những
người bạn khó quên 5
Thằng
Ái hơn mình 2 tuổi, năm
lớp 7 nó đã phổng phao như một gã đàn ông thực thụ.Mỗi lần thi đứa nào
đái xa
hơn, nó không có đối thủ, bắn một phát dài 6,7 m. Bọn mình phục lăn.
Nó đã
biết ăn diện. Luôn luôn
bỏ áo vào quần, kể cả vác rựa đi rừng nó cũng quần áo chỉnh tề như đến
lớp.
Túi
quần sau nó nhét một cái
bóp căng phồng, tất nhiên trong bóp toàn giấy loại. Nó còn găm thêm một
dãy 5
cái nắp bút trường Sơn. Túi áo trên cũng một bóp căng cứng, năm cái nắp
bút
nhưng là nắp Kim Tinh, Hồng Hà.
Hồi này
bút cũng là một vũ
khí khoe giàu, ai cũng biết túi nó toàn nắp bút thôi, cười, nó cứ mặc
kệ, đeo
đủ 10 cái nắp bút cả hai túi.
Cái đầu
nó chải mượt, vuốt
bằng nước lã, khô lại nhúng nước lã vuốt, không khi nào ngừng. Từ nhà
lên rừng
chừng 7 cây số, trời nắng, đi được một đọan tóc đã khô, nếu không có
con gái đi
cùng thì thôi, có con gái thì nhất định cứ chốc chốc nó lại nhúng nước
ruộng
vuốt vuốt, nước ruộng đầy phân trâu nó cũng mặc kệ.
Nó mê
nhất chị Dục. Chị Dục
bằng tuổi thằng Ái, không xinh nhưng trắng trẻo múp máp. Bộ ngực hết
chê, to
đùng, lúc nào cũng như muốn trào ra khỏi cổ áo.
Bất kì
nơi đâu có chị Dục là
có thằng Ái, nó kè kè bên chị suốt ngày. Chị Dục không thích nó, chửi
mắng
nguýt lườm nó cũng mặc kệ.
Một lần
đi rừng lấy củi, hầu
như chị Dục chẳng phải làm gì, chị luôn mồm nói không cần không cần,
nhưng lại
ngồi yên để nó lo xong cả gánh củi, cứ thế gánh về, không thèm cảm ơn
nó một
câu.
Đến
lớp, thằng Ái ghét nhất
thầy Đường. Thầy dạy toán, dạy cực giỏi, giải toán như bày trò chơi, ai
cũng
hiểu, thích lắm, nhưng thằng Ái vẫn ghét. Chỉ vì thầy hay đi xuống chỗ
chị Dục,
mồm hỏi hiểu không nhưng mắt thì rơi tõm vào ngực chị. Một giờ cả chục
lần thầy
đi xuống chỗ chị hỏi hiểu không.
Ba bốn
lần thằng Ái ném trộm
thầy. Có lần thầy bị sưng mặt nghỉ mất một tuần, thằng Ái ân hận lắm,
nó vác cả
quả mít to đến thăm thầy. Nhưng hết bệnh, đến lớp thầy cứ xuống chỗ chị
Dục hỏi
hiểu không. Thằng Ái lại ném đá. Nó còn lấy phần viết lên bảng tin nhà
trường
một câu thật to: Đả đảo đế quốc Đường!
Mình
được phân công giúp chị
học tập, thằng Ái vì thế đâm ra thân mình, có gì ăn được nó đều dành
cho.
Nó nói
mi canh con Dục cho
tao, đừng cho thầy Đường làm bá láp.Mình nói mi nói tào lao, thầy Đường
có vợ
rồi, đảm bảo không có chuyện chi đâu. Nó không chịu. Hôm thì nó nói tao
thấy
thầy Đường rờ vú con Dục, hôm thì nói tao thấy thầy Đương nắt con Dục
sau hồi
lớp. Là nó tưởng tượng ra vậy thôi, chắc không có.
