Buồn với Nỗi buồn chiến tranh
(TT&VH
Cuối tuần) - Bất
đồng giữa tác giả tiểu thuyết và ê kíp làm phim khiến dự án đưa Nỗi
buồn chiến
tranh (NBCT) lên màn ảnh vẫn đang giậm chân tại chỗ. Nhưng vấn đề của
NBCT có
phải chỉ là sự bất đồng này? Từ góc nhìn của một người Việt Nam với rất
hiều
quan tâm và ưu tư về điện ảnh Việt, tác giả Cương Thi, đưa ra những vấn
đề rất
đáng được suy nghĩ về câu chuyện này.
Nỗi
buồn... của những người
yêu NBCT
Về tác
phẩm văn học NBCT có
lẽ không cần phải nói nhiều. Có thể nói, cho đến nay NBCT là tác phẩm
văn học
Việt Nam
được thế giới bên ngoài đánh giá rất cao. Đến giờ nó vẫn được bán tại
các cửa
hàng sách trực tuyến danh tiếng như Amazon, Barnes & Nobles... Từ
khi ra
mắt độc giả thế giới vào giữa thập niên 1990, những tờ báo danh tiếng
của Mỹ
như: Time, The London Times, The New York Times, Philadelphia Inquirer,
The New
Yorker, Washington Post... đã không tiếc lời ngợi khen tác phẩm văn học
gây
kinh ngạc của “phía bên kia”. Đặc biệt giới phê bình thế giới đánh giá
rất cao,
và xem NBCT nằm trong số những tiểu thuyết hay nhất về đề tài chiến
tranh của
mọi thời đại. Thậm chí NBCT còn được xếp “cùng mâm” với những tác phẩm
văn học
kinh điển lớn của đề tài này như All Quiet On The Western Front (được
quen biết
ở Việt Nam với tựa Phía Tây không có gì lạ) của Eric Maria Remarque,
hay Heart
Of Darkness (Trái tim đen tối) của Conrad. Gần đây NBCT được xếp trong
top ten
những kiệt tác văn học Đông Nam Á thế kỷ 20.
Lẽ ra cuốn sách đã có một số
phận sáng sủa hơn, nếu “nỗi buồn” không ập đến không bao lâu sau khi
NBCT được
trao tặng Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992 (cùng với Mảnh
đất lắm
người nhiều ma và Bến không chồng), một giải thưởng, nói như nhà phê
bình văn
học Vương Trí Nhàn là “giải duy nhất trong vòng mười lăm năm nay thường
được
nhắc tới như bằng chứng về con mắt tinh đời của những người chấm giải”.
Thời
điểm đó, NBCT đã rơi vào tầm ngắm của các nhà làm phim quốc tế. Một
hãng truyền
hình Anh quốc đã từng muốn thương lượng bản quyền để đưa cuốn sách lên
màn ảnh.
Một vài nhà sản xuất người Mỹ và Pháp cũng ao ước được đưa NBCT lên
phim, mà
chí ít phải có sự tham gia của những tên tuổi tầm cỡ như Oliver Stone,
Brian De
Palma, hoặc Trương Nghệ Mưu... trong vai trò đạo diễn hoặc nhà sản
xuất.
Nhưng “số phận” đã “ném” NBCT
vào im lặng trong nhiều năm, đến tận năm 2003 những bản in tiếng Việt
với tựa
Thân phận tình yêu mới rụt rè xuất hiện trở lại. Cũng phải nói thêm,
một nguyên
nhân khách quan khiến NBCT chưa thể lên màn ảnh thời điểm đó là bởi chủ
đề
chiến tranh Việt Nam thập niên 1990 đang bão hòa và chìm xuồng với thất
bại
(thương mại) của phim Heaven & Earth (Trời & Đất). Sau này mới
biết,
cuốn sách đã được Dominic Scriven - Giám đốc một quỹ đầu tư lớn tại
Việt Nam,
một người rất yêu tác phẩm này và là bạn của tác giả Bảo Ninh - đã mua
quyền
đưa NBCT lên phim từ rất lâu. Ông mua không phải với tư cách một nhà
kinh doanh
điện ảnh, mà đơn thuần chỉ vì quá yêu NBCT, và muốn nó có được một chỗ
đứng
xứng đáng với tầm vóc quốc tế của tác phẩm!
