cho yên tịnh, không bị ghép vào kỷ luật, không bị ép buộc, không bị điều-kiện-hoá mạnh bạo. Nhưng có sự chú tâm một cách tự nhiên, tự động, không cố gắng, dễ dàng, những tế bào não không bị dùng sai, không bị cứng lại, không bị làm thành thô, không bị làm thành hung dữ. Tôi hy vọng bạn nghe kịp tất cả điều này. Trừ khi chính các tế bào não nhạy bén lạ lùng, tỉnh táo, linh động, không bị làm cứng lại, không bị gò ép, không bị làm việc qúa sức, không chuyên môn hoá ở một điạ hạt kiến thức đặc biệt, trừ khi chúng bén nhậy khác thường thì chúng không thể yên tịnh. Vì thế não bộ phải yên tịnh, nhưng tuy vậy phải bén nhậy với mọi phản ứng, thấy rõ tất cả tiếng nhạc, tiếng ồn, tiếng chim, nghe những lời này, ngắm nhìn hoàng hôn – không sức ép, không căng thẳng, không ảnh hưởng nào. Não bộ phải rất yên tịnh, bởi vì không yên tịnh – không bị sui khiến, không bị đem đền một cách giả tạo – thì không thể có tính minh bạch/The brain must be very quiet, because without quietness – uninduced, not brought about artificially – there can be no clarity.

 Và chỉ có thể có tính minh bạch khi có không gian trống. Bạn có không gian trống khi não bộ tuyệt đối yên tịnh nhưng tuy vậy vẫn nhậy bén cao, không bị làm lu mờ. Và đó là lý do tại sao những gì bạn làm trong cả ngày thì rất quan trọng. Tàn bạo, dã man bởi hoàn cảnh, xã hội, việc làm, sự chuyên-môn-hoá, bởi ba hoặc bốn chục năm làm việc trong văn phòng, nên não bộ nghiền nát không thương tiếc - tất cả điều này hủy diệt tính bén nhậy khác thường của não bộ. Và não bộ phải yên tịnh. Từ đó, toàn bộ tâm trí, gồm não bộ trong đó, có khả năng hoàn toàn yên tịnh. Tâm trí yên tịnh đó không còn tìm kiếm, không đợi chờ kinh nghiệm, không chút kinh qua bất cứ điều gì/That still mind is no longer seeking, it is not waiting for experience; it is not experiencing anything at all.

 Tôi hy vọng bạn hiểu tất cả điều này. Có lẽ bạn không hiểu. Không thành vấn đề, hãy lắng nghe thôi. Đừng để tôi mê hoặc, nhưng hãy lắng nghe sự thật của điều này. Và có lẽ lúc đó, khi bạn đang đi ngoài phố, ngồi trên xe buýt, ngắm nhỉn một giòng suối hay một đồng lúa, nặng hạt và xanh tốt thì điều này xảy đến, không hay biết, giống như một cơn gió nhẹ từ một vùng xa thổi tới.

 Như thế tâm trí khi ấy trở nên hoàn toàn tĩnh lặng, không có sức ép, sự bắt buộc nào. Sự tĩnh lặng này không do tư tưởng làm ra, bởi vì tư tưởng đã chấm dứt, toàn bộ guồng máy của tư tưởng đã tới chỗ kết thúc. Tư tưởng phải chấm dứt; bằng không tư tưởng sẽ sản sinh thêm hình ảnh, ý tưởng, ảo tưởng – thêm nữa và thêm nữa. Do đó bạn phải hiểu toàn bộ guồng máy này của tư tưởng - chứ không phải cách nào chấm dứt sự suy nghĩ. Nếu bạn hiểu toàn bộ guồng máy của tư tưởng, mà nó là phản hồi của trí nhớ, của liên tưởng và của sự nhận diện/nhận ra, của việc gọi tên, của sự so sánh, của sự xét đoán - nếu bạn hiểu nó, thì tự nhiên nó chấm dứt. Khi tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, khi ấy do sự tĩnh lặng đó, trong sự tĩnh lặng đó, có một chuyển động hoàn toàn khác/Therefore you have to understand this whole machinery of thought – not how to stop thinking. If you understand the whole machinery of thought, which is the response of memory, association and recognition, naming, comparing, judging – if you understand it, naturally it comes to an end. When the mind is completely still, then out of that stillness, in that stillness, there is quite a different movement.

 Chuyển động đó không được tạo ra bởi tư tưởng, xã hội, những gì bạn đọc được hay không đọc. Chuyển động đó không là của thời gian, không là của kinh nghiệm bởi vì nó không có kinh nghiệm. Đối với một tâm trí tĩnh lặng thì không có kinh nghiệm. Một nguồn sáng đang cháy sáng, mạnh mẽ, không đòi hỏi gì thêm, nó là nguốn sáng cho chính nó. Chuyển động đó không nằm trong phương hướng nào, bởi vì phương hướng bao hàm thời gian. Chuyển động đó không có nguyên nhân, bởi vì bất cứ điều gì có nguyên nhân thì có hậu quả và hậu quả đó lại trở thành nguyên nhân và cứ thế tiếp tục - một chuỗi không dứt nhân quả. Bởi thế nó hoàn toàn không hậu qủa, không nguyên nhân, không động lực, không cảm giác trải nghiệm nào. Bởi vì tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, một cách tự nhiên tĩnh lặng, bởi vì bạn đã đặt nền tảng, nó trực tiếp liên quan tới đời sống, nó không tách khỏi cuộc sống hàng ngày

 Nếu tâm trí đã đi xa như vậy, thì chuyển động đó là sự sáng tạo. Không có sự âu lo nào để thể hiện, bởi vì một tâm trí ở trạng thái sáng tạo thì có thể bộc lộ hay không bộc lộ. Trạng thái tâm trí đó ở trong sự im lặng hoàn toàn – nó sẽ chuyển động, chuyển động của nó vào điều-không-biết, vào điều-không-thể-gọi-tên. Như thế thiền định mà bạn vẫn hành thì không phải thiền định chúng ta đang nói đến. Đây là thiền định từ vô cùng đến vô tận, bởi vì bạn đã không đặt nền móng trên thời gian nhưng trên sự thật/This meditation is from the everlasting to the everlasting, because you have laid the foundation not on time but on reality . 

Madras, 15 Tháng Mười Hai 1974

Những điều tư tưởng đặt để vào nhau coi như điều linh thiêng thì không linh thiêng/The things that thought has put together as sacred are not sacred. Chúng chỉ là những ngôn từ tạo cho đời sống một ý nghĩa, bởi vì đời sống của bạn không linh thiêng, không thần thánh. Chữ thần thánh/holy do chữ toàn thể/whole, có nghĩa là khoẻ mạnh và ổn kiện - tất cả được ngụ ý trong chữ đó. Cho nên một tâm trí vận hành qua tư tưởng, dù mong muốn tìm thấy điều linh thiêng cách mấy thì vẫn ở trong phạm vi của thời gian, của điều không-nguyên-vẹn -. Tâm trí có thể nguyên vẹn, không rời rạc chăng? Tất cả phần hiểu biết về thiền định là ở điểm này.Tâm trí là sản phẩm của sự tiến hóa, của thời gian, của rất nhiều ảnh hưởng, rất nhiều nỗi đau, rất nhiều khó nhọc, nỗi buồn, nỗi ưu tư lo lắng – tâm trí vướng mắc vào tất cả điều đó, là kết qủa của tư tưởng mà bản chất là không-nguyên-vẹn -- thì tâm trí như nó hiện giờ, có thoát khỏi chuyển động của tư tưởng không?Can the mind that is the product of evolution, product of  time, product of so much influence, so many hurts, so many travails, such great sorrow, great anxiety – caught in all that, all that is the result of thought, thought that is fragmentary by its very nature – can the mind that is the result of thought, as it is now, be free of the movement of thought? Tâm trí có thể nguyên vẹn chăng? Bạn có thể nhìn đời sống như một toàn thể không?Tâm trí có thể là một toàn thể, không một mảnh rời chăng? Vậy thì có sự chuyên chú xuất hiện trong chuyện này. Một tâm trí là toàn thể khi nó chuyên chú, nghĩa là có sự quan tâm, tình thương, tình yêu lớn lao – hoàn toàn khác với tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà.

Cho nên tâm trí toàn vẹn thì chăm chú, và do đó quan tâm, và có cảm giác sâu sắc của tình yêu. Một tâm trí như thế là toàn vẹn mà bạn chợt thấy khi bạn bắt đầu tra hỏi thiền định là gì. Rồi chúng ta có thể tiếp tục thấy linh thiêng là gì.

Xin lắng nghe. Nó là đời sống của bạn. Hãy để con tim và khối óc của bạn tìm ra một lối sống khác biệt, nghĩa là khi tâm trí đã từ bỏ mọi sự kiểm soát/Give your heart and mind to find out a way of living differently, which means when the mind has abandoned all control. Điều đó không có nghĩa bạn sống và làm những gì bạn thích, chịu thua mọi ham muốn, mọi cái nhìn thèm khát hoặc phản ứng lại mọi lạc thú, mọi đòi hỏi theo đuổi thú vui, nhưng là tìm xem bạn có thể sống hàng ngày mà không có một sự kiểm soát nào hay không/whether you can live a daily life without a single control. Điều đó có phần trong thiền định. Nghĩa là người ta phải có phẩm chất của sự chú ý. Sự chú ý này nhìn vào bên trong đúng vị trí của tư tưởng, thấy tư tưởng đó không toàn vẹn, và ở đâu có sự kiểm soát, điều khiển thì ở đó có người kiểm soát và điều-bị-kiểm-soát, mà nó rời thành mảng/That is part of meditation. That means one has to have this quality of attention. That attention has brought about insight  into the right place of thought and seen that thought is fragmentary, and that where there is control, there is controller and the controlled, which is fragmentary.  Vì thế để thấy một lối sống không có một sự kiểm soát nào đòi hỏi sự chú ý, kỷ luật lớn lao. Chúng ta không nói đến thứ kỷ luật bạn đã quen thuộc, mà nó chỉ là sự đè nén, sự kiểm soát, sự mô phỏng, nhưng nói đến một thứ kỷ luật là thấy biết/but of a discipline that means to learn. Chữ kỷ luật là từ chữ môn đệ, học trò. Ở đó học trò học hỏi. Nay ở đây không thày, không học trò; bạn là thày và bạn là học trò nếu bạn đang thấy, biết. Chính hành vi biết đó đem lại trật tự của chính nó.

Bây giờ tư tưởng đã thấy đúng chỗ của nó. Cho nên tâm trí không còn bị  chất nặng bởi chuyển động của tư tưởng như một diễn biến cụ thể(vật chất), có nghĩa tâm trí tuyệt đối yên tĩnh/Now thought has found its own place, its right place. So the mind is no longer burdened with the movement of thought as a material process, which means the mind is absolutely quiet. Nó yên tĩnh một cách tự nhiên, không phải yên tĩnh được tạo ra. Yên tĩnh được tạo ra thì vô ích. Trong điều ngẫu nhiên yên tĩnh đó, trong sự yên tĩnh đó, trong sự trống không đó, một điều mới có khả năng diễn ra/It is naturally quiet, not made quiet. That which is made quiet is sterile. In that which happens to be quiet, in that quietness, in that emptiness, a new thing can take place.

Tâm trí, tâm trí của bạn có thể tuyệt đối yên tĩnh, không có sự kiểm soát, không có sự chuyển động của tư tưởng không? Nó sẽ yên tĩnh một cách tự nhiên nếu bạn thực sự nhìn vào bên trong để đem tư tưởng về đúng vị trí của nó – tư tưởng ở đúng chỗ của nó thì tâm trí yên tĩnh. Bạn hiểu sự im lặng và sự yên tĩnh có nghĩa gì chứ? (Bạn biết bạn có thể làm cho tâm trí bạn yên tĩnh bằng cách dùng ma túy, bằng cách lập lại một câu trú hay một chữ. Bằng cách cứ lập đi lập lại mãi thì tự nhiên tâm trí bạn sẽ trở nên yên tĩnh, nhưng một tâm trí như thế là một tâm trí đần độn, ngốc nghếch). Có một sự im lặng giữa hai tiếng ồn. Có sự im lặng giữa hai nốt nhạc. Có sự im lặng giữa hai chuyển động của tư tưởng. Có sự im lặng của một buổi chiều khi chim chóc kêu ồn ào, hót líu lo rồi đi ngủ. Khi không có tiếng vỗ cánh trong đám lá cây, không có gió thổi thì có sự yên tĩnh tuyệt đối. Không ở trong thành phố, nhưng khi bạn ra ngoài với thiên nhiên, với rừng cây, hay ngồi trên bờ sông khi sự im lặng đổ xuống trái đất thì bạn là một phần của sự im lặng đó.Vì thế có nhiều sự im lặng khác nhau. Nhưng sự im lặng chúng ta đang nói về, là sự yên tĩnh của tâm trí, không thể mua được, không tập luyện được, không là điều gì đó bạn có thể đoạt được như một phần thưởng, không là một sự đền bù cho một đời sống khốn khổ. Chỉ khi đời sống khốn khổ đó được chuyển biến thành đời sống tốt đẹp - với chữ tốt đẹp tôi không muốn nói sự sung túc, nhưng là đời sống của lòng từ bi – mà trong sự nở hoa của lòng từ bi đó, của cái đẹp đó, khi ấy có sự im lặng/But the silence we are talking about, the quietness of a mind, that silence is not to be bought, is not to be practiced, is not something you gain as a reward, a compensation to an ugly life – by good I mean not having plenty, but the life of goodness, that beauty, then the silence comes.

