le thi diem thuy
trở về thăm xứ Mít:
Note: GNV là người đầu tiên
giới
thiệu bà với độc giả báo Văn Học, của NMG, qua bài Tạp Ghi dưới đây.
Chữ người tử tù
Nhà văn
Isaac Bashevis
Singer, khi phải lựa chọn một số truyện ngắn, để làm một tuyển tập, ông
nói
đùa, mình đúng là một đấng "quân vương", với ba ngàn cung tần mỹ nữ,
và hàng lô con cháu. Chẳng muốn bỏ đứa nào!
Ông
sinh năm 1904, tại Ba
Lan, di cư sang Mỹ năm 1935, và một thời gian làm ký giả cho tờ báo
cộng đồng
Jewish Daily Forward, tại New York City. Chỉ viết văn bằng tiếng
Iddish, và
được coi như nhà văn cuối cùng, và có lẽ vĩ đại nhất của "trường" văn
chương Iddish. Vĩ đại hơn, ông là nhà
văn Iddish đầu tiên, sống nhờ viết văn. Chúng được dịch ra tiếng Anh,
rồi ông
được trao tặng Nobel (1978). Là một trong số những dịch giả truyện của
mình,
với ông, tiếng Anh còn là ngôn ngữ mẹ đẻ
thứ hai, nhưng ông thú nhận, ông viết bằng tiếng Iddhish, vì đây là "tử
ngữ', và truyện của ông là để cho những người đã chết, đọc.
Trong Nhà Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới
xuất hiện, Vũ Ngọc Phan đã tiên đoán, văn tài của ông sẽ có ảnh hưởng
rất lớn
tới lớp sau. Có thể mượn nhận định của Sartre, về chủ nghĩa Mác-xít:
tùy bút
của Nguyễn Tuân quả đã "không thể vượt được", nhất là chất khinh bạc
của nó, đã "di truyền" mãi mãi về sau này. Như nhìn ra "phần số
khắc nghiệt", để bù lại, trong truyện ngắn, Nguyễn Tuân
thường viết về những người đã chết. Ở đó,
chất khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy tới tột
cùng,
biến thành lòng nhân hậu.
Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của
đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà
nuôi
thân, (con người như ông, những chữ như thế này phải
tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng đợi người cai
tù nói hết câu: xin
bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực. Khó mà thấy cõi lòng
nhân hậu
đó, của Nguyễn Tuân, ở trong những trang tùy bút tuyệt vời như Chiếc Lư
Đồng
Mắt Cua, Nguyễn... kể cả sau này, trong những bài ký thời chống Mỹ cứu
nước,
như thể ông càng đi nhiều, càng gặp người (sống) nhiều, tài hoa, lòng
nhân hậu
của ông càng hao mòn dần...
Chữ người tử tù: lý tưởng một đời người, ý
nghĩa của chữ. Trên đỉnh non Tản: hiện thực huyền ảo. Non Tản: Cái nôi,
chốn
hành hương, cội rễ nhà trời, nơi trời Việt, đất Việt gặp gỡ...
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân
rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã
nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong
lúc tâm
đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ
giếng
trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của
đứa cháu.
Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang
sách
hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách
của một
chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút);
của
cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng
huyệt...
Nhận
xét của họ Vũ về thể văn
tuỳ bút, ở Nguyễn Tuân, không ngờ đầy chất tiên tri. Những bài viết của
ông sau
này, là ký, không còn là tuỳ bút.
Với tuỳ
bút, cái
"tôi" rất quan trọng. Cá nhân người viết, khi đọc "Những essays
hay nhất trong năm của Mỹ", The Best American Essays, thấy chúng rất
giống
thể văn tuỳ bút, ở tính tự thuật, ở chất hồi tưởng, và nhất là ở tấm
lòng của
người viết, khi chuyện trò với những hồn ma. Tuyển tập Những bài essay
hay nhất
(hàng năm) của Mỹ, có một đặc biệt: mười hai năm hiện diện cho tới nay,
mỗi năm
mời một tác giả làm "guest editor", thường là những khuôn mặt "đang
lên": Joyce Carol Oates (1991), Susan Sontag... Gần đây nhất là Jamica
Kincaid (1995), Geoffrey C. Ward (1996).
Tuyển
tập 1997, với Ian
Frazier lo việc in ấn và viết lời giới thiệu, có bài viết của Lê Thị
Diễm Thúy,
The Gangster We Are All Looking For. Qua phần ghi chú tiểu sử, chúng ta
được
biết, bà là một nhà văn, và nghệ sĩ trình diễn đơn (solo performance
artist).