Nhưng
nỗi buồn vẫn chưa dừng
lại ở đây...!
Nỗi
buồn… về bộ phim tương
lai
Khi
bộ phim chính thức đưa
vào sản xuất, nhiều người đã đổ xô tìm hiểu xem đạo diễn phim, Nicolas
Simon là
ai, nhưng đều vô vọng bởi search trên Google hay IMDB (trang web dữ
liệu điện
ảnh lớn nhất thế giới) chỉ là tên của những bộ phim nhỏ kinh phí thấp,
mà
Nicolas Simon đứng tên trong vai trò đồng sản xuất hay điều hành sản
xuất,
ngoài ra không có thêm bất cứ một dòng thông tin nào.
Giới
làm phim ở phía Nam
- nhất là
những ai làm việc ở Hãng phim Giải Phóng - ít ai lạ Nicolas Simon. Anh
là một
người Mỹ, có gốc gác từ một nước Đông Âu (thường được gọi với tên thân
mật là
Nick). Trước đây anh đã từng trải qua một khóa học diễn xuất ở Mỹ,
nhưng không
theo đuổi nghề diễn viên mà sau đó chuyển sang học sản xuất phim. Sang
Việt Nam từ đầu
những năm 1990, khoảng 1993 - 1994
Nick về làm việc tại Hãng Lazennec Việt Nam
(Pháp) (lúc ấy đặt văn phòng ở Hãng phim Giải Phóng) - chuyên làm quảng
cáo và
dịch vụ cho các đoàn phim nước ngoài đến Việt Nam -
với vai trò sản xuất. Kể từ
khi sang Campuchia để làm điều hành sản xuất cho bộ phim độc lập City
Of
Ghost (đạo diễn Matt Dillon), Nick đã không trở về làm việc tại Việt Nam
nữa.
Từng
tự hào là đã ở và làm
việc tại Việt Nam
hơn 10 năm, nhưng Nick lại không nói được tiếng Việt cũng như không
thích nghi
được với văn hóa bản xứ. Báo chí Việt Nam khi viết về Nick, thường chỉ
nêu được
mỗi thành tích lớn nhất của anh là... đạo diễn clip quảng cáo Nâng niu
bàn chân
Việt, mà quên đi ý tưởng tuyệt vời của clip này do một người Việt Nam
nghĩ ra
chứ không phải của Nick. Và năm 2007 vừa qua, anh tháp tùng cùng đạo
diễn nổi
tiếng Oliver Stone đến thăm Mỹ Lai với vai trò Line Producer của bộ
phim
Pinkville.
Theo
tìm hiểu, kinh phí sản
xuất của NBCT vào khoảng từ 2 - 3 triệu USD. Cho đến trước khi dự án
tạm hoãn
lại, công tác chuẩn bị gần như hoàn toàn im ắng và lặng lẽ. Trong khi
ai đọc
qua tác phẩm cũng biết đây là bộ phim phải tái tạo lại khung cảnh của
chiến
trường và đô thị Việt Nam (cả 2 miền Nam - Bắc) cách đây 40 năm. Dựng
cảnh bằng
CGI (kỹ xảo đồ họa vi tính) ư? Số tiền 3 triệu USD không thể làm nổi!
Buồn
nhất là việc chọn diễn
viên - sinh mạng và linh hồn của bộ phim. Công việc này được đạo diễn
giao cho
một người không có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực casting, vốn
chỉ là dân
dựng phim. Có chứng kiến buổi casting đầu tiên của NBCT tại trụ sở Hội
điện ảnh
Việt Nam ở Trần Hưng Đạo, mới thấy buồn tủi cho thân phận hẩm hiu của
bộ phim.