Bạn cũng phải tìm biết xem cái đẹp là gì. Cái đẹp là gì? Bạn đã từng đi sâu vào câu hỏi này chưa? Bạn sẽ thấy nó trong một cuốn sách và cho tôi hoặc cho chúng ta biết cuốn sách nói cái đẹp là gì chứ? Cái đẹp là gỉ? Bạn đã nhìn vào hoàng hôn chiều nay khi bạn ngồi ở đó không? Hoàng hôn ở sau lưng diễn giả - bạn có nhìn nó chứ? Bạn có cảm thấy ánh sáng và vẻ huy hoàng của nó trên một chiếc lá không? Hay bạn nghĩ cái đẹp là nhục cảm, và tâm trí tìm kiếm những điều linh thiêng thì không thể bị cái đẹp hấp dẫn, không quan hệ gì với cái đẹp, và do đó chỉ tập trung vào hình ảnh bé nhỏ mà bạn phóng chiếu từ tư tưởng thành điều tốt đẹp. Nếu bạn muốn thấy thiền định là gì, bạn phải thấy cái đẹp là gì, cái đẹp trên khuôn mặt, cái đẹp trong tính cách – không phải tính cách, tính cách là điều ít gía trị, tùy thuộc vào phản ứng đối với môi trường; sự chăm sóc phản ứng đó được gọi là tính cách – cái đẹp của hành động, cái đẹp của thái độ, cách cư xử, cái đẹp bên trong, cái đẹp trong cách đi, trong cách nói, trong điệu bộ của bạn. Tất cả điều đó là cái đẹp và, không có nó thì thiền định chỉ lả sự trốn chạy, một sự bù đắp, một hành động vô nghĩa. Có cái đẹp trong sự thanh đạm, trong sự mộc mạc – không phải sự khắc khổ của nhà tu hành khất thực Ấn Độ, sự khắt khe của một tâm trí ngăn nắp trật tự. Có trật tự khi bạn hiểu đầy đủ sự rối loạn bạn sống trong đó, và từ sự rối loạn này có trật tự một cách tự nhiên mà nó là đạo đức. Do đó đạo đức, trật tự là sự giản dị cao nhất, không phải là không ăn ba bữa trong một ngày hay tuyệt thực, hay cạo trọc đầu, và tất cả những điều khác còn lại có thể kể ra.

Vì thế có trật tự, mà nó là cái đẹp. Có cái đẹp của tình yêu, cái đẹp của tỉnh thương. Và cũng có cái đẹp của một đường phố sạch sẽ, của một tòa nhà có kiểu kiến trúc hay, có cái đẹp của một cái cây, một chiếc lá xinh, những cành cây rất vĩ đại. Thấy tất cả những điều đó là cái đẹp; không phải chỉ đến các viện bảo tàng và nói mãi về cái đẹp. Sự im lặng của một tâm trí yên tĩnh là cốt lõi của cái đẹp đó/The silence of a quiet mind is the essence of that beauty. Bởi vì nó im lặng và không là đồ chơi của tư tưởng, nên khi ấy trong sự im lặng đó có điều không thể hủy diệt được, mà nó linh thiêng. Khi điều linh thiêng đó xảy ra thì đời sống trở nên linh thiêng, đời sống bạn linh thiêng, mối quan hệ của chúng ta linh thiêng, mọi điều linh thiêng bởi vì bạn đã đụng vào điều đó mà nó là linh thiêng.

Chúng ta cũng phải thấy trong thiền định có hay không có điều gì đó bất diệt, không-có-thời-gian hay không. Có nghĩa, tâm trí đã được nuôi dưỡng  trong địa hạt của thời gian có thể thấy, chợt gặp hay thấy điều đó từ vô cùng đến vô tận không? Nghĩa là tâm trí có thể không-có-thời-gian không? Dù thời gian là cần thiết để đi từ nơi này tới nơi kia, và tất cả những cái khác có thể kể ra, tâm trí đó, vẫn chính là tâm trí đó hoạt động trong thời gian, đi từ đây tới kia, không bằng tâm lí nhưng bằng thể xác có thể không-có-thời-gian không? Có nghĩa tâm trí đó không qúa khứ, không hiện tại, không tương lai không? Tâm trí đó có thể ở trong tình trạng tuyệt đối không-có-gì không? Đừng sợ chữ đó. Bởi vì trống không nên nó có khoảng trống rộng lớn. Bạn có từng quan sát trong tâm trí bạn có chút khoảng trống nào hay không? Chỉ là khoảng trống, bạn biết không, một khoảng trống nhỏ thôi? Hoặc đầy mọi thứ? Bởi lo lắng, tình dục hoặc không tình dục, thành công, kiến thức, tham vọng, sợ hãi, ưu tư, tính nhỏ nhen. Làm thế nào một tâm trí như thế có thể hiểu, hoặc ở trong tình trạng có khoảng trống to lớn đó?

Khoảng trống thỉ luôn luôn rộng lớn. Một tâm trí không có khoảng trống nào trong đời sống hàng ngày thì không thể bất chợt thấy điều bất diệt, không-thời-gian. Đó là lý do tại sao thiền định trở nên quan trọng khác thường. Không phải là thứ thiền định tất cả các bạn thực hành, đó không là thiền định gì cả. Thiền định chúng ta nói tới làm chuyển biến tâm trí. Chỉ một tâm trí như thế mới là tâm trí có-tôn-giáo, và chỉ một tâm trí có-tôn-giáo như thế mới có thể đem đến một nền văn hóa khác biệt, một lối sống khác biệt, quan hệ khác biệt, một cảm giác của điều linh thiêng , cái đẹp tuyệt vời và tính chân thật. Tất cả điều này xảy đến tự nhiên, không cố gắng, không chiến đấu.

New Delhi, 31 Tháng Mười 1956 

Người hỏi: Làm cách nào tôi có thể kinh nghiệm được Thượng Đế, điều sẽ làm đời sống chán ngắt của tôi có một ý nghĩa? Không có kinh nghiệm đó thì cuộc sống có ý nghĩa gì?

Krishnamurti: Tôi có thể hiểu trực tiếp đời sống không, hay phải qua kinh nghiệm điều gì đó cho đời sống có một ý nghĩa? Qúy bạn hiểu chứ? Để hiểu rõ cái đẹp, tôi có phải biết mục đích của nó là gì không? Tình yêu phải có nguyên nhân không? Và nếu có nguyên nhân để yêu, thì nó có là tình yêu không? Người hỏi nói ông ấy phải có kinh nghiệm nào đấy để cho đời sống có một ý nghĩa – nó ngụ ý rằng chính đời sống không quan trọng đối với ông ta. Vì thế trong sự tìm kiếm Thượng Đế ông ấy thực sự thoát ly cuộc đời, thoát ly sự buồn khổ, cái đẹp, cái xấu, sự giận dữ, sự nhỏ nhen, sự ghen tức, và sự ham quyền, sự phức tạp khác thường của cuộc sống. Tất cả điều đó là đời sống, và vì không hiểu nó, ông ấy nói, ‘Tôi sẽ tìm ra điều vĩ đại hơn cho đời sống có một ý nghĩa’.

Xin lắng nghe điều tôi nói, nhưng không chỉ ở tầm mức lời nói, tri thức bởi vì khi đó nó sẽ có rất ít ý nghĩa. Bạn có thể nói rất nhiêu lời về tất cả điều này, đọc tất cả kinh sách trên trái đất, nhưng nó sẽ vô ích bởi vì nó không liên quan gì đến đời sống, đến cuộc sinh tồn mỗi ngày của bạn.

Cuộc sống của chúng ta là gì? Điều chúng ta gọi là cuộc sinh tồn này là gì? Rất đơn giản, không triết lý, nó là một chuỗi kinh nghiệm vui sướng và đau buồn, và chúng ta muốn tránh những nỗi đau đang khi giữ chặt niềm vui. Muốn có quyền, muốn là một nhân vật quan trọng trong thế giới rộng lớn, muốn áp chế  ngườivợ nhỏ bé hoặc  người chồng, khống chế nỗi đau, nỗi thất vọng, nỗi lo cùng tham vọng, thói xấu xu nịnh kẻ quyền thế, và vvv - tất cả làm nên cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nghĩa là, điều chúng ta gọi là cuộc sống là một chuỗi hồi tưởng trong phạm vi của điều-đã-biết; và nó trở thành vấn đề khi tâm trí không tự do đối với điều-đã-biết. Hoạt động trong phạm vi của điều-đã-biết -- điều-đã-biết là kiến thức, kinh nghiệm, và ký ức của kinh nghiệm đó – tâm trí nói, ‘Tôi phải biết Thượng Đế’. Vì thế theo tập truyền, quan niệm, và sự tác động của hoàn cảnh, nó phóng chiếu một thực tại gọi là ‘Thượng Đế’; nhưng thực thể đó là kết qủa của điều-đã-biết; nó vẫn nằm trong phạm vi của thời gian/That is, what we call living is a series of memories within the field of the known; and the known becomes a problem when the mind is not free of the known. Functioning within the field of the known – the known being knowledge, experience, and the memory of that experience – the mind says, ‘I must know God’. So according to its tradition, according to its ideas, its conditioning, it projects an entity that it calls ‘God’; but that entity is the result of the known; it is still within the field of time.

Cho nên bạn có thể thấy bằng sự sáng tỏ, bằng sự thật, và bằng kinh nghiệm thực tế rằng có Thượng Đế hay không, chỉ khi nào tâm trí hoàn toàn tự do đối với điều-đã-biết. Chắc chắn điều gì đó, được gọi là Thượng Đế hay sự thật, phải hoàn toàn mới, không thể nhận ra như điều đã biết/Surely that something,which may be called God or truth, must totally new, unrecognizable,và một tâm trí tiếp cận điều đó qua kiến thức, qua kinh nghiệm và những đức-hạnh-được-tích-lũy, cố nắm bắt điều-không-biết trong khi sống trong phạm vi của điều-đã-biết thì đó là một điều không thể được. Tất cả những gì tâm trí có thể làm là tìm hiểu có thể tự giải phóng mình khỏi điều-đã-biết hay không. Thoát khỏi điều-đã-biết là hoàn toàn thoát khỏi tất cả những dấu ấn của qúa khứ, thoát khỏi toàn bộ sức nặng của truyền thống. Chính tâm trí là sản phẩm của điều-đã-biết, nó được sắp đặt với nhau bởi thời gian thành ‘tôi’ và ‘không-phải-tôi’, là mâu thuẫn của tính hai mặt/To be free from the known is to be completely free from all the impressions of the past, from  the whole weight of tradition. The mind itself is the product of the known, it is put together as the ‘me’ and the ‘not-me’, which is the conflict of duality.   Nếu điều-đã-biết hoàn toàn chấm dứt, ý thức hay vô thức – và tôi nói, không lý thuyết, rằng có khả năng nó chấm dứt – khi đó bạn sẽ không bao giờ hỏi có Thượng Đế hay không bởi vì một tâm trí như thế thì không thể đo lường được trong chính nó. Giống như tình yêu, nó là sự bất diệt của chính nó/Like love, it is its own eternity. 

