Cuoc
dao chanh 1/11/1963.
Xin moi
quy vi doc lai nhung
gi duoc viet ra ve ngay do - homo homini lupus - Latin: nguoi la lang
soi voi
nguoi - rat dung trong truong hop nay.
Bọn ác ôn côn đồ
Tú Gàn
(Saigon
Nhỏ ngày 8.11.2003)
Trong
cuốn băng dài 30 tiếng
đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày
28.2.2003,
Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê
làm đảo
chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là "một bọn ác ôn côn đồ
đáng nguyền rủa" (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị
Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?
NHẬN
DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Tướng
Trần Văn Đôn cho biết
các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung
Tướng
Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,
Thiếu
Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn
Khánh, Thiếu
Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân
Chiểu, Thiếu
Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá
Dương Ngọc
Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc
Huyến, Đại
Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí. Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng
Khánh có
nói với chúng tôi rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi
muốn làm
đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến
gặp
Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein
đến gặp
Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và
cho
biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng
Khiêm
đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương
Văn Minh
và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố
vấn
chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, một cộng
tác viên
khác của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về
tướng
Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: "Chúng
tôi
như thế này". Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác xong họa kế
hoạch
hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì
Lucien
Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó,
tại Nha
Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn
đã đồng
ý. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương
Văn
Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực
lượng, còn
Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của
Lucien
Conein và Tướng Khiêm. 1.- Vai trò của Lucien Emile Conein Chúng tôi
chưa tìm
được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá
nhiều tài
liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris,
mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì
tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng
vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã
từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc
Trung
Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi
qua Bắc
Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt
động
trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã
giúp Tổng
Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh.
Sau đó,
ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn
còn làm
việc cho CIA. Năm 1961 ông đã xin về
hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức
Trung
Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn
cho Bộ
Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các
tướng
Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá
Lansdale,
để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đại Sứ
Henry
Cabot Lodge gọi Lucien Conein là "the indispensable man" (con người
rất cần thiết). Còn trong cuốn "Vietnam: A History," sử gia Stanley
Karnow nói rằng Lucien Conein là "một người lập dị, một người náo
nhiệt,
một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường
không
thể kiểm soát được" Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính
dùng
Lucien Conein trong vụ Watergate. Mỗi
lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu:
"Bây
giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự
thật hai
mặt" hay "Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói; tôi là một tên nói dối
chuyên nghiệp" Khi cuộc đảo chánh
ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực
tiếp.
Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai
chân gác
lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực
hiện.
Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin
ông
Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: "Hai
ông
ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng". Lucien Conein
đã
nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: "On ne fait pas d'omelette
sans casser les oeufs." (Người ta không thể làm món trứng rán mà không
đập
bể những cái trứng.) (trang 228) Khi bước xuống thuyền đài ngày
3.6.1998 tại Virginia,
Lucien Conei
đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.
2.- Tướng Trần Thiện Khiêm Trong cuốn
"Việt Nam nhân chứng", Tướng Trần Văn Đôn nói rằng trong kế hoạch đảo
chánh, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và
ông Nhu
tin cậy. Vợ ông, bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong ban chấp hành Phong
Trào Phụ
Nữ Liên Đới Trung Ương của bà Nhu và là dân biểu Quốc Hội, thường đi
sát với bà
Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò. Qua một người Mỹ "cam kết và tìm
hiểu", Tướng Minh cho biết Tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chánh. Khi
viết
như vậy, Tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc
đảo
chánh này. Ngay cả khi lệnh giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền
xuống,
Tướng Đôn cũng không hề được cho biết. Một vài câu chuyện sau đây do
một nhân
chứng có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chánh
ngày
1.11.1963 xẩy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vài trò của Tướng Khiêm
quan trọng
như thế nào: - Khoảng 1 giờ 25 trưa ngày 1.11.1963, Tướng Khiêm bước ra
bước
vào nơi ông làm việc. Đúng 1 giờ 30, tin đảo chánh được phổ biến, các
tướng
lãnh liên miên ra vào văn phòng Tướng Khiêm. - Sáng 2.11.1963, có người
đem bộ
complet màu xám sậm đến đứng ở lầu ba chờ. Tuy phái của Tướng Khiêm ra
hỏi thì
được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng Thống Diệm. Khoảng 9
giờ, một
đại tá bước vào phòng Tướng Khiêm. Hai phút sau, đại tá này bước ra và
bảo
người kia đem bộ đồ complet về, vì Tổng Thống đã chết! Trên lầu, nhiều
tướng
lãnh ra vào phòng Tướng Khiêm rất nhộn dịp. Buổi tối, sau khi xác ông
Diệm và
ông Nhu được liệm xong, một báo cáo đã được trình lên cho Tướng Khiêm
biết. - Khuya 3.11.1963, khi mọi việc đã
xong xuôi, Tướng Khiêm cho gọi Đại Tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân
Viên,
và Đại Tá Đặng Văn Quang, Tham Mưu Phó Tiếp Vận, vào văn phòng ông và
ra lệnh: "Hai
'toi' trực ở đây đêm nay, 'moi' về nghỉ. - Một tuần lễ sau, Tướng Khiêm
bước
vào ban văn thư và hỏi Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của ông: "Có
cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra, 'moi' bay đầu
thì các
anh em cũng không được yên đâu." Đọc thêm cuốn "Đôi dòng ghi nhớ"
của Đại Tá Nguyễn Bá Hoa, đọc giả sẽ thấy rõ hơn quyền hành của Tướng
Khiêm
trong cuộc đảo chánh này.
LỆNH HÀNH QUYẾT Từ trước đến nay, chúng ta
thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông
Cố Vấn
Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác
nhận rằng
chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn
đề này
không cần phải tranh luận nữa. Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở
Sài
Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien
Conein.
Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành
dưới sự
chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều
không
biết gì hết. Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông
Ngô Đình
Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và
Đại Tá Lê
Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh
cho
Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương
Tế phía
sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình
Cẩn, CIA
phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc,
sau đó
dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có
hầm chôn
người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng
Khánh giết.
Trơng cuốn "Việt Nam Nhân Chứng", Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông
Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng
sở dĩ
Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là
"một
bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách
thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà
lãnh đạo
nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều
ơn mưa
móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ
hai là
sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.
HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ Khoảng 10 giờ ngày
2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng
Tham Mưu,
đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông
Diệm
mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả
hai bị
trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một
quân
cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay
vạch
quần ông Diệm ra xem có "chim" không! Với các dấu vết trên hai xác
chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế
nào? Cách
tường thuật của mỗi người mỗi khác. Trong cuốn "Assassin in our Time"
(Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất
bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả
như sau: Ông Diệm và
ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng,
bất
thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20
lần. Sau
đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn
quại
trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn
vào đầu
ông ta. Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra,
lúc đó
Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá. Với
cuốn
"Les Guerres du Vietnam" (Chiến tranh Việt Nam" xuất bản năm
1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và
ông Nhu,
mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi. Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn "A
Death in November" (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe
chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự,
Thiếu Tá
Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai
ông Diệm
và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng
thấy
chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông
Diệm.
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng
ông không
ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông
Diệm và
ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi. Thiếu
Tá
Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù
nhà
Ngô, sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân
của Tòa
Án Các Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của
Henry
Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người
vẫn tin
vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg. Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi
là người
biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế
nào, vì sau
cuộc "chỉnh lý" ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung
để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã
đích
thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ
này. Ông
có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C.
Nhưng rất
tiếc, khi xuất bản cuốn "Việt Nam: Một trời tâm sự", ông đã không cho
in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu
Xuân
được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có
tướng nào
tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tương Thi công bố trong cuốn sách
nói
trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau: Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu
chạy
được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược
chiều
trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai,
ông Diệm
hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem
rất
đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ
hiểu rằng
ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn
mỗi
người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa. Tướng Lê
Minh
Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như
sau: Sau
khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại
chuyện này
cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã
bắn ông
Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5
phát.
Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời
khai mà
Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố. Tuy
nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được
đưa vào
bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn
(hiện nay ở
New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận
rằng cả
ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có
nhiều vết
bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều
nhát, áo
rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và
đâm lúc
nào? Một nhân chứng rất quan trọng hiện
đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiết M113 chở
ông
Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng
kiến những
sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả. Theo nhân
chứng này,
vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn
để tăng
cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai
toán, một
toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai
an ninh
cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham
Mưu. Sáng
2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi
Bộ Tổng
Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang
chờ.
Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại
Tá
Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa.
Chiếc thứ
ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc
M113.
Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính
có vũ
trang đầy đủ. Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các
binh sĩ
trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà
thờ, số
còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại
bên kia
đường. Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung,
Nghĩa và
Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên
đó đi
theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2
thước, nhân
chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng
Thống Ngô
Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy
viên
(Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm: -
Thừa
lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến
đón cụ và
ông cố vấn. Ông Diệm: - Ông Đôn và
ông
Minh đâu hè? Đại Tá Lắm: - Thưa cụ,
hai
ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu. - Thôi được. Thế tôi và ông cố
vấn đi cùng
xe kia với ông. Đại Tá Lắm quay
người
lại chỉ vào chiếc M113 và nói: - Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho. Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng: - Không
thể
đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn,
ông Đính
coi xem. Đại Tá Lắm khẽ nhún vai: -
Tôi
không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.
Đại Úy Nhung liền oang oang: - Xin mời hai
ông lên xe ngay cho đi. Mặt ông Nhu
đỏ
bừng, giọng rất quyết liệt: - Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông
Đôn. Tôi
đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...
Đại Úy Nhung: - Ở đây không còn Tổng Thống nào cả. Ngay lập tức, nhung bảo hai quân nhân chạy
đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống... Xe đi hết đường Nguyễn
Trải, vào
đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng
Nha này
đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới.
Chung
quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác
rất cẩn
mật. Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe
M113 chở
ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng
tài xế và
anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.
Khoảng 20
phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được
lệnh leo
lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân
chứng hỏi
hạ sĩ xạ thủ: - Ông Diệm và ông Nhu đâu? - Ở dưới. - Sao rồi? - Ông Nhu
bị tra
tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta
nhiều
lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ
sở nào?
Ông Nhu trả lời không biết. - Còn ông Diệm? - Ông Diệm bị đè cổ ra trói
thúc ké
rồi ném vào hầm xe. - Chết hay sống? - Không biết.
Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải
vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc
xuất hành
buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung.
Khi đến
đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang
có xe
của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng
Xuân nhìn
Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón
tay trỏ
lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy
Nhung gật
đầu rồi đưa tay lên chào. Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại
trước
cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ
chiếc xe
Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: "Xuống!
Xuống!" Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy
xuống
đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ... Những lời tiết lộ của nhân chứng
này cho
chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng
Nha Cảnh
Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một "sở trường" của
Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông
bị trót
tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người
ông Nhu
có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một
thời gian
ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được. Sau khi thi hành xong
lệnh của
chủ và lãnh tiền công, "bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" cấu xé nhau
về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến
mất
nước. Bây giờ ở nơi các địa tầng
"naraca", Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ
Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn
Nhung...
đang cùng với hai "ông thầy" Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein
nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong
những năm
cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường,
chấp tay
van lạy: "Xin cụ tha cho con!".
Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn
Quang... không dám bước ra
nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...
Tú Gàn