Mang tiếng là phim của đạo diễn Mỹ mà buổi casting quan trọng là thế
trông sao
ảm đạm, lèo tèo và nhếch nhác đến như vậy ! Lý giải việc ít ai quan tâm
đến bộ
phim dẫn đến việc các buổi chọn diễn viên vắng tanh vắng ngắt, những
người phụ
trách casting cho rằng có lẽ do giới trẻ thời nay không biết đến hoặc
không xem
truyện NBCT !?
Tất
nhiên việc lựa chọn đạo
diễn nằm toàn quyền trong tay người giữ bản quyền làm phim NBCT đồng
thời cũng
là chủ đầu tư của bộ phim, ông Dominic Scriven. Được biết Nicolas Simon
cũng là
bạn thân của Dominic Scriven, và có quen biết với nhà văn Bảo Ninh. Có
thể
Dominic Scriven không quan tâm lắm về vấn đề kinh tế, miễn sao đưa được
NBCT
lên màn ảnh, còn chất lượng của bộ phim tính sau, hoặc đây chỉ là một
cử chỉ
chơi đẹp với bạn bè? Nếu thế thì quả đáng buồn cho thân phận của NBCT!
Trong
điện ảnh, có trường hợp
người thiếu kinh nghiệm hoặc chưa làm phim bao giờ vẫn có thể nhảy ra
làm đạo
diễn và gặt hái được ít nhiều thành công. Nhưng những trường hợp đó rất
hiếm
hoi và rất mạo hiểm. Đó là chưa kể trước mặt đạo diễn Nicolas Simon là
NBCT -
một một tác phẩm mang tầm cỡ quốc tế, có giá trị lớn của văn học Việt Nam.
Nỗi
buồn… không chỉ của Bảo
Ninh
Muốn
hay không, NBCT vẫn phải
là câu chuyện của người Việt Nam,
là câu chuyện của những người đã đổ xương máu để bảo vệ độc lập dân
tộc. Khó
khăn đầu tiên là việc chuyển thể NBCT không phải chuyện dễ dàng, bởi
cuốn sách
không kết cấu theo kiểu truyền thống, mà lại đan xen rất phức tạp giữa
quá khứ
với hiện tại.
Khó
khăn kế tiếp là đạo diễn
- một người không hề biết tiếng Việt, chứ không phải nói tiếng Việt lưu
loát
như ông bạn chủ đầu tư Dominic Scriven - sẽ làm việc ra sao với diễn
viên Việt
Nam, lời thoại tiếng Việt, câu chuyện Việt Nam, tinh thần ViệtNam, tác
phong
suy nghĩ của người Việt, hiểu như thế nào về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc
của
người Việt...?
Cuộc
chiến của bên nào, hỉ có
bên đó mới có thể đi đến tận cùng bằng một bộ phim hay. Đơn cử trước
đây chúng
ta đã có Cánh đồng hoang, Hàn Quốc có Cờ bay phấp phới, Trung Quốc có
Lệnh
triệu tập, Pháp có Chúc mừng Giáng sinh, Bosnia có Vùng đất không
người...