Ojai, 5 Tháng Bảy 1953 

Biết toàn bộ nội dung của tâm trí - phủ nhận, chống lại, rèn luyện, nỗ lực để được an toàn, tất cả những điều đó đều ảnh hưởng và hạn chế suy nghĩ – tâm trí, như một diễn tiến hợp nhất có thể hoàn toàn tự do khám phá điều bất diệt không? Bởi vì không khám phá, không kinh nghiệm thực tại đó thì tất cả những vấn đề của chúng ta cùng những giải pháp cho những vấn đề đó chỉ thêm dẫn đến sự đau khổ và thảm họa mà thôi/Knowing the whole content of the mind – its denials, its resistances, its disciplinary activities, its various efforts at security, all of which condition and limit its thinking – can the mind, as an integrated process, be totally free to discover that which is eternal? Because without that discovery, without the experiencing of that reality, all our problems with their solution only lead to further misery and disaster. Điều đó hiển nhiên, bạn có thể thấy trong đời sống hàng ngày. Về mặt cá nhân, chính trị và quốc tế, trong hoạt động hàng ngày, chúng ta càng ngày càng nuôi dưỡng mối bất hòa, nó là điều không thể tránh khỏi bao lâu chúng ta không trải qua tình trạng tôn giáo đó, mà nó chỉ có thể kinh nghiệm được khi tâm trí hoàn toàn tự do/that state that is experienceable only when the mind is totally free. 

Sau khi nghe điều này, nếu chỉ một giây thôi, bạn có thể biết sự tự do đó không? Bạn không thể biết nó chỉ vì tôi gợi nó ra, vì khi đó nó sẽ chỉ là một ý tưởng, một quan niệm không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu bạn đã theo dõi rất nghiêm chỉnh thì bạn bắt đầu biết tư tưởng của bạn diễn tiến thế nào, với phương hướng, mục đích, nguyên nhân của nó; và do biết, bạn chắc chắn tới một tình trạng trong đó bạn không còn tìm kiếm, chọn lựa, phấn đấu để đạt thành. Đã hiểu toàn thể diễn tiến của nó, tâm trí trở nên tĩnh lặng khác thường, không phương hướng, không ý muốn, không có hành động nào bởi ý chí.Ý chí vẫn là dục vọng, phải không? Người tham vọng,  trong nghĩa phổ quát, rất muốn chiến thắng, muốn thành công, muốn trở nên nổi tiếng, và dùng ý chí cho chính mình có sự quan trọng. Cũng thế, chúng ta vận dụng ý chí để phát huy đức hạnh, để đạt điều được gọi là tình trạng tâm linh. Nhưng điều tôi đang nói thì hoàn toàn khác; nó tuyệt đối không có dục vọng, không có hành động thoát ly, không có sự bắt buộc phải là cái này hoặc cái kia/But what I am talking about is totally different; it is devoid entirely of any desire, of any action towards escape, of any compulsion to be this or that.

Xem xét điều tôi nói, bạn dùng lý trí, phải không? Nhưng lý trí chỉ có thể dẫn tới đó và không xa hơn. Rõ ràng chúng ta phải dùng lý trí, khả năng nghĩ ra nhiều điều một cách đầy đủ và không dừng lại nửa chừng. Nhưng khi lý trí tới giới hạn của nó và không thể đi xa hơn thì khi ấy tâm trí không còn là khí cụ của lý trí, của mưu mô, của tính toán, của tấn công và phòng ngự, bởi vì chính cái trung tâm mà từ đó nổi lên tất cả những suy nghĩ, những mâu thuẫn của chúng ta đã kết thúc/We must obviously exercise reason, the capacity to think things completely and not stop half way. But when reason has reached its limit and can go no further, then the mind is no longer the instrument of reason, of cunning, of calculation, of attack and defense, because the very centre from which arise all our thoughts, all our conflicts, has come to an end.

Vậy bây giờ bạn đã lắng nghe, chắc chắn bạn bắt đầu liên tục biết chính bạn qua các hành động khác nhau trong ngày. Tâm trí đến chỗ biết chính nó, với tất cả những sai lạc, những chống đối, những niềm tin, những đeo đuổi, những tham vọng, những sợ hãi, những thôi thúc để hoàn thành. Biết tất cả điều này, nếu chỉ trong thoáng chốc, tâm trí không thể hoàn toàn tự do để biết một sự im lặng trong đó có tự do sao?Và khi có tự do của sự im lặng đó, chính tâm trí khi ấy không là điều bất diệt sao?/Being aware of all this, is it not possible for the mind, if only for an instant, to be totally still, to know a silence in which there is freedom? And when there is that freedom of silence, then is not the mind itself the eternal?

Để trải nghiệm điều-không-biết, chính tâm trí phải là điều-không-biết/To experience the unknown, the mind itself must be the unkown. Tâm trí, bao lâu nay, là kết qủa của điều-đã-biết. Bạn là gì ngoại trừ sự tích lũy của điều-đã-biết, của tất cả những điều bất an, những hư danh, những tham vọng, những nỗi đau, những thành công, những thất bại?Tất cả điều đó là điều-đã-biết, ở trong thời gian và không gian; và bao lâu tâm trí còn hoạt động trong phạm vi của thời gian, của điều-đã-biết thì nó không bao giờ là điều-không-biết, nó chỉ có thể tiếp tục trải nghiệm điều nó đã biết/as long as the mind is functioning within the field of time, of the known, it can never be the unkown, it can only go on experiencing that which it has known. Xin chú ý, đây không là điều gì phức tạp hoặc huyền bí. Tôi mô tả những sự kiện hiển nhiên trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Bị chất nặng bởi điều-đã-biết, tâm trí tìm sự khám phá điều-không-biết. Làm thế nào nó có thể làm được? Chúng ta đều nói đến Thượng Đế:Trong mọi tôn giáo, mọi nhà thờ và mọi miếu đền người ta dùng chữ đó, nhưng luôn luôn trong hình ảnh của điều-đã-biết. Nhưng chỉ rất, rất ít người từ bỏ tất cả nhà thờ, miếu đền, kinh sách để đi ra ngoài giới hạn và khám phá.

Hiện tại, tâm trí là kết qủa của thời gian, của điều-đã-biết, và khi một tâm trí như thế bắt đầu khám phá, nó chỉ khám phá điều nó đã kinh nghiệm, là điêu-đã-biết. Khám phá điều-không-biết, tâm trí phải tự giải phóng mình hoàn toàn khỏi điều-đã-biết, khỏi qúa khứ, không bằng phân tích chậm chạp, không bằng nghiên cứu từng bước vào sâu trong qúa khứ, bằng diễn dịch mọi giấc mơ, mọi phản ứng, nhưng bằng thực tế và tức khắc thấy đầy đủ tất cả điều này, khi bạn đang ngồi ở đó. Bao lâu tâm trí còn là kết qủa của thời gian, của điều-đã-biết thì nó không bao giờ thấy điều-không-biết, là Thượng Đế, chân lý hay điều gỉ bạn muốn/As long as the mind is the result of time, of the known, it can never find the unknown, which is God, reality, or what you will.Thấy sự thật của điều đó thì giải phóng tâm trí khỏi qúa khứ. Đừng giải thích ngay rằng sự giải phóng khỏi qúa khứ là như bạn quên không biết đường về nhà. Đó là bệnh kém trí nhớ. Đừng giảm nó thành suy nghĩ ấu trĩ như thế. Nhưng tâm trí được giải phóng thấy rằng khi bị đè nặng bởi điều-đã-biết thì nó không thể thấy sự thật, tình trạng khác thường của điều-không-biết, /But the mind is freed the moment it sees the truth that it cannot find the real, this extraordinary state of the unknown, when it is burdened with the known. Kiến thức, kinh nghiệm, là cái ‘tôi’, là bản thân đã tích lũy, gom góp; do đó tất cả kiến thức phải bị đình chỉ, tất cả kinh nghiệm phải bị dẹp bỏ. Và khi có sự im lặng của sự tự do, khi đó tự tâm trí không là điều bất diệt sao? Khi đó nó trải qua điều gì đó hoàn toàn mới, nó là sự thật; nhưng để kinh nghiệm điều đó, tâm trí phải là điều đó. Xin đừng nói tâm trí là chân lý. Nó vốn không là. Tâm trí chỉ có thể trải nghiệm chân lí khi nó hoàn toàn tự do đối với thời gian/And when there is the silence of freedom, then is not the mind itself the eternal?Then it is experiencing something totally new, which is the real; but to experience that, the mind must be that. Please don’t say the mind is reality. It is not. The mind can experience reality only when it is totally free from time.

Toàn thể tiến trình khám phá  này là tôn giáo.  Chắc chắn tôn giáo không là điều gì bạn tin; nó chẳng có gì liên quan đến chuyện bạn là một Cơ Đốc nhân, một Phật tử, một người Hồi giáo hay một người Ấn giáo/This whole process of discovery is religion. Surely religion is not what you believe; it has nothing to do with whether you are a Christian or a Buddhist, a Moslem, or a Hindu. Những điều đó không có ý nghĩa gì; nó là một chướng ngại; và tâm trí sẽ khám phá thì phải được trút bỏ hết những thứ đó. Để được tươi mới, tâm trí phải cô đơn. Để sự sáng tạo của điều bất diệt hiện hữu, chính tâm trí phải ở tình trạng đó để tiếp nhận nó/To be new, the mind  must be alone. For eternal creation to be, the mind itself must be in that state to receive it. Nhưng bao lâu tâm trí còn đầy những phấn đấu khó nhọc, những cuộc đấu tranh, bao lâu nó còn nặng những kiến thức và những ngăn trở rắc rối về tâm lí thì nó không bao giờ có thể tự do để tiếp nhận, hiểu và khám phá. 

Một người thực sự có tôn giáo không là người phủ bên ngoài bằng những niềm tin, những giáo lí, những lễ nghi. Người ấy không có niềm tin nào; sống thường xuyên, không bao giờ tích lũy bất cứ kinh nghiệm nào,và do đó  là người cách mạng duy nhất. Sự Thật không tiếp nôí trong thời gian; nó phải được khám phá mới mỗi lúc/He has no beliefs; he is living from moment to moment, never accumulating any experience, and therefore he is the only revolutionary being.Truth is not a continuity in time; it must be discovered anew at every moment. Tâm trí góp nhặt, giữ lại, chất chứa bất cứ kinh nghiệm nào thì đều không thể sống thường xuyên khám phá điều mới.

Những ai thực sự nghiêm túc, hết lòng, không giỡn chơi với tất cả điều này thì thấy sự quan trọng,ý nghĩa khác thường trong đời sống, bởi vì họ sẽ là nguồn sáng cho chính họ và có lẽ cho người khác nữa/Those who are really serious, who are not dilettantes, not merely playing with all this, have an extraordinary importance in life, because it is they who will become a light unto themselves and therefore, perhaps, to others. Nói đến Thượng Đế mà không trải nghiệm, không có một tâm trí hoàn toàn tự do và mở rộng cho điều-không-biết thì có rất ít giá trị. Nó giống người lớn chơi đồ chơi trẻ con; và khi chúng ta chơi đồ chơi, gọi nó là ‘tôn giáo’thì chúng ta tạo thêm sự rối loạn, sự đau khổ lớn hơn.

Chỉ khi chúng ta hiểu toàn bộ tiến trình/diễn biến của suy nghĩ, khi chúng ta không còn vướng mắc vào chinh tư tưởng của chúng ta, là điều có thể cho tâm trí chúng ta vắng lặng. Và chỉ khi đó điều bất diệt mới hiện thực/It is only when we understand the whole process of thinking, when we are no longer caught in our own thought, that it is possible for the mind to be still. And only then can the eternal come into being.     

Saanen, 1 Tháng Tám 1965

 
Xin chú ý, như bữa trước tôi có nói, diễn giả không quan trọng; điều ông ta nói mới quan trọng, bởi vì nó là tiếng nói của bạn tự nói với chính bạn. Qua những lời cuả diễn giả, bạn lắng nghe chính bạn (you are listening to yourself) chứ không phải diễn giả, và do đó lắng nghe trở nên quan trọng khác thường. Lắng nghe là biết, và không tích luỹ (to listen is to learn, and not to accumulate). Nếu bạn tích lũy kiến thức và lắng nghe từ sự tích lũy đó, từ cơ sở hiểu biết, thì khi ấy bạn không lắng nghe. Chỉ khi bạn lắng nghe thì bạn mới biết (It is only when you listen that you learn). Bạn biết về chính bạn, và do đó bạn phải lắng nghe với sự cẩn trọng, với sự chú ý khác thường, và không còn là chú ý khi bạn biện minh, phán đoán, hoặc đánh giá những gì bạn nghe (and attention is denied when you justify, condemn, or otherwise evaluate what you hear).Khi ấy bạn không lắng nghe, bạn không nhận thức, không thấy.

Nếu bạn ngồi trên bờ một con sông sau một cơn bão, bạn thấy giòng chảy mang theo rất nhiều rác rến. Tương tự, bạn phải quan sát sự chuyển động cuả chính bạn, theo từng ý nghĩ, từng cảm giác, từng ý định, từng nguyên nhân. Chỉ quan sát nó mà thôi; sự quan sát đó cũng là lắng nghe (to watch the movement of yourself, following every thought, every feeling, every intention, every motive. Just watch it; that watching is also listening). Đó là việc bạn đang biết bằng mắt, bằng tai, cũng bằng nhìn bên trong tất cả các giá trị con người đã tạo ra và bởi chúng mà bạn bị hoàn cảnh tác động (bị điều kiện hoá). Chỉ tình trạng biết toàn diện này mới chấm dứt mọi sự tìm kiếm (It is only this state of total awareness that will end all seeking).