Chị Dục
cũng thương mình, có
cái chi cũng cho mình ăn. Buổi tối hai chị em học trong hầm, chị cứ
ngồi sát
lại hỏi răng răng, nói lại nghe coi. Mình cũng thích nhưng không dám
làm gì,
lẳng lặng dịch ra.
Chị Dục
nói với mình em thân
thằng Ái, nói với nó đứng có làm ba chuyện bá láp. Mình hỏi làm chi,
chị nói nó
đi rờ, đêm mô nó cũng đi rờ dân quân nữ đội 3.
Hồi này
trai gái 16 tuổi trở
lên đều vào dân quân, đêm nào cũng tập trung ngủ một chỗ, sẵn sàng
chiến đấu.
Con trai ngủ ngoài đồng, con gái ngủ ở nhà kho hợp tác. Làng Đông Dương
có 3
đội, ba nhà kho đêm nào con gái cũng sắp hàng ngủ cả dãy dài.
Đêm nào
thằng Ái cũng ra nhà
kho đội 3 để rờ con gái. Nó khoe nó biết đi rờ từ hồi học lớp 5, anh
Diệu bày
cho nó. Mình nói mi làm rứa không sợ người ta bắt được à? Nó nói sợ
chi, nhà
kho đèn đóm không có, tối om, đa số giả đò ngủ say , mình muốn làm chi
thì làm.
Mình
không tin. Nó kể nó chỉ
bị một lần người ta bắt được thôi. Lúc đó nó đang rờ chị Thuận, chị
giật mình
tỉnh dậy chụp tay nó hỏi tay ai đây? Nó lanh trí chụp tay cô nằm bên,
cô này
nói tay em. Chị Thuận thả ra, thế là nó thoát.
Nghe nó
kể tay lần vào đâu,
đặt tay vào đâu, bóp bóp thế nào, rất hấp dẫn. Tối nào đi rờ về nó cũng
kể. Vừa
sáng bảnh mắt mình đã vọt sang nhà nó hỏi răng rồi, tối qua rờ ai, rồi
ngồi há
mồm nghe nó kể.
Nó nói
tao rờ hết lượt rồi
chỉ không rờ được con Dục, vừa động cái nó tỉnh liền. Có hôm còn cho
tao mấy
tát.
Mình
phục chị Dục lắm, đâm
thích chị. Khi chị ngồi dịch lại gần hỏi răng răng, nói lại nghe coi,
mình
không dịch ra nữa.
Mình
hỏi chị, thằng Ái rờ
chị, chị tát nó à. Chị nói ừ, lần sau chị cào mặt. Mình nói em rờ chị,
chị có
tát không? Chị lườm nói mất dạy!
Từ đó
đến hết năm lớp 7, mỗi
lần ngồi học với chị Dục mình đều vẩn vơ nếu mình rờ chị Dục, không
biết chị có
tát không.
Rồi
mình theo thằng Ái đi rờ,
chính xác là đi xem nó rờ.
Tối
om.Các nữ dân quân ngủ
say như chết, có người nói mớ, có người nghiến răng, có người đánh rắm,
đủ cả.
Mình
nói thầm ngủ như chết,
hè? Nó nói thầm tỉnh cả đó, giả đò thôi.
Thằng
Ái lần lượt đi từ đầu
dãy đến cuối dãy, có người rờ mau, có người rờ lâu nhưng đều trót lọt.
Minh bám
theo nó nhưng không dám làm gì, và thật sự cũng chẳng thấy nó làm gì.
Chị Dục
nằm cuối dãy, dạng
chân tay thoải mái vô tư, nghiến răng ken két. Thế mà thằng Ái vừa động
đến bàn
chân, chị đã đạp một đạp cực mạnh trúng mũi ngay mũi nó, xong lại ngủ
say sưa,
lại nghiến răng ken két.
Thằng
Ái ôm mũi nói thầm mi
rờ ai thì rờ mau lên, anh Diệu anh Cư sắp đến rồi. Rồi nó đi ra.
Mình
đứng một mình nhìn chị
Dục nằm dạng chân tay, rất dễ rờ. Tự nhiên lên cơn thích, lén bò đến.