Điện ảnh Mỹ luôn tự hào làm thành công mọi thể loại phim, nhưng với
phim chiến
tranh, họ chỉ thật sự thành công khi làm về những vấn đề của chính nước
Mỹ như:
Trung đội, Sinh ngày 4/ 7, Tổn thất chiến tranh... Chỉ có một ngoại lệ
hiếm hoi
cách đây 2 năm, Clint Eastwood đã rất thành công với một bộ phim về
cuộc chiến
của người Nhật, Những cánh thư từ Iwo Jima. Nhưng trên thế giới này có
bao
nhiêu Clint Eastwood? Đó là chưa kể đến việc người Mỹ hay có thói quen
đổi nội
dung tác phẩm văn học thành một kịch bản với nội dung khác, thậm chí
khác hoàn
toàn. Việc thay đổi này nhằm để tránh những vấn đề nhạy cảm, hoặc chủ
yếu để
phục vụ theo cách nhìn có lợi của khán giả Mỹ. Đơn cử một ví dụ rõ
nhất. Tiểu
thuyết nổi tiếng Người Mỹ trầm lặng khi được đưa lên màn ảnh lần đầu ở
thập
niên 1950. Một đạo diễn tầm cỡ như Joseph Mankiewicz (phim Cleopatra)
mà còn “xoay”
kịch bản 180 độ, biến nhân vật chính Alden Pyle- một kẻ nham hiểm tàn
độc như
trong tiểu thuyết gốc - trở thành một người hùng của nước Mỹ ! Tầm cỡ
lớn như
tiểu thuyết gia Graham Greene, mà còn bị qua mặt như vậy huống hồ người
khác!
Một
điều dễ nhận thấy trong
chuyện này, cách làm việc của chúng ta vẫn còn rất nghiệp dư. Nhà văn
Bảo Ninh
đã bán (bản quyền) tác phẩm của mình dễ dãi, đơn giản theo kiểu thuận
mua vừa
bán, hoặc là có người quan tâm đến nó là tốt rồi! Lẽ ra, như các nước
khác, khi
bán quyền chuyển thể một cuốn sách thành phim, tiền chỉ là một phần
trong bản
hợp đồng, mà bên cạnh đó là hàng loạt những điều kiện đi kèm theo. Giả
dụ như
trường hợp của các tác phẩm lừng danh như: Da Vinci code hay Harry
Potter...
khi được chuyển thành phim, các tác giả Dan Brown hay bà Rowling đều có
tiếng
nói trong việc: hãng nào sản xuất, nhà sản xuất là ai, ai viết kịch
bản, đạo
diễn có tên tuổi thế nào, diễn viên là những ai - có phải là ngôi sao
không, có
đúng như tác giả hình dung không... Thật ra những đòi hỏi này là hợp lý
bởi đó
là trách nhiệm của các tác giả với đứa con yêu dấu của mình. Họ không
cho phép
ai muốn nhào nặn, muốn tô vẽ, muốn thay đổi hình hài hay muốn làm sao
thì làm!
Sẽ có người nói, văn học
đương đại Việt Nam
còn quá nhỏ bé, chưa đủ tư cách để đòi hỏi điều kiện này nọ. Điều đó
đúng với
đa số còn lại, nhưng là ngoại lệ với NBCT - đó là một tác phẩm đã vượt
ra khỏi
biên giới Việt Nam
và đã được thừa nhận ở quốc tế. So với những tiểu thuyết cùng thể loại
đã đạt
thành công lớn khi chuyển thể trên màn ảnh: Mặt trận miền Tây yên tĩnh
đoạt
giải Oscar 1930, Chuông nguyện hồn ai đề cử 9 giải Oscar 1943, Heart Of
Darkness sau này lên màn ảnh chính là kiệt tác Apocalypse Now (Ngày tận
thế)
của F.F.Coppola đã đoạt giải Cành cọ Vàng 1979..., có thể ước mơ có hơi
quá
tầm, nhưng xét ra NBCT cũng hoàn toàn xứng đáng được trân trọng như vậy!
Nếu
nói Nicolas Simon sẽ biến
NBCT thành một bộ phim dở thì quả là võ đoán và hơi cực đoan khi dự án
chưa bấm
máy. Nhưng với tất cả những gì đã và đang diễn ra, tất cả dự báo cho
thấy một
tiền đồ không sáng sủa của bộ phim. Sự rút lui của Bảo Ninh - dù là
muộn màng,
nhưng cũng là một sự phản kháng cần thiết đối với nhà sản xuất! Nói đi
cũng
phải nói lại, xét trên bình diện quốc gia hiện nay, chưa thấy có một
đạo diễn
nào ở Việt Nam
đủ tài và đủ tầm để làm bộ phim về chính cuộc chiến mà chúng ta là một
nhân vật
chính. Nhìn rộng ra một chút, người có đủ tài năng, uy tín và tầm ảnh
hưởng
quốc tế, đủ sức cáng đáng nổi một dự án nhiều tham vọng như NBCT, có lẽ
chỉ là
một cái tên: Đạo diễn Trần Anh Hùng!