Sinh tại Việt Nam,
lớn lên
tại miền Nam California, hiện cư trú tại phía tây Massachusetts. Đã từng đoạt giải
thưởng 1997
Bridge Residency của Headlands
Center
for the Arts. Văn
xuôi và thơ của bà đã xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper's
Magazine, và Muae. Tác phẩm trình diễn: "Red Fiery Summer" và
"the bodies between us". Hiện đang viết cuốn sách với nhan đề nêu
trên, sẽ do Knopf xb.
Đọc Gã
Găng-tơ Tất Cả Chúng
Ta Tìm, chúng ta sẽ thấy hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên những nhân
vật
trong truyện, và thật khó mà nghĩ rằng, nó
đã chấm dứt, không phải với chúng ta, mà với
những thế hệ tiếp theo.
Câu chuyện bắt đầu bằng một tấm hình đen trắng: Việt Nam là
một tấm hình đen trắng, chụp
ông bà tôi ngồi trên những chiếc ghế tre... Khi nhìn bức hình ông bà
tôi, ở
những năm cuối đời của họ, tôi cứ muờng tượng ra một sự khởi đầu. Khởi
đầu cho
cái gì, và ở đâu, tôi không biết, nhưng luôn luôn là một sự khởi đầu...
Ký ức
của bà mẹ truyền lại cho người con (nhân vật xưng tôi): Mẹ tôi có nghe
một câu
chuyện về một cô gái bị chết vì bom na-pan, khi xuống bãi dúng chân vào
nước
cho mát. Người ta kiếm thấy cô nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Chất lân
tinh của trái
bom trùm lên thân thể cô, khiến nó lập lòe như một ngọn đèn...
Trên
nói tiên tri, đối với cả
thể văn tùy bút, lẫn con người Nguyễn Tuân. Một cách nào đó, khi ông
phải
"từ chối" tác phẩm (Những tác phẩm viết trước cách mạng như Tàn Đèn
Dầu lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, hoặc sau đó, như Phở chẳng hạn), tôi
nghĩ, có
thể ông tin rằng, tuy ông bị ở lại, nhưng thể văn tuỳ bút, và con người
Nguyễn
Tuân ở trong đó, đã "vượt thoát". Đã sống sót, ở một số nhà văn sau
ông. Thí dụ như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... Có điều, cả Nguyễn Tuân lẫn
Vũ Ngọc
Phan không thể ngờ, thể văn tuỳ bút lại trở thành một địch thủ lợi hại
của thơ
ca và giả tưởng, như trong bài Tựa của Robert Atwan, cho Tuyển tập 1997
kể
trên: "Sự thay đổi của thể essay ngày hôm nay làm cho thi ca và giả
tưởng
trở thành tù đọng: essay là một dạng văn chương năng động nhất hiện nay
của
chúng ta. Nào là essays kể (narrative), như của Lê Thị Diễm Thuý, rất
gần gụi
với thể truyện ngắn. Essays khảm (mosaic) giống như thơ xuôi. Rồi phê
bình văn
chương mang dạng tự thuật. Thể văn báo chí mang giọng bi kịch, cộng
thêm ẩn dụ,
suy tưởng, với một liều lượng rất nặng tay, những thông tin. Một vài
nhà
essayists viết tranh luận (polemic) "cứ như thơ"!
Trong
bài Giới thiệu, Ian
Frazier lại coi essay là một hành động (Thì "đi" không phải là một
hành động hay sao?, tôi như nghe Nguyễn Tuân, Vũ khắc Khoan, tuyết ngưu
"gầm gừ" từ phía bên kia đời sống vang vọng qua). Ông định nghĩa
thêm: Một bài essay là một người đang nói. Câu này thật đúng với tuỳ
bút Nguyễn
Tuân. Đây là sự khác biệt giữa hai Nguyễn Tuân, giữa tùy bút và ký. Có
thể nói
khinh bạc là tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với ký, con người biến mất, chỉ còn
"chúng ta", một khối vô danh đáng ghét, đáng sợ.
Có thể có người "bắt
bẻ"; trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết, luôn luôn vẫn thấy, vẫn nghe
người nói; nhưng người ở đây chỉ là giả tưởng, cái tôi trong tiểu
thuyết,
truyện ngắn là một tôi đeo mặt nạ. Khác hẳn cái tôi "bắt buộc", như
chất khinh bạc, ở trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Khi nào quá chán cái tôi
khinh bạc,
ông viết về những người đã chết...