Như tôi đã nói, tìm kiếm và tìm thấy là phí phạm năng lượng/sức sống (seeking and finding is a waste of energy). Khi chính tâm trí vẩn đục, rối loạn, sợ hãi, đau khổ, lo lắng thì sự tìm kiếm cuả nó có ích lợi gì không? Ngoài sự hỗn loạn này, bạn tìm thấy gì ngoại trừ thêm sự hỗn loạn? Nhưng khi có sự sáng suốt bên trong, khi tinh thần không sợ hãi, không đòi hỏi sự bảo đảm một lần nữa, khi ấy không tìm kiếm và do đó không tìm thấy. Để thấy Thượng Đế, sự thật, không là hành vi tôn giáo. Hành vi tôn giáo duy nhất là chợt thấy sự sáng suốt bên trong qua biết mình; nghĩa là, qua biết tất cả những mong muốn thầm kín, riêng tư và cho phép chúng mở ra, không hề sửa chữa, kiểm soát, hoặc buông thả, nhưng luôn luôn quan sát chúng/ To see God, truth, is not a religious act. The only religious act is to come upon this inward clarity through self –knowing; that is, through being aware of all one’s intimate, secret desires and allowing them to unfold, never correcting, controlling, or indulging, but always watching them).. Từ sự quan sát liên tục đó có sự sáng suốt khác thường, tính mẫn cảm, và sự bảo tồn năng lượng to lớn phi thường.Và người ta phải có năng lượng vô cùng lớn, bởi vì tất cả hành động là năng lượng, chính đời sống là năng lượng. Khi chúng ta buồn phiền, lo lắng, cãi vã, ghen tức, sợ hãi, bị sỉ vả hay được tâng bốc - tất cả đều phung phí năng lượng. Bịnh hoạn, thể chất hay tinh thần, cũng đều đổ ra năng lượng. Mọi điều chúng ta làm, suy nghĩ, và cảm xúc đều mất năng lượng. Hoặc chúng ta hiểu sự phung phí năng lượng và từ đó mà tự nhiên có tất cả các năng lượng, hoặc chúng ta sống phấn đấu để đem đến các hình thức năng lượng trái ngược nhau, hi vọng đi từ ngoài biên tới được cốt lõi.

Cốt lõi cuả tôn giáo là sự thiêng liêng mà không liên quan gì tới các tổ chức tôn giáo cũng không liên quan tới tâm trí bị vướng mắc và bị điều kiện hoá bởi một niềm tin, một giáo điều (The essence of religion is sacredness, which has nothing to do with religious organizations, nor with the mind that is caught and conditioned by a belief, a dogma).. Đối với một tâm trí như thế, không gì là thiêng liêng ngoại trừ Thượng Đế nó đã tạo ra, hoặc lễ nghi nó đã sắp đặt, hoặc những cảm giác, cảm tưởng có được từ lời kinh, từ sự thờ phượng, từ lòng mộ đạo. Nhưng tất cả những điều này chẳng linh thiêng chút nào. Giáo điều, lễ lạc, cảm giác, cảm xúc chẳng có gì là thiêng liêng. Thiêng liêng chính là cốt lõi cuả một tâm trí có tôn giáo (Sacredness is the very essence of a mind that is religious), và đó là điều chúng ta sẽ khám phá. Chúng ta không quan tâm những gì được tin là thiêng liêng - biểu tượng, lời nói, con người, hình ảnh, kinh nghiệm cá nhân, tất cả những điều đó đều chưa trưởng thành – nhưng chúng ta quan tâm cái cốt lõi. Điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta sự hiểu biết thông qua quan sát, hoặc biết, trước hết những sự việc bên ngoài. Tâm trí không thể biết bên trong mà không trước hết biết cung cách, thái độ bên ngoài, cử chỉ, áo quần, hình dạng, kích cỡ và màu sắc cuả một cái cây, bề ngoài cuả một người, một ngôi nhà. Chiều hướng đi ra giống chiều hướng đi vào, và nếu không biết bên ngoài thì bạn chẳng bao giờ biết bên trong là gì.

Xin lắng nghe điều này. Đa số chúng ta nghĩ rằng biết là điều gì đó huyền bí có thể tập luyện được, và chúng ta nên gặp gỡ nhau ngày qua ngày để nói về biết. Bạn hoàn toàn không biết theo cách đó. Nhưng nếu bạn biết những sự việc bên ngoài – khúc quanh một con đường, hình dạng một cái cây, màu sắc áo quần cuả một người, hình bóng ngọn núi in trên nền trời xanh, vẻ mong manh cuả một bông hoa, nét đau khổ trên khuôn mặt một người qua đường, sự dốt nát, tánh đố kị, lòng ghen ghét cuả những người khác, vẻ đẹp cuả trái đất – khi ấy thấy tất cả những sự việc bên ngoài mà không phê phán, không chọn lựa thì bạn có thể biết bên trong/ then,seeing all these outward things without condemnation, without choice, you can ride on the tide of inner awareness. Khi đó bạn sẽ biết những  phản ứng, những điều nhỏ nhặt, những điều ghen ghét cuả bạn. Tử biết bên ngoài, bạn vào bên trong; nhưng nếu bạn không biết bên ngoài, bạn không thể vào bên trong.

Khi biết bên trong mọi sinh hoạt cuả tâm trí và thể xác, khi bạn biết ý nghĩ, tình cảm cuả bạn, cả kín đáo lẫn bộc lộ, ý thức và vô thức, thì khi đó có sự sáng suốt mà không do tâm trí xui khiến, sắp đặt. Và không có sự sang suốt đó, bạn có thể thăm dò trời, đất và biển cả nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy sự thật là gì.

Cho nên người nào khám phá sự thật là gì thì phải có cái biết bén nhạy chứ không phải cái biết luyện tập. Luyện tập cái biết chỉ dẫn đến thói quen, và thói quen thì hủy diệt tất cả sự mẫn cảm/The practice of awareness only leads to habit , and habit is destructive of all sensitivity. Bất kể thói quen nào, hoặc thói quen làm tình, thói quen uống rượu, thói quen hút thuốc, hoặc điều gì bạn muốn đều làm tâm trí hết mẫn cảm; và một tâm trí không mẫn cảm thì ngoài sự phung phí năng lượng còn trở thành mụ mẫm. Một tâm trí mụ mẫm, nông cạn, bị hoàn cảnh chi phối, tầm thường có thể xử dụng ma túy để có một kinh nghiệm lạ lùng trong giây lát, nhưng nó vẫn là một tâm trí tầm thường. Điều chúng ta đang làm là tìm cách chấm dứt sự tầm thường của tâm trí.

Sự tầm thường không thể được chấm dứt bằng cách thâu thập thêm tin tức, thêm kiến thức, nghe nhạc hay, hoặc viếng những thắng cảnh thế giới vvv…; tất cả những thứ đó chẳng làm được gì. Sự sáng suốt tự biết mình, sự vận động không giới hạn của tâm trí khiến chấm dứt sự tầm thường. Chỉ một tâm trí như thế là có-tôn-giáo/What brings about the ending of pettiness is the clarity of self-knowing, the movement of the mind that has no restrictions. It is only such a mind that is religious.

Cốt lõi của tôn giáo là sự thiêng liêng/The essence of religion is sacredness; nhưng sự thiêng liêng thì không ở trong bất cứ nhà thờ, miếu đền, giáo đường, hình tượng nào. Tôi nói về cái cốt lõi chứ không phải những điều chúng ta gọi là thiêng liêng. Khi người ta hiểu cái cốt lõi này cuả tôn giáo mà nó là sự thiêng liêng, thì khi ấy đời sống có một ý nghiã hoàn toàn khác; mọi sự đều đẹp, và cái đẹp là thiêng liêng/When one understand this essence of religion, which is sacredness, then life has a different meaning altogether; then everything has beauty, and beauty is sacredness. Cái đẹp không kích thích, khêu gợi. Khi bạn thấy một ngọn núi, một toà cao ốc, một con sông, một thung lũng, một bông hoa, hoặc một khuôn mặt, bạn có thể nói nó đẹp bởi vì bạn bị nó kích thích, nhưng cái đẹp mà tôi đang nói tới thì không có bất cứ sự phấn khích nào. Nó là cái đẹp không thấy trong bất cứ hình ảnh, biểu tượng, ngôn từ, bản nhạc nào. Cái đẹp đó là sự thiêng liêng. Nó là cốt lõi cuả một tâm trí có-tôn-giáo, một tâm trí trong suốt tự biết mình. Người ta bất chợt thấy cái đẹp đó, không bằng ham muốn, đòi hỏi, ao ước, nhưng chỉ khi chấm dứt mọi ham muốn sự trải nghiệm; và đó là một trong những điều khó hiểu nhất/Beauty is not that which stimulates. When you see a mountain, a building, a river, a valley, a flower, or a face, you may say it is beautiful because you are stimulated by it, but the beauty about which I am talking offers no stimulation whatsoever. It is a beauty not to be found in any picture, in any symbol, in any word, in any music. That beauty is sacredness. It is the essence of a religious mind, of a mind that is clear in its self-knowing. One comes upon that beauty, not by desiring, wanting, longing for the experience, but only when all desire for experience has come to an end; and that is one of the most difficult things to understand.

Như tôi đã chỉ ra lúc trước, một tâm trí tìm kiếm sự trải nghiệm thì vẫn còn chuyển động ngoài biên, và sự chuyển đổi mỗi kinh nghiệm sẽ tùy thuộc hoàn cảnh riêng của bạn. Hoặc bạn là một người Ki Tô giáo, một Phật tử, một người Hổi giáo, một người Ấn giáo, hay một người Cộng Sản, dù bạn là người nào, những trải nghiệm của bạn sẽ hiển nhiên bị chuyển đổi và bị tác động tùy theo cơ sở gốc đó, và càng đòi hỏi trải nghiệm bao nhiêu, bạn càng củng cố thêm cái cơ sở đó bấy nhiêu. Qúa trình này không hủy diệt, cũng không chấm dứt nỗi khổ; nó chỉ lẩn tránh mà thôi. Một tâm trí sáng suốt tự biết mình, một tâm trí chính là cốt lõi của sự sáng suốt và ánh sáng thì không cần sự trải nghiệm. Nó là cái nó hiện hữu/A mind that is clear in its self-knowing , a mind that is the very essence of clarity and light, has no need of experience .It is what it is. Cho nên sự sáng suốt đến qua tự biết mình, và không qua chỉ dạy của một người khác, dù người đó là một nhà văn tài giỏi, một nhà tâm lý, một triết gia, hay một người được gọi là đạo sư.

Không có sự thiêng liêng nào mà không có tình yêu và sự hiểu biết cái chết. Bạn biết không, một trong những điều huyền diệu nhất của đời sống là khám phá điều gì đó không trông đợi, tự nhiên đến, là chợt gặp điều gì đó không định trước, là liền thấy cái đẹp, sự thiêng liêng, chân lí của nó. Nhưng một tâm trí tìm kiếm và muốn thấy thì hoàn toàn không bao giờ ở vị thế này. Tình Yêu không là điều được đào luyện. Tình Yêu, giống như sự khiêm cung không thể do tâm trí sắp đặt/There is no sacredness without love and the understanding of death. You know, it is one of the most marvelous things in life to discover something unexpectedly, spontaneously, to come upon something without premeditation, and instantly to see the beauty, the sacredness, the reality of it. But a mind that is seeking and wanting to find is never in that position at all. Love is not a thing to be cultivated. Love, like humility, cannot be put together by the mind .Chỉ người kiêu ngạo mới ráng khiêm cung; chỉ người ngạo mạn mới tìm cách vứt bỏ tánh kiêu căng bằng tập luyện tánh khiêm cung. Tập luyện tánh khiêm cung còn là hành vi tự mãn. Lắng nghe và do đó biết, phải là phẩm chất tự nhiên của tánh khiêm cung; và một tâm trí hiểu bản chất của tánh khiêm cung thì không bao giờ theo sau, không  bao  giờ phục tùng/ To listen and therefore to learn, there must be a spontaneous quality of humility; and a mind that has understood the nature of humility never follows, never obeys. Làm thế nào cho điều hoàn toàn phủ định, trống không, lại phục tùng hoặc theo sau bất cứ người nào chứ?