NBCT
lên màn ảnh, đó là một
tin vui. Nhưng chúng ta phải nhớ, hơn 30 năm nay văn học Việt Nam mới
có một
tác phẩm văn học có tiếng vang thế giới như NBCT. NBCT lên phim chỉ có
một con
đường duy nhất là phải thành công. Nếu thất bại, bộ phim sẽ kết liễu
tiểu
thuyết NBCT trong nỗi buồn, và rất khó có cơ hội làm lại bộ phim lần
nữa!
Cương
Thi
TT & VH
Note:
Cái bài viết này thật
là thú vị, riêng với Gấu, vì
nó liên can tới rất nhiều liên can, rất nhiều ẩn
dụ, mà một trong số đó, là, ẩn dụ... Trái Tim Hà Lội!
Gấu có lẽ là người đầu tiên
nhắc đến sự liên hệ giữa Trái Tim của
Bóng Đen, của Conrad, và phim Tận
Thế là
Đây, của Coppola, trong giới Mít, do đọc một bài viết về Conrad
trên tờ Người
Nữu Ước, những ngày còn giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG,
cc
1997-98.
Tên bài viết nguyên là: Ngài là Mr.
Kurtz, tôi đoán thế? [I presume].
Gấu bèn
đổi thành Ngài là Đồ Phổ Nghĩa, tôi đoán vậy
Sự liên hệ giữa truyện và
phim, là do tác giả bài viết nêu ra:
Độc giả khó thể quên, cảnh
tượng Marlow, trên boong tầu, chiếu ống nhòm, tới những vật mà ông miêu
tả là
những đồ trang điểm, ở trên ngọn những con sào, gần nhà Kurtz, và rồi
ông nhận
ra, mỗi món đồ trang trí đó là một cái đầu lâu - đen, khô, mi mắt xụp
xuống,
cái đầu lâu như đang ngủ trên ngọn con sào. Những người chưa từng đọc
cuốn
truyện, cũng có thể nhìn thấy cảnh này, bởi vì nhà đạo diễn Francis
Coppola đã
mượn nó, khi chuyển Heart of Darkness
vào trong phim Tận Thế Là Đây,
Apocalypse
Now.
Nhưng, chỉ đến khi đọc bài
của Đinh Linh, bản tiếng Việt, do Lê Đình Nhất Lang dịch, từ bản
tiếng
Anh,
đăng trên Guardian, trong đó, có nhắc đến câu phán của Coppola: Tận Thế
là
Đây
"là" Việt Nam, thì Gấu này mới hiểu ra là, tay đạo diễn này, cũng
nhìn ra, như Gấu đã từng nhìn ra, [và phách lối, kiêu ngạo, tưởng
rằng chỉ có độc nhất Gấu nhìn ra chân lý!]
Bởi vậy, Nỗi Buồn Chiến Tranh cùng
một dòng với Tận
Thế là Đây, Trái Tim của Bóng Đen!
Thảo nào cả thế giới mê nó! Nỗi Buồn Chiến Tranh!
[Tay Cương Thi này, không hiểu có "nhận ra chân lý", khi để Nỗi Buồn Chiến Tranh bên
cạnh Tận Thế Là Đây, Trái Tim Của
Bóng Đen?]
Cũng khai hóa lũ Ngụy, bằng
văn minh Bắc Hà, bằng chủ nghĩa CS... cuối cùng, tưởng Trái Tim của
Bóng Đen, là hang ổ sau cùng của Mỹ Ngụy, Sài Gòn,
hóa ra là... Hà Nội!