Mình
vừa đặt tay lên mu chị,
chị đã chụp mạnh tay mình.
Mình
giật mình, lạnh toát,
tim đập thình thình, cố rút tay bỏ chạy nhưng không được.
Chị Dục
vẫn ngủ, nghiến răng
ken két, tay vẫn giữ chặt tay mình. Chị kéo tay mình lên bụng rồi ẩn từ
từ, đưa
tay mình vào trong quần chị.
Mình
chạy ra khỏi nhà
kho.Thằng Ái hỏi răng? Mình cười, nói hay hè. Nó hỏi mi rờ ai, mình nói
chị
Dục. Thằng Ái trợn mắt nghiến răng, nó đạp mình một đạp lộn đúng 3 vòng.
Từ đó
thằng Ái không chơi với
mình nữa, đến cái mặt cũng chẳng thèm nhìn.
Mình
xấu hổ cũng lánh dần chị
Dục.
Hết lớp
7, cả chị Dục và
thằng Ái đêù ở nhà. Mình lên học cấp 3.
Một
chiều mình gặp thằng Ái
ngồi bệt giữa đường, mặt sưng vù. Minh hỏi đi mô rứa, nó không nói,
mình hỏi
mặt răng rứa nó cũng không nói.
Rất lâu
sau nó ngẩng lên, mắt
rưng rưng nói con Dục vẫn không cho tao rờ.
Tháng
sau thằng Ái đi bộ đội,
đến năm1974 thì báo tử
*
Gần anh
Tường mới biết anh
quí trọng anh Sơn như thế nào. Gặp nhau
thì vẫn gọi ông tôi,
nhưng khi vắng anh Sơn, anh Tường đều nói Trịnh Công Sơn thế này, Trịnh
Công
Sơn thế kia, tuyệt không gọi tên cộc lốc, chứ đừng nói anh gọi bằng
thằng.
Hầu hết
những người anh Tường
quen thân anh đều kể cho mình chuyện thâm cung bí sử của họ. Riêng anh
Sơn thì
không, tuyệt nhiên không. Phàm bất kì chuyện gì mà nếu kể ra ngươì nghe
có thể
hiểu anh Sơn sang hướng khác thì có cạy răng anh Tường cũng chẳng nói
ra.
Mình
nhiều khi cũng lân la
hỏi anh Tường chuyện gái gẩm của anh Sơn nhưng anh không nói, chỉ kể
những
chuyện anh Xuân đã kể, hoặc báo chí đã đăng.
Mình
hỏi nhỏ anh Tường liệu
anh Sơn có làm ăn gì được không, anh nói thì cũng rứa thôi. Chẳng hỉểu
thế nào
trong cái thì cũng rứa thôi ấy.
Có lần
anh Quán nói bài hát,
hình như là bài Hát cho người nằm xuống, anh Sơn viết cho một tên phi
công ông
Thiệu.
Vốn bản
tính ôn hoà, lại yêu
quí anh Quán vô biên, anh Tường vẫn không kìm được, nổi khùng ngay, nói
bạn
người ta chết thì người ta thương, cần chi biết phi công cho ông nào.
Tôí đó
hai anh cãi nhau một
trận tơi bời, giận nhau mấy ngày mới chịu làm hoà.
Mình
ngồi nghe chẳng biết mô
tê gì, chỉ nghĩ thầm, nếu là cha anh Tường, chắc anh cũng bảo vệ đến
thế thôi.
Anh Sơn
rời Huế vào Sài Gòn
cuối năm 1982 đầu 1983 chi đó, năm 1987 mới chính thức ra Huế.
Nói
chính thức là nói anh Sơn
chính thức trở lại công chúng Huế, chứ năm nào anh Sơn cũng ra, khi thì
một hai
ngày, khi thì cả tuần, lần nào anh cũng tấp vào nhà bạn bè chơi, không
bao giờ
đến với đám đông.
Buổi
sáng trước khi anh Sơn
ra, anh Tường có vẻ nôn nao lắm, đi vào đi ra, mặt mày rạng rỡ, cứ như
bạn bè
cả chục năm mới được gặp nhau.