Một tâm trí sáng suốt do tự biết mình đã khám phá tình yêu là gì thì cũng sẽ biết bản chât và cơ cấu của cái chết. Nếu chúng ta không chết đi đối với qúa khứ, với mọi điều của ngày hôm qua, thì khi ấy tâm trí vẫn còn vướng mắc trong những mong muốn, trong bóng của ký ức, trong sự tác động của hoàn cảnh, và như thế không có sự sáng suốt. Chết đi đối với ngày hôm qua dễ dàng, tự nguyện, không bàn cãi hay biện minh đòi hỏi năng lượng. Bàn cãi, biện minh, và chọn lựa là phí phạm năng lượng, và do đó người ta không khi nào chết đi đối với những ngày hôm qua để tâm trí có thể được làm tươi, mới. Một khi có sự sáng suốt biết mình thì khi ấy có tình yêu êm ái theo sau; có phẩm chất tự nhiên của sự khiêm cung, và qúa khứ cũng không tác động qua cái chết.

Và do tất cả điều này mới có sáng tạo /And out of all this comes creation. Sáng tạo không là bày tỏ bản ngã, nó không là chuyện vẽ trên canvas, hoặc viết trong hình thức một cuốn sách, hoặc làm bánh trong nhà bếp, hoặc mang thai một đứa bé. Tất cả điều đó không là sáng tạo. Chỉ là sáng tạo khi có tình yêu và cái chết. Sáng tạo có thể đến khi có cái chết mỗi ngày đối với mọi điều, để không có sự tích lũy nào thành ký ức/Creation can come only when there is a dying everyday to everything, so that there is no accumulation as memory. Rõ ràng là bạn phải gom góp áo quần, nhà cửa, và tài sản cá nhân, tôi không nói về điều đó. Tôi nói cái nghiã bên trong của tâm trí về tích lũy và chiếm hữu – mà từ đó dậy lên ưu thế, uy quyền, sự phù hợp, sự phục tùng – chúng ngăn cản sáng tạo, bởi vì một tâm trí như thế không bao giờ tự do. Chỉ một tâm trí tự do mới biết cái chết là gì và tình yêu là gì; và chỉ có sáng tạo cho tâm trí đó thôi. Trong trạng thái này, tâm trí có tôn giáo. Trong trạng thái này có sự thiêng liêng.

Đối với tôi chữ thiêng liêng có một ý nghiã khác thường. Xin hiểu, tôi không tuyên truyền cho chữ đó, tôi không tìm cách thuyết phục bạn về điều gì, và tôi không cố gắng làm bạn có cảm nhận hay kinh nghiệm chân lí qua chữ đó. Bạn không thể  như thế. Bạn phải đi qua tất cả điều này cho chính bạn, không bằng lời nói, nhưng bằng thực tiễn. Bạn phải thực sự chết đi đối với mọi điều bạn biết, những ký ức, những điều bất hạnh, những ý thích. Và khi không có ghen ghét, đố kị, tham lam, nỗi đau tuyệt vọng, khi ấy bạn sẽ biết tình yêu là gì, và bạn sẽ bất chợt gặp điều được gọi là thiêng liêng/You have to go through all this for yourself, not verbally, but actually. You actually have to die to everything  you know, to your memories, to your miseries, to your pleasures. And when there is no jealousy, no envy, no greed, no torture of despair, then you will know what love is, and you will come upon that which may be called sacred. Do đó thiêng liêng là cốt lõi của tôn giáo. Bạn biết đấy, một con sông lớn có thể bị ô nhiễm khi nó chảy qua một thành phố, nhưng nếu sự ô nhiễm không quá lớn thì sông sẽ tự làm sạch đang khi chảy, và trong vài dặm nó sẽ lại sạch sẽ, mát mẻ, tinh khiết. Tương tự, khi một lần tâm trí chợt gặp sự thiêng liêng này thì mọi hành vi, hành động đều là thanh tẩy. Qua chính sự chuyển động của mình, tâm trí tự làm nó hồn nhiên, và bởi vậy nó không tích lũy /Through its very movement the mind is making itself innocent, and therefore it is not accumulating. Một tâm trí đã thấy sự thiêng liêng này thì ở trong cuộc cách mạng bất biến, không phải cách mạng kinh tế hay xã hội nhưng là cuộc cách mạng bên trong không ngừng thanh tẩy nó. Hành động của nó không dựa trên ý tưởng hay cách thức nào. Giống như con sông có lượng nước khổng lồ ở đằng sau tự làm sách đang khi chảy, tâm trí cũng tự thanh tẩy khi một lần đã bất chợt biết sự thiêng liêng tôn giáo này.

Saanen, 2 Tháng Tám 1964 

Tôi muốn thảo luận về ý nghĩa của tôn giáo, không chỉ để cắt nghĩa bằng lời mà còn để hiểu một cách thâm sâu nữa. Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề này, chúng ta phải làm sáng  tỏ  tâm trí có-tôn-giáo, và trạng thái của một tâm trí thực sự tìm hiểu toàn bộ vấn đề tôn giáo là gì/ the religious mind, and what is the state of a mind that really inquires into the whole question of religion.

Đối với tôi thì hình như điều rất quan trọng là hiểu sự khác nhau giữa cô lập và cô đơn/ the difference between isolation and aloneness . Đa số chúng ta sinh hoạt hàng ngày xoay quanh tâm điểm là chính chúng ta; dựa trên quan điểm, kinh nghiệm, tư chất của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ theo hoàn cảnh gia đình, công việc, ước vọng thành công, cũng như theo sự sợ hãi, niềm hy vọng và nỗi thất vọng. Tất cả điều đó cho thấy chúng ta là trung tâm, nó đem lại sự-tự-cô-lập, như chúng ta có thể thấy trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có những ham muốn âm thầm, những đeo đuổi và tham vọng che dấu, và chẳng bao giờ liên hệ với ai, vợ, chồng hoặc con cái. Sự tư-cô-lập này chính là hậu qủa của sự chạy trốn nỗi buồn chán, tâm trạng vỡ mộng và những điều chẳng ra gì trong đời sống hàng ngày. Nó cũng bởi chúng ta tránh né, bằng nhiều cách khác nhau, cái cảm giác cô độc/loneliness lạ lùng khi chúng ta chợt cảm thấy không có bất cứ quan hệ gì, khi mọi điều xa cách và không có mối cảm thông, mối liên hệ nào với bất cứ ai. Tôi nghĩ đa số chúng ta đều đã cảm thấy sự cô độc này một cách rất sâu đậm, nếu chúng ta nhận thức tất cả diễn biến của đời sống chúng ta. Vì sự cô độc này, từ cảm giác cô lập này, chúng ta cố đồng hoá mình với điều gì đó cao quý hơn tâm trí – nó có thể là Quốc Gia, hoặc một lý tưởng, hoặc một quan niệm gì về Thượng Đế. Danh xưng này với điều gì đó vĩ đại, hoặc bất tử ở ngoài địa hạt tư tưởng, thường được gọi là tôn giáo, và nó dẫn đến niềm tin, tín điều, lễ lạy và các nhóm có niềm tin riêng rẽ cạnh tranh nhau, mỗi nhóm tin vào những phương diện khác nhau của cùng một điều. Cho nên điều chúng ta gọi là tôn giáo lại làm tăng thêm sự cô lập hơn nữa/So what we call religion brings about still further isolation.

Rồi người ta thấy thế giới bị chia thành các quốc gia cạnh tranh nhau như thế nào, mỗi quốc gia có chính quyền và những hàng rào kinh tế riêng. Tuy tất cả chúng ta đều là con người, chúng ta đã xây dựng những bức tường ngăn cách giữa chúng ta với những quốc gia láng giềng qua chủ nghĩa quốc gia, chủng tộc, đẳng cấp, và giai cấp mà chúng lại nuôi dưỡng sự cô lập, sự cô độc.

Trong tình hình đó, một tâm trí vướng mắc trong sự cô độc, trong tình trạng cô lập thì không bao giờ có thể hiểu tôn giáo là gì. Nó có thề tin, có thể có những lý thuyết, những quan niệm, những phương thức, có thể tự đồng hoá với điều gọi là Thượng Đế, nhưng tôn giáo, đối với tôi hình như chẳng có bất cứ gì liên quan tới lòng tin, tu sĩ, giáo hội, hoặc kinh sách/religion, it seems to me, has nothing whatsoever to do with any belief, with any priest, with any church, or so-called sacred book.  Trạng thái của tâm trí có-tôn-giáo chỉ có thể hiểu được khi chúng ta bắt đầu hiểu cái đẹp là gì, hiểu cái đẹp phải được tiếp cận thông qua sự hoàn toàn cô đơnChỉ khi tâm trí hoàn toàn cô đơn mới có thể biết cái đẹp là gì, và không ở trạng thái nào khác/The state of the religious mind can be understood only when we begin to understand what beauty is, and the understanding of beauty must be approached through total aloneness. Only when the mind is completely alone can it know what beauty is, and not in any other state.

Cô đơn rõ ràng không phải là cô lập/Aloneness is obviously not isolation, và không phải là duy nhất. Duy nhất chỉ là ngoại lệ cách nào đó, trong khi hoàn toàn cô đơn đòi hỏi sự mẫn cảm khác thường, thông minh, hiểu biết. Hoàn toàn cô đơn ngụ ý rằng tâm trí tự do đối với mọi ảnh hưởng, và do đó không bị nhiễm độc bởi xã hội. Và phải cô đơn để hiểu tôn giáo là gì - điều sẽ tìm thấy cho chính mình xem có gì đó bất tử, ngoài thời gian hay không / To be completely alone implies that the mind is free of every kind of influence, and is therefore uncontaminated by society. And it must be alone to understand what religion is – which is to find out for oneself whether there is something immortal, beyond time.

Cho tới nay, tâm trí là kết qủa của nhiều ngàn năm ảnh hưởng – sinh vật, xã hội, môi trường, khí hậu, dinh dưỡng, và vvv. Điều này khá rõ ràng. Bạn bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn ăn, báo chí bạn đọc, vợ chồng, người hàng xóm, nhà chính trị, truyền thanh, truyền hình và một ngàn những thứ khác. Bạn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những gì đổ vào ý thức và vô thức của tâm trí bạn từ nhiều phương hướng khác nhau. Có thể nào biết những ảnh hưởng này mà người ta lại không bị vướng mắc vào bất cứ ảnh hưởng nào và hoàn toàn không bị nhiễm độc bởi chúng không? Nếu không thế, tâm trí chỉ là công cụ của môi trường. Nó có thể tạo ra một hình ảnh của điều nó nghĩ là Thượng Đế, hoặc Chân Lý bất diệt, và tin vào điều đó, nhưng nó vẫn bị những đòi hỏi, những áp lực, những điều dị đoan, những thúc bách của môi trường, và niềm tin của nó hoàn toàn không là trạng thái của một tâm trí có-tôn-giáo/and its belief is not the state of a religious mind at all.

Là một tín đồ Cơ Đốc Giáo bạn đã được giáo dục trong một giáo hội được người ta xây dựng qua thời gian trên hai ngàn năm với các tu sĩ, giáo điều, thánh lễ. Khi còn nhỏ bạn đã được làm phép rửa tội, và khi lớn lên bạn được chỉ bảo niềm tin; bạn trải qua toàn bộ qúa trình của sự tác động và tẩy não đó. Áp lực truyền giáo này rất mạnh, đặc biệt bởi vì nó được tổ chức rất chặt chẽ và có thể xử dụng ảnh hưởng tâm lý qua giáo dục, qua thờ phượng hình ảnh, qua sự sợ hãi, có thể ảnh hưởng tâm trí một ngàn cách khác nhau. Khắp Đông Phương người ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những niềm tin, những giáo điều, những điều dị đoan, và bởi một truyền thống  mười ngàn năm hoặc hơn nữa về trước.

Thế thì trừ khi tâm trí có tự do, nó không thể thấy sự thật là gì, và có tự do là thoát khỏi ảnh hưởng/Now unless the mind has freedom, it cannot find out what is true, and to have freedom is to be free from influence. Bạn phải thoát khỏi ảnh hưởng của quốc gia, của nhà thờ với những niềm tin và giáo điều, và cũng phải thoát khỏi tánh tham lam, tánh đố kị, sự sợ hãi, sự buồn phiền, tham vọng, sự cạnh tranh, sự lo lắng. Nếu tâm trí không thoát khỏi tất cả những điều này thì những áp lực từ bên ngoài và bên trong nó sẽ tạo ra mâu thuẫn, tình trạng rối loạn thần kinh, và một tâm trí như vậy không thể khám phá sự thật là gì, hoặc có điều gì đó ở ngoài thời gian hay không.