NMG đọc
bài này, thú quá, gật
gù phán, ông đúng là biến "tạp ghi" thành "sáng tác", tôi không làm
được như ông!
Một nữ
sĩ, đọc đoạn viết về
Nguyễn Tuân, gật gù, NQT viết về ai thì cũng là về NQT!
Cá nhân
người viết làm quen
với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết,
"thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình.
Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương
vãi,
trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên
ngọc trong
trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy
để đánh
dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh
dấu những
trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê
thảm đi
một chút); của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi,
xuống
lòng huyệt...
Tks. NQT
....như
những viên đất ném theo,
ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
GNV, bi
giờ đọc lại mẩu trên,
mà còn cảm thấy bồi hồi!
Những hòn đất ném theo mãi có
thực, và là cái cảnh lúc hạ huyệt thằng em trai, tại nghĩa trang Gò Vấp.
Cái cô Mai ở trong truyện Những Ngày ở Sài Gòn chịu
cảnh này tới
hai lần, một lần ông anh trai, một lần, ông bạn của anh, và là người
yêu của cô,
sau khi cô đậu Tú Tài I ít lâu.
Lần thi Tú Tài II, cô không thèm đi coi bảng, coi đậu hay rớt. Gấu phải
đi,
về, không thèm nhìn Gấu, cô nói, rớt rồi, phải không?
Lần sau cùng, Gấu gặp cô là ở
nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Cô đi thăm nuôi thằng em trai.
*
(1)
Thú thực, GNV này rất là hơi bị
phản cảm với cái từ "đau đáu"!
"Mãi đau đáu với xứ Mít", sao bằng "mang một đứa bé chết, là anh
cu Mít, ở trong bụng"?
"Phản cảm" thì cũng chịu không thấu!
Chắc là nghe quen tai từ 'sốc' rồi.
Hà, hà!
Making America
Lucy
Carlyle
lê thi diem thúy
The
Gangster We Are All
Looking For.
Before
The Gangster We Are All Looking was
published in the United States in 2001, lê thi diem thúy was a
performance
artist with a reputation for thoughtful, autobiographical theatre. In
works
such as Red Fiery Summer and the bodies between us (now being developed
into a
novel), she explored war, cultural colonization, memory and identity,
drawing
on her childhood experience of transplantation from Vietnam
to the USA.
With The Gangster We Are All Looking For she translates this intimate
exploration of the relationships between Asia
and the West into fiction.
Like
the author, the narrator
is a young girl taken out of Vietnam
on a boat by her father, settling in Southern
California,
where her mother later joins them. The books draws on thúy’s own experience to relate the aftermath of that
emigration – relocation from one unsatisfactory dwelling to another,
the
discomfiture of being stranded in a strange land and the fear of
implosion as
the family turns in on itself in frustration.
Through
the eyes of her
younger self, the child refugee, thúy translates the details of
Californian
life into mysteries and wonders.
We
stood in front of Ken's
admiring the many shining pairs of dress-up shoes, each positioned at
such an
angle as to suggest the wearer had floated out of them, while the
shoes, too
heavy to follow, had to stay behind.
By means of such imaginative
misinterpretation, America
becomes something other than itself: not Amenca, not Vietnam,
but a place of
dislocation, of overwhelming foreignness and mystery. But thúy extends
this
inexplicability to her own family. She imagines how their entraced
late-night
visit to the supermarket must have appeared to passers-by: “they made
no
purchase and left shortly before 1 a.m., lay down in the spice aisle
while the
man was absorbed with the different varieties of salt available”. If
the family
make America
strange, America
likewise converts them into strangers in a process of mutual alienation.
Reflecting
the alien nature
of both the country and its new inhabitants, the narrator conveys not
only a
foreigner's interpretation of Western Iife,
but a perplexed knowledge of her parents. She notes strictly
unintrusive eye
that her mother shaves her head after an argument and
wears a baseball cap; that while watching
kungfu movies she slaps her legs with pleasure; that her father becomes
"prone to rages" and then inscrutably sits still all night, The
daughter believes that her mother was once a good Catholic girl, her
father a
gangster but the veracity of either claim is not established.
Partly,
we understand that
this failure in understanding is due to the misapprehension inherent in
love,
to the mysteriousness of childhood. But it also appeals to spring from
the loss
of memory caused by the family’s transplantation. Unexplained reference
a lost
brother suggest a disconnection from history, while the confused
reactions of
her parents to the realities of American life convey a disengagement
with the
present moment.