Anh
Tường biết lần ra Huế lần
này là cực kì quan trọng đối với anh Sơn. Trước đó, dù người ta vẫn hát
nhạc
Trịnh, là nói nhạc Trịnh trước 1975, nhưng chỉ ở nhà, còn nơi công cộng
thì hầu
như không có. Nhạc Trịnh trước 1975 bị mặc nhiên liệt vào nhạc vàng, kể
cả
những bài phản chíến có lợi cho cách mạng.
Chẳng
ai nói ra, cứ lặng lặng
cấm vậy thôi. Nghe nói trong việc này có “công” của ông H., có lẽ cũng
vì kị
tài. Mỗi lần nhắc đến ông H., anh Sơn tỏ thái độ coi thường tức thì,
hiếm thấy
ai anh Sơn phản ứng mạnh như thế, kể cả những người anh không ưa.
Năm đó
đất nước bắt đầu đổi
mới, ông H. đã ra làm to ở Hà Nội, anh em văn nghệ là bạn anh Sơn quyết
định
mời anh Sơn trở lại với khán giả Huế.
Đêm đó
tại đại học sư phạm
Huế, gần ngàn sinh viên kín đặc hội trường lớn đón anh Sơn.
Hiếm
thấy khi nào anh Tường
xúc động, hồi hộp đến thế, cái nốt ruồi to dưới cằm anh giật giật liên
hồi.
Khi anh
Sơn từ dướí hội
trường đi lên sấn khấu, cả ngàn người vỗ tay rập rập, đập nhịp theo
bước chân
của anh, với một không khí ngây ngất lòng ngưỡng mộ.
Đời
mình chưa thấy ai được
công chúng ngưỡng mộ như anh Sơn đêm hôm ấy.
Anh
Tường vỗ tay đập nhịp
theo các em, ngây ngất theo các em. Niềm tự hào về người bạn mình rạng
ngời
trên gương mặt anh. Cái nốt ruồi luôn luôn giật giật.
Với
nhiều người, tự hào về
bạn bè bao giờ cũng chen một chút ghen tị, anh Tường thì không. Cái nút
ruồi
giật liên hồi chứng minh điều đó.
Anh Sơn
lên sân khấu, tưởng
anh hát nhiều, nói nhiều, nhưng không, anh chỉ nói đôi câu và hát bài
Em là
bông hồng nhỏ, rồi xuống.
Có lẽ
anh Sơn vẫn còn nghi
ngại, đất nước chỉ mới bắt đầu không khí đổi mới, bao nhiêu chuyện khó
lường có
thể xảy ra, nên chưa dám cởi hết lòng mình.
Biết
vậy nhưng mình vẫn thấy
sao a. Một không khí hụt hẩng bao trùm khi anh Sơn vui vẻ rời sân khấu.
Mắt anh
Tường thoáng buồn,
cái nốt ruồi đứng im phăng phắc.
Sau đó
anh em kéo nhau về nhà
Bửu Ý. Anh Tường vẫn đi bên anh Sơn, vẫn nói nói nói cười cười, nhưng
để ý thấy
anh có chút gì không thỏa mãn.
Có lẽ
anh Tường nghĩ công
chúng Huế xứng đáng được hưởng nhiều hơn những gì anh Sơn đã đưa đến
cho họ,
hoặc ngược lại, anh Sơn phải được công chúng Huế đón chào nồng nàn hơn
thế nữa.
Mình
nghĩ vẩn vơ thế thôi,
chứ mọi người lúc này chẳng còn ai để ý đến chuyện đó nữa, họ quây quần
bên mâm
rượu nói chuyện tào lao, mi mi tau tau, chọc quê nhau vui vẻ.
Rượu
vào lời ra, khi say say
anh Tường nói đi nói lại với anh Sơn đáng lẽ ông phải hát bài này bài
kia. Anh
Tường có cái tật, khi ngà ngà hễ phát kiến ra điều gì là anh cứ đeo lấy
nói
miết, nói rất hay nhưng nhiều khi người nghe cũng nản.