Bởi vậy người ta thấy cần thiết biết bao cho tâm trí thoát khỏi mọi ảnh hưởng. Có thể có một điều như thế không? Nếu không thể, khi đó không thể có sự khám phá điểu vĩnh cửu, điều không thể gọi tên, điều tối thượng. Để thấy cho chính mình điều đó có hay không, người ta phải biết những ành hưởng này, không chỉ ngồi ở đây, nhưng cũng còn ở trong đời sống hàng ngày nữa. Người ta phải quan sát xem chúng làm độc, uốn nắn, tác động tâm trí như thế nào. Người ta rõ ràng không thể luôn luôn biết nhiều ảnh hưởng khác nhau đang đổ vào tâm trí, nhưng có thể thấy sự quan trọng của nó – và tôi nghĩ đây là điểm then chốt của vấn đề - là thoát khỏi tất cả các ảnh hưởng/the crux of the matter – of being free of all influence. Khi một lần người ta hiểu sự cần thiết của điều đó, lúc ấy tiềm thức biết đến ảnh hưởng cho dù ý thức có thể thường không biết.

Tôi có tự làm rõ điều này không? Điều tôi cố gắng chỉ ra là thế này: Có những ảnh hưởng tinh vi khác thường uốn nắn tâm trí bạn, và một tâm trí bị uốn nắn bởi ảnh hưởng thì luôn luôn ở trong phạm vi thời gian, không thể khám phá điều bất diệt, hoặc có một điều như thế hay không/a mind that is shaped by influences that are always within the field of time, cannot possibly discover the eternal, or if there is such a thing as the eternal. Cho nên câu hỏi khi đó lả: Nếu ý thức của tâm trí không thề biết tất cả các ảnh hưởng thì nó sẽ làm gì? Nếu bạn đặt câu hỏi này cho chính bạn một cách nghiêm chỉnh và nhiệt tình, đòi hỏi bạn chú ý hoàn toàn thì bạn sẽ thấy trọn phần tiềm thức của bạn không bị bận rộn khi những lớp trên của tâm trí đang làm việc thì phần tiềm thức đó trách nhiệm quan sát tất cả các ảnh hưởng đi vào.

Tôi nghĩ hiểu điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu bạn chỉ chống đỡ, hoặc bạn tự bảo vệ chống lại ảnh hưởng thì sự chống đỡ đó, nó là một phản ứng, sẽ tạo thêm sự tác động cho tâm trí. Hiểu toàn bộ diễn biến của ảnh hưởng thì không phải cô gắng; nó phải nhận thức trực tiếp, có phẩm chất. Nó như thế này: Nếu bạn thực sự thấy không bị ảnh hưởng là điều quan trọng lớn cho chính bạn, thì khi ấy một phần nào đó tâm trí của bạn sẽ chịu trách nhiệm bất kể khi nào ý thức của bạn bận rộn với những điều khác, và phần tâm trí đó rất tỉnh táo, tích cực, cảnh giác. Cho nên quan trọng là thấy ngay không bị ảnh hưởng bởi bất cứ hoàn cảnh nào hoặc bất cứ người nào là có ý nghĩa to lớn/So what is important is to see immediately the enormous significance of not being influenced by any circumstances or by any person whatsoever. Đó là điểm thực tế, không phải là làm cách nào chống ảnh hưởng, hoặc làm gì trong trường hợp bạn bị ảnh hưởng. Một khi bạn đã nắm được sự kiện trung tâm này, bạn sẽ thấy có một phần tâm trí bạn luôn tỉnh táo quan sát, luôn sẵn sàng tự làm sạch từng ảnh hưởng, dù nó tinh vi thế nào. Từ sự tự do này đối với mọi ảnh hưởng mà có sự cô đơn, hoàn toàn khác với sự cô lập. Và phải có sự cô đơn, bởi vì cái đẹp ở ngoài phạm vi thời gian, và chỉ tâm trí hoàn toàn cô đơn mới có thể biết cái đẹp là gì/Out of this freedom from all influence comes aloneness, which is entirely different from isolation. And there must be alonenss, because beauty is outside the field of time, and only the mind that is completely alone can know what beauty is.

Đối với đa số chúng ta, cái đẹp là chuyện của tỉ lệ, hình dạng, kích thước, đường nét, màu sắc. Chúng ta thấy một cao ốc, một cái cây, một ngọn núi, và chúng ta nói nó đẹp; nhưng như thế vẫn có người-đứng-ngoài, người-kinh-nghiệm nhìn vào những vật đó, và do đó điều chúng ta gọi là cái đẹp vẫn còn ở trong phạm vi của thời gian. Nhưng tôi cảm thấy cái đẹp vượt ngoài thời gian và để biết cái đẹp thì phải không còn người-kinh-nghiệm. Người-kinh-nghiệm chỉ là sự tích lũy kinh nghiệm để từ đó xét đoán, đánh giá, suy nghĩ/But I feel that beauty is beyond time and that to know beauty there must be the ending of the experiencer. The experiencer is merely an accumulation of experience from which to judge, to evaluate, to think. Khi tâm trí nhìn một tấm hình, hoặc nghe một bản nhạc, hoặc thấy một dòng sông chảy siết thì nó thường thường từ cơ sở của kinh nghiệm đã được tích lũy; nó nhìn từ quá khứ, từ phạm vi thời gian, và đối với tôi đó không phải là biết cái đẹp. Biết cái đẹp, tức thấy điều bất diệt là gì thì chỉ có thể có khi tâm trí hoàn toàn cô đơn/To know beauty, which is to find out what is the eternal, is possible only when the mind is completely alone.Và điều đó chẳng có bất cứ gì liên quan tới những điều các tu sĩ cùng các tổ chức tôn giáo nói. Tâm trí phải hoàn toàn không bị ảnh hưởng, bị nhiễm độc bởi xã hội, bởi tâm lý tham lam, đố kị, lo lắng, sợ hãi. Nó phải hoàn toàn được tự do đối với tất cả những điều đó. Từ sự tự do này mới có sự cô đơn, và chỉ trong trạng thái cô đơn tâm trí mới có thể biết điều ở ngoài thời gian/Out of this freedom comes aloneness, and it is only in the state of aloneness that the mind can know that which is beyond the field of time.

Cái đẹp và điều bất diệt không thể bị tách rời. Bạn có thể vẽ, viết, quan sát thiên nhiên, nhưng nếu có cái tôi hoạt động trong bất cứ hình thức nào, có bất cứ chuyển động nào của tư tưởng xoay quanh cái-tôi-trung-tâm thì khi đó điều bạn nhận thấy không còn là cái đẹp, bởi vì nó vẫn còn ở trong phạm vi thời gian.Và nếu bạn không hiểu cái đẹp, bạn không thể thấy điều bất diệt là gì, bởi vì chúng đi chung với nhau. Khám phá điều bất diệt, điều bất tử, tâm trí bạn phải tự do đối với thời gian - thời gian là truyền thống, kiến thức tích lũy và kinh nghiệm của quá khứ. Bạn tin hay không tin điều gì không là vấn đề; điều đó không trưởng thành, hoàn toàn non nớt, và không liên quan gì tới vấn đề. Nhưng tâm trí nhiệt tình, thực sự muốn thấy, sẽ từ bỏ tất cả sinh hoạt tự cô lập mình, và bằng cách đó sẽ bất chợt gặp tình trạng hoàn toàn cô đơn. Chỉ trong tình trạng hoàn toàn cô đơn đó mới hiểu cái đẹp, điều bất diệt.

Bạn biết, ngôn từ thì nguy hiểm bởi vì chúng là biểu tượng, và biểu tượng thì không thực. Chúng mang một ý nghĩa, một quan niệm, nhưng ngôn từ không là sự vật/việc. Bởi vậy khi tôi nói về điều vĩnh cửu, bạn phải xem bạn có đang bị lời nói của tôi ảnh hưởng không hoặc bị mắc vào một niềm tin, mà chúng đều qúa ấu trĩ.

Để thấy có điều bất diệt như thế hay không, người ta phải hiểu thời gian là gì. Thời gian là điều kỳ diệu nhất. Tôi không nói về thời gian của niên đại ký, thời gian của đồng hồ, là điều vừa rõ ràng vừa cần thiết. Tôi nói về thời gian là sự tiếp diễn tâm lý/I am talking about time as psychological continuity. Có thể sống không có sự tiếp diễn đó không? Chắc chắn tư tưởng sinh ra sự tiếp diễn. Nếu người ta nghĩ về điều gì đó không dứt thì có sự tiếp diễn. Nếu người ta cứ nhìn mãi hình người vợ mỗi ngày thì nó có sự tiếp diễn. Có thể nào sống trên đời mà hành động lại không có sự tiếp diễn để cho mỗi hành động của người ta được tươi mới? Nghĩa là, tôi có thể chết đi đối với mỗi hành động trong ngày để tâm trí không bao giờ tích lũy, và do đó không bao giờ bị nhiễm độc bởi qúa khứ, nhưng luôn tươi, mới, hồn nhiên không? Tôi nói rằng một điều như thế có thể có được, rằng người ta có thể sống như vậy / Is it possible to live in this world without giving continuity to action, so that one comes to every action afresh? That is, can I die to each action throughout the day, so that the mind never accumulates and is therefore never contaminated by the past, but is always new, fresh, innocent? Nhưng chuyện đó không có nghĩa hiện thực cho bạn. Bạn phải tìm ra cho chính bạn.

Cho nên người ta bắt đầu thấy rằng tâm trí phải hoàn toàn cô đơn, nhưng không cô lập. Trong trạng thái tuyệt đối cô đơn có cảm giác về cái đẹp kỳ lạ, về điều gì đó kkông do tâm trí tạo ra/In this state of complete aloneness there comes a sense of extraordinary beauty, of something not created by the mimd. Nó không liên quan gì tới việc soạn nhạc hay dùng sơn để vẽ, nhưng vì nó cô đơn nên tâm tri ở trong cái đẹp, và do đó nó hoàn toàn bén nhậy, thông minh. Nó không là thông minh của sự khéo léo hay của kiến thức, cũng không là khả năng làm điều gì. Tâm trí thông minh trong nghĩa rằng nó không bị chế ngự, bị ảnh hưởng, và không sợ hãi. Nhưng để ở trong trạng thái đó tâm trí phải có khả năng tự làm mới nó mỗi ngày, nghĩa là chết đi mỗi ngày đối với qúa khứ, đối với mọi điều nó đã biết/The mind is intelligent in the sense that it is not being dominated, influenced and is unfraid. But to be in that state the mind must be able to renew itself every day, which is to die every day to the past, to everything it has known.

Như tôi đã nói, ngôn từ, biểu tượng thì không thực. Từ cái cây không là cái cây, và người ta phải rất cảnh giác để không bị mắc vào ngôn từ. Khi tâm trí được tự do đối với ngôn từ thì nó ở tình trạng khám phá/When the mind is free of the word, the symbol, it becomes astonishingly sensitive, and then it is in a state of finding out.

Sau cùng, người ta đã tìm kiếm điều này thời gian rất lâu rồi, từ thời rất xa xưa cho tới ngày nay. Họ muốn tìm điều gì đó không do con người làm ra. Mặc dù tồ chức tôn giáo không có ý nghĩa gì đối với bất cứ người thông minh nào, tuy nhiên họ vẫn luôn nói rằng có điều gì đó ở ngoài tâm trí. Con người đã luôn luôn tìm kiếm điều gì đó ấy, bởi vì nó không ngừng sống trong cảnh buồn rầu, đau khổ, rối loạn, tuyệt vọng. Luôn luôn sống trong tình trạng thoáng qua của thời gian, con người muốn tìm thấy điều gì đó vĩnh cửu, điều gì đó tồn tại lâu dài, bền vững, tiếp nối; và do đó sự tìm kiếm luôn luôn ở trong phạm vi của thời gian. Nhưng như người ta thấy không có gì vĩnh cửu. Các mối quan hệ bà con, công việc của chúng ta đều không vĩnh cửu. Vì chúng ta quá sợ hãi sự-không-vĩnh-cửu này, chúng ta luôn tìm kiếm điều gì đó vĩnh cửu mà chúng ta gọi là bất tử, bất diệt, hoặc điều gì chúng ta muốn. Nhưng tìm kiếm những điều này chỉ là phản ứng, và do đó không giá trị. Chỉ khi tâm trí được tự do đối với sự mong muốn này thì nó mới chắc chắn có thể tìm thấy có hay không điều bất diệt, điều gì đó ở ngoài không gian, thời gian, ngoài người suy nghĩ, ngoài điều nó đang nghĩ về hoặc đang tìm kiếm. Quan sát và hiểu toàn bộ điều này đòi hỏi sự chú ý hoàn diện, và kỷ luật mềm dẻo có phẩm chất, là kết qủa của  sự chú ý đó. Trong sự chú ý như thế không có sự xao lãng, không có sự căng thẳng, không có sự chuyển động về bất cứ hướng nào, bởi vì mọi chuyển động như thế, mọi nguyên nhân, đều là kết qủa của ảnh hưởng , của quá khứ hoặc của hiện tại.Trong trạng thái chú ý không cố gắng đó có cảm giác tự do khác thường, và chỉ khi đó, hoàn toàn trống không, yên tĩnh, vắng lặng, tâm trí mới có khả năng khám phá điều bất diệt đó/In such attention there is no distraction, there is no strain, there is no movement in any particular direction, because every such movement, every motive, is the result of influence, either of the past or of the present. In that state of effortless attention there comes an extraordinary sense of freedom and only then, being totally empty, quiet, still, is the mind capable of discovering that which is eternal.