In
possession of neither past
nor present, the focus of the narrative between both, just as the
central
character floats between the world of home and the outside world.
Meanwhile, a
disturbing sense of unsatisfied, unlocated blame drifts around the
household,
and in particular the narrator's father, prompting the daughter to
resolve that
one day she will become “the gangster we are all looking for-,
swallowing blame
and restoring the family to emotional dry land.Thúy explores these
watery
dislocations in language as delicately as a butterfly. A perverse sense
of
beauty informs her narrative, bestowing grace on acts of violence and
passion
and suggesting the charmed perception of a dreamer. She provides some
magnificent metaphors. Eyes are “empty of expression, like two pieces
of
volcanic rock that have been drowned in a river to cool"; pebbles fall
on
her mother like “warm kisses on the curve of her back”; a bruise
unfurls like a
"blossom".
Through
her exquisite,
transformative sensibility, lê thi diem thúy creates the possibility of
understanding unfamiliarity as both dangerous and wonderful. She
suggests that
this double-edged sense of strangeness is an inevitable component not
only of
emigration, but also of the most intimate human relationships. And,
while
anatomizing the traumatic discontinuities which scar her family's story
she
creates the possibility of eventual return to a lost past through
careful
remembering.
TLS
số Jan 9 2004
Making America
Tạo
Dựng Nước Mỹ
Lucy
Carlyle
đọc
lê thi
diem thúy
The
Gangster We Are All
Looking For.
Tên
Găng Tơ Mà Tất Cả Chúng
Ta Tìm.
Nhà xb
Picador, 160 trang,
12.99 Anh kim.
Nhà xb
Knopf [Mỹ], 18 Mỹ kim.
Lời
giới thiệu: Sự xuất hiện
của những nhà văn Việt Nam, viết văn bằng tiếng của quê hương thứ hai
của họ,
và nổi tiếng trên toàn thế giới, thí dụ như Linda Lê, ở Pháp, viết văn
bằng tiếng
Pháp, với những nhân vật không thể nào quên được quê hương thứ nhất của
tác
giả, tức Việt Nam, và ở đây, là lê thi diem thuý, với cuốn tiểu thuyết
đầu tay
viết bằng tiếng Anh, vừa xuất hiện đã được tờ báo văn học uy tín hàng
đầu trên
thế giới, là tờ Phụ Trang Văn Học Thời Báo Luân Đôn, TLS, trang trọng
giới
thiệu, dưới nhan đề, đây là những con người tạo dựng nên nước Mỹ.
Trân
trọng giới thiệu [bản
tiếng Việt] bài điểm sách nói trên.
NQT
Trước
khi The Gangster We Are
All Looking For được xb tại Mỹ vào năm 2001, lê thi diem thúy là một
nghệ sĩ
trình diễn có tiếng trong giới kịch nghệ, với những tác phẩm mang tính
tư
tưởng, tự thuật. Qua những tác phẩm như Red Fiery Summer [Mùa Hè Đỏ
Lửa, 1972,
cũng là năm sinh của bà], và the bodies between us [những xác thân ngăn
cách
chúng ta, hiện đương được chuyển thành tiểu thuyết), bà đào sâu, khai
phá những
đề tài như chiến tranh, tính thực dân đô hộ về văn hóa, hồi ức, và căn
cước
từng cá nhân [identity], dựa vào kinh nghiệm trẻ thơ của bà, như là một
cô gái,
bị bứng ra khỏi Việt Nam và trồng lại ở Mỹ. Với The Gangster, bà chuyển
những
mầy mò khám phá riêng tư, thầm kín, về những liên hệ giữa Á Châu và Tây
Phương,
thành thể văn hư cấu. [The Gangster đã từng xuất hiện trong “Những tiểu
luận
hay nhất của Mỹ trong năm 1997”. CTND]
Như tác
giả, nhân vật kể
chuyện ở trong The Gangster là một bé gái rời Việt Nam trên một con
thuyền cùng
với bố, định cư tại miền nam tiểu bang California ở Mỹ, bà mẹ sau cũng
tới sống
với họ. Cuốn sách dựa trên kinh nghiệm riêng của thúy, kể những gì xẩy
ra sau
cuộc dời đổi – tái định cư, từ một nơi ăn chốn ở không đuợc thoải mái,
tới một
nơi ăn chốn ở khác, sự chưng hửng nơi đất lạ, và nỗi lo sợ tai ương có
thể bùng
nổ bất cứ lúc nào, vì những cấu xé, trì chiết ở trong gia đình.