Nếu so với Mặt Trận Miền Tây, thì
NBCT còn bảnh hơn, như lời phán của một tay trên
báo Hồng Mao:
Không giống như Mặt Trận Miền
Tây Vẫn Yên Tĩnh, đây là một cuốn tiểu thuyết không chỉ về chiến
tranh.
Một
cuốn sách về chuyện viết, về tuổi trẻ mất mát, nó còn là một câu chuyện
tình
đẹp, nghẹn ngào [Lời giới thiệu của Geoff Dyer trên tờ Independence, in
lại trong bản dịch tiếng Anh
của Nỗi Buồn].
Gấu đọc NBCT
*
Báo Le Magazine Littéraire
mới nhất, về Simone de Beauvoir, trong mục thường xuyên của nó, Sổ Đọc,
[Carnet
de Lecture], có một bài viết tuyệt vời về nhân vật Kurtz, của Trái Tim
Của Bóng
Đen, của Conrad, nhân dịp tái xuất bản tuyệt tác này. Ông Từ giữ đền
"Sổ
Đọc" này, Enrique Vila-Matas, là người Tây Ban Nha, viết bằng tiếng Tây
Ban Nha, được dịch qua tiếng Pháp Kurtz
des ténèbres [Kurtz của bóng đen].
Vila-Malta
viết về Conrad:
Ông gia nhập truyền thống rất
xa xưa, theo đó, cái gọi là kỷ luật, sự tu luyện phải đến từ bên trong,
bởi vì
đây chính là sức mạnh tâm thần bật ra từ thiên tài về nơi chốn của
chính bạn,
le genius loci, nói một cách khác, từ chính chúng ta.
[Joseph
Conrad adhérait à la
tradition la plus ancienne, selon laquelle la discipline doit venir de
l'intérieur, puisqu'il s'agit d'une force mentale émise par notre
propre génie
du lieu, le genius loci, autrement dit nous-mêmes. L'homme ne se libère
pas en
donnant libre cours à ses impulsions et en se montrant changeant et
incapable
de se contrôler, mais en soumettant la force de sa nature à un projet
prédominant, à un code mental d'acier qui sache éliminer sa liberté la
plus
sauvage et le situer dans le cadre d'une vie disciplinée, en faisant
appel aux
desseins intérieurs du génie du lieu.]
*
Còn một bài viết nữa, trong
cùng số báo, cũng thật tuyệt, của Linda Lê, trong mục thường xuyên của
bà,
"Trở về với những tác giả cổ điển". "Tẩu khúc của thần
chết", Missa sine nomine, nguyên tác tiếng Đức, của Ernst
Wiechert. Một
bản
di chúc tâm linh của một người sống sót trại tù Buchenwald.
Bài viết cũng khiến Gấu liên
tưởng đến Cánh Đồng Bất Tận.
Đối diện với điều không thể
nói được, không thể gọi tên, viết về sự phạm tội và cứu cuộc, liệu vẫn
còn có
nghĩa?
Câu trả lời:
Tiếng
nói của tôi được vời
tới, và nó kể
[Ma voix a été appelée,
et
elle raconte].
Của Gió và Nước
Nhưng Trái tim của Bóng Đen
mà dịch là Bóng tốì của Trái tim, thì tiếu lâm quá. Đây là Lê Đình Nhất
Lang,
của Da Mầu dịch, trong nước, tay Cương Thi, bèn thuổng luôn!
Nếu như thế, cái tít Nỗi buồn chiến
tranh lại đúng hơn so với Thân
phận Tình Yêu!
*
Tiểu thuyết nổi tiếng
Người
Mỹ trầm lặng khi được đưa lên màn ảnh lần đầu ở thập niên 1950. Một đạo
diễn
tầm cỡ như Joseph Mankiewicz (phim Cleopatra) mà còn “xoay” kịch bản
180 độ,
biến nhân vật chính Alden Pyle- một kẻ nham hiểm tàn độc như trong tiểu
thuyết
gốc - trở thành một người hùng của nước Mỹ ! Tầm cỡ lớn như tiểu thuyết
gia
Graham Greene, mà còn bị qua mặt như vậy huống hồ người khác!