Có lẽ các bạn muốn đặt câu hỏi về những gì đã nói.

Người hỏi/NH: Làm thế nào để người ta chắc chắn thoát khỏi sự ham muốn?

Krishnamurti/K: Chữ làm thế nào ngụ ý một phương pháp, phải vậy không? Nếu bạn là một người thợ xây vả tôi hỏi bạn cách xây một căn nhà, bạn có thể cho tôi biết điều bạn sẽ làm, bởi vì có một phương pháp, một cách thức, một đường lối thiết lập cho việc xây cất. Nhưng theo một phương pháp hay một phương thức là đã điều kiện hóa tâm trí rồi, cho nên thấy ngay sự khó khăn trong việc dùng chữ làm thế nào.

Rồi chúng ta cũng phải hiểu sư ham muốn... Ham muốn là gì? Thấy hay nhận thấy, rồi tiếp xúc hay đụng chạm vào, rồi cảm giác, và sau cùng nổi lên điều chúng ta gọi là ham muốn. Chắc chắn đây là điều xảy ra. Xin theo sát nó. Hãy xem như chúng ta thấy một cái xe đẹp. Từ chính hành vi thấy đó, ngay cả không rớ tới cái xe, vẫn có cảm giác khiến sinh ra muốn lái, muốn có cái xe. Chúng ta không quan tâm cách chống lại hay thoát khỏi ham muốn, bởi vì người nào đã chống lại và nghĩ rằng đã thoát khỏi ham muốn thì người ấy thực sự bị tê liệt, đã chết. Quan trọng là hiểu toàn bộ diễn biến của ham muốn, sự quan trọng và không quan trọng của nó. Người ta phải tìm thấy, không phải cách chấm dứt ham muốn, nhưng là cái gì làm cho ham muốn tiếp diễn/What is important is to understand the whole process of desire, which is to know both its importance anh its total unimportance. One has to find out, not how to end desire, but what it is that gives continuity to desire.

Vậy cái gì làm cho ham muốn tiếp diễn? Đó là tư tưởng, không phải vậy sao? Trước hết là thấy chiếc xe, rồi cảm giác mà tiếp theo nó là ham muốn. Và nếu tư tưởng không xen vào và làm cho ham muốn tiếp diễn bằng cách nói, ‘tôi phải có chiếc xe đó, tôi phải làm cách nào để có nó?’thì khi ấy ham muốn chấm dứt. Bạn theo kịp chứ? Tôi không nhất mực rằng phải thoát khỏi ham muốn; mà trái lại. Nhưng bạn phải hiểu toàn bộ cơ cấu của ham muốn, và khi đó bạn sẽ thấy ham muốn không còn tiếp diễn, nhưng là điều gì đó khác hơn cùng xảy ra / something else together

Cho nên ham muốn không là điều quan trọng, nhưng là sự kiện chúng ta làm nó tiếp diễn/So what is important is not desire, but the fact that we give it continuity. Chẳng hạn, chúng ta làm cho tính dục tiếp diễn qua tư tưởng, qua hình dung, ảnh tượng, qua cảm giác, qua trí nhớ; chúng ta tiếp tục gợi lại bằng cách nghĩ về nó, và tất cả điều này làm tính dục tiếp diễn, làm giác quan thành quan trọng. Không phải là cảm giác không quan trọng, chúng quan trọng. Nhưng chúng ta làm thú vui của giác quan tiếp diễn thành qúa sức quan trọng trong đời sống chúng ta. Bởi vậy vấn đề không là thoát khỏi ham muốn, nhưng là hiểu cấu trúc cuả nó và cách tư tưởng làm nó tiếp diễn – và tất cả là thế. Khi ấy tâm trí được tự do, và bạn không phải tìm kiếm tự do từ sự ham muốn. Lúc bạn tìm kiếm tự do từ sự ham muốn thì bạn bị vướng vào mâu thuẫn, xung đột. Mỗi lần bạn thấy một chiếc xe, một người đàn bà, một căn nhà, hoặc bất cứ gì hấp dẫn bạn thì tư tưởng bước vào làm cho ham muốn tiếp diễn, và khi ấy tất cả trở thành một vấn đề không có kết thúc.

Điều quan trọng là sống một đời sống không cố gắng, không có một vấn đề nào. Bạn có thể sống không có vấn đề nếu bạn hiểu bản chất của cố gắng và thấy rất rõ toàn thể cơ cấu của ham muốn/ What is important is to live a life without effort, without a single problem.You can live without a problem if you understand  the nature of effort and see clearly the whole structure of desire. Đa số chúng ta có cả một ngàn vấn đề, và để không có vấn đề chúng ta phải có khả năng chấm dứt từng mỗi vấn đề ngay khi nó nổi lên/to be free of problem we must be able to end each problem immediately as it arises .Tuyệt đối cần thiết cho tâm trí là hoàn toàn không có một vấn đề nào, và sống như thế mà không cố gắng. Chắc chắn một tâm trí như thế là tâm trí duy nhất có tôn giáo, bởi vì nó hiểu sự đau khổ và sự chấm dứt đau khổ. Nó không sợ hãi, và do đó nó là nguồn sáng rọi vào chính nó.       
*

Chấm dứt thời gian,

2 Tháng Tư 1980

(Krishnamurti chuyện trò với David Bohm) 

Krishnamurti: Ông là một nhà khoa học, đã nghiên cứu nguyên tử, và đại loại những thứ như thế.Vậy trong nghiên cứu, ông không cảm thấy có gì đó nhiều hơn nữa ngoài tất cả những thứ ấy sao?/You are a scientist, you have examined the atom, and so on. Don’t you, when you have examined all that, feel there is something much more, beyond all that?

David Bohm: Ông luôn luôn cảm thấy có nhiều hơn thế, nhưng nó không cho ông biết nó là cái gỉ. Rõ ràng rằng bất cứ điều gì người ta biết thì đều có giới hạn/You can always feel that there is more beyond that, but it doesn’t tell you what it is. It is clear that whatever one knows is limited.

K: Vâng.

DB: Và phải có gì nhiều hơn nưã, ngoài nó.

K: Làm thế nào điều ấy liên lạc với ông để, với sự hiểu biết khoa học và khả năng trí óc, ông có thể hiểu nó? / How can that communicate with you, so that you, with your scientific knowledge, with your brain capacity, can grasp it?

DB: Ông nói không thề hiểu nó sao?

K: Không. Ông hiểu nó cách nào? Tôi không nói ông không thể hiểu nó. Ông có thể hiểu nó chứ?

DB: Coi nào, vậy là không rõ ràng. Ông đã nói khi trước rằng không thể hiểu nó bằng …

K: Hiểu, trong nghiã, tâm trí ông có thể vượt ra ngoài những lý luận không? Điều tôi muốn nói là, ông có thể chuyển dịch vào tâm trí chứ? Không là chuyển dịch, chỉ hoàn toàn trong ý nghiã của thời gian thôi. Ông có thể nhập vào nó không? Không, những điều ấy chỉ là ngôn từ. Ngoài sự trống không là gì? Nó có là sự im lặng không?/ Grasp, in the sense, can your mind go beyond theories? What I am trying to say is, can you move into it? Not move, in the sense of time and all that. Can you enter it? No, those are all words. What is beyond emptiness? Is it silence?

DB: Điều đó chẳng tương tự sự trống không sao?/ Isn’t that similar to emptiness?

K: Vâng, tôi hiểu được điều đó/Yes, that is what I am getting at. Hãy đi từng bước. Nó có là sự im lặng không? Hay sự im lặng là thành phần cuả sự trống không?

DB: Vâng, tôi phải nói điều đó.

K: Tôi cũng phải nói điều đó. Nếu nó không là sự im lặng, liệu chúng ta – tôi tự hỏi – có thể nói nó là gì đó tuyệt đối không? Ông hiểu chứ?

DB: À, chúng ta có thể xem xét điều tuyệt đối. Nó hẳn sẽ là điều gì hoàn toàn không phụ thuộc; đó thực sự là ý nghiã cuả ‘tuyệt đối’. Nó không phụ thuộc bất cứ điều gì.

K: Vâng. Ông đã tới đâu đó gần nó.

DB: Hoàn toàn tự chuyền động, như nó đã từng như vậy, tự vận hành.

K: Vâng. Ông sẽ nói mọi điều đều có một nguyên nhân, và điều đó thì hoàn toàn  không có nguyên nhân chứ?

DB: Ông thấy, quan niệm này đã xưa rồi. Nó đã được Aristotle khai triển, rằng tuyệt đối là nguyên nhân cuả chính nó.

K: Vâng.

DB: Nó không có nguyên nhân, trong một ý nghiã. Đó là điều cũng như vậy.

K: Ông thấy lúc ông nói Aristotle – nay nó không là điều đó. Chúng ta sẽ hiểu điều này thế nào? Sự trống không là năng lượng, và nó tồn tại trong sự im lặng, hoặc ngược lại, không thành vấn đề - đúng không? Ồ, vâng, có gì đó ở ngoài tất cả điều này. Có lẽ nó không bao giờ có thể được đặt vào ngôn từ. Nhưng nó cứ phải được đặt vào ngôn từ. Ông nghe kịp chứ?/You see the moment you said Aristle – it is not that. How shall we get at this? Emptiness is energy, and that emptiness exists in silence, or the other way round, it doesn’t matter – right? Oh, yes, there is something  beyond  all this. Probably it can never be put into words. But it must be put into words. You follow?

DB: Ông nói điều tuyệt đối phải được đặt vào ngôn từ, nhưng chúng ta cảm thấy không thể được phải không? Bất cứ toan tính nào đặt nó vào ngôn từ thì đều làm nó thành tương đối.

K: Vâng. Tôi không biết nói cách nào.

DB: Tôi nghĩ, chúng ta có một lịch sử lâu dài, nguy hiểm với sự tuyệt đối. Người ta đã đặt nó vào ngôn từ, và nó trở nên rất gay go/I think that we have a long history of danger with absolute, and it has become very oppressive.

K: Hãy bỏ qua tất cả những điều đó. Ông thấy, không biết những người khác đã nói gì, Aristotle và Phật, và vvv, là điều ích lợi/You see, being ignorant of what other people have said, Aristotle and the Buddha, and so on, has an advantage. Ông hiểu tôi muốn nói gì chứ? Điều thuận lợi trong nghiã rằng tâm trí không bị tư tưởng của người khác làm sai lạc, không bị vướng mắc vào lời nói của người khác. Tất cả điều đó tác động/điều kiện hóa chúng ta. Bây giờ sẽ vượt ngoài tất cả điều đó! Chúng ta thử làm gì đây? 

DB: Tôi nghĩ, thông tri về điều tuyệt đối, điều vượt ngoài phạm vi này.

K: Tôi cất ngay chữ tuyệt đối đó đi.

DB: Vậy thì nó là bất cứ điều gì; sự trống không và sự im lặng ở bên ngoài.

K: Vượt ngoài tất cả điều đó. Nó là điều gì đó, là thành phần cuả sự mênh mông,

DB: Vâng, ngay cả sự trống không và sự im lặng là một sự bao la, phải không ? Chính năng lượng là một sự bao la.

K: Vâng, tôi hiểu điều ấy. Nhưng có điều gì đấy còn bao la hơn điều đó nhiều. Sự trống không, sự im lặng và năng lượng thì bao la, không thực sự đo lường được. Nhưng có điều gì đó – tôi dùng chữ, vĩ đại hơn điều đó.       

DB: Tôi đang xem xét đây. Tôi nhìn vào nó. Người ta có thể thấy rằng dù bạn nói gì về sự trống không, hoặc về bất cứ điều gì khác, vẫn có điều gì đó ở bên ngoài.

K: Không, là nhà khoa học, tại sao ông chấp nhận – không phải là chấp nhận, thứ lỗi cho tôi dùng chữ đó - tại sao ông còn đồng thuận với điều này? No, as a scientist, why do you accept – not accept, forgive me for using that word – why do you even move along with this?