Anh Sơn
biết tính anh Tường,
mặc kệ anh muốn nói gì thì nói, đùa vui tếu táo với mọi người. Anh
Tường tức,
tất nhiên rượu vào mới tức, nói to hơn, dai hơn.
Anh Sơn
cầm đàn hát đi hát
lại vấn đề là xì tin, vấn đề là xì tin, vấn đề đó ông ơi. Chẳng hiểu
anh hát
thế là có ý gì. Loanh quanh một hồi, thế nào anh Sơn anh Tường cãi
nhau, lúc
đầu còn nhỏ nhẹ, sau to dần, căng thẳng dần.
Anh Bửu
Ý lúng túng không
biết làm thế nào xoa dịu tình hình. đến cao trào, anh Tường cầm cái
chén dằn
cực mạnh xuống chiếu, nói dữ dằn . Anh Bửu Ý vội nói Tường nói rứa cũng
có ý
đúng.
Anh Sơn
cầm cái chén dằn cực
mạnh xuống đáp lại. Anh Bửu Ý lại vội vàng nói Sơn nói rứa cũng có ý
đúng.
Hết Sơn
nói rứa cũng có ý
đúng đến Tường nói rứa cũng có ý đúng, anh Bửu Ý vô tình làm cuộc rượu
tan.
Rượu
còn nhiều, đồ mồi ê hề
nhưng không ai muốn uống ăn chi nữa. Mọi người bó gối ngồi im.
Anh
Tường bỏ mâm rượu đi ra,
tưởng anh đi giải, hoá ra anh ra sân dựa gốc cây đứng khóc.
Mình
chạy ra thấy mặt anh dầm
dề nước mắt, anh nấc nấc, hệt chàng trai tuổi hai mươi vừa mất mối tình
đầu.
Sáng
mai tiễn anh Sơn đi, hai
người vẫn mặn mà thắm thiết, nói nói cười cười, như chưa hề có chuyện
gì xảy
ra.
Nhưng
mình để ý thấy cái nốt
ruồi của anh Tường đã đứng im phăng phắc.
He he
ba bài không nói tục
Xưa
mình ở xóm Long Hoà. Ba
Đồn xưa có 4 xóm, nay gọi là phường, xưa chỉ là xóm thôi, gọi là Long
Hoà, Long
Thị, Long Thành, Long Hảo.
Con
nít
4 Long, con trai thì
chia ra đánh nhau sứt đầu mẻ trán; con gái thì châu mõm chửi nhau như
hát hay,
đứa nào ở Long nào ra sức nâng Long mình lên, dè bỉu Long kia.
Thành
ra có bài vè đến giờ
vẫn nhớ: Long Hoà cha Long Thị/ Long Thị chị Long Thành/ Long Thành anh
Long
Hảo/ Long Hảo khảo ( đánh, cú) Long Hoà.
Xóm
mình khá hiền hoà, có
chục nóc nhà, chưa thấy khi nào cãi nhau, vẫn thường qua lại mượn nhau
gạo
tiền, xin nhau nước mắm muối.
Nhà
mình ở cạnh 3 nhà. Phía
trước là nhà ông Đái Lùn chuyên nghề ăn xin ở chợ. Ông lùn tịt, cực
xấu, mũi to
bằng quả cà, da mặt sần sùi trông gớm chết.
Ở cạnh
nhà ông đúng 7 năm,
chỉ nghe ông Đái Lùn nói đúng một tỉếng: Bình! Ấy là khi ông gọi con
Bình.
Mỗi
ngày ông gọi con Bình ba
lần, sáng sớm đi học và hai bữa cơm. Nghe quen đến nỗi mỗi lần nghe
tiếng
“Bình!” là mình thấy đói bụng liền.
Vợ ông
tên gì quên rồi, chỉ
nhớ rất đẹp, tức đẹp hơn ông rất nhiều. Mạ mình, bác Thông gái cũng
không đẹp
bằng bà. Không hiểu sao bà lại lấy ông Đái Lùn, đã xấu lại ăn mày quanh
năm ở
đình chợ.