Cương Thi
Nhận xét như vậy, là không có đọc Người
Mỹ Trầm Lặng. Tay Pyle này rất ngây
thơ.
Greene bực, là do đạo diễn làm sai ý nghĩa của truyện, chứ không phải
biến tay Pyle thành nham hiểm tàn độc.
Nham hiểm tàn độc là phải dành cho tay nhà báo Hồng Mao, Fowler, dân
hít tô phe, như Greene!
*
Như lời giới thiệu ở trang
bìa (nhà xuất bản Penguin): "Người Mỹ trầm lặng" là một bức chân dung
đáng sợ về một sự ngây thơ nói chung chung. Trong lúc Quân đội Pháp tại
bán đảo
Đông Dương vật lộn với Việt Minh, ở hậu phương Sài Gòn, một người Mỹ
trẻ, cao
cả (high-minded) lo chuyện viện trợ kinh tế cho "Lực lượng thứ ba".
Cao cả, có thể như vậy chăng,
khi người Mỹ thay chân người Pháp ở Việt Nam? Như nhân vật Fowler,
người
Anh, tức Ngài Michael Caine ở ngoài đời, nhận xét: "Tôi chưa từng gặp
một
người nào có những động cơ tốt đẹp hơn, [nếu nói] về những rối loạn mà
anh ta
đã gây ra." Và khi rối loạn tiếp theo rối loạn, máu đòi máu, tay ký giả
già thấy thật khó mà đứng bên lề, như một quan sát viên. Nhưng những
động cơ
của Fowler thật đáng nghi, đối với cảnh sát, với chính anh ta, và với
độc giả:
bởi vì Pyle, "người Mỹ trầm lặng", đã "chôm" mất người tình
của ký giả già.
"Ngay từ thời thơ ấu,
tôi đã không hề tin vào một cái gì trường cửu, tuy nhiên tôi lại ước
vọng nó.
Luôn luôn, tôi sợ mất hạnh phúc. Tháng này,
năm sau, Phượng sẽ rời bỏ tôi…
-Tha lỗi cho tôi, vì đã đoạt
cô Phượng của anh, giọng Pyle nói.
-Ô, tôi không biết nhẩy, nhưng
thích ngắm nàng nhẩy.
Người ta luôn luôn nói về
nàng, bằng ngôi thứ ba, như thể nàng không hề có ở đó. Đôi khi nàng có
vẻ vô
hình, như thanh bình."
Anh ký giả già nhận xét Pyle,
người Mỹ trầm lặng, bằng những từ: "Tôi ngạc nhiên không biết hai người
nói chuyện gì với nhau. Pyle thì rất hăm hở, và tôi đã đau khổ vì những
bài
thuyết trình của anh ta về Viễn Đông, mà vốn liếng của anh ta chỉ có
chừng vài
tháng, trong khi của tôi, hàng năm. Dân chủ lại là một đề tài hăm hở
khác của
anh – anh ta có những quan điểm thật quá khích về những gì Hoa Kỳ đang
làm cho
thế giới. Ngược lại, tuyệt vời thay, Phượng nàng chẳng biết gì hết: nếu
Hitler
được nhắc tới trong lúc trò chuyện, nàng sẽ ngắt lời, để hỏi, ông là ai
("Người Mỹ trầm lặng", trang 12, ấn bản Penguin)….
Dọn 2
Coppola
Apocalypse
Now
Tận
thế là đây
Trái tim của Bóng đen ở đâu?
Note: NBCT vs Heart of
Darkness.
Tính tự sự, của cả hai, cùng “dòng
ý thức”?
Vị trí trong lịch sử: fin de siecle doubt and pessimism
vs Con Bọ?