Bằng
con mắt của một bé gái,
của một bản ngã đang phát triển, một bé gái tị nạn, thuý chuyển những
chi tiết
vụn vặt của cuộc sống tại tiểu bang California ở Mỹ, thành niềm bí ẩn,
và sự
ngỡ ngàng.
Chúng tôi ngồi trước mớ giầy chưng
diện,
đẹp đẽ, bóng loáng của Ken, đôi nào đôi nấy mỗi đôi mỗi kiểu, mỗi đôi
mỗi
góc, như thể người mang
giầy thì đã
tuột ra khỏi, trong khi giầy, do nặng nề không thể theo, nên bị bỏ lại.
Bằng
những kiểu giải thích
lầm lạc mang tính tưởng tượng như thế, nước Mỹ trở thành một cái gì
khác chính
nó: không phải Mỹ, không phải Việt Nam, nhưng mà là một nơi chốn của sự
lạng
quạng, trật chìa, trục trặc [a place of dislocation], của xa lạ thái
quá, và
của bí ẩn. Nhưng thuý đẩy sự không thể làm sao giải thích này về phía
gia đình
của mình. Cô tưởng tượng, những người qua đường đã nhìn như thế nào về
gia đình
của cô, nhân một lần đi siêu thị quá khuya: “Gia đình này chẳng mua sắm
gì hết
và rời siêu thị ít phút sau, trước 1 giờ sáng, sau khi đứa bé, có lẽ là
con gái
của họ, nằm giữa lối đi ở khu bán gia vị, trong khi người đàn ông thì
mê mẩn
với đủ thứ chai lọ, bao bì đựng các loại muối ăn.”
Nếu
gia đình này làm cho nước
Mỹ trở thành xa lạ, thì cũng có thể nói ngược lại, y như thế, nghĩa là,
nước Mỹ
biến những người trong gia đình này thành những kẻ lạ, trong tiến trình
“mày
làm tao sao, thì tao làm mày y hệt như vậy” [a process of mutual
alienation].
Trong
khi suy nghĩ về bản
chất của sự xa lạ - của cả hai, một bên là xứ sở thâu nhận họ, và một
bên là
những người mới tới - người kể chuyện chuyên chở, không chỉ sự giải
thích cuộc
sống Tây Phương, của một người ở bên ngoài cuộc sống đó, mà còn thêm
một hiểu
biết thật ngỡ ngàng của cô, về cha mẹ của mình. Cô để ý, với con mắt
gần như
không muốn can thiệp vô, hay xâm phạm tới, sự kiện, mẹ cô cạo trọc đầu,
sau một
lần cãi lộn với cha cô, và sau đó đội một cái nón đánh banh; hay sự
kiện này,
trong khi coi phim chưởng, mẹ cô thích thú ngồi rung đùi, và điều này
làm cho
cha cô “như phát khùng”, và sau đó, ngồi cứng ngắc, bất động suốt cả
đêm. Cô
con gái tin rằng, mẹ mình ngày xưa là một người con chiên ngoan đạo,
còn cha
cô, là một tên găng tơ, nhưng thực hư ra
sao, chẳng làm sao biết.
Một phần, như chúng ta thấy, sự thất bại trong
việc hiểu biết lẫn nhau này, là do sự chẳng hứng thú gì, trong tình yêu
[giữa
ông bố và bà mẹ], và một phần, là do tính bí ẩn của tuổi thơ ấu [the
myteriousness of childhood]. Nhưng có thể còn do sự mất mát hồi ức vì
gia đình
bị bứng ra khỏi mảnh đất này, đem tới mảnh đất khác. Sự nhắc nhở không
giải
thích tới một người anh, hay em trai đã mất, khiến chúng ta có thể nghĩ
rằng,
có một sự đứt đoạn về lịch sử câu chuyện, trong khi đó, những phản ứng
lớ ngớ
của cha mẹ cô gái về những hoàn cảnh thực tế của cuộc sống Mỹ, điều này
như
muốn nói lên sự bất bình, không muốn nhập vào thời điểm hiện tại, cuộc
sống
hiện thời.