Con
Bình thì cực đẹp, nghe
nói vừa mới lọt lòng nó đã có hai bím tóc xinh xinh, giống Hỉ Nhi trong
phim gì
đó của Trung Quốc, cả thị trấn chạy đến xem. Sau này con Bình là diễn
viên đoàn
tuồng Huế cho đến già.
Ông Đái
Lùn sáng 8 giờ xách
bị đi, 11giờ trưa về, ăn, ngủ trưa, 2giờ chiều lại xách bị đi, 6 giờ
tối xách
bị về, rất đúng giờ, giống hệt viên chức đi làm.
Bà vợ
không làm gì, chỉ ngồi
ngạch cửa vừa đánh vuốt móng chân, móng tay vừa ngóng ông Đái Lùn về,
ông xin
được cái gì đổ ra ăn cái đó, coi như xong một bữa.
Họ cứ
túc tắc kiếm từng bữa
một mà cũng thấy đàng hoàng không kém các nhà khác trong xóm.
Nhà bên
trái là nhà ông Dương
Mạnh Tuyển. Ông làm thợ may, may giỏi, khi nào cũng đông khách. Thành
ra nhà
ông giàu nhất xóm. Nhà ông giống ngân hàng của xóm, ai kẹt đều chạy
sang nhà
ông giật tạm.
Con cái
ông Tuyển đều đẹp
trai xinh gái, học giỏi.
Thằng
Dương Toàn Thắng học
trước mình một lớp, sau này làm sở văn hoá Bình Trị Thiên với mình. Nó
có con
vợ đẹp nhất nhì thành phố Huế. Tiếc nó chết sớm, 40 tuổi đã chết vì ung
thư.
Sau khi nó chết, anh Thu Bồn tán vợ nó mãi mà không được.
Anh
Dương Mạnh Đạt thì hết
chê. Anh hát hay, đàn giỏi, lại biết sáng tác nhạc nổi tiếng khắp
huyện. Hồi
anh học lớp 10 đã làm bài hát Như những cánh chim bay, thành bài trường
ca, 4
chục năm rồi học sinh trường cấp III Bắc Quảng Trạch vẫn hát.
Ai hỏi
mình ở đâu mình đều
nói ở gần nhà anh Mạnh Đạt là người ta biết liền.
Xưa Ái
Vân nổi tiếng đẹp nhất
nước, hát hay, đóng phim Chị Nhung đẹp như tiên sa, coi như một siêu
sao. Tụi
mình chỉ dám đứng ngước lên ngưỡng mộ, không khi nào dám nghĩ sẽ được
gặp Ái
Vân một lần.
Thế mà
(năm 1978) anh Mạnh
Đạt đem Ái Vân về nhà mấy ngày, lượn đi lượn lại khắp Thị Trấn. 1 vạn
dân Thị
Trấn suốt ngày nức nở.
Mình ỷ
thế gần nhà anh, được
nhìn Ái Vân rất gần, có lần Ái Vân còn nhờ múc nước giếng cho chị rửa
chân,
sướng rêm ngườì.
Nhà bên
phải là nhà ông Tụng,
đại uý huyện đội phó. Hồi đó đại uý là to lắm, cả Thị Trấn chỉ mình ông
đại uý,
nghe nói cả huyện cũng chỉ có 2 đại uý thôi. Thế mà sát nhà mình có
ngay 1 ông
đại uý, oách không chịu được.
Mỗi lần
ông đi xe Commăngca
về, đỗ xe trước cửa nhà, con Hoà thằng Thuận nhảy lên ngồi, bóp còi inh
ỏi. Tụi
mình đứng dưới ngước lên thèm nhỏ dãi.
Nhiều
lần phải cống cho thằng
Thuận nửa cái bánh tráng, nó mới cho lên xe bóp còi mấy phát rồi đuổi
xuống
liền.