DB: Bởi vì chúng ta đã đi xa tới đây từng bước, thấy sự cần thiết của từng bước.

K: Ông thấy tất cả điều đó rất hợp lý, phải lẽ, đúng mực.

DB: Và người ta cũng thấy nó rất đúng.

K: Vâng. Cho nên nếu tôi nói có điều gì đó vĩ đại hơn tất cả sự im lặng này, năng lượng – ông có sẽ chấp nhận nó không ? Chấp nhận trong nghĩa rằng cho tới lúc này chúng ta đã có lý.

DB: Chúng ta sẽ nói rằng bất cứ điều gì chúng ta nói tới thì chắc chắn có điều gì đó ở ngoài nó. Sự im lặng, năng lượng, hay bất cứ gì, thì khi ấy vẫn có chỗ cho điều gì đó ở ngoài nó, một cách hợp lý. Nhưng điểm cốt yếu là thế này: ngay cả khi ông đã phải nói có điều gì đó ở ngoài nó, ông vẫn có chỗ để lại đi ra ngoài điều đó, một cách hợp lý.

K: Không.

DB: Tại sao vậy? Ông thấy, bất cứ ông nói gì, luôn luôn có điều gì đó ở bên ngoài.

K: Không có gì bên ngoài.

DB: Thế thì điểm đó không rõ ràng, ông thấy đó.

K: Không có gì ngoài nó. Tôi kiên định điều đó. Không võ đoán hoặc ngoan cố. Tôi cảm thấy đó là khởi đầu và kết thúc của mọi điều. Bắt đầu và kết thúc là như nhau/that is the beginning and the ending of everything.The ending and the beginning are the same– đúng không?

DB: Trong ý nghĩa nào? Có phải trong ý nghĩa ông dùng sự bắt đầu của mọi điều như là sự kết thúc?

K: Vâng. Đúng không? Ông sẽ nói điều đó chứ?

DB: Vâng. Nếu chúng ta lấy căn cứ từ đó mọi điều, mọi sự kết thúc, thì nó phải là căn cứ mọi điều, mọi sự khởi đầu.

/Yes. If we take the ground from which it comes, it must be the ground to which it falls.

K: Đúng thế. Đó là căn cứ mọi điều tồn tại, không gian …

DB: …năng lượng…

K: … năng lượng, sự trống không, sự im lặng, tất cả điều đó hiện hữu.Tất cả điều đó. Không phải là căn cứ, ông hiểu chứ?/ …energy, emptiness, silence, all that is. All that. Not ground, you understand?

DB: Không, nó chỉ là một ẩn dụ.

K: Không có gì bên ngoài nó. Không nguyên nhân.Nếu ông có một nguyên nhân thì khi ấy ông có căn cứ/There is nothing beyond it. No cause. If you have a cause then you have ground.

DB: Ông có một căn cứ khác.

K: Không. Điều đó là sự bắt đầu và sự kết thúc.

DB: Nó trở nên rõ ràng hơn.

K: Đúng vậy. Nó có chuyển đạt bất cứ điều gì cho ông không?

DB: Vâng. Tôi nghĩ có điều gì đó.

K: Điều gì đó. Ông sẽ nói xa hơn thế nữa, rằng không có bắt đầu và không có kết thúc chứ?

DB: Vâng. Nó từ căn cứ tới, đi tới căn cứ, nhưng không bắt đầu hoặc kết thúc/Yes. It comes from the ground, goes to the ground, but it does not begin or end.

K: Vâng. Không bắt đầu và không kết thúc/There is no beginning and no ending. Những ẩn ý thì rất lớn. Cái chết đó – không phải là cái chết trong nghĩa, tôi sẽ chết, nhưng nó có là sự chấm dứt hoàn toàn của mọi điều không?

DB: Ông thấy đó, lúc đầu ông đã nói sự trống không là sự chấm dứt mọi điều, vậy  bây giờ điều nói thêm này có ý nghĩa gì? Sự trống không là sự chấm dứt của mọi điều, không phải vậy sao?

K: Vâng, vâng. Cái chết đó, là sự trống không này chứ? Cái chết của mọi điều mà tâm trí đã nuôi dưỡng. Sự trống không này không là sản phẩm của tâm trí, của tâm trí cá biệt nào/Death of everything the mind has cultivated. This emptiness is not the product of the mind, of the particular mind.

DB: Không. Nó là tâm trí chung/No, it is the universal mind.

K: Sự trống không đó là nó/That emptiness is that.

DB: Vâng.

K: Sự trống không đó chỉ tồn tại khi có cái chết toàn diện - của điều cá biệt/That emptiness can only exist when there is death – total death – of the particular.

DB: Vâng.

K: Tôi không biết tôi có chuyển đạt điều này hay không.

DB: Có, đó là sự trống không. Nhưng rồi ông nói điều đó, ở căn cứ này, thì cái chết có đi xa hơn không?

K: Ồ, vâng.

DB: Bởi vậy chúng ta nói sự chấm dứt điều cá biệt, cái chết của điều cá biệt, là sự trống không, là cái chung. Vậy ông sẽ nói cái chung cũng sẽ chết chứ?

K: Vâng, đó là điều tôi muốn nói.

DB: Vào căn cứ.

K: Nó có chuyền đạt bất cứ điều gì không?

DB: Có thể, có.

K: Hãy ngừng một phút. Chúng ta hãy xem nó. Tôi nghĩ nó có chuyển đạt điều gì đó, phải không?

DB: Vâng. Bây giờ nếu cái riêng và cái chung chết , thì khi đó nó có phải là cái chết không?

K: Vâng. Sau hết, một nhà thiên văn học nói mọi vật trong vũ trụ đang hấp hối, nổ bùng, chết.

DB: Nhưng lẽ tất nhiên ông có thể cho rằng đã có điều gì đó bên ngoài.

K: Vâng, đúng là như vậy.

DB: Tôi nghĩ chúng ta đang chuyển động. Cái chung và cái riêng. Trước hết cái riêng chết vào sự trống không, và rồi tới cái chung.

K: Và điều đó cũng chết.

DB: Vào căn cứ, đúng không?

K: Vâng.

DB: Vậy ông có thể nói căn cứ không sanh và không chết.

K: Đúng thế.

DB: A, tôi nghĩ nó hầu như không thể diễn tả được nếu ông nói rằng cái chung đã chết, bởi vì sự biểu hiện là cái chung/Well, I think it becomes almost inexpressible if you say the universal is gone, because expression is the universal.

K: Ông thấy – tôi đang cắt nghĩa đây - mọi điều đang chết, ngoại trừ điều đó. Điều này có chuyền đạt gỉ không?

DB: Có. Từ điều đó mà mọi điều xuất hiện và chết vào trong đó/Yes. Well it is out of that that everything arises and into which it dies.

K: Cho nên nó không có bắt đầu và không có chấm dứt/So that has no beginning and no ending.

DB: Nói đến sự chấm dứt cái chung sẽ có ý nghĩa gì? Chấm dứt cái chung sẽ có ý nghĩa gì?

K: Không có gì. Tại sao phải có ý nghĩa nếu nó xảy ra? Nó có quan hệ gì với con người? Ông hiểu tôi muốn nói gì chứ? Con người đang trải qua thời kỳ khủng khiếp. Điều đó đã dính líu gì với con người?

DB: Chúng ta hãy cho rằng con người cảm thấy phải có sự tiếp xúc nào đấy với căn cứ tối thượng /Đấng tối cao trong cuộc đời, bằng không nó không có ý nghĩa.

K: Nhưng nó lại không có. Đấng đó không có bất cứ mối liên hệ nào với con người. Ngài tự sát, ngài làm mọi điều ngược lại với căn cứ /But it hasn’t. That ground hasn’t any relationship with man. He is killing himself, he is doing everything contrary to the ground.

DB: Vâng, đó là lý do đời sống không có ý nghĩa nào cho con người.

K: Tôi là một người bình thường; tôi nói, được rồi, ông nói rất tuyệt vời về những buổi hoàng hôn, nhưng nó quan hệ gì tới tôi? Điều đó hay lời kể của ông có giúp tôi vượt qua nỗi phiền muộn của tôi không? Những chuyện cãi vã với vợ tôi hay bất cứ chuyện gì không?/I am an ordinary man; I say, you have talked marvelously of sunsets, but what has that got to do with me? Will that or your talk help me to get over my ugliness? My quarrels with my wife or whatever it is?

DB: Tôi nghĩ tôi sẽ quay trở lại nói, chúng ta đã đi vào chuyện này một cách hợp lý khởi từ sự đau khổ của nhân loại, cho thấy nó bắt nguồn ở một khúc quanh sai lạc, mà hiển nhiên dẫn tới…/I think I would go back and say, we went into this logically starting from the suffering of mankind, showing it originates in a wrong turning, that leads inevitably…

K: Vâng, nhưng con người xin, hãy giúp tôi qua khỏi khúc quanh sai lạc. Hãy đặt tôi trên đúng đường. Và đáp lại lởi đó người ta nói, xin hãy đừng trở nên bất cứ điều gì.

DB: Đúng. Khi ấy vấn đề là gì?

K: Con người vẫn không lắng nghe.

DB: Khi ấy đối với tôi thì hình như rằng điều cần thiết cho người nào thấy điều này là tìm ra điều gì là trở ngại cho sự lắng nghe /Then it seems to me that it is necessary for the one who sees this to find out what is the barrier to listening.

K: Rõ ràng ông có thể thấy trở ngại là gì

DB: Trở ngại là gì?

K: “Tôi”.

DB: Vâng, nhưng tôi muốn nói sâu thêm.

K: Sâu thêm là tất cả suy nghĩ, tình cảm gắn bó của ông – nó nằm trong lối sống của ông. Nếu ông không bỏ được chúng, ông sẽ không có liên quan gì với điều đó. Nhưng con người không muốn bỏ những điều này.

DB: Vâng, tôi hiểu. Điều con người muốn là cách suy nghĩ của mình phải có kết qủa/Yes, I understand. What he wants is the result of the way he is thinking.

K: Con người muốn lối sống dễ dàng, thoải mái không phiền muộn, và nó không thể có được điều đó.

DB: Không. Chỉ bằng buông bỏ tất cả điều này. 

K: Phải có mối quan hệ. Phải có sự giao tiếp nào đó với căn cứ và đây là sự liên hệ với người bình thường. Bằng không, đời sống có ý nghĩa gì?

DB: Đó là điều tôi đã cố gắng nói khi trước. Không có mối liên lạc này thì…

K: … Không có ý nghĩa.

DB: Và rồi con người chế ra ý nghĩa.

K: Tất nhiên.

DB: Ngay cả trở về trước, các tôn giáo cổ xưa đã từng nói những điều tương tự, rằng Thượng Đế là căn cứ, bởi vậy họ nói tìm Thượng Đế, ông biết đấy.

K: A, không, điều này không là Thượng Đế.

DB: Không, đó không là Thượng Đế, nhưng nó nói cùng một điều. Ông có thể nói rằng ‘Thượng Đế’là một toan tính đặt quan niệm này có lẽ hơi qúa cá nhân.

K: Vâng. Hãy cho họ hi vọng, hãy cho họ niềm tin, ông theo kịp chứ? Làm cho đời sống dễ chịu hơn một chút.

DB: Thế, ở điểm này ông có hỏi rằng làm thế nào điều này được chuyền đạt cho người bình thường? Đó có phải là câu hỏi của ông không?

K: Đại khái thế. Và cũng quan trọng rằng người ấy phải lắng nghe điều này. Ông là nhà khoa học. Ông lắng nghe tốt rồi bởi vì chúng ta là bạn. Nhưng ai sẽ lắng nghe trong số các nhà khoa học khác? Tôi cảm thấy nếu người ta theo đuổi điều này thì chúng ta sẽ có một thế giới được sắp đặt tuyệt vời.

DB: Vâng. Và chúng ta sẽ làm gì trong thế giới này?

K: Sống.

DB: Nhưng, tôi muốn nói, chúng ta đã nói gì đó về tính sáng tạo…

K: Vâng. Và khi ấy nếu ông không có xung đột, không có ‘Tôi” thì có điều gì khác vận hành.

DB: Quan trọng là nói điều đó, bởi vì ý tưởng toàn thiện Cơ Đốc giáo xem ra khá buồn chán bởi vì chẳng có gì để làm!

K: Chúng ta phải tiếp tục chuyện này thời gian nào khác, bởi vì nó là điều gì đó đã được đặt vào qũy đạo/We must continue this some other time, because it is something that has got to be put into orbit.

DB: Xem ra không thể được.

K: Chúng ta đã đi khá xa rồi.