Do
chẳng thể sở hữu cái đã
mất, đã qua, cũng như cái đang có, đang cầm trong tay, điểm xoáy của
câu chuyện
kể vì vậy cứ đong đưa giữa quá khứ và hiện tại, và cũng thế, là nhân
vật chính,
cứ đong đưa giữa thế giới trong nhà, và thế giới bên ngoài. Cùng lúc,
cái cảm
giác khó chịu về một trách cứ không được thoải mái, không nơi bám trụ
cứ thế
lững lờ ở bên trong gia đình, nhất là ở nơi ông bố, như muốn thúc đẩy
một điều
rằng, một ngày nào, cô con gái sẽ trở thành “tên găng tơ mà tất cả
chúng ta
đang tìm”, cô sẽ nuốt trọn trách cứ, tủi nhục và ổn định lại gia đình
tại mảnh
đất khô cằn cảm xúc này.
Thuý
khai triển những mất mát
do đổi dời bằng một ngôn ngữ duyên dáng như những cánh bướm. Một cảm
quan ngược
ngạo về cái đẹp là một dấu báo tuyệt vời về cách kể chuyện của bà; bằng
một
cách nhìn ngược ngạo về cái đẹp như thế, bà đã ban ân sủng cho những
hành động
hung bạo, và niềm đam mê, gợi ra cách cảm nhận khả ái đáng yêu, của một
người
đang mơ mộng. Bà đem tới cho người đọc một số ẩn dụ tuyệt vời. Đôi mắt
“trống
vắng mọi biểu tỏ, như hai cục đá núi
lửa, trầm xuống dòng sông để nguội dần”; sỏi rớt xuống lưng mẹ như
“những nụ
hôn ấm áp trên làn da cong của bà”; vết bầm giập nở ra như một “bông
hoa”.
Qua sự mẫn cảm tinh tế nhắm tới thăng hoa,
viên mãn, lê thị diem thuý sáng tạo được một điều, rằng, con người có
thể hiểu
được cái bất thường, cái vượt lên khỏi sự thông thường, rằng, cái bất
thường
này thì vừa nguy hiểm, vừa thật là tuyệt vời. Bà gợi ý, rằng, cái cảm
quan “đôi
bờ” đó, về niềm xa lạ, không chỉ là một thành tố không thể tránh được,
của sự
dời đổi từ nơi chốn này tới nơi chốn khác, nhưng mà còn của một trong
những
liên hệ thầm kín, riêng tư nhất, của con người. Và trong khi mổ xẻ
những đứt
đoạn đau thương tạo thành vết sẹo trong câu chuyện về gia đình mình, bà
sáng
tạo điều khả thể, về một sự trở về với quá khứ đã mất, thông qua sự
tưởng nhớ
một cách thật là thận trọng, nghiêm túc.
Dịch từ
Phụ Trang Văn Học
Thời Báo Luân Đôn, TLS, số đề ngày Jan 9 2004
Ghi chú:
Như
tiểu sử được ghi trong
tuyển tập “Những tiểu luận Mỹ hay nhất trong năm 1997”, lê thi diem
thuý là nhà
văn và nghệ sĩ độc diễn [solo performance artist]. Sinh tại Việt Nam, được gia đình nuôi dưỡng tại nam California, bà hiện [1997] cư ngụ tại miền tây
tiểu bang Massachusetts.
Bà đã
từng nhận học bổng 1997 Bridge Residency at the Headlands Center
for the Arts. Văn và thơ của bà xuất hiện trên The Massachusetts
Review,
Harper’s Magazine và Muae. Những tác phẩm như Red Fiery Summer và the
bodies
between us đã được trình diễn ỡ nhiều nơi, trong đó có Museum of
American Art
at Philip Morris, International Women Playwrights’ Festival an Galway,
Ireland,
và tại New World Theater at the University of Massachusetts. Bà đang
viết một
cuốn sách cho nhà xb Knopf, Tên Gangster Tất Cả Chúng Ta Tìm.
Tiểu
luận/truyện ngắn The
Gangster lần đầu xuất hiện trên The Massachusetts Review.
Trên tờ
Diễn Đàn, tháng Bẩy,
2003, Trần Hữu Dũng, điểm cuốn sách trên của lê thi diem thúy, cho biết
thêm
một số chi tiết: lê thi diem thúy [không viết hoa] sinh năm 1972 tại
Phan
Thiết.
Trên
báo Văn Học, Cali, của
Nguyễn Mộng Giác, người phụ trách mục Tạp Ghi đã giới thiệu lê thi diem
thuý,
khi Tên Găng Tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm xuất hiện trong tuyển tập “Những
Tiểu Luận
Hay Nhất Của Mỹ trong năm 1997”. Sau đó, tác giả đã chuyển bài tiểu
luận thành
tiểu thuyết.
NQT