Suốt
ngày chỉ nằm mơ làm sao
kiếm được nhiều bánh tráng, nịnh thằng Thuận để nó cho lên xe bóp còi.
Chẳng
ngờ chiến tranh đến,
tan tác tất cả.
Mới một
trận bom nhà ông Đái
Lùn chạy đầu tiên. Nhớ như in ông Đái Lùn rúc vào bụi dứa khi có tiếng
máy bay.
Ông chui đầu vào sâu trong bụi, cái mông ở ngoài vẫn chổng ngược, thế
là ông
yên tâm máy bay không thấy.
Nhớ như
in ông Dương Mạnh
Tuyển đội cả bàn máy may đi một mạch từ Ba Đồn lên tuyên Hoá, mấy đứa
con ông
lẽo đẽo chạy theo sau. Nghe nói ông bỏ thẻ Đảng lại để đem vợ con đi sơ
tán.
Còn nhỏ
chẳng biết thẻ Đảng
là cái gì, chỉ biết chuyện đó rất là ghê gớm.
Ông
Tụng đi biệt không về.
Mấy mẹ con thằng Thuận con Hoà cùng nhà mình chạy ra sau trảng cát trú
ẩn hai
năm trời, cực khổ vô cùng. Lâu lâu thấy ông Tụng mang xắc cốt về, được
10 phút
lại mang xác cốt đi.
Nhớ như
in bóng ông tay xách
đôi dép cao su, quần xắn móng lợn, vai mang xắc cốt, lầm lũi đi trong
cát bỏng.
Về sau
nghe nói ông Tụng
chết, bà Tụng lấy chồng, con Hoà thằng Thuận khổ lắm.
Nghe
nói thế thôi chứ còn nhỏ
cũng không để ý. Rồi quên. Quên hẳn cả cái xóm ấy. Hai mươi năm sau
viết cuốn
Mảnh đời đen trắng, có nhân vật ông Cu Lùn ăn mày, chủ tịch thị trấn bỏ
chức vụ
chạy trốn bom, và ông đại uý lạc hậu, ấu trĩ.
Khi
viết không hề nhớ cái xóm
ấy, hoàn toàn không. Đến khi sách ra, tự nhiên dân Thị Trấn mua ào ào,
bàn tán
xôn xao, nhân vật này giống người này, nhân vật kia giống ngươì kia,
khi đó
mình mới ớ ra, nhớ ra, bèn đọc lại, cũng thấy hơi giông giống thật.
Con
Bình gặp mình ở Huế hất
mắt lên nói bọ tui ăn mày, ông bôi không đủ à, răng còn tả bọ tui sợ
máy bay
như con chó sợ cọp.
Anh
Đạt, thằng Thắng không
nói gì nhưng mấy chị em gái thì tức lắm, suốt ngày ra chợ, gặp mạ, chị
mình đâu
thì xỉa xói: về nói thằng Lập ba tui hèn chỗ mô nữa thì viết tiếp bán
mà lấy
tiền.
Mình
quá ngạc nhiên, toàn là
chuyện mình bịa ra cả sao ai cũng khăng là mình đang viết họ.
Ba mình
hỏi: con nói thật ba
nghe: con có ám chỉ họ không.
Mình
nói không. Họ đâu phải
thần tượng để con đánh đổ. Nếu ghét thì con nói thẳng ra, họ là cái gì
mà con
phải úp mở, ám chỉ. Hơn nữa 6, 7 năm sống ở cái xóm ấy, họ là người
lớn, không
hề nạt nộ đánh đập con, chưa kể thỉnh thoảng còn cho quà, ngu gì con đi
ám chỉ
họ.
Ba mình
nói rứa thì vì răng,
mình nói con chịu.
Mạ mình
nói thôi thôi đi chữa
đài, ti vi cũng kiếm được tiền, viết lách làm cái chi, ngu. Ba mình nói
mạ mi
nói hay, trời bắt viêt thì phải viết chớ, ai muốn. Mạ mình nói rứa thì
viết mèo
chó lợn gà, đừng có viết người, cực lắm.
He he
hai bài không